logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/09/2021 lúc 02:01:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Sách của Tập Cận Bình được trưng bày tại Hội chợ sách quốc tế Bắc Kinh, ngày 23/08/2017. AP - Mark Schiefelbein

L’Obs tuần này với bài « Trong suy nghĩ của Tập Cận Bình » nhận thấy, mùa tựu trường năm nay tại Trung Quốc đi kèm với một sáng kiến quan trọng : tư tưởng Tập Cận Bình được đưa vào sách giáo khoa.

Từ khi còn rất nhỏ tuổi, các học sinh nay sẽ khám phá khuôn mặt « nhân từ » của người quyền lực nhất Trung Quốc, cổ vũ các em tuân theo đảng cộng sản. Trong sách, « bác Tập » luôn tươi cười, bao quanh là những chiếc khăn quàng đỏ của đội Thiếu niên Tiền phong.
Tác giả Pierre Haski cho rằng chúng ta cũng phải tìm hiểu tư tưởng Tập Cận Bình, vì nó đang nhào nặn ra một thế giới khác. Một chiến dịch kiểm soát ý thức hệ đang diễn ra tại Hoa lục, tăng cường sự thống trị của đảng đối với các tập đoàn lớn (Alibaba, Tencent, Didi…), trên công chúng (cấm diễn viên « ẻo lả »), hay về giáo dục (vị thành niên không được chơi game quá 3 giờ/tuần). Chưa kể việc đàn áp Hồng Kông, Tân Cương, Tây Tạng… Gần đến đại hội đảng thứ 20 - sẽ giúp Tập Cận Bình tại vị thêm nhiệm kỳ thứ ba - cần phải làm rõ thêm về tư tưởng của ông ta.
Chẳng hạn cần đọc kỹ một loạt bài viết trên Nhân dân Nhật báo với tiêu đề « Hỏi đáp về tư tưởng Tập Cận Bình liên quan đến chủ nghĩa xã hội theo kiểu Trung Hoa cho kỷ nguyên mới ». Câu số 68 : « Tại sao cần có quan điểm rõ ràng về cái gọi là giá trị phổ quát của phương Tây ? ». Trả lời : « giá trị phổ quát » chỉ là công cụ của bọn trưởng giả để duy trì sự thống trị của tư bản, Trung Quốc cần phải chống lại.
Chấm dứt thời kỳ Trung Quốc vờ tỏ ra chấp nhận những giá trị ấy, khi Bắc Kinh ký vào Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền dân sự và chính trị, theo yêu cầu của tổng thống Pháp Jacques Chirac và thủ tướng Đức Gehard Schroider. Công ước này mãi đến nay vẫn chưa được Bắc Kinh phê chuẩn.
Trong bài diễn văn gần đây nhất, ông Tập nói : « Trong khi thế giới đang thay đổi chưa từng thấy kể từ một thế kỷ, và sự phục hưng vĩ đại của Trung Hoa đi vào giai đoạn cốt yếu (…), sẽ không thực tế nếu nghĩ về một cuộc sống không chiến đấu (…). Người cộng sản phải chứng tỏ mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh ». Những lời lẽ cứng rắn hơn trước cho thấy Bắc Kinh muốn thay đổi các quy tắc quốc tế theo hướng có lợi cho mình, vào lúc sức mạnh Mỹ thụt lùi.
Bác bỏ các giá trị phổ quát, chấp nhận rủi ro đối đầu, điều này xưa nay chỉ nói trong nội bộ, nhưng lần này được lớn tiếng khẳng định ở chóp bu quyền lực. Tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh mới với Hoa Kỳ, chiến thuật trong đấu đá nội bộ, hay cả hai ? L’Obs đặt câu hỏi và nhấn mạnh, trước bước ngoặt cực đoan của Bắc Kinh đang làm thay đổi chính trường quốc tế, liệu phương Tây có chuẩn bị hay chưa ?
Theo RFI
phai  
#2 Đã gửi : 13/09/2021 lúc 02:05:19(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trung Quốc: Tập Cận Bình định hướng lại "chủ nghĩa xã hội" ?

UserPostedImage
HÌnh ảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên màn hình khi các nghệ sĩ biểu diễn tại buổi dạ tiệc trước lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, ngày 28 tháng 6 năm 2021. AP - Ng Han Guan

 Bài phân tích của Les Echos cho thấy, nhân vật quyền lực nhất của chế độ Bắc Kinh, Tập Cận Bình nhân danh vì « sự phồn thịnh chung » gần đây đã đưa ra một loạt quy định mới đánh vào giới nhà giàu, những nhà tư bản mà chính chế độ Cộng sản này đã sản sinh trong nhiều thập kỷ mở cửa kinh tế. Mục đích để « phân phối lại tài sản », trở lại với « những giá trị » của chủ nghĩa xã hội. 
Theo Les Echos, « mỗi sáng, các ông chủ công ty giàu có ở Trung Quốc thức dậy và tự hỏi không biết điều gì đổ xuống đàu mình ? Một cơn bão các quy định đang đổ xuống nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới ». Đầu tiên là các quy định nhằm đưa vào khuôn khổ các tập đoàn khổng lồ công nghệ cao rồi tiếp đến lan sang các lĩnh vực khác, cho đến giới nghệ sĩ giàu có…  
Tờ báo gọi đó là các các biện pháp trấn áp tư bản, khiến các nhà đầu tư phải sửng sốt không hiểu ý đồ thực sự của Bắc Kinh là gì. Theo Les Echos, thực chất của vấn đề ở đây chính là một sự chuyển hướng chiến lược lớn về phát triển kinh tế và xác định lại vai trò của các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc. Biện minh cho sự thay đổi này, đảng Cộng sản Trung Quốc lấy lý do vì « sự thịnh vượng chung ». Đây là khái niệm đã có từ thời Mao Trạch Đông nhằm khẳng định sự chi phối của Nhà nước Đảng với nền kinh tế, nay được người lãnh đạo Tập Cận Bình lấy lại. 
Nhật báo kinh tế nhận thấy, bốn thập kỷ phát triển tự do theo khởi xướng của Đặng Tiểu Bình đã cho phép một số người ở Trung Quốc giàu lên với tốc độ nhanh chóng, nay là lúc Tập Cận Bình thấy cần phải kiểm soát được những ông chủ giàu có. Sau thời gian để cho mọi người làm giàu bằng mọi giá và làm giàu là trên hết,  giờ là lúc họ phải san xẻ của cải kiếm được với danh nghĩa làm giàu là để cho tất cả mọi người. 
Đúng là mở cửa kinh tế đã giúp đất nước hơn tỷ dân này xóa được đói nghèo cùng cực, nhưng đồng thời cũng kéo theo sự bùng nổ bất bình đẳng. Theo số liệu của ngân hàng Thụy Sĩ Crédit Suisse, người giàu ở Trung Quốc chỉ chiếm 1% dân số nhưng sở hữu hơn 30% của cải của cả nước, con số này chỉ xếp sau Hoa Kỳ (trên 35%). Theo số liệu năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc có 878 tỷ phủ, nhiều hơn cả Mỹ, chiếm giữ khối lượng tài sản bằng cả GDP của nước Đức. Trong khi đó vẫn còn hơn 225 triệu dân nghèo Trung Quốc với thu nhập 5,5 đô la mỗi ngày.  
Nhận thấy Trung Quốc đang theo hướng tư bản chủ nghĩa có nguy cơ không kiểm soát nổi, Tập Cận Bình đã tìm cách chấn chỉnh lại, ép các tỷ phú phải phân chia lại tài sản của họ cho xã hội theo nhiều cách khác nhau, từ hoạt động thiện nguyện đến đóng góp thuế, khống chế đầu tư ra nước ngoài cho đến điều tra chống tham nhũng.  
Theo tờ báo, còn một năm nữa đến kỳ đại hội lần thứ 20 của đảng Cộng Sản Trung Quốc, « thịnh vượng chung » đã cho thấy rõ mục tiêu chính trị , đó chỉ là khẩu hiệu lấy lòng dân chúng mà Tập Cận Bình đang cần để tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo.  
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 14/09/2021 lúc 01:37:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tập Cận Bình và Cách Mạng Văn hóa 2.0

UserPostedImage
Ảnh minh họa : Một chương trình truyền hình giải trí ngày 05/06/2021 tại một nhà dân đón khách du lịch ở làng Zhaxigang, vùng tự trị Tây Tạng. AP - Mark Schiefelbein

Hàng loạt quy định mới chỉnh đốn tư tưởng cách mạng, thuần phong mỹ tục và « thần tượng » được áp dụng ở Trung Quốc trong những tháng gần đây. Một số người nổi tiếng bỗng dưng « bốc hơi » khỏi mạng xã hội. Nhiều nam sao Hàn và Trung Quốc « yểu điệu » bị loại khỏi màn hình từ ngày 02/09/2021.

Theo một hướng dẫn thực hiện của Tổng cục Quảng bá Phát thanh Truyền hình Trung Quốc, biện pháp này là nhằm « nhấn mạnh đến văn hóa truyền thống Trung Quốc, văn hóa Cách mạng và văn hóa xã hội chủ nghĩa ».
Với tất cả những sự kiện trên, phải chăng đảng Cộng Sản và Nhà nước Trung Quốc đang tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa mới ?
Chí ít đây là cụm từ được một số trang thông tin nhắc đến. Tờ The Guardian của Anh và Bloomberg của Mỹ so sánh những biện pháp thắt chặt hiện nay như « một cuộc Cách mạng Văn hóa lần thứ 2 ». Trang Nikkei Asia đặt câu hỏi liệu « Cách mạng Văn hoá 2.0 » sẽ xảy ra ?
Cỗ máy kiểm duyệt đã được áp dụng trên phương diện văn hóa, giải trí và gần đây nhất là ngành giáo dục, cụ thể là học sinh tiểu học ?
Một quy định, được ban hành vào ngày 30/08, chỉ cho phép trẻ em chơi trò chơi điện tử ba tiếng một tuần, chia đều vào ba ngày cuối tuần từ 20 giờ đến 21 giờ (thay vì 1,5 giờ mỗi ngày trước đây). Các công ty trò chơi điện phải áp dụng quy định mới và phải có hệ thống xác nhận để bảo đảm các quy định được thực thi. Tương tự đối với các cửa hàng trò chơi điện tử, đồng thời nhiều cửa hàng còn ghi thêm « Toàn xã hội lo cho sự tăng trưởng lành mạnh của thiếu niên ».
Và chỉ vài ngày sau, « tư tưởng Tập Cận Bình » được đưa vào giảng dạy ngay từ cấp 1 bắt học sinh phải thuộc lòng những câu nói của « Bác Tập » trong sách đạo đức. Đây là cách để « đảng thắt chặt chi phối nền giáo dục », theo trang Nikkei Asia. Thế nhưng, chính một nguồn tin trong đảng Cộng Sản Trung Quốc nhận định với báo mạng Nhật Bản rằng « giáo dục ý thức hệ liên quan chặt chẽ đến một người cụ thể được coi là gần như là tôn thờ cá nhân. Viễn cảnh quay lại thời Cách mạng Văn hóa thật kinh hoàng ». Còn theo trang Bloomberg, đây là cách nhào nặn những trí óc non trẻ theo hệ tư tưởng đúng đắn, để không bị sao nhãng vì những hoang tưởng trên mạng.
Áp dụng kiểm duyệt đối với lĩnh vực văn hóa, giải trí được cho là xuất phát từ những lo sợ nào ?
Sự kiện gần đây nhất liên quan đến văn hóa, giải trí là Tổng cục Quảng bá Phát thanh Truyền hình Trung Quốc loại khỏi sóng truyền hình mọi « thần tượng nam » có dáng hình yểu điệu, trang điểm, đeo khuyên tai như con gái (sissy idols). Thực ra ngay từ năm 2019, truyền hình Trung Quốc đã tiến hành kiểm duyệt sao nam « yểu điệu » khi làm mờ tai của các nam ca sĩ đeo khuyên tai. Đối với chế độ Bắc Kinh, trào lưu ngoại lai có sức ảnh hưởng này, đặc biệt là từ Hàn Quốc và Nhật Bản, đang « biến giới trẻ Trung Quốc thành một thế hệ gà mái ướt át ».
Nhìn xa hơn, Bắc Kinh không muốn K-Pop hay J-Pop và những giá trị mà hai trào lưu này lan tỏa, cắm rễ ở Trung Quốc. Mạng xã hội Weibo khóa 21 tài khoản fanclub sao Hàn, trong đó có Lisa (Blackpink) và Jimin (BTS), dù đại sứ Trung Quốc ở Seoul trấn an biện pháp mới « không nhắm cụ thể đến bất kỳ quốc gia nào ». Dịch Dương Thiên Tỉ (Jackson Yee) và Tiểu Quỷ (Xiao Gui), hai trong số những ca sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc bị truyền thông Nhà nước chỉ trích, từng thừa nhận là chịu ảnh hưởng từ các nhóm nhạc Hàn Quốc như BTS.
Nữ tiến sĩ Tiểu Ninh Lộ (Xiaoning Lu), chuyên gia về tương tác giữa các lĩnh vực văn hóa và chính trị ở Trung Quốc thuộc Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Đông Á, Đại học Luân Đôn (Anh), giải thích với đài France 24 là chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng « các nghệ sĩ phải thể hiện là không thể chê trách vào đâu được vì văn hóa đóng vai trò trọng tâm để định hướng xã hội trong chủ nghĩa xã hội ».
Một nam nghệ sĩ có dáng người ẻo lả có lẽ là một hình mẫu « xấu » cho giới trẻ vì « các nhà lãnh đạo sợ rằng nếu như nam giới trở nên quá yểu điệu, điều đó tạo cảm giác Trung Quốc là một nước chỉ có người yếu đuối không cạnh tranh được với các đối thủ », theo nhận định với trang South China Morning Post của nhà nghiên cứu Tống Canh (Song Geng) thuộc đại học Hồng Kông.
Về tôn thờ thần tượng - xu hướng của giới trẻ, phải chăng bộ máy kiểm duyệt Trung Quốc không muốn giới trẻ sùng bái bất kỳ cá nhân nào khác ngoài chủ tịch Tập Cận Bình ? Về hình thức, các cơ quan chính thống lên án bầu không khí « độc hại », « chửi rủa lẫn nhau » giữa các fanclub. Tuy nhiên, chính fan economy (tạm dịch : nền kinh tế trong cộng đồng người hâm mộ của một nghệ sĩ) mới là đích nhắm trong chiến dịch làm trong sạch do chính phủ tiến hành từ tháng 05/2021 do lo sợ « vuột khỏi tầm kiểm soát ».
Thực vậy, theo The Paper, một trang thông tin gần với chính quyền Bắc Kinh, được France 24 trích dẫn, fan economy được thẩm định lên đến 20 tỉ đô la trong năm 2022 gồm sản phẩm phái sinh, quà tặng và những cuộc thi khác được tổ chức quanh những ngôi sao. Đây là điều khiến « chính quyền khó chịu », theo nhà nghiên cứu Tiểu Ninh Lộ vì « những ngôi sao này đã làm giầu trên lưng người hâm mộ » mà « không làm được gì mang tính xây dựng ».
Sau mục tiêu « xóa nghèo » được phát động năm 2012, hoàn thành năm 2020, và hiện là « thịnh vượng chung » với việc giảm chênh lệch giầu-nghèo, thì việc loại sao yểu điệu, quá giầu lại càng có thêm tính chính đáng, như nhiều trường hợp liên tục bị phanh phui gần đây và « bốc hơi » khỏi mạng xã hội : Triệu Vy (Zhao Wei), Ngô Diệc Phàm (Kris Wu), Trịnh Sảng (Zheng Shuang)…
Những biện pháp « chỉnh đốn » này sẽ gây nên những hệ quả gì ?
Ông Tập Cận Bình mượn chiến dịch « thịnh vượng chung » cho toàn xã hội để giảm bớt sức mạnh của số ít siêu giàu và các đại tập đoàn. Điều này cũng khiến các đại tập đoàn, các tỉ phú, triệu phú vội vã đua nhau ủng hộ tiền giúp chính sách giảm nghèo của Nhà nước. Tuy nhiên, trang Nikkei Asia cho rằng cách vận động doanh nghiệp bằng nỗi sợ và nghi kị chỉ dẫn đến nguy cơ hạn chế sự sáng tạo, đổi mới.
Tương tự như Mao Trạch Đông thời Cách mạng Văn hóa, ông « Tập đánh vào những nhà tư bản thực sự », chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ, theo Bloomberg, trong đó có nhiều người là đảng viên như tỉ phú Mã Vân (Jack Ma) - nhà sáng lập Alibaba cũng có mối quan hệ với nhiều người nổi tiếng bị thanh lọc thời gian qua như diễn viên Triệu Vy. Gần đây, chính phủ cũng cho thấy ảnh hưởng khi lần lượt mời hai nhà khổng lồ công nghệ Tencent và Netease lên « nói chuyện ».
Nhưng đằng sau những biện pháp thắt chặt này còn được cho là nhắm đến các kẻ thù chính trị, theo trang Nikkei Asia, vì rất nhiều tên tuổi trong ngành công nghệ Trung Quốc có liên hệ với cựu chủ tịch Giang Trạch Dân (Jiang Zemin). Nếu Bắc Kinh nhắm vào giới nhà giầu và đẩy đất nước trở lại thời kỳ đen tối của lịch sử thì tăng trưởng kinh tế có thể sẽ chững lại và sẽ làm hại cho sự nghiệp chính trị của ông Tập Cận Bình. Nhưng dường như đây không phải là mối bận tâm hiện nay của ông Tập nếu nhìn vào cách tiến hành chiến dịch.
Trang The Guardian thì quan ngại đến chiến dịch « chỉnh đốn » hiện nay ở Trung Quốc tác động đến toàn cầu vì Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Ngoài lý do kinh tế, còn là sự cạnh tranh giữa Trung Quốc với phương Tây, cũng như « sự ưu việt » mà Bắc Kinh muốn thể hiện so với phương Tây, cũng như nhiều nước châu Á khác.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Hồng Vệ Bảo (Hongwei Bao) thuộc đại học Nottingham, được The Guardian trích dẫn, cho rằng « chính quyền Bắc Kinh không thể ấn định mọi chuyện trong nước Trung Hoa ngày nay. Thời thế đã thay đổi ». Quá trình chuyển hóa xã hội trong nhiều thập niên qua đã làm thay đổi những tiêu chuẩn truyền thống và đã viết lại nhiều phần trong khế ước xã hội ngầm giữa nhà cầm quyền và người dân. Vì vậy, theo nhà nghiên cứu đại học Nottingham, « người dân không bao giờ từ bỏ hy vọng của họ ».
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 14/09/2021 lúc 01:41:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tập Cận Bình, từ Cách mạng Văn hóa đến độc tài kỹ thuật số

UserPostedImage
Ông Tập Cận Bình phát biểu trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập đảng cộng sản Trung Quốc, ngày 28/06/2021 tại Bắc Kinh. REUTERS - THOMAS PETER

« Đại tự báo » trên mạng, « bác Tập » đi vào sách giáo khoa
« Không chỉ tẩy rửa chất độc hại, mà phải nạo đến tận xương » - một blogger nổi tiếng dân tộc chủ nghĩa hôm 29/08, kêu gọi chấm dứt với « bè lũ tư bản » làm giàu trên xương máu nhân dân, đồng thời đả kích các ngôi sao đang dẫn dắt lớp trẻ vào ảnh hưởng văn hóa phương Tây.
Lời lẽ không khác thời thanh trừng mao-ít, nhưng điều quan trọng không chỉ ở nội dung, mà còn là quy mô phổ biến. Được truyền thông nhà nước đưa lại, bài viết này 15 ngày sau vẫn còn trên mạng. Đương nhiên kiểu đại tự báo kỹ thuật số này không thể lan truyền nếu không có lệnh của chính Tập Cận Bình.
Từ nhiều tháng qua, các tên tuổi hàng đầu của high-tech Trung Quốc bị chính quyền quy cho nhiều tội : chạy theo lợi nhuận quá đáng, làm hại đến an ninh quốc gia, lạm dụng vị trí độc quyền gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ. Một số bị trừng phạt, những người sáng lập lui vào bóng tối, và lãnh vực này được yêu cầu tỏ ra hào hiệp trong việc làm từ thiện.
Tuy các mục tiêu có vẻ tương tự như Hoa Kỳ và châu Âu đối với GAFAM, nhưng không nên nhầm lẫn : Bắc Kinh muốn tăng cường kiểm soát dữ liệu để bảo đảm sự thống trị của đảng cộng sản. Lâu nay là tủ kính bày hàng cho sức mạnh đang lên của Trung Quốc, các tập đoàn internet giờ đây phải lùi lại phía sau. Song song đó là những lời kêu gọi đưa giới trẻ vào khuôn khổ. Mỗi tuần chỉ được chơi game không quá ba tiếng đồng hồ, và học sinh tiểu học được phát sách giáo khoa mới trong đó giải thích những gì « bác Tập » đang chờ đợi nơi các em.
Từ chủ trương đến thực tế
Khái niệm « thịnh vượng chung », nguyên văn trong tiếng Hoa là « cộng đồng phú dụ », được Mao đưa ra lần đầu vào năm 1953 khi gom đất đai của nông dân vào hợp tác xã. Làm giàu nhanh giờ đây bị nghi ngờ, đầu cơ địa ốc bị giám sát, thị trường dạy thêm béo bở được lệnh phải chuyển sang phi lợi nhuận.
Nhưng đó là ý định, còn thực hiện thì phức tạp hơn. Chẳng hạn việc hạn chế chơi game gợi nhớ vụ cấm chơi mạt chược thời Cách mạng Văn hóa, chỉ có tác động hạn chế. Chuyên gia François Godement của Viện Montaigne nhấn mạnh, nhiều cải cách được loan báo trước đây vẫn chưa được áp dụng ở địa phương. Theo ông, Tập Cận Bình « gần với Stalin hay Lưu Thiếu Kỳ hơn là Mao », ông ta « ghét sự hỗn loạn và các kiểu kiểm soát liên quan đến thời Cách mạng Văn hóa ».
Chận trước những tiếng nói phản biện
Nếu hồi năm 1957, chiến dịch « Trăm hoa đua nở » nhằm thúc đẩy người khác lên tiếng để rồi đàn áp, thì đương kim chủ tịch Trung Quốc lại muốn phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thế nên Mã Vân (Jack Ma), người sáng lập Alibaba đã bị khóa miệng ngay sau khi dám chỉ trích hệ thống ngân hàng cho vay kiểu tiệm cầm đồ, không đợi đến lúc các tập đoàn high-tech khác có những đề nghị để cải thiện hoạt động.
Về mặt chính trị, trước đại hội đảng 2022, Tập Cận Bình vạch ra những lằn ranh không được phép vượt qua, đồng thời bảo đảm được sự ủng hộ của đa số dân chúng chống lại tầng lớp thượng lưu và siêu giàu. Về kinh tế, ông ta chuẩn bị tinh thần cho tình trạng tăng trưởng chậm lại. Những phấn khởi hậu Covid đang lắng xuống.
Alain Wang, giảng viên CentraleSupélec giải thích : « Đại dịch đã làm trầm trọng thêm những bất cập và cho thấy một số mục tiêu vẫn chưa đạt được ». Đầu tư công không đủ, bất bình đẳng trong y tế, giáo dục, nhà ở là khủng khiếp. Trung Quốc cũng không thúc đẩy được tiêu dùng nội địa để bù đắp lại xuất khẩu giảm, vì người dân không có khả năng.
Không chắc chính quyền giải được phương trình kinh tế nhờ chủ trương mới. Ngược lại, có một điều chắc chắn là Tập Cận Bình tự trang bị cho mình phương tiện để dự báo trước những chống đối trong trường hợp thất bại. Về điểm này, việc siết lại internet rõ ràng là một bước dấn lên theo hướng một sự giám sát đại trà. Nếu việc quay lại với Cách mạng Văn hóa vẫn chưa rõ ràng, thì bước tiến về « độc tài kỹ thuật số » chưa bao giờ hiện thực như thế.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.