logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/02/2021 lúc 08:02:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Quân đội Miến Điện đảo chính, bắt bà Aung San Suu Kyi

UserPostedImage
Nhà lãnh đạo Miến Điện, Aung San Suu Kyi, cùng tướng Min Aung Hlaing, nhân vật quyền lực nhất quốc gia, tại Naypyidaw, ngày 06/05/2016. AP - Aung Shine Oo

Theo đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, rạng sáng hôm nay 01/02/2021 quân đội Miến Điện đã bắt giữ bà Aung San Suu Kyi - lãnh đạo trên thực tế của chính phủ - và tổng thống Win Myint. Tình trạng khẩn cấp được ban hành trong thời gian một năm, phó tổng thống vốn là cựu tướng lãnh được chỉ định tạm nắm quyền. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc kêu gọi trả tự do cho những người bị bắt.
Thông tín viên Stéphan Lagarde cho biết thêm chi tiết :

« Vẫn có rất ít hình ảnh về đêm đảo chính ở Miến Điện. Đó là vì từ 3 giờ sáng nay (giờ địa phương), mạng internet đã sụp đổ. Ban đầu mạng chỉ hoạt động khoảng 75% so với tốc độ bình thường, rồi sau đó hoàn toàn bị cắt, nhất là tại thủ đô. Mạng lưới điện thoại di động cũng ngưng hoạt động một phần.

Cuộc đảo chính của quân đội đã bắt đầu. Người ta thấy sự hiện diện của quân nhân trên các đường phố tại Naypyidaw và ở Rangoon. Phát ngôn viên Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ xác nhận bà Aung San Suu Kyi và tổng thống Miến Điện đã bị quân đội bắt giữ. Ông nói : « Chúng tôi nghe nói rằng bà Suu Kyi bị giam ở Naypyidaw. Chúng tôi cho rằng quân đội đang tổ chức đảo chính ».

Binh lính cũng vào nhà các lãnh đạo chính trị trong khu vực. Nhiều khuôn mặt xã hội dân sự bị bắt, nhất là nhà điện ảnh Min Htin Ko Ko Gyi, bị bắt tại nhà vào 3 giờ rưỡi sáng nay. Ông Gyi là người thường lên tiếng phản đối quân đội.

UserPostedImage
Lãnh tụ Myanmar Aung San Suu Kyi. (Hình: AP Photo/Peter Dejong, File)

UserPostedImage
Cảnh sát Myanmar chặn đường ở thủ đô, lấy cớ để giữ an ninh cho phiên họp của quốc hội. (Hình: AP Photo/Aung Shine Oo)

Chương trình của đài phát thanh, truyền hình quốc gia cũng bị ngưng, trước khi một thông cáo của quân đội được đọc lên vào lúc 8 giờ sáng địa phương, khẳng định Tatmadaw, tức quân đội Miến Điện, nắm lấy quyền lực. Giới quân nhân cho rằng đây là một cuộc đảo chính hợp hiến. Họ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng một năm, và trong thời gian này phó tổng thống U Myint Swe sẽ lãnh đạo Nhà nước ».

Cũng theo thông cáo trên, quyết định này là cần thiết để duy trì « sự ổn định ». Các tướng lãnh lên án Ủy ban bầu cử không giải quyết « các vụ gian lận hàng loạt » trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, trong đó đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi thắng lớn. Vụ bắt bớ này diễn ra chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi Quốc Hội họp phiên đầu tiên kể từ sau cuộc bầu cử.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc kêu gọi quân đội Miến Điện trả tự do cho tất cả các nhà lãnh đạo bị bắt giữ. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kiên quyết lên án việc bắt giữ bà Aung San Suu Kyi.

Tuần trước phát ngôn viên quân đội tố cáo đã ghi nhận được hàng triệu trường hợp gian lận phiếu, trong đó có hàng ngàn cử tri đã 100 tuổi hoặc vị thành niên. Lo ngại càng tăng khi tướng Min Aung Hlaing, nhân vật quyền lực nhất Miến Điện, tuyên bố có thể « hủy bỏ » Hiến Pháp trong một số tình huống. Mười bảy đại sứ các nước trong đó có Hoa Kỳ, cùng Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi quân đội Miến Điện « tôn trọng các nguyên tắc dân chủ ».

Giải Nobel hòa bình 1991 gần đây bị cộng đồng quốc tế chỉ trích dữ dội vì làm ngơ trước tình trạng người thiểu số Hồi giáo Rohingya bị đàn áp, nhưng vẫn được cảm tình của đa số dân chúng. Quân đội Miến Điện có quyền hành rất lớn, nắm ba bộ quan trọng là Quốc Phòng, Nội Vụ và Biên Giới.

Theo RFI

Sửa bởi người viết 01/02/2021 lúc 08:09:20(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 01/02/2021 lúc 08:06:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đảo chính Miến Điện hay mối căng thẳng dai dẳng giữa quân đội và chính phủ dân sự ?

UserPostedImage
Biểu tình ủng hộ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở bên ngoài sứ quán Miến Điện tại Bangkok, Thái Lan, ngày 01/02/2021. REUTERS - ATHIT PERAWONGMETHA

Sau nhiều ngày nói bóng nói gió, quân đội Miến Điện hôm nay 01/02/2021 đã cho bắt giữ lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng với nhiều nhà lãnh đạo khác của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Giới quan sát cho rằng đây là một cuộc đảo chính.

Theo nhận định của nhà báo Sarah Bakaloglou, từng là thông tín viên của RFI tại Rangoon, vụ việc phản ảnh những căng thẳng giữa giới quân đội và giới chính khách dân sự.
« Quả thật là từ nhiều ngày qua, căng thẳng trở nên gay gắt giữa quân đội và chính phủ dân sự. Quân đội lúc đầu đã đề cập đến khả năng đảo chính. Nhất là, người ta đã thấy các xe bọc thép lưu thông trên các nẻo đường của Rangoon, mặc dù quân đội vẫn cứ nói là đó chỉ là những hoạt động tuần tra thông thường.
Rồi cảnh sát được điều đến đông đảo tại thủ đô Naypyidaw, nơi có trụ sở của Nghị Viện, lãnh đạo Aung San Suu Kyi và tổng thống Miến Điện. Trên đường phố ở Rangoon cũng vậy, có nhiều cuộc tập hợp ủng hộ quân đội.
Những tín hiệu căng thẳng đó ngày càng nhiều, nhưng quân đội cứ làm ra vẻ trấn an vụ việc hồi cuối tuần qua, khi nói là họ sẽ bảo vệ Hiến Pháp và nhất là cáo buộc truyền thông diễn giải sai lệnh những phát biểu của họ.

Nhưng những căng thẳng này giữa chính phủ dân sự và quân đội vẫn luôn tồn tại kể từ khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ lên cầm quyền năm 2015. Bà Aung San Suu Kyi mong muốn sửa đổi Hiến Pháp vốn dĩ trao rất nhiều quyền lực cho quân đội Miến Điện : Ba vị trí bộ trưởng chủ chốt, 25% số ghế trong Nghị Viện được bảo đảm dành cho giới quân nhân.
Dù vậy, bà Aung San Suu Kyi vẫn là một nhà lãnh đạo rất được lòng dân. Giờ phải chờ xem có những cuộc tập hợp ủng hộ bà có sẽ diễn ra hay không nhằm phản đối cuộc đảo chính này. »
Cho đến lúc này, quân đội Miến Điện bắt giữ tổng cộng 21 người, bao gồm nhiều nhà lãnh đạo chính trị, các nghị sĩ và các nhà hoạt động đấu tranh. Sự việc khiến nhiều nhà đấu tranh lo ngại Miến Điện có nguy cơ trở lại với chế độ độc tài quân sự, như thổ lộ của một cựu tù nhân chính trị :
« Tôi thật sự lo sợ là thế hệ trẻ nói rằng quân đội Miến Điện là định chế hùng mạnh nhất của đất nước. Đây thật sự là rất nguy hiểm cho thế hệ mới. Và tôi cũng sợ rằng quân đội, nhất là những sĩ quan trẻ tuổi, tự cho mình là những người hùng mạnh nhất, có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.
Điều này thật sự không tốt cho tương lai của Miến Điện. Điều này không phù hợp với chuẩn mực của nền dân chủ và điều đó sẽ là một trở ngại cho Miến Điện trên con đường hướng đến dân chủ. Giới quân sự phải tôn trọng kết quả bầu cử hồi tháng 11/2020, bởi vì đó là nguyện vọng của người dân, và họ phải trả tự do cho các nhà lãnh đạo của chúng tôi. »
Donald Trump : « Người đầu têu » ?
Về phần mình, ông Phil Robert, đại diện cho Human Right Watch trong khu vực, nhận xét rằng cú đảo chính này, tuy đã gây bất ngờ cho mọi người, nhưng gợi nhắc lại những sự kiện gần đây tại Hoa Kỳ.
« Thành thật mà nói, ban đầu người ta nghĩ là quân đội lòe mọi người. Trên thực tế, vụ việc rất giống những gì xảy ra ở Mỹ lúc còn Donald Trump, nhưng theo phong cách Miến Điện. Những cáo buộc gian lận bầu cử hàng loạt không có bằng chứng nhưng người ta chỉ nghĩ đó chẳng qua là cách để phe quân đội gây áp lực với bà Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ.
Việc họ dám thực hiện cuộc đảo chính dựa trên cái cớ tình trạng khẩn cấp được dàn dựng hoàn toàn, thật sự là một thảm họa cho người dân Miến Điện. Điều đó giống như việc quân đội quẳng vào thùng rác một thắng lợi bầu cử lớn của một đảng ủng hộ dân chủ trong một cuộc bầu cử được hầu hết các nhà quan sát địa phương và quốc tế nhìn nhận như một cuộc bỏ phiếu công bằng và hợp lệ. »
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 01/02/2021 lúc 08:27:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cuộc đảo chính Myanmar: Những sự kiện gần đây

UserPostedImage
Quân đội Myanmar, lập chốt kiểm soát tại Naypyitaw, nằm trên đường tiến đến trụ sở Quốc hội.

Thời biểu về một số sự kiện chính trong lịch sử nhiều biến động gần đây của Myanmar:
Tháng 11/2015: Liên đoàn Toàn quốc vì Dân chủ (NLD) thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử và bà Aung San Suu Kyi lên cầm quyền trong vai trò cố vấn quốc gia.
Tháng 10/2016: Dân quân Rohingya tấn công 3 đồn cảnh sát biên phòng tại bang Rakhine, giết chết 9 viên cảnh sát. Quân đội Myanmar tiến hành chiến dịch an ninh, khiến 70.000 người bỏ chạy sang nước láng giềng Bangladesh.
Tháng 8/2017: Các tay súng Rohingya mở những cuộc tấn công trên khắp bang Rakhine, khơi mào một chiến dịch của quân đội khiến hơn 730.000 người Rohingya chạy sang Bangladesh. Liên hiệp quốc tố cáo chiến dịch này tàn sát tập thể, hiếp dâm và đốt phá với “ý định diệt chủng,” nhưng Myanmar phủ nhận.
Tháng 1/2019: Những cuộc giao tranh mới khai diễn tại Rakhine giữa quân đội chính phủ và Đạo quân Arakan (AA), một nhóm nổi dậy mưu tìm sự tự trị lớn hơn trong vùng và tuyển mộ phần lớn là người thiểu số Rakhine theo Phật Giáo. Bà Aung San Suu Kyi yêu cầu quân đội “dẹp tan” những người nổi dậy.
Tháng 12/2019: Bà Aung San Suu Kyi xuất hiện tại Tòa Công lý Quốc tế tại The Hague và bác bỏ cáo buộc diệt chủng người Rohingya là “phiến diện và sai lạc” nhưng thừa nhận có thể đã có tội phạm chiến tranh.
Tháng 9/2020: Chính phủ áp đặt lệnh đóng cửa vì COVID tại Yangon và những khu vực khác nhưng quả quyết xúc tiến cuộc bầu cử ngày 8/11.
Ngày 22/9/2020: Ông Thomas Andrews, thanh tra nhân quyền của Liên hiệp quốc phụ trách vấn đề Myanmar, cảnh báo cuộc bầu cử sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế vì tước bỏ quyền bỏ phiếu của hàng trăm ngàn người Rohingya.
Ngày 17/10/2020: Ủy ban bầu cử Myanmar hủy bỏ phiếu tại nhiều nơi trong bang Rakhine, nơi các cuộc giao tranh với quân AA đã khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng chục ngàn người rời bỏ nhà cửa.
Ngày 3/11/2020: Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing tuyên bố chính phủ dân sự có “những sai lầm không chấp nhận được” trước cuộc bầu cử. Đây là cảnh báo lần thứ nhì về khả năng thiên vị trong cuộc bầu cử. Bà Aung San Suu Kyi lên Facebook kêu gọi bình tĩnh và thúc giục cử tri chớ lung lay trước những lời thị oai.
Ngày 9/11/2020: Đảng NLD tuyên bố chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử quốc hội.
Ngày 11/11/2020: Phe đối lập chính được quân đội ủng hộ, Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP), yêu cầu tổ chức bầu cử lại, kêu gọi quân đội giúp đảm bảo công bằng bầu cử và tố cáo những bất hợp lệ.
Ngày 13/11/2020: Đảng NLD tuyên bố sẽ tìm cách thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia.
Ngày 26/1/2021: Phát ngôn viên quân đội, Chuẩn tướng Zaw Min Tun, cảnh báo quân đội sẽ ‘ra tay’ nếu tranh chấp bầu cử không được dàn xếp và không loại bỏ khả năng đảo chính.
Ngày 28/1/2021: Ủy ban bầu cử bác cáo buộc bầu cử gian lận, nói rằng không có những sai phạm lớn có thể ảnh hưởng đến tính khả tín của cuộc bầu cử.
Ngày 30/1/2021: Quân đội Myanmar tuyên bố sẽ bảo vệ, tuân thủ hiến pháp và hành động theo luật pháp. Các cuộc biểu tình ủng hộ quân đội được tổ chức tại một số thành phố lớn, trong đó có Yangon.
Ngày 1/2/2021: Bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và những nhân vật cao cấp trong đảng cầm quyền bị bắt trong cuộc bố ráp vào sáng sớm. Internet và một số dịch vụ điện thoại di động bị gián đoạn tại Yangon. Quân đội ban hành tình trạng khẩn cấp và tuyên bố sẽ cầm quyền trong một năm.
Theo VOA
song  
#4 Đã gửi : 01/02/2021 lúc 08:30:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Myanmar: Những điều cần biết

UserPostedImage
Người Miến Điện sống tại Thái Lan biểu tình chống lãnh tụ cuộc đảo chánh, Tướng Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing, trước tòa đại sứ Myanmar ở Bangkok, ngày 1/2/2021.

Quân đội Myanmar ngày 1/2 tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước trong một năm sau khi ban hành tình trạng khẩn cấp
Tại sao chuyện này xảy ra?
Quân đội tố cáo có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, theo đó Đảng Liên đoàn Toàn Quốc vì Dân chủ (NLD) của nhà lãnh đạo trên thực tế Aung San Suu Kyi thắng đa số ghế tại quốc hội. Ủy ban bầu cử Myanmar bác cáo buộc gian lận.
Tại sao xảy ra bây giờ?
Hành động của quân đội diễn ra vài giờ trước khi tân quốc hội họp lần đầu tiên.
Chuyện gì xảy ra với lãnh đạo NLD?
Một phát ngôn viên của đảng cho hay bà Aung San Suu Kyi bị bắt sáng sớm ngày 1/2 cùng với các giới chức khác, kể cả Tổng thống Win Myint.
Cộng đồng quốc tế phản ứng thế nào?
Các tuyên bố lên án hành động của quân đội Myanmar đến từ Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres, Bộ Ngoại giao Mỹ và Tòa Bạch ốc, và một số nước khác bao gồm Úc, Ấn Độ và Singapore.
Trung Quốc, một đối tác kinh tế quan trọng của Myanmar, nói họ còn đang thu thập tin tức về những diễn biến.
Theo VOA
song  
#5 Đã gửi : 01/02/2021 lúc 08:31:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đảo chính Myanmar: Mỹ theo dõi và xem xét chế tài

UserPostedImage
Phát ngôn nhân Toà Bạch Ốc, Jen Psaki.

Tổng thống Joe Biden ngày 1/2 đe dọa tái áp đặt chế tài lên Myanmar tiếp sau cuộc đảo chính của phe lãnh đạo quân sự và kêu gọi đáp ứng phối hợp quốc tế để áp lực những người này từ bỏ quyền hành.
Ông Biden lên án việc quân đội chiếm quyền từ một chính phủ dân sự và việc giam giữ nhà lãnh đạo dân cử kiêm khôi nguyên Nobel Hoà Bình, Aung San Suu Kyi, là “một cuộc tấn công trực tiếp vào sự chuyển tiếp của nước này sang dân chủ và pháp trị.”
Cuộc khủng hoảng Myanmar đánh dấu thử thách đầu tiên đối với cam kết của ông Biden về hợp tác nhiều hơn với các đồng minh trước những thách thức quốc tế, đặc biệt là trước ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc, trái ngược với cách tiếp cận của cựu Tổng thống Donald Trump thường theo khuynh hướng “Nước Mỹ Trên Hết.”
Việc này cũng biểu hiện một chính sách chung hiếm hoi giữa phe Dân chủ của ông Biden và các đảng viên Công hòa cao cấp khi họ cùng nhau lên án vụ đảo chính và cảnh báo quân đội Myanmar là phải đối mặt với những hậu quả.
“Cộng đồng quốc tế nên cùng một tiếng nói gây áp lực lên quân đội Myanmar buộc họ lập tức từ bỏ quyền hành vừa chiếm, trả tự do cho các nhà hoạt động và các giới chức bị bắt giữ,” ông Biden nói trong một tuyên bố.
“Hoa Kỳ gỡ bỏ các chế tài Myanmar trong thập niên qua căn cứ trên tiến bộ dân chủ. Việc đảo ngược tiến trình này sẽ cần đến việc duyệt lại ngay luật và thẩm quyền chế tài của chúng ta theo sau bằng những hành động thích hợp,” ông nói.
Ông Biden cũng kêu gọi quân đội Myanmar gỡ bỏ tất cả hạn chế viễn thông và tự chế không dùng bạo lực chống lại thường dân.
Ông nói Hoa Kỳ đang lưu ý xem những ai đứng về phía người dân Myanmar trong thời khắc khó khăn này.
“Chúng ta sẽ làm việc với đối tác trên khắp khu vực và thế giới để ủng hộ việc khôi phục dân chủ và pháp trị cũng như buộc những ai đảo ngược quá trình chuyển tiếp dân chủ của Myanmar phải chịu trách nhiệm,” Tổng thống Biden nói.
Đảng Liên đoàn Toàn quốc vì Dân chủ của bà Suu Kyi đạt chiến thắng áp đảo 83% trong cuộc bầu cử hôm 8/11/2020. Quân đội tuyên bố ra tay hành động để đáp trả điều mà họ gọi là ‘gian lận bầu cử.’
Phát ngôn nhân Toà Bạch Ốc, Jen Psaki, cho hay Mỹ đã trao đổi ráo riết với các đồng minh về tình hình Myanmar, nhưng không tiết lộ về những hành động đang được cân nhắc ngoài chế tài.
Đáp câu hỏi rằng Hoa Kỳ chú ý đến cách phản hồi của các nước về tình hình Myanmar có phải là một thông điệp gửi đến Trung Quốc hay chăng, bà Psaki nói ‘Đó là thông điệp gửi đến tất cả các quốc gia trong khu vực.’
Biến cố tại Myanmar là một đòn giáng mạnh đối với chính quyền Biden và các nỗ lực của Mỹ muốn gầy dựng một chính sách Châu Á-Thái Bình Dương mạnh mẽ để đối phó với Trung Quốc.
Nhiều người trong toán chính sách Châu Á của ông Biden, kể cả người đứng đầu Kurt Campbell, là những thành viên kỳ cựu trong chính quyền Obama trước đây. Cuối nhiệm kỳ của ông Obama, họ từng ca ngợi những nỗ lực dẫn tới chấm dứt sự cai trị của quân đội tại Myanamar là thành tựu chính sách đối ngoại lớn. Ông Biden lúc đó là Phó Tổng thống của ông Obama.
Cựu Tổng thống Obama tháo dỡ chế tài cho Myanmar vào năm 2011 sau khi quân đội nước này bắt đầu nới lỏng bàn tay sắt. Năm 2016, ông Obama loan báo dỡ bỏ nhiều chế tài còn lại.
Đến năm 2019, chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump ban hành các lệnh trừng phạt nhắm vào 4 tướng lĩnh quân đội của Myanmar trong đó có Tướng Min Aung Hlaing vì những vi phạm nhân quyền liên quan tới người Hồi giáo Rohingya và các thành phần thiểu số khác.
Theo VOA
song  
#6 Đã gửi : 01/02/2021 lúc 08:35:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Các nước lên tiếng về cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar

UserPostedImage
Người biểu tình ở Nhật ủng hộ bà Aung San Suu Kyi.

Hôm 1/2, hàng loạt các quốc gia lên tiếng sau khi quân đội Myanmar đã nắm chính quyền trong một cuộc đảo chính chống lại chính phủ dân cử do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, người đã bị bắt giữ cùng với các lãnh đạo khác của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), theo Reuters.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo quân sự Miến Điện trả tự do cho tất cả các quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và tôn trọng ý chí của người dân Miến Điện như đã được thể hiện trong cuộc bầu cử dân chủ vào ngày 8/11.”
“Hoa Kỳ sát cánh cùng người dân Miến Điện trong khát vọng dân chủ, tự do, hòa bình và phát triển. Quân đội phải đảo ngược những hành động này ngay lập tức.”

Thủ tướng Anh Boris Johnson viết trên Twitter:
“Tôi lên án cuộc đảo chính và bỏ tù bất hợp pháp thường dân, bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi, ở Myanmar.”
“Lá phiếu của người dân phải được tôn trọng và các nhà lãnh đạo dân sự được giải phóng,” Thủ tướng Anh viết thêm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nói tại một cuộc họp báo: “Chúng tôi đã ghi nhận những gì đã xảy ra ở Myanmar và đang trong quá trình tìm hiểu thêm về tình hình này”.
“Trung Quốc là một nước láng giềng thân thiện của Myanmar. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên ở Myanmar có thể xử lý một cách thích hợp những khác biệt của họ theo hiến pháp và khuôn khổ pháp lý, đồng thời bảo vệ sự ổn định chính trị và xã hội.”
Người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric dẫn lời Tổng thư Ký Antonio Guterres cho biết: “Những diễn biến này là một đòn giáng mạnh vào các cải cách dân chủ.”
“Tất cả các nhà lãnh đạo phải hành động vì lợi ích lớn hơn của cải cách dân chủ của Myanmar, tham gia vào các cuộc đối thoại có ý nghĩa, kiềm chế bạo lực và hoàn toàn tôn trọng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản.”
Cũng hôm 1/2, Nhật kêu gọi Myanmar trả tự do cho bà Suu Kyi và những người khác, nói thêm rằng nước này từ lâu đã ủng hộ nền dân chủ Myanmar và yêu cầu nền dân chủ này được khôi phục ngay lập tức, vẫn theo Reuters.
Chánh văn phòng nội các Nhật Katsunobu Kato phát biểu trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi lo ngại về tình trạng khẩn cấp được ban hành ở Myanmar, điều này làm tổn hại đến tiến trình dân chủ, và kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và những người khác đã bị giam giữ.”
Ông nói thêm: “Chính phủ Nhật Bản từ lâu đã ủng hộ mạnh mẽ quá trình dân chủ ở Myanmar và phản đối bất kỳ tình huống nào làm đảo ngược tiến trình đó.
Theo VOA
song  
#7 Đã gửi : 01/02/2021 lúc 08:50:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Câu chuyện dân chủ Miến Điện

Tin tức về vụ quân đội Miến Điện đảo chánh, cắt mạng internet và bắt giữ cấp lãnh đạo Miến Điện đã là tiêu điểm thời sự thế giới vào cuối tuần qua. Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc là bà Jen Spaki đã lập tức lên tiếng phản đối mạnh mẽ và yêu cầu giới quân phiệt Miến Điện tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và luật pháp, trả tự do cho giới lãnh đạo dân sự nước này. 

Tuyên bố này viết rằng, Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ các định chế dân chủ của Miến Điện và phản đối bất kỳ nỗ lực thay đổi kết quả của cuộc bầu cử hợp pháp hoặc cản trở tiến trình dân chủ của Miến Điện, cũng như sẽ có biện pháp chế tài với những người chịu trách nhiệm nếu không đảo ngược quyết định.

Cuộc đảo chánh được giới bình luận quốc tế xem như sự lặp lại cáo buộc sai trái của tổng thống Donald Trump về cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ. Nó xảy ra sau một tháng tướng Min Aung Hlaing, người đang nắm quyền Miến Điện hiện nay, đã gặp gỡ với Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Cộng. Cũng nói thêm là Miến Điện là quốc gia mà Trung Cộng nhắm vào quyền lợi dầu khí và khí đốt đáng kể tại đây.

Lộ trình dân chủ của Miến Điện đã được Hoa Kỳ tiếp sức khá mạnh mẽ và đưa đến thành công của đảng Liên Minh Dân Tộc cho Dân Chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, là đảng giành thắng lợi và nắm quyền từ năm 2015 cho đến chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua. Tổng Thống Barack Obama và Ngoại Trưởng Hillary Clinton được xem có những đóng góp to lớn trong việc giúp Miến Điện đạt được thành công này, nhằm giúp Miến Điện đi theo con đường dân chủ thoát Trung và thân Mỹ hơn, thông qua chiến lược chuyển trục Châu Á của Hoa Kỳ.

Tổng Thống Obama đã đến Miến Điện vào năm 2012 và Ngoại Trưởng Clinton đã hai lần đến Miến Điện vào năm 2011 và năm 2015 để vận động cho tiến trình này. Hoa Kỳ cũng bỏ lịnh cấm vận vào cuối nhiệm kỳ TT Obama. Sau chiến thắng áp đảo của đảng NLD, bà Clinton tuyên bố "Đây là sự khẳng định vai trò không thể nào thiếu vắng của Hoa Kỳ, trong tư cách nhà cổ vũ cho hòa bình và tiến bộ thế giới". Bà đã dành nguyên một chương trong cuốn hồi ký "Những chọn lựa khó khăn" (Hard Choices) để kể chi tiết về vấn đề Miến Điện. 

Cũng theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, có những sự việc dẫn đến một số bất đồng trong mối quan hệ song phương, qua hành động bị xem là phản dân chủ của chính phủ Miến Điện trong việc đàn áp sắc dân Hồi Giáo thiểu số Rohingya. Dù không là tổng thống vì các quy định công dân theo hiến pháp nhưng trên thực tế, bà Aung San Suu Kyi là người lãnh đạo Miến Điện qua vai trò cố vấn tối cao kiêm Ngoại Trưởng tại quốc gia này và là người chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược cam kết khi ghi nhận những bước tích cực mà Miến Điện đã thực hiện và khuyến khích cuộc cải cách đi xa hơn nữa.

Nguyên tắc chủ đạo này nhằm giúp sự cải tổ nền chính trị và kinh tế của Miến Điện, thúc đẩy việc hòa giải dân tộc, xây dựng các định chế, trách nhiệm và sự minh mạch của chính phủ, trao quyền cho cộng đồng địa phương và xã hội dân sự, thúc đẩy mối can dự quốc tế đầy trách nhiệm, đồng thời tăng cường việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo. Từ năm 2012 cho đến nay, Hoa Kỳ đã viện trợ cho Miến Điện khoảng 1.5 tỉ đô la (theo US Relations with Burma-US Department of State).




Trong khi Trung Cộng không đưa ra tuyên bố gì ngoài việc kêu gọi các bên "kiềm chế" đầy ngoại giao, cũng như một số quốc gia Á Châu tuyên bố đó là "vấn đề nội bộ của Miến Điện" thì Tổng thống Joe Biden đã ra tuyên bố trong ngày đầu tuần rằng, "Hoa Kỳ đã gỡ bỏ các lệnh cấm vận đối với Miến Điện trong thập niên qua dựa trên tiến trình dân chủ tại đây. Việc đảo ngược tiến trình đó sẽ cần bị xem xét lại ngay lập tức bằng các hành động thích hợp qua thẩm quyền và lịnh cấm vận. Hoa Kỳ sẽ bảo vệ dân chủ ở bất cứ nơi nào mà nó bị tấn công". Ông cũng kêu gọi thế giới đồng lên án và áp lực giới quân đội Miến Điện phải lập tức trả lại quyền hành và tự do cho giới lãnh đạo Miến Điện.

Việc điều hành quốc gia và những trách nhiệm của bà Aung San Suu Kyi trong vấn đề phân biệt sắc tộc đã bị Hoa Kỳ cùng cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích, bà đã phải ra điều trần tại tòa án quốc tế Hague và phủ nhận những cáo buộc. Nó cho thấy tiến trình dân chủ một quốc gia chưa bao giờ suôn sẻ và các chính sách sắc tộc là vấn đề hiện diện tại nhiều quốc gia, không riêng với Miến Điện. Tuy nhiên việc quân đội nước này sử dụng vũ lực để đảo chánh và cướp chính quyền, tấn công vào tiến trình dân chủ và hiến pháp quốc gia này lại là một vấn đề hoàn toàn riêng biệt, liên quan đến những nền tảng và nguyên tắc dân chủ thế giới. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ cùng các nước phương Tây khác đã lên tiếng.

Hồi tháng Bảy năm 2019, trong cuộc gặp gỡ một số nạn nhân các quốc gia bị đàn áp tôn giáo từ phòng Bầu Dục, một người Miến Điện thuộc sắc dân Hồi Giáo Rohingya đã hỏi Donald Trump rằng ông sẽ làm gì trước nạn diệt chủng tại Myanmar. Trump đã hỏi ngược lại "Myanmar chính xác là ở đâu?" và một phụ tá của ông đã cứu nguy cho thượng cấp khi nhắc ông là nó nằm cạnh ... Burma (*). Trong khi Burma vốn là tên cũ của Myanmar và Hoa Kỳ, Anh vẫn đang tiếp tục sử dụng vì không muốn thừa nhận cái tên do giới quân phiệt Miến Điện đã đổi tên. Không lấy điều này để đại diện cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, tuy nhiên nó cho thấy vấn đề Miến Điện không hề được Donald Trump biết đến.

Nhắc lại câu chuyện Donald Trump bên trên cùng một trong những khủng hoảng đối ngoại đầu tiên mà nội các tổng thống Joe Biden đối diện và phản ứng, người ta có thể nhìn nhận được vai trò, sự quan tâm và thái độ của Hoa Kỳ trước vấn đề dân chủ thế giới sẽ thay đổi theo từng lãnh đạo và nội các khác nhau. Điều này cho thấy các phong trào dân chủ thế giới hay Việt Nam nói riêng cũng cần quan sát, theo dõi và nắm bắt theo từng chính sách ngoại giao và ưu tiên của mỗi đời tổng thống Hoa Kỳ, nếu thật sự muốn tìm kiếm sự hậu thuẫn và ủng hộ.

Nền dân chủ thế giới luôn bị thách thức và đối diện nguy hiểm, kể cả chính tại Hoa Kỳ, nơi từng được xem một thành trì dân chủ của thế giới. Câu chuyện Miến Điện là lời nhắc nhở về những nền dân chủ thiếu sức mạnh và nếu không được bảo vệ đúng mức, sẽ có nguy cơ xảy ra những gì như đang diễn ra trên đất nước chùa vàng này. 

02/2021
Nhã Duy
(*) https://www.businessinsider.com/trump-asked-rohingya-refugee-where-myanmar-is-2019-7

song  
#8 Đã gửi : 02/02/2021 lúc 11:53:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đảo chính ở Miến Điện : Quốc tế lên án, Hội Đồng Bảo An họp khẩn

UserPostedImage
Một chốt kiểm soát do quân đội Miến Điện lập ra trên con đường dẫn đến trụ sở Nghị Viện ở Naypyidaw, ngày 01/02/2021. REUTERS - STRINGER

Ngay sau khi quân đội Miến Điện đảo chính, ban hành tình trạng khẩn cấp trong vòng một năm kể từ ngày 01/02/2021, cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ hành động vi hiến. Hoa Kỳ đe dọa trừng phạt, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp khẩn ngày 02/02.
Theo AFP, cuộc họp kín do Anh Quốc, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Bảo An, triệu tập và sẽ diễn ra thông qua hệ thống viễn thông. Bà Christine Scharaner Burgener, đặc trách hồ sơ Miến Điện, sẽ trình bày những diễn biến mới nhất.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres lên án mạnh mẽ vụ bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và nhiều chính trị gia khác. Trong thông cáo ngày 01/02, ông Guterres cho rằng “tuyên bố chuyển giao mọi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cho quân đội là một đòn giáng nặng nề cho cải cách dân chủ ở Miến Điện”.
Ngân Hàng Thế Giới cũng lo ngại cuộc đảo chính sẽ “gây trở ngại lớn cho quá trình chuyển đổi và phát triển” của Miến Điện, cho sự an toàn của người dân cũng như nhân viên và đối tác của họ.
Các nước phương Tây, Pháp, Anh, Mỹ, cũng như Nhật Bản kêu gọi “trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi” và yêu cầu tôn trọng kết quả bầu cử ngày 08/11/2020 thể hiện mong muốn dân chủ và tự do của người dân Miến Điện. 
Tổng thống Mỹ Joe Biden đe dọa tái trừng phạt và kêu gọi “cộng đồng quốc tế cần có chung tiếng nói để yêu cầu quân đội Miến Điện trao lại quyền lực ngay lập tức”. 
Nga tạm thời chưa đưa ra bình luận và tiếp tục theo dõi tình hình, theo phát ngôn viên điện Kremlin.
Các nước ASEAN, trung thành với nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác” vẫn im lặng hoặc như trường hợp Việt Nam, chỉ bày tỏ mong muốn Miến Điện sẽ ổn định trở lại. 
Tương tự, Trung Quốc cũng kêu gọi “ổn định chính trị và xã hội” tại Miến Điện, theo thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh :
“Một kí tự xuất hiện liên tục trong những lời bình luận ở Trung Quốc ngày 01/02 về tình hình Miến Điện : Đó là từ “Lại nữa” trên các mạng xã hội với nhận xét là lịch sử tái diễn ở nước láng giềng Miến Điện.
Rõ ràng là Bắc Kinh có lẽ mong muốn tình hình tiến triển theo kiểu khác. Một người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Trung Quốc phát biểu : “Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên sẽ giải quyết được bất đồng trong khuôn khổ Hiến Pháp và luật lệ để duy trì ổn định chính trị và xã hội”. Quan chức ngoại giao này cho biết thêm là Trung Quốc vẫn đang theo dõi để “hiểu rõ hơn tình hình hiện nay”.
Chuyện gì đã xảy ra từ khi ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thăm Miến Điện cách nay ba tuần ? Người ta vẫn nhớ về bức ảnh chụp tại phủ tổng thống ở Naypyidaw: trước sự hiện diện của ngoại trưởng Trung Quốc, bà Aung San Suu Kyi và đại diện các cơ quan Nhà nước đã hoan nghênh Bắc Kinh tặng vac-xin ngừa Covid-19 cho Miến Điện, cũng như tăng cường quan hệ đối tác với Miến Điện, nước đóng vai trò quan trọng trong dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc. Những con đường mà bà Aung San Suu Kyi, cố vấn Nhà nước Miến Điện, gọi là “con đường hòa bình” nhân chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 01/2020.   
Hàng loạt dự án khí đốt, dầu khí, cảng nước sâu, đường sắt nối Trung Quốc đến vịnh Bengale, vành đai kinh tế Trung Quốc-Miến Điện nằm trong ưu tiên của Bắc Kinh. Trung Quốc công nhận chính phủ của đảng Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ và không hề muốn có bất ổn ở quốc gia có biên giới chung này”.
Theo RFI
song  
#9 Đã gửi : 02/02/2021 lúc 11:56:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Miến Điện : Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho bà Aung San Suu Kyi

UserPostedImage
Biểu tình đòi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi tại Bangkok, Thái Lan, ngày 02/02/2021. REUTERS - JORGE SILVA

Một ngày sau cuộc đảo chính do quân đội tiến hành, vẫn chưa có thông tin chính xác về nhà lãnh đạo Miến Điện bà Aung San Suu Kyi. Ngày 02/02/2021, tại thủ đô Naypyidaw quân đội bao vây các tòa nhà nơi cả trăm đại biểu Quốc Hội thuộc Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ cư ngụ.

Trái lại theo như ghi nhận của hãng tin Pháp AFP cuộc sống gần như đã trở lại bình thường tại Rangoon, lá phổi kinh tế của Miến Điện. Hệ thống mạng internet và điện thoại sau một ngày bị xáo trộn đã được phục hồi và gần như không có sự hiện diện của quân đội trên đường phố. Theo giới quan sát, tập đoàn quân sự Miến Điện không triển khai lực lượng tại Rangoon là một dấu hiệu cho thấy phe quân sự rất tự tin.
Đài truyền hình Myawadday TV do quân đội Miến Điện kiểm soát ngay từ hôm qua đã thông báo 24 thành viên trong nội các bị cách chức và tập đoàn quân sự Miến Điện đã thành lập một chính phủ mới với 11 người, kiểm soát từ bộ Tài Chính đến Y Tế, Thông Tin, Ngoại Giao, Nội Vụ và Quốc Phòng.
Trên mạng xã hội Facebook, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho bà Aung San Suu Kyi, 75 tuổi sau khi một thông điệp của cựu ngoại trưởng và cố vấn Nhà nước được công bố. Trong thông điệp này bà Aung San Suu Kyi kêu gọi công chúng vùng lên để bảo vệ một nước Miến Điện dân chủ.
Tuy nhiên theo thông tín viên của đài RFI trong khu vực, Carol Isoux, chưa thể kiểm chứng về tính xác thực của lời kêu gọi được cho là do chính bà Aung San Suu Kyi đưa ra:

"Trong tài liệu được công bố hôm qua, ngay sau khi bị bắt giữ, bà Aung San Suu Kyi kêu gọi toàn dân "không chấp nhận cuộc đảo chính". Thế nhưng hôm nay có nhiều câu hỏi chung quanh thông điệp này. Bà Aung San Suu Kyi thực sự muốn nói gì ? Phải chăng bà kêu gọi người dân Miến Điện vùng lên, xuống đường bất chấp hàng loạt những rủi ro to lớn ? Làm sao thông điệp này có thể thoát ra bên ngoài, trong khi bà đã bị bắt giữ ?
Một chiến dịch trên quy mô lớn trên các mạng xã hội với nguồn gốc còn chưa rõ và rất có thể là nhằm mục đích thao tin thất thiệt, cho biết đây là thông điệp giả. Ai cũng biết là các thông tin thất thiệt, đặc biệt là tại Miến Điện, là một tai họa dẫn đến những xung đột về chủng tộc và xã hội khốc liệt. Người dân Miến Điện không còn biết phải tin vào ai.
Tình hình rối ren. Nhiều người khẳng định sẵn sàng xuống đường để bảo vệ nền dân chủ Miến Điện. Trong số này có nhiều con em của thế hệ 88. Đó là thế hệ của những sinh viên hồi bà Aung San Suu Kyi lần đầu tiên lên cầm quyền trước khi bà bị quản thúc tại gia trong vòng 15 năm. Những người này cho biết họ sẵn sàng đối mặt với những rủi ro với điều kiện có được một thông điệp rõ ràng và đích thực của bà Aung San Suu Kyi. Thế nhưng, cho đến lúc này, chưa hề có bất kỳ một hình ảnh nào của Quý bà Rangoon kể từ khi bà bị bắt."

Theo RFI
song  
#10 Đã gửi : 02/02/2021 lúc 11:59:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Quân đội đảo chính : Miến Điện trở lại thời độc tài quân sự

UserPostedImage
Đoàn xe cảnh sát túc trực trước Tòa Thị chính Rangoon, Miến Điện ngày 01/02/2021. REUTERS - STRINGER

Xe bọc thép chặn mọi trục đường chính, quân đội canh giữ hàng trăm đại biểu Quốc Hội bên trong khu nhà hành chính ở thủ đô Naypyidaw đúng ngày khai mạc phiên họp đầu tiên của Quốc Hội khóa mới. Internet bị cắt, mạng xã hội bị chặn, người dân đổ xô đi rút tiền, không dám lên tiếng vì sợ bị trả đũa dù vẫn ủng hộ chính phủ dân sự. Trong một ngày, Miến Điện trở lại với chế độ độc tài quân sự, kéo dài ít nhất một năm.
Trước đó đã có nhiều dấu hiệu cho thấy quân đội sẽ tiến hành đảo chính, từ những đoàn xe bọc thép được điều động về thủ đô trong những tuần qua, đến phát biểu úp mở của phát ngôn viên quân đội. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế phần nào đó vẫn bị bất ngờ về cuộc đảo chính vì đa số các nước còn bận chống dịch Covid-19, không chú ý đến tình hình Miến Điện trong khi uy tín của bà Aung San Suu Kyi cũng bị sứt mẻ. Ngoài ra, “vẫn khó để hiểu được hết động cơ của quân đội”, theo nhận định của nhà nghiên cứu Romain Caillaud, thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS) được báo Les Echos trích dẫn ngày 01/02/2021.
Quân đội “thất thế” trong cuộc bầu cử Quốc Hội 2020
Quân đội Miến Điện chọn ngày khai mạc kỳ họp Quốc Hội mới để đảo chính vì không công nhận kết quả bầu cử ngày 08/11/2020 với cáo buộc có hơn 8 triệu phiếu gian lận. Mọi quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được giao cho quân đội nằm trong tay tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.
Đối với quân đội, có lẽ đảo chính là cách duy nhất chứng tỏ sức mạnh và phủ nhận thực tế bị mất uy tín thảm hại trong cuộc bầu cử Quốc Hội. Đảng Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (LND) của bà Aung San Suu Kyi áp đảo ở Quốc Hội với 83% số ghế được bầu (396 trên tổng số 476 ghế), trong khi đảng Liên Minh Đoàn Kết và Phát Triển (USDP) do quân đội hậu thuẫn chỉ nhận được 7% số ghế (33). Cần nhắc lại là quân đội vẫn chiếm 25% số ghế đại biểu Quốc Hội không thông qua bầu cử và nghiễm nhiên giữ ba bộ quan trọng, gồm bộ Nội Vụ, Quốc Phòng và Biên Giới.
Bất bình của “kẻ bại trận” thêm gia tăng sau khi chính quyền Naypyidaw liên tục từ chối điều tra gian lận bầu cử ồ ạt, dù thừa nhận một số sai sót nhưng không đủ nghiêm trọng làm thay đổi quy mô chiến thắng của đảng LND. Đối thoại giữa đảng cầm quyền, được đông đảo người dân ủng hộ, và quân đội đã bị gián đoạn.
Nhưng đây chỉ là một trong những lý do, theo nhà nghiên cứu Romain Caillaud, và phải nêu thêm một số nguyên nhân khác, như sự lo lắng của phe quân đội về tình hình ở bang Rakhine, cũng như tham vọng cá nhân của nhiều tướng lĩnh, trong đó có tướng Min Aung Hlaing.
Theo phân tích của Hervé Lemahieu, một chuyên gia về Miến Điện tại Viện Lowy, vị tướng đầy quyền lực này “từng có ý định ra tranh cử. Có thể ông thấy rằng chính đảng được quân đội ủng hộ đã bị thất bại hoàn toàn và không bao giờ ông có thể nắm quyền thông qua bầu cử”. Ảnh hưởng của quân đội sẽ tỉ lệ nghịch với uy tín của chính quyền dân sự.
“Nền dân chủ mong manh” sụp đổ
Vụ đảo chính cho thấy rõ cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc tại quốc gia Đông Nam Á này và phản ánh thực tế mà người ta vẫn gọi từ năm 2010 là “nền dân chủ mong manh” hoặc “giai đoạn quá độ dân chủ”, theo phân tích của ông Maung Zarni, giảng viên đại học người Miến Điện hiện tị nạn tại Luân Đôn, được La Croix trích dẫn.
Cú đảo chính cũng đẩy Miến Điện vào tương lai bất trắc và khó hình dung ra được “một lối thoát nhanh chóng”, theo phân tích của Soe Myint Aung với báo Singapore The Straits Times. Thứ nhất là do quân đội Miến Điện “ngày càng cảm thấy khó chịu với ý nghĩ phải khó khăn sống chung trong 5 năm tới, thậm chí là lâu hơn, với đảng Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ”. Tiếp theo, tập đoàn quân sự “cảm thấy mất quyền lực trên chính trường Miến Điện”.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp khẩn ngày 02/02. Liệu cộng đồng quốc tế có thể làm được gì khi Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, không kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và theo dõi để nắm rõ hơn tình hình ? Sự nghiệp chính trị của “Quý bà Rangoon”, hiện 75 tuổi sẽ ra sao ? Dù vẫn giữ được uy tín trong nước, nhưng bà Aung San Suu Kyi bị quốc tế chỉ trích vì không lên tiếng bảo vệ người Hồi Giáo Rohingya. Thậm chí, nhiều tiếng nói còn yêu cầu tước giải Nobel Hòa Bình được trao cho bà năm 1991.
Theo RFI
song  
#11 Đã gửi : 02/02/2021 lúc 12:02:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Miến Điện : Nền dân chủ mong manh trở lại vạch xuất phát

UserPostedImage
Ảnh tư liệu : Bà Aung San Suu Kyi tới trụ sở đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, Rangoon, Miến Điện, ngày 02/04/2012. AP - Khin Maung Win

Biến cố xảy ra tại Miến Điện là tin được hầu hết các tờ báo chính của Pháp nhất loạt đăng tải hôm nay (02/02/2021), một ngày sau khi giới quân sự Miến Điện bất ngờ đặt dấu chấm hết cho chính quyền dân sự sau 5 năm tồn tại, bắt giam các lãnh đạo đất nước, ban bố tình trạng khẩn cấp trong một năm.
Nhật báo Le Monde ra từ chiều hôm trước chạy tựa trang nhất : « Tại Miến Điện, quân đội chiếm quyền ». Aung San Suu Kyi, cái tên giờ trở lại trung tâm của sự kiện. Giải Nobel Hòa bình 1991, lãnh đạo của chính quyền dân sự Miến Điện trong 5 năm qua, lại một lần nữa bị giới quân sự bắt giữ.
Le Monde cho biết nguyên do là từ cuộc bầu cử Quốc Hội Miến Điện hồi tháng 11 năm 2020. Phe quân đội không chấp nhận thất bại, chỉ giành được 33 trên tổng số 476 ghế trong khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi giành được đến 82% số ghế.
Thất bại cay đắng này là một sự sỉ nhục đối với giới tướng lãnh quân đội. Họ lấy cớ nghi ngờ bầu cử có gian lận và kết cục là cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra ngày hôm qua. Đó là ngày theo dự kiến Quốc Hội mới được bầu hồi tháng 11 khai mạc phiên họp đầu tiên, đánh dấu nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 2 của bà Aung San Suu Kyi.
Theo Le Monde tương lai số phận của bà Aung San Suu Kyi ra sao đến lúc này chưa có câu trả lời, nhưng có thể thấy ngay lúc này là Miến Điện đang tụt lại phía sau về chính trị.

Nhật báo Le Figaro chạy tựa « Miến Điện trở lại dưới ách tập đoàn quân sự ». Cuộc đảo chính quân sự hôm thứ Hai cùng với việc bắt giữ bà Aung San Suu Kyi đánh dấu điểm dừng của nền dân chủ mới ra đời cách đây 10 năm từ sau khi kết thúc chế độ độc tài quân sự.
Tờ báo nhận định: « Quân đội Miến Điện đã phá vỡ quá trình chuyển tiếp dân chủ mong manh, đưa kẻ thù quen thân của mình, bà Aung San Suu Kyi vào tù một lần nữa, đẩy đất nước ở Đông Nam Á này vào bất trắc ».
Phe quân sự với sức mạnh trong tay đã thổi còi chấm dứt cuộc dạo chơi dân chủ ở Miến Điện trong 5 năm qua vào đúng lúc « Quý bà Rangoon » chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước thứ 2. Với phe quân sự như thế là quá đủ, họ không thể chịu được thêm 5 năm nữa. Theo như phân tích của giới quan sát chính trị tại Miến Điện.
Tuy nhiên, hầu hết các báo đều ghi nhận tình hình yên ắng ở Miến Điện. Quân đội tiến hành vụ đảo chính tương đối êm đẹp không có tiếng súng. Mặc dù bà Aung San Suu Kyi đã kêu gọi dân chúng biểu tình chống lại cuộc đảo chính, nhưng phóng viên tại chỗ của các báo đều ghi nhận không có những dấu hiệu nào của các cuộc tập hợp ở hai thành phố lớn là thủ đô Naypyidaw và Rangoon.
Aung San Suu Kyi, lận đận với chính trị
Về số phận của bà Aung San Suu Kyi, nhật báo Le Figaro nhận xét :  Một lần nữa Aung San Suu Kyi lại bị giới quân nhân đưa vào tù sau khi đã từng bị giam hãm quản thúc 15 năm khi bà còn là lãnh tụ đối lập.
Nhưng lần này, biểu tượng của nền dân chủ Miến Điện đã mất đi hào quang đối với phương Tây vì sự im lặng liên quan đến các vụ truy bức người Rohingya. Aung San Suu Kyi trước khi trở thành lãnh đạo đất nước còn là người được trao giải Nobel Hòa bình 1991.
Vẫn trong dòng sự kiện Miến Điện, Le Figaro có bài viết điểm lại sự nghiệp chính trị thăng trầm của « Aung San Suu Kyi, biểu tượng toàn cầu bị phá vỡ của nền dân chủ », tựa bài báo. Cùng đồng thanh, La Croix cũng như Libération đều ghi nhận, vụ đảo chính quân sự đã đưa Miến Điện trở lại thời kỳ độc tài. Theo La Croix, vừa thoát ra khỏi chính quyền độc tài quân sự kéo dài gần nửa thế kỷ, được chục năm, Miến Điện chìm trở lại trong cơn ác mộng một chế độ độc tài quân sự mới.
Nhân sự kiện này, Les Echos có bài liên quan đến vấn đề kinh tế của đất nước đang trên đường mở cửa với thế giới bên ngoài từ khi tiến hành dân chủ hóa. Nhật báo kinh tế cho hay Miến Điện hiện là điểm đang hấp dẫn các nhà đầu tư châu Á là chính.
Trung Quốc là nước bao trùm khắp các dự án đầu tư ở Miến Điện. Đứng thứ 2 là Singapore, nhưng phần đông các đầu tư của Singapore đều núp bóng người Trung Quốc. Bắc Kinh nhìn nhận Miến Điện và Pakistan là hai điểm chiến lược trong hành lang kinh tế đi ra Ấn Độ Dương.
Trung Quốc đã đổ nhiều tỷ đô la dưới dạng đầu tư trực tiếp hay cung cấp tín dụng cho các đối tác trong nước. Theo bài viết thì người Trung Quốc không lo lắng với cuộc đảo chính lần này. Họ vốn đã có quan hệ tốt với giới quân sự ở nước này từ trước khi có chuyện quân đội chia sẻ quyền lực cho dân sự.
Khi làm đảo chính có thể phe quân sự cũng đã tính toán khả năng bị quốc tế trừng phạt, các nhà đầu tư phương Tây rút khỏi Miến Điện, nhưng các vị trí trống đó sẽ nhanh chóng được thay thế bằng các nhà đầu tư châu Á.
Ngoài Trung Quốc còn có Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ cũng đầu tư rất mạnh vào Miến Điện. Năm nay dự kiến kinh tế sẽ tăng trưởng 8%, sau khi năm 2020 đất nước này đã tránh được suy thoái vì trận đại dịch.
Theo RFI
song  
#12 Đã gửi : 03/02/2021 lúc 12:56:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người dân Miến Điện phát động phong trào « Bất tuân dân sự » để phản đối quân đội đảo chính

UserPostedImage
Nhân viên y tế cài ru-băng đỏ, giơ ba ngón tay, tiến hành đình công để phản đối cuộc đảo chính, tại bệnh viện Đa Khoa Rangoon, Miến Điện ngày 03/02/2021. REUTERS - STRINGER

Sau hai ngày im ắng, người dân Miến Điện bắt đầu phong trào phản kháng ôn hòa. Không biểu tình rầm rộ trên đường phố, nhưng phong trào « Bất tuân dân sự », khởi động từ ngày 02/02/2021, được hưởng ứng rộng rãi trên các mạng xã hội. Giới y bác sĩ bắt đầu đình công trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn hoành hành tại Miến Điện.
Thông tín viên trong khu vực Carol Isoux tường trình từ Bangkok :
« Một phong trào đã được giới bác sĩ, y tá trong lĩnh vực y tế công khởi xướng. Hôm qua (02/02), họ thông báo sẽ bắt đầu đình công từ hôm nay (03/02) để phản đối quân đội chiếm quyền. Hiện tại, nhân viên của khoảng 40 bệnh viện ở các thành phố lớn như Rangoon, Naypyidaw và Mandalay đã tuyên bố hưởng ứng phong trào.
Phong trào được loan tải rộng rãi trên các mạng xã hội, kể cả trong giới sinh viên. Họ đăng những thông điệp kêu gọi giúp đỡ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, người cũng thấy nhiều điểm tương đồng với những phong trào xã hội gần đây ở Hồng Kông và Thái Lan, trong đó có việc sử dụng ứng dụng nhắn tin Signal và kiểu chào với 3 ngón tay giơ lên.
Một thông điệp khác cũng được gửi tới toàn dân là gõ xoong nồi ngoài ban công và trước nhà vào 20 giờ mỗi tối. Tục lệ thường để đuổi tà ma giờ được dùng để phản đối sự hiện diện của quân đội.

Vào đúng mùa dịch Covid-19, cuộc đình công của các bác sĩ có thể gây tác động, nhưng quân đội cũng có một mạng lưới bệnh viện quân y vững chắc. Vì thế, các nhà đại diện cho phong trào bất tuân dân sự hy vọng có nhiều lĩnh vực khác nhanh chóng tham gia ».
Đến tối 02/02, trang Facebook « Bất tuân dân sự » đã có gần 150.000 theo dõi. Họ yêu cầu trả tự do cho các chính trị gia bị bắt, trong đó có nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và chính phủ dân sự trở lại nắm quyền.
Trả lời thông tín viên RFI Sarah Bakaloglou, một nhà hoạt động tại Rangoon giải thích :
« Rất nhiều bác sĩ tại các bệnh viện công đã quyết định tham gia phong trào bất tuân dân sự. Và người ta cũng thấy nhiều nhân vật nổi tiếng nói rằng « Chúng tôi sẽ không hợp tác, không làm việc với quân đội cũng như với những doanh nghiệp thuộc sở hữu của quân đội ». Nhiều tiểu thương cũng nói rằng không bán những mặt hàng do các công ty của quân đội sản xuất nữa.
Chị biết đấy, không một người dân nào xuống đường phản đối cuộc đảo chính. Trên đường phố, chỉ có những cuộc tập hợp của các phong trào dân tộc chủ nghĩa cực đoan vui mừng chiến thắng của họ. Do đó chúng tôi tung chiến dịch hành động trên mạng. Vì các nhà lãnh đạo của đảng Liên Minh Quốc Gia vì Dân Chủ từ giờ không thể truyền tải bất kỳ thông điệp nào, nên chúng tôi phải tự tổ chức để cho quân đội thấy nỗi tức giận của chúng tôi ».
Theo RFI
song  
#13 Đã gửi : 03/02/2021 lúc 12:59:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Quân đội Miến Điện, một Nhà nước trong Nhà nước

UserPostedImage
Xe bọc thép của quân đội Miến Điện trên đường phố sau đảo chính, ngày 03/02/2021. REUTERS - STRINGER

Theo Le Monde, từ khi Miến Điện được độc lập năm 1948, quân đội vẫn luôn là một Nhà nước trong Nhà nước, ngay cả trong những năm tháng hiếm hoi (từ 1962 đến 2011) các tướng lãnh không trực tiếp nắm quyền.

Đến 2015, lần đầu tiên chuyển sang một chính phủ được bầu cử một cách dân chủ, Tatmadaw (quân đội Miến Điện) vẫn là tổ chức do một giai cấp tướng lãnh thống trị, coi thường chính quyền dân sự. Họ có thể tiến hành những cuộc chiến tùy thích, cho đến khi nổi lên những vụ tàn sát người thiểu số Rohingya năm 2017. Liên Hiệp Quốc tố cáo các tướng lãnh, đứng đầu là tướng Min Aung Hlaing, « mưu toan diệt chủng ». Ngày nay chính vị tướng 64 tuổi này đang nắm trọn quyền hành tại Miến Điện.
Hôm 22/12/2020, tướng Min nhắc nhở Tatmadaw là « cần thiết cho nghĩa vụ bảo vệ Nhà nước », và mở rộng vai trò của quân đội : bảo vệ chính sách quốc gia, đạo Phật, văn hóa truyền thống. Theo nhà nghiên cứu Amara Thiha của think tank độc lập Myanmar Institute for Peace and Security, định nghĩa này quan trọng vì « giới quân nhân không tự đặt mình cao hay thấp hơn Nhà nước, mà là một định chế song song, tập trung vào nghĩa vụ quốc phòng ».
Quân đội sắt máu vì tư tưởng dân tộc cực đoan đã bắt rễ
Khi được độc lập, quân đội Miến Điện chỉ có sáu tiểu đoàn gồm khoảng 3.000 quân. Ngày nay Tatmadaw đã trở thành một lực lượng được trang bị khá tốt với trực thăng tấn công của Nga, oanh tạc cơ và chiến hạm Trung Quốc, các loại pháo hạng nặng và hệ thống phòng không tân tiến. Tuy nhiên chỉ đạt được những kết quả thảm hại trước quyết tâm của các lực lượng du kích thiểu số.
Khoảng 3.000 lính đã tử trận kể từ 2011, một con số thiệt hại lớn vì địa hình thuận lợi cho chiến tranh du kích chứ không phải những trận đánh quy ước. Từ bảy thập niên qua, Miến Điện phải đối phó với vô số nhóm vũ trang, và với thời gian, trở thành một mạng lưới phức tạp. Một số nhóm ký thỏa thuận ngưng bắn hoặc biến mất, hiện còn khoảng năm, sáu nhóm hoạt động mạnh. Trước các vụ thanh lọc chủng tộc Rohingya, quân đội cũng đàn áp mạnh mẽ các sắc tộc Shan, Karen, Kachin, Mon trong thập niên 80 và 90.

Thái độ sắt máu của Tatmadaw, tấn công cả thường dân, được chuyên gia Anthony Davis của tạp chí chuyên ngành Jane’s Defense Weekly giải thích, đó là do quân lính hầu hết là người Bamar vốn có tư tưởng sô-vanh. Sắc tộc này theo đạo Phật, chiếm 68% trong số 52 triệu dân Miến Điện. Nhà độc tài đầu tiên của Miến Điện, tướng Ne Win (nắm quyền từ 1962-1988) đã dần dần dựng lên một hệ thống nhà nước theo kiểu nhà binh, dựa trên dân tộc chủ nghĩa cực đoan nhuốm màu kỳ thị chủng tộc.
« Bán linh hồn cho quỷ », bà Suu Kyi vẫn thất bại
Sức mạnh của quân đội còn trong lãnh vực kinh tế : chiếm 14% ngân sách quốc gia, chưa kể kinh tế ngầm. Ngoài các mỏ cẩm thạch và nguồn lợi từ ma túy, quân đội Miến Điện còn được hưởng cổ tức từ tập đoàn Myanmar Economic Holding Public Company (MEHL) trực thuộc, khống chế nhiều lãnh vực từ bia, thuốc lá cho đến khai thác mỏ, dệt may.
Với trọng lượng quân sự, chính trị và kinh tế của Tatmadaw, hợp đồng « bán linh hồn cho quỷ » của bà Aung San Suu Kyi khó có cơ hội thành công. Thần tượng dân chủ đã sụp đổ cũng là người sắc tộc Bamar, hy vọng việc hợp tác với quân đội sẽ giúp tiến hành được chính sách phát triển kinh tế và tìm kiếm được hòa bình tại các bang nổi dậy.
Le Monde nhận định, bà Suu Kyi không có đủ thời gian thực hiện mục đích thứ nhất, và thất bại trong mục đích thứ hai. Tờ báo nhắc lại một câu nói lan truyền ở Pakistan, đất nước cũng chia rẽ và quân đội có quyền lực lớn : « Có những nước sở hữu một quân đội, nhưng có những quân đội sở hữu hẳn một đất nước ».
Min Aung Hlaing, vị tướng trong bóng tối quyết định đảo chính
Cũng về Miến Điện, Le Figaro phác họa chân dung Min Aung Hlaing, vị tướng kín tiếng đã chà đạp lên « Mùa Xuân Miến Điện ». Sáu tháng trước thời điểm về hưu, tổng tham mưu trưởng 64 tuổi đã mạnh tay đảo chính. Từ nhiều tháng qua, tướng Min đã ngầm đe dọa, nhưng cho đến những ngày gần đây Tatmadaw vẫn khẳng định tôn trọng Hiến Pháp 2008 do chính mình soạn thảo, trong đó bảo đảm đại biểu quân đội chiếm 25% trong Quốc Hội và nắm ba bộ quan trọng. Lâu nay điều khiển trong hậu trường, tướng Min giờ đây công khai vai trò lãnh đạo.
Viên sĩ quan kiên quyết có tài đàm phán, năm 2009 đã lọt vào mắt xanh của tướng Than Shwe, người đứng đầu tập đoàn quân sự lúc đó, nhờ chiến thắng tại bang Shan gần tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Min Aung Hlaing được chỉ định làm tổng tham mưu trưởng năm 2011 và thừa hưởng một nhiệm vụ chiến lược : thương lượng việc mở cửa về dân chủ và kinh tế với bà Aung San Suu Kyi được phương Tây ủng hộ, đổi lấy việc dỡ bỏ trừng phạt.
Tướng Min mở tài khoản Facebook được hàng triệu người theo dõi, đóng vai một chính khách dễ mến. Ông tươi cười tiếp đón giải Nobel hòa bình, trong tiếng vỗ tay của các nhà đầu tư phương Tây, nhưng trong hậu trường thì vẫn so găng ; đồng thời tiến hành chiến dịch thanh lọc chủng tộc làm hơn 700.000 người Rohingya phải chạy trốn sang Bangladesh láng giềng. « Cố vấn đặc biệt nhà nước » Aung San Suu Kyi trước Tòa án Hình sự Quốc tế La Haye bác bỏ cáo buộc diệt chủng, hy sinh vầng hào quang ở phương Tây để giữ chiếc ghế tại Rangoon.
Theo điều tra của Amnesty International được Le Figaro trích dẫn, từ 1990 đến 2010 MEHL đã nộp 16 tỉ đô la cho quân đội. Riêng tướng Min Aung Hlaing, cổ đông số 9.252 sở hữu 5.000 cổ phiếu, năm 2011 được chia cổ tức 250.000 đô la. Các tướng lãnh lo sợ bị mất quyền lợi, sau khi chỉ giành được 33 ghế trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Họ cho rằng lằn ranh đỏ đã bị vượt qua, nếu không còn giữ được 1/4 Quốc Hội, có nguy cơ bà Aung San Suu Kyi đạt được giấc mơ làm tổng thống.
Theo RFI
song  
#14 Đã gửi : 04/02/2021 lúc 03:33:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đảo chính ở Miến Điện : Lỗi ở phương Tây ?

UserPostedImage
Một nhóm người dân phản đối cú đảo chính của quân đội tại Mandalay, Miến Điện ngày 04/02/2021 REUTERS - STRINGER

Ngày 01/02/2021, quân đội Miến Điện chiếm quyền chính phủ dân sự và bắt giam lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng nhiều thành viên khác của chính phủ. Căng thẳng chính trị âm ỉ từ bao lâu nay. Theo một số nhà quan sát tại Pháp, khủng hoảng lần này cũng có phần trách nhiệm của phương Tây.

Hai ngày sau « cuộc đảo chính », tập đoàn quân sự kết tội bà Aung San Suu Kyi đã vi phạm luật xuất nhập khẩu. Lệnh tạm giam của tòa án cho biết trong cuộc lục soát tại nhà của bà, cảnh sát phát hiện khoảng « một chục máy bộ đàm nhập khẩu mà không có giấy tờ và giấy phép cần thiết. »
Tuy nhiên, theo quan điểm của chuyên gia Sophie Boisseau du Rocher, Trung tâm châu Á, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), trên kênh truyền hình quốc tế France 24, « giới quân nhân sẽ sử dụng bất kỳ một cớ nào để chấm dứt cuộc trải nghiệm dân chủ ».
Bầu cử tháng 11/2020 : Cú tát trời giáng
Đó cũng là 10 năm trải nghiệm ngắn ngủi và mong manh. Dù đang trong quá trình chuyển giao dân chủ, thế lực của quân đội vẫn mạnh trên chính trường Miến Điện. Ba vị trí chủ chốt là Quốc Phòng, Nội Vụ và Biên Giới vẫn do quân đội nắm giữ.
Theo ông Barthelemy Courmont, chuyên gia về những thách thức chính trị tại Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS), cuộc « đảo chính » này là hoàn toàn có thể dự đoán được. Là cuộc bỏ phiếu thứ hai của tiến trình dân chủ hóa sau năm 2015, cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 đã mang lại thắng lợi vẻ vang cho đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND), đảng cầm quyền của bà Aung San Suu Kyi với 83% lá phiếu ủng hộ.

Một kết quả « cực kỳ đáng khích lệ » trên bình diện dân chủ, nhưng lại là một cú tát đau điếng cho giới quân nhân. Họ phản đối kết quả bầu cử khi cáo buộc có hơn một chục triệu lá phiếu gian lận, những cáo buộc mà ủy ban bầu cử đã bác bỏ.
Đây cũng chính là cái cớ duy nhất để quân đội tiến hành đảo chính. Cuối tháng Giêng, tổng tư lệnh quân đội, tướng Min Aung Laing, tuyên bố Hiến Pháp có thể « bị hủy ». Rủi thay, quân đội đã giữ lời. « Trò chơi dân chủ » cũng vì thế bị khép lại, theo như phân tích của chuyên gia Sophie Boisseau du Rocher.  
« Cần phải biết rõ là trước hết quân đội chưa bao giờ có ý định đi đến một sự dân chủ hóa hoàn toàn các trò chơi chính trị này cả. Và cũng nên xem lại bản Hiến Pháp 2008. Người ta thấy rõ là quân đội chấp nhận tiến triển này trong khuôn khổ mà họ đưa ra.
Ở đây có ba điều khoản quan trọng mà người ta giờ biết rõ. Quân đội vẫn chiếm giữ đến 25% số ghế ở Nghị Viện. Tiếp đến là điều khoản cấm mọi công dân Miến Điện có kết hôn với người nước ngoài nắm giữ chức vụ cao nhất trong bộ máy Nhà nước. Điều khoản này được lập ra là để ngăn cản bà Aung San Suu Kyi.
Thế nhưng bà đã có một bước đi khôn khéo bởi vì sau cuộc bầu cử năm 2015, thành công của đảng LND, bà ấy đã tạo ra một chức vụ cho riêng mình, trở thành Cố vấn đặc biệt của chính phủ. Điều này tương đương với vị trí thủ tướng chính phủ. Sự táo bạo này của bà quả thật đã khiến cho quân đội cực kỳ khó chịu.
Rồi dần dần cùng với thời gian lãnh đạo, người ta thấy là mối quan hệ giữa bà với quân đội ngày càng xuống cấp cho đến tháng 3/2020 khi bà đề nghị một số điều bổ sung để sửa đổi Hiến Pháp. Tôi tin rằng đây thật sự là một điều lăng nhục quá mức trước khi kết quả bầu cử công nhận thắng lợi của đảng LND trong cuộc bỏ phiếu lập pháp tháng 11/2020. »
Chiếc bẫy dân chủ : Lỗi ở phương Tây ?
Giờ đây, bà Aung San Suu Kyi bị bắt, có nguy cơ lãnh đến 3 năm tù giam theo như cáo buộc của giới quân sự. Tình trạng khẩn cấp lại được thiết lập trong vòng một năm. Với nhà báo Cyril Payen, đài truyền hình France 24, « chiếc bẫy dân chủ » mà phe quân đội đã hoàn hảo dựng lên và từng được phương Tây, đi đầu là Mỹ thời chính quyền Obama hồ hởi hoan nghênh, giờ đã sập lại.
Chiếc bẫy đó còn hiệu quả hơn dưới tác động của cuộc khủng hoảng người Rohingya. Barthelemy Courmont cho rằng khủng hoảng sắc tộc bùng nổ nằm trong « mưu đồ phá hoại » mọi sáng kiến chính phủ. Giới quân nhân « đẩy chính phủ dân sự dần đi đến mắc sai lầm hay chí ít đưa ra một hình ảnh xấu ».
Khi « châm ngòi cho kiểu thù hận này », giới quân đội đã tìm cách « gây bất ổn chính phủ » bằng cách tiến hành các vụ thảm sát, để rồi chính giải Nobel Hòa Bình 1991 phải hứng lấy làn mưa chỉ trích của phương Tây về cách xử lý khủng hoảng.
Vẫn theo ông Courmont, các nền dân chủ phương Tây, « bị mù quáng », đã đóng một vai trò quyết định làm trầm trọng thêm những căng thẳng ở Miến Điện. Trả lời báo mạng Sputnik của Nga, chuyên gia Viện IRIS nhận định:
« Cuộc khủng hoảng đương nhiên là nghiêm trọng cho người Rohingya. Nhưng chúng ta, có thể đã quá vội vã và chỉ định một cách tùy tiện Aung San Suu Kyi cũng như là chính phủ Miến Điện là những người phải chịu trách nhiệm. Người ta không bao giờ để ý đến những nét đặc thù của đất nước. Đặc biệt là những bộ chủ chốt do quân đội nắm giữ (…) Phương Tây đã cô lập Miến Điện một cách đáng kể, đồng thời, làm suy yếu nền dân chủ tại một đất nước, vốn dĩ rất cần đến những nguồn ủng hộ mạnh mẽ ».
Quan điểm này cũng được một thành viên tổ chức phi chính phủ Village Karenni cùng chia sẻ. Nhà hoạt động nhân quyền này còn chỉ trích mạnh mẽ cách tiếp cận Thiện-Tà của nhiều ký giả phương Tây, những người cáo buộc bà là « quỷ dữ hiện hình » sau khi đã được « ca tụng ».
Điều mỉa mai, khi gió đổi chiều, phương Tây « ngậm bồ hòn » không biết nói gì hơn ngoài những lời kêu gọi suông « dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp », « trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và những người bị bắt khác » hay như dọa dẫm « trừng phạt ».
Nước cờ của Min Aung Hlaing
Một điểm quan trọng khác cũng được giới quan sát đặc biệt chú ý là thời điểm cuộc đảo chính. Đó không phải là một sự ngẫu nhiên. Cú đảo chính thứ ba trong vòng 63 năm xảy ra vài ngày sau khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức.
Olivier Guillard, thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Ấn Độ và Nam Á (CERIAS), trên đài RFI lưu ý, tổng thống Mỹ Joe Biden đương nhiên sẽ có những « biện pháp thích đáng ». Nhưng tướng Min Aung Hlaing biết rõ rằng Miến Điện không nằm trong số các hạng mục ưu tiên tại châu Á. Tân chính quyền Mỹ có nhiều việc « phải xử lý với Afghanistan và Bắc Triều Tiên ».
Vị tướng này cũng hiểu rõ rằng tại phương Tây, « Quý bà Rangoon » không còn có được ánh hào quang như sau khi được trả tự do năm 2010. Thái độ im lặng trong các vụ thảm sát người Rohingya do quân đội tiến hành quả thật đã làm xấu đi hình ảnh của bà rất nhiều tại Bruxelles và Liên Hiệp Quốc. Khéo tính toán, Min Aung Hlaing biết rằng thời cơ đã đến, phương Tây đang ngắc ngoải trong vũng lầy dịch bệnh Covid-19, sau cú sốc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Và cũng trong nước tính này, ông hiểu rằng nếu không tiếm quyền lúc này, cơ hội lao vào con đường chính trị xem như khép lại. Nếu Aung San Suu Kyi vẫn tại quyền, ông phải đợi ít nhất 5 năm nữa mới được ra tranh cử, trong khi chỉ còn 6 tháng nữa vị tướng đầy tham vọng này sẽ về hưu.
Nỗi sợ thắng thế ?
Chỉ có điều tham vọng chính trị này của Min Aung Hlaing lại đẩy Miến Điện thụt lùi đến 30 năm về trước, theo như giải thích của nhà nghiên cứu Sophie Boisseau du Rocher trên kênh truyền hình France 24.
« Bất hạnh thay chúng ta quay trở lại với tình cảnh cách đây 30 năm. Sau cuộc bầu cử lập pháp năm 1990, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ LND đã thắng lớn, nhưng họ đã bị Tatmadaw (tên gọi quân đội Miến Điện) tước đoạt thắng lợi đó. Quân đội không chấp nhận việc một định chế hay một đảng nào có thể thắng thế hơn họ. Đây thật sự là một bước lùi lớn. »
Một làn sóng « bất phục tùng dân sự » vừa được khởi xướng. Sức sống đấu tranh của người dân Miến Điện có còn mãnh liệt như xưa hay không ? Nhà nghiên cứu viện IFRI e rằng trong hoàn cảnh hiện nay, có nguy cơ nỗi sợ lấn át khát khao nền dân chủ.
« Tôi tương đối hoài nghi. Đúng là có đến 80% người dân ủng hộ Aung San Suu Kyi và LND, bởi vì đó là kết quả cuộc bỏ phiếu hồi tháng 11/2020. Điều hiển nhiên là quân đội sau 50 năm lãnh đạo không chia sẻ quyền lực, luôn thể hiện mọi sự hung bạo, thế nên quân đội không được người dân yêu thích.
Tuy nhiên, luật chơi của quân đội là nỗi sợ hãi. Liệu tâm trạng sợ hãi đó có sẽ trở lại hay không ? Hay là ngược lại, người dân sẽ được giải phóng và có thể dấn thân vào một chiến dịch bất tuân dân sự.
Dù vậy, tôi cũng nhận thấy có một điểm đáng chú ý là những người đầu tiên khởi động phong trào này là những bác sĩ. Đây không phải là một sự ngẫu nhiên, chúng ta đang trong một giai đoạn khủng hoảng dịch tễ. Các bác sĩ là không thể thiếu, họ có năng lực nghiệp vụ. Thế nên, cho dù phản ứng của giới quân sự có ra sao, người ta vẫn phải cần đến các bác sĩ.
Liệu những công chức khác sẽ có sự táo bạo đó hay không ? Tôi chưa biết được. Những giờ sắp tới sẽ rất thú vị để quan sát. Nhưng tôi có cảm giác là nỗi sợ hãi rủi thay có vẻ thắng thế ! »
Theo RFI

Sửa bởi người viết 04/02/2021 lúc 03:34:47(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#15 Đã gửi : 04/02/2021 lúc 03:37:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trung Quốc đứng đằng sau cú đảo chính tại Miến Điện ?

UserPostedImage
Giới quan sát đặc biệt chú ý đến cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) (P) và lãnh đạo giới quân sự Miến Điện, Min Aung Hliang, ngày 12/01/2021, ở Naypyidaw. AP

Ngày 01/02/2021, quân đội Miến Điện đảo chính lật đổ chính phủ dân sự, ban hành tình trạng khẩn cấp trong một năm. Tiến trình dân chủ hóa vừa được khởi sự, với sự ra đời của chính phủ dân sự cách nay hơn 5 năm, có nguy cơ bị đảo ngược. Hoa Kỳ và các nước phương Tây ngay lập tức lên án. Hội Đồng Bảo An họp khẩn ngày 02/02, nhưng chưa ra được tuyên bố chung, do Trung Quốc và Nga « phủ quyết ».

« Bắc Kinh có hậu thuẫn cuộc đảo chính ở Miến Điện hay không ? » là câu hỏi và cũng là tựa đề bài viết của nhà nghiên cứu Azeem Ibrahim, đăng tải trên trang mạng Foreign Policy, đúng vào ngày nổ ra cuộc đảo chính. Theo ông Azeem Ibrahim, mặc dù giới tướng lãnh Miến Điện liên tục gây áp lực với chính quyền dân sự kể từ tháng 11/2020, trong vụ cáo buộc cuộc bầu cử ngày 03/11 là « gian lận », và buộc chính phủ của bà Aung San Suu Kyi phải xét lại kết quả, nhưng họ chưa quyết định hành động.
Tại sao Tatmadaw lại ra tay vào thời điểm này ? (« Tatmadaw » là từ mà người Miến Điện thường dùng để gọi giới tướng lãnh). 
Theo tác giả, cần chú ý đến việc giới tướng lãnh Miến Điện kiên quyết phản đối kết quả cuộc bầu cử dân chủ diễn ra trong bối cảnh tại nước Mỹ, tổng thống mãn nhiệm Donald Trump cũng tìm mọi cách để phản bác kết quả cuộc bầu cử dân chủ, cho dù không đưa ra một bằng chứng nào, mang lại những áp lực chưa từng có đối với các định chế dân chủ, pháp quyền tại Mỹ (với đỉnh điểm là những người ủng hộ ông Trump tấn công nhà Quốc Hội ngày 06/01). Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh là rất có thể chính Trung Quốc mới là thế lực có « vai trò quan trọng nhất » trong quyết định đảo chính của giới tướng lãnh.
Chuyến công du của ngoại trưởng Trung Quốc
Nhà nghiên cứu trung tâm tư vấn chính trị quốc tế Center for Global Policy đặc biệt chú ý đến cuộc gặp giữa ngoại trưởng Trung Quốc và lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện Min Aung Hlaing trong chuyến công du Miến Điện của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), ngày 11 và 12 tháng Giêng.
Ông Azeem Ibrahim nêu giả thiết : chính cuộc gặp này đã là tác nhân dẫn đến quyết định đảo chính của giới tướng lãnh. Theo nhà nghiên cứu Mỹ, rất có thể là phía Trung Quốc « đã không hề có một dấu hiệu công khai nào, để bật đèn xanh cho ý đồ đảo chính của giới tướng lãnh Miến Điện », nhưng thái độ của đại diện ngoại giao Bắc Kinh có thể đã khiến cho giới tướng lãnh Miến Điện nghĩ rằng dù sao chăng nữa, họ cũng sẽ được Bắc Kinh bảo vệ. Tính toán của giới quân sự Miến Điện có thể là Bắc Kinh « sẽ không bỏ lỡ cơ hội để mở rộng ảnh hưởng tại châu Á ». Và trong trường hợp Hoa Kỳ và các đồng minh trừng phạt giới quân sự Miến Điện, do đảo chánh, chính quyền Trung Quốc ắt hẳn sẽ đứng về phía giới tướng lãnh, để bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh.
Nhà nghiên cứu Azeem Ibrahim cũng nêu bật tình huống phức tạp hiện nay trong quan hệ giữa Trung Quốc và Miến Điện. Có một điều khá nghịch lý là, trong những năm vừa qua, Bắc Kinh đã siết chặt quan hệ với chính phủ dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, nhiều hơn là với giới tướng lĩnh Miến Điện trước đây, dưới thời độc tài quân sự. Tuy nhiên, hợp tác giữa Bắc Kinh với chính phủ Aung San Suu Kyi đang gặp trở ngại lớn trong một số dự án, như con đập khổng lồ Myitsone, trị giá 3,6 tỉ đô la, và sự phản đối của dân chúng địa phương, do các tác động lớn về môi trường. Có thể chính tướng Min Aung Hliang đã có những cam kết tăng cường quan hệ với Trung Quốc, tái khởi động dự án đập Myitson, và đây chính là một dấu hiệu cho thấy giới tướng lãnh có thể có những nhân nhượng quan trọng với Trung Quốc, nhiều hơn là với chính quyền dân sự. 
Tướng Miến Điện đề cập bất đồng về bầu cử với ngoại trưởng Trung Quốc
Chuyến công du của ngoại trưởng Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với chính quyền Miến Điện, cả về phía chính phủ dân sự, cũng như bên quân đội. Ông Vương Nghị là ngoại trưởng nước ngoài đầu tiên công du Miến Điện, kể từ sau cuộc bầu cử đầu tháng 11. Về mặt chính thức, chuyến công du này, cho thấy chính quyền Bắc Kinh « ủng hộ tân chính phủ », được thành lập sau cuộc bầu cử Quốc Hội, tuy nhiên, Bắc Kinh cũng duy trì quan hệ mật thiết song song với giới tướng lãnh.
Cuộc gặp hồi giữa tháng Giêng 2021 giữa ngoại trưởng Trung Quốc và người đứng đầu giới tướng lãnh, tướng Min Aung Hliang, được báo chí Miến Điện chú ý, đặc biệt do việc thủ lĩnh quân đội Miến Điện đã công khai đề cập với đại diện ngoại giao Trung Quốc về những bất đồng nội bộ Miến Điện liên quan đến bầu cử. Trang mạng độc lập Irrawady cho biết tướng Min Aung Hliang đã chia sẻ với vị khách mời « những kết luận » của quân đội về « những sai lầm », « những cách tính toán không chính xác » làm sai lạc kết quả bỏ phiếu (điều khiến báo Irrawady ngạc nhiên, vì ắt hẳn lãnh đạo quân đội Miến Điện phải thừa hiểu, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc, tại Trung Quốc, không hề có bầu cử tự do).
Về câu hỏi Bắc Kinh có hậu thuẫn cho cuộc đảo chính của giới tướng lãnh Miến Điện hay không, hãng tin AP dẫn quan điểm của một số nhà quan sát ghi nhận, cho dù Trung Quốc « không có vai trò nào trong việc lật đổ bà Aung San Suu Kyi », thì cú đảo chính này cũng có thể khiến ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng tại Miến Điện, và ảnh hưởng này sẽ càng gia tăng, nếu Hoa Kỳ và phương Tây áp đặt các trừng phạt.
Bắc Kinh muốn Miến Điện « ổn định »
Tuy nhiên, tình hình Miến Điện dường như phức tạp hơn nhiều, đen trắng không dễ tách bạch. Theo AP, bất kể nội tình chính trị Miến Điện diễn biến ra sao, sự hiện diện về kinh tế của Trung Quốc tại Miến Điện có xu hướng ngày càng trở nên mạnh mẽ, với hàng loạt dự án khai thác mỏ, thủy điện xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng cam kết đầu tư hơn 21 tỉ đô la tính cho đến nay.
Hãng tin AP dẫn một luận điểm hoàn toàn ngược lại, của học giả Trung Quốc Triệu Can Thành (Zhao Gancheng), Viện nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải. Nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, « kinh doanh đòi hỏi môi trường ổn định », Bắc Kinh sẽ hoàn toàn không có lợi lộc gì khi Miến Điện rơi vào rối loạn, khiến các dự án của Trung Quốc ở đây bị ảnh hưởng nặng nề. Quan điểm của học giả Trung Quốc cũng phần nào trùng với nhận định của chuyên gia chính trị và kinh tế quốc tế Chris Ankerson, Center for Global Affairs, có trụ sở tại New York, theo đó, lợi ích chiến lược của Bắc Kinh tại Miến Điện là « ổn định » phải được duy trì.
Tuy nhiên, vấn đề thế nào là « ổn định » ? Cũng chuyên gia Chris Ankerson lưu ý, rất có thể quân đội Miến Điện đã quyết định ra tay đảo chính khi tính toán là, các thiệt hại do trừng phạt phương Tây do cú đảo chính sẽ ít hơn nhiều so với cái lợi thu hoạch được, do việc loại bỏ được đối thủ chính trị ngày càng trở nên đáng gờm trong nội bộ.
Đối với giới quân sự, lật đổ chính quyền Aung San Suu Kyi lúc này chính là thượng sách, khi áp lực từ phía các quốc gia dân chủ, đang trong tình trạng phân hóa, là không đủ để tác động đến nội tình Miến Điện, và chính quyền dân sự Aung San Suu Kyi vừa được dân chúng ủng hộ nhiều hơn (theo kết quả bầu cử vừa qua), cũng vừa duy trì được quan hệ tốt với Bắc Kinh, có thể sẽ trở thành một đối thủ đáng sợ hơn nhiều trong tương lai.
Đối tác kinh tế lớn nhất hiện nay của Miến Điện là Trung Quốc. Giới tướng lãnh kiểm soát một bộ phận lớn nền kinh tế Miến Điện. Rất có thể các tính toán của giới tướng lĩnh Miến Điện đã gặp gỡ quan điểm của Bắc Kinh. Theo chuyên gia John G. Dale, Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ, Bắc Kinh sẽ được hưởng lợi hơn nhiều, nếu kéo được Miến Điện vào hẳn quỹ đạo các dự án phát triển kinh tế của Trung Quốc. Như vậy, chuyến công du của ngoại trưởng Trung Quốc giữa tháng Giêng vừa qua có thể chỉ là một tín hiệu đồng thuận bổ sung cho sự thống nhất quan điểm đã hình thành giữa hai bên.
Theo RFI
song  
#16 Đã gửi : 07/02/2021 lúc 02:19:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhận định về phản ứng đối với cuộc đảo chính tại Miến Điện

UserPostedImage
Người dân Miến Điện biểu tình phản đối cuộc đảo chính hôm 5/2/2021 ở Yangon. AFP

Âm thanh tiếng gõ nồi niêu xoong chảo vang lên ở các đường hẻm khắp Miến Điện vào tối hôm 2 tháng 2. Người dân Miến Điện sử dụng biện pháp như thế để phản ứng trước vụ đảo chính do giới quân đội tiến hành.
Quân đội Miến Điện vào ngày 1 tháng 2 đã bắt giữ nhà lãnh đạo và cố vấn nhà nước bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống U Win Myint và một số thành viên nội các của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
Tin tức của cuộc đảo chính ở Miến Điện cũng được truyền thông Nhà nước Việt Nam loan đi. Tuy nhiên, theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh thì đa số người dân Việt Nam không mấy quan tâm. Riêng đối với giới đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền trong nước thì tin đảo chánh một nền dân chủ như ở Miến Điền được đón nhận với nhiều bàng hoàng.

UserPostedImage
Bích chương kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi AFP photo

Chỉ mới vào năm 2016, quân đội Miến Điện cho phép tiến hành một cuộc bầu cử tự do sau nhiều thập niên đàn áp. Bà Suu Kyi và Đảng NLD mới lên nắm quyền. Ông Chênh nói, sự kiện đó đã gieo nhiều hy vọng cho giới đấu tranh dân chủ của Việt Nam:
“Khi mà chính quyền độc tài quân phiệt trao lại cho nhân dân Miến Điện quyền làm chủ để người ta đi bầu cử và cho đảng của bà Suu Kyi thắng lợi, thì đó là động viên rất lớn đối với phong trào dân chủ Việt Nam và người ta cũng mong muốn nhà nước độc tài Việt Nam cũng nới lỏng và trao trả quyền làm chủ thật sự cho người dân Việt. Đó là cái mong mỏi và động viên rất lớn. Sự phát triển kinh tế của Miến Điện (trong những năm sau đó) cũng là động viên cho các nhà đấu tranh cho dân chủ Việt Nam rất nhiều. Nhưng bây giờ họ bị lật đổ, thì những người quan tâm chính trị rất buồn, rất lo cho việc này”.
Một cựu tù nhân lương tâm không muốn nêu tên, chia sẻ rằng cú sốc từ những diễn tiến chính trị ở nước ngoài trong những tuần gần đây đã tác động nhiều đến họ. Qua ứng dụng điện thư, cựu tù chính trị của chế độ Đảng Cộng sản Việt Nam nói:
“Sau diễn biến bầu cử bên Mỹ rồi đảo chính Myanmar thật sự mình bị shock và cảm thấy hoang mang trước tình hình Quốc Tế. Càng buồn cho hiện tình tăm tối ở VN”.
Ông Chênh chia sẻ thêm một khía cạnh khiến việc đảo chánh làm ông quan tâm:
“Khi tôi nghe quân đội Myanmar đảo chính bắt giam tổng thống Myanmar và bà Suu Kyi thì tôi thấy một nỗi thất vọng và nghĩ rằng nền dân chủ mong manh của Miến Điện đã bị chấm dứt và đã bị đổ vỡ. Đây là một thắng lợi lớn cho bọn Tàu Cộng. Đứng sau lưng cái đám quân phiệt của Miến Điện đương nhiên là bọn Trung Quốc. Do áp lực của quốc tế và đấu tranh của nhân dân cho nên họ mới một phần nào ‘nhả’ ra dân chủ để xây dựng chế độ dân chủ. Nhưng mà họ xây dựng chế độ dân chủ trong cái khống chế của Trung Quốc”.
Trung Quốc trong những năm qua đã đổ nhiều tỷ đô la vào nền kinh tế và hạ tầng cơ sở ở Miến Điện. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 1 tháng 2 kêu gọi Miến Điện “duy trì sự ổn định chính trị và xã hội”.
UserPostedImage
Một cuộc biểu tình tại Bangkok hôm 4/2/2021. AFP

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vào cùng ngày đã trả lời báo chí tương tự rằng “Việt Nam mong muốn Myanmar sớm ổn định và hợp tác trong khu vực, cũng như tiếp tục đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng Đồng ASEAN”.
Việt Nam trong năm 2020 đã giữ vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á).
Ông Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng lời phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng là nhàm chán, cũng như vai trò của chính quyền ĐCSVN trước vụ việc:
“Việt Nam đối với thế giới thì chả có vai trò gì, chả có đóng góp gì, chả có tác dụng gì hết đối với mọi vấn đề của thế giới. Trong ASEAN lại cũng chả có đóng góp gì, mặc dù Việt Nam đã là chủ tịch của ASEAN nhưng mà tiếng nói của Việt Nam rất yếu. Kể cả các nước khác của ASEAN họ cũng không có vai trò gì lớn lắm, bởi vì ASEAN là một nhóm nước nhỏ bị Trung Quốc khống chế rất nhiều. ASEAN không đoàn kết để có tiếng nói chung”.
Facebooker Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội đồng tình một phần nào với quan điểm của ông Chênh, nhưng theo anh này thì thái độ của Việt Nam cực đoan hơn:
“Việt Nam cũng vốn là một quốc gia toàn trị, mà không chỉ là Việt Nam, mà phần lớn các quốc gia Đông Nam Á là độc tài, toàn trị hoặc là có phong trào dân chủ thoái trào, như Philippines. Thì hầu hết họ có tiếng nói dè dặt hoặc không thể hiện quan điểm rõ ràng về việc Miến Điện. Thực sự theo tôi hiểu thì đó là một sự ngầm ủng hộ việc đảo chính của quân đội Miến Điện hoặc là nếu không phải là đồng thuận, thì họ cũng làm ngơ”.
“Cuộc đảo chính cho chúng ta thấy một vấn đề rất quan trọng. Kể từ khi Miến Điện chuyển từ chế độ quân phiệt sang chế độ dân chủ, khi quân đội trao quyền cho chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi, thì trong rất nhiều năm qua chúng ta có thể thấy rằng, thứ nhất, là cơ chế chính trị hiện tại của Miến Điện và đặc biệt là hiến pháp và hê thống luật pháp của Miến Điện chưa trung lập hóa được quân đội, chưa phi chính phủ hóa được quân đội, và quân đội vẫn là thế lực rất mạnh, chi phối nền chính trị Miến Điện”. -Anh Nguyễn Đình Hà
Anh Nguyễn Đình Hà nhận xét rằng tin đảo chính thật sự là bất ngờ, nhưng nó cho phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam một bài học lớn:
“Cuộc đảo chính cho chúng ta thấy một vấn đề rất quan trọng. Kể từ khi Miến Điện chuyển từ chế độ quân phiệt sang chế độ dân chủ, khi quân đội trao quyền cho chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi, thì trong rất nhiều năm qua chúng ta có thể thấy rằng, thứ nhất, là cơ chế chính trị hiện tại của Miến Điện và đặc biệt là hiến pháp và hê thống luật pháp của Miến Điện chưa trung lập hóa được quân đội, chưa phi chính phủ hóa được quân đội, và quân đội vẫn là thế lực rất mạnh, chi phối nền chính trị Miến Điện”.
Anh Hà nói, các nhà hoạt động cho dân chủ tại Việt Nam cần xét thêm vấn đề không chỉ làm sao có được một cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam, vì Miến Điện đã vừa trải qua một cuộc bầu cử thành công và tự do vào cuối năm ngoái.
“Chúng ta phải trung lập hóa, phi chính trị hóa quân đội để quân đội chỉ bảo vệ quốc gia, nhân dân và hiến pháp. Mà hiến pháp ở đây là chúng ta cần hiến pháp chuẩn mực, tôn trọng lợi ích quốc gia, quyền của người dân và thể chế dân chủ”.
Chế độ dân chủ của Miến Điện chưa đủ thời gian để tạo sự bền vững lâu dài, anh nói:
“Chỉnh quyền dân sự chưa kiểm soát được quân đội. Nó khác với các quốc gia có dân chủ thực sự là chính quyền dân sự phải kiểm soát quân đội”.
Tại Miến Điện, người dân và các nhà hoạt động lại một lần nữa kéo nhau xuống đường, phát động những hành động bất tuân dân sự như họ đã làm trước đây.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.443 giây.