logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/09/2021 lúc 11:42:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tượng đài Trần Hưng Đạo ở thành phố Hồ Chí MinhTran Hung Dao statue in Ho Chi Minh City.

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng hôm 20/9 kiến nghị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo và trả lại lư hương tại tượng đài này.
Bản kiến nghị được công bố trên internet mở đầu với những lời tóm tắt về bài viết có tựa đề “Nhân giỗ Đức thánh Trần: Cần đặt lại lư hương và tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo” được đăng trên báo Người Đô Thị hôm 17/9.
Theo Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, đã có thế lực gây sức ép nên bài viết nhanh chóng bị gỡ bỏ dù nội dung của bài được đánh giá là “rất thấu tình, đạt lý, đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và được nhiều ngàn người con dân nước Việt ở khắp nơi hưởng ứng”.
VOA tìm hiểu và được biết bài viết của tác giả Phúc Tiến nhắc lại rằng tượng đài Đức thánh Trần được xây dựng trong các năm 1966-1967 tại quảng trường Mê Linh ở Sài Gòn, nay là Tp.HCM. Tác giả cho rằng đây là tượng đài Trần Hưng Đạo đầu tiên trên cả nước.
Vẫn theo ông Phúc Tiến, chiếc lư hương trước tượng đài “đã bị di dời một cách ‘kỳ lạ’ cách đây 2 năm”, đúng vào ngày 17/2/2019 là dịp kỷ niệm 40 năm quân và dân Việt Nam đánh trả cuộc xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía bắc.
Sau đó, lư hương được đưa đến đền Trần Hưng Đạo trên đường Võ Thị Sáu ở quận 1, bài báo của ông Phúc Tiến cho biết.
“Việc di dời lư hương từ tượng đài Trần Hưng Đạo đến đấy đã vi phạm các nguyên tắc về kính lễ tổ tiên và anh hùng, liệt sĩ”, tác giả đưa ra lời lên án.
Theo tác giả, chính quyền Tp.HCM đang đứng trước một thời điểm phù hợp để khắc phục hậu quả. “Ngày Giỗ Đức Thánh Trần sắp đến - Chủ nhật 26/9 - là ‘cơ hội vàng’ sớm nhất để làm ngay nghi lễ tái an vị lư hương kết hợp dâng hương kính lễ Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho Quốc thái dân an”, ông viết.
Ông Phúc Tiến là từng là một nhà báo có tên tuổi ở Việt Nam kể từ cuối những năm 1970, được kính nể về hiểu biết sâu rộng và sự sắc sảo, nhất là về lĩnh vực giáo dục. Sau khi rời nghề báo, ông mở công ty tư vấn du học và rất thành công.
Dẫn lại nội dung chính của bài viết nêu trên, bản kiến nghị của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho rằng việc bài viết bị gỡ bỏ đã “gây nên sự bất bình” của nhiều người dân ở Tp.HCM và trên cả nước Việt Nam.
“Chúng tôi kiến nghị với Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố hãy chân thành thực hiện những điều mà bài báo đã đề xuất”, bản kiến nghị của câu lạc bộ viết.
Bản kiến nghị nhấn mạnh ba việc chính quyền thành phố cần phải làm là “Bước đầu chỉnh trang khuôn viên Tượng đài Đức thánh Trần tại quảng trường Mê Linh dọc Bến Bạch Đằng, giữ được sự tôn nghiêm vốn có”; “Trả lại Lư hương dưới chân tượng đài và an vị đúng vị trí cũ”; và “HĐND cùng các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức Lễ tạ tội với Đức Thánh Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho Quốc thái Dân an”.
Cũng như ông Phúc Tiến, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho rằng việc di dời lư hương “phạm vào sai lầm nghiêm trọng về tâm linh” và “sai lầm này càng để lâu thì tội càng nặng”.
Theo đạo lý thông thường, “làm sai thì phải nhận lỗi, sửa lỗi, tạ lỗi”, bản kiến nghị của câu lạc bộ viết, và đưa ra quan điểm rằng nếu các lãnh đạo của Tp.HCM sửa sai, điều đó “chỉ càng tăng thêm sự tín nhiệm của dân chúng với quý vị”.
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ra đời năm 2015 và có tôn chỉ là tưởng nhớ luật gia Lê Hiếu Đằng, bảo vệ chủ quyền đất nước, lên tiếng phản biện và xây dựng xã hội dân chủ.
Ông Lê Hiếu Đằng từng là một đảng viên cộng sản lâu năm có tên tuổi, nhưng lúc cuối đời, ông cùng nhiều người kêu gọi đa nguyên, đa đảng, bỏ Điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam quy định về độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản.
Sau khi bản kiến nghị của câu lạc bộ được công bố hôm 20/9, chính quyền Tp.HCM chưa có động thái hồi đáp. VOA cố gắng liên lạc với đại diện của chính quyền song không kết nối được.
Theo VOA
UserPostedImage
Minh Đức
Ông Lê Hiếu Đằng là đảng viên đảng cộng sản. Nếu ông ta ra tranh cử với các đảng viên đảng cộng sản khác thì dù ai đắc cử chăng nữa, Việt Nam vẫn đi theo chủ nghĩa cộng sản. Sao lại không được? Đâu có bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Iran là chế độ giáo quyền, nghĩa là nhất định phải theo Hồi Giáo và cai trị theo giáo lý của Hồi Giáo. Ở Iran có nhiều đảng, hàng chục đảng. Các ứng cử viên ra ứng cử để dân bầu chọn. Dù cho ứng cử viên nào được chọn thì Iran vẫn theo Hồi Giáo và cai trị theo giáo lý của Hồi Giáo.

Sao người Iran chấp nhận có nhiều người có ý kiến khác nhau, có nhiều đảng khác nhau mà các chế độ cộng sản phát xuất từ Nga thì không? Có lẽ là vì văn hóa Iran không xem khác ý kiến với nhà cầm quyền là có tội, cởi mở hơn cho mọi người được khác ý kiến với nhau. Khác với tư tưởng Hồi Giáo là có tội nhưng khác ý kiến với người cầm quyền không phải là cái tội.

Trong số nhiều đảng ở Iran, người ta có thể chia ra làm các đảng theo giáo điều, và một số đảng cải cách. Theo giáo điều là một số đảng nhất định theo các giáo lý đã có từ xưa, còn một số đảng cho rằng thời nay khác, có thể thay đổi một số giáo lý cho phù hợp với thời đại mới.
Ken Nguyen
Theo Công văn ngày 21/6/2013, của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam xếp theo thứ tự thời gian bao gồm: Quốc tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ (Quang Trung), Chủ tịch Hồ Chí Minh. (báo Zing, VN)

Danh sách trên ngoại trừ Quốc Tổ Hùng Vương là vị vua lập quốc, còn lại 12 vị kế tiếp là những người có công chống giặc phương Bắc, giữ vững sơn hà, trong đó có Đức Thánh Trần Hưng Đạo.
Người cuối cùng trong danh sách là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người này không chống giặc phương Bắc như những vị anh hùng tiền nhân vì không thấy được âm mưu của kẻ thù.
Chủ tịch HCM còn đang bị dân tộc Việt Nam tranh cãi, người cho có công, người cho là kẻ có tội. Không thể xếp vào một trong những vị anh hùng dân tộc.
Bich Anh Hoang
" Bác đưa dân tộc qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng."

Heo Chó Mèo mần thơ "con cóc" hỗn láo, phét lác và...trật lất !
Heo Cho Mèo, và ngay cả tổ tiên nhà y, cũng chưa ngang hàng với các hậu duệ xa lắc của Đức Thánh. Ngài đản sanh năm 1231, trong khi Sinh Cong Heo Chó Mèo được đẻ ra năm 1890, cách nhau hơn 600 năm. Vậy mà tên già hỗn láo này dám cả gan xưng "Tôi, Bác" như thế, với một tiền bối lẫy lừng, ân nhân của đất nước. Ngạo mạn như cộng sản có khác !
Đức Thánh Trần cũng chẳng hề "đưa dân tộc qua nô lệ". Ngài chỉ bảo vệ nền tự chủ của dân ta khỏi cái ách thống trị của Mông Cổ, chớ lúc ấy nước ta không hề làm nô lệ cho ai cả !
Còn như cái chuyện "Tôi dẫn năm châu tới đại đồng" (!), thì quả là phét lắc quá cỡ thợ mộc. Đến như "ông nội" Xít, Mao của Cáo Hồ, đến bây giờ cũng đếch dẫn được ai đến "đại đồng", thì cái mặt Heo Chó Mèo là cái thớ gì, mà sao nó dám đại ngôn và hỗn láo kinh khiếp đến thế !
Cộng phỉ có khác !
Viet TuDo
Thơ của con ác quỷ đỏ:
"Bác đưa một nước qua nô lệ, Tôi cướp non sông hiến giặc Tàu".
Trần Ghét Cộng
Cái gì của Cờ vàng đều xấu cả trừ Nhạc Vàng......
Ti Cali
Đức ông Trần Hưng Đạo được người Việt tôn là Đức Thánh Trần thì công lao ông đối với đất Việt là chuyện khỏi phải bàn rồi.
Tui đố các bạn, đối với người Trung Quốc thì Đức Thánh Trần là bạn đồng minh hay là kẻ thù?
Dao Tran
Lê Hiếu Đằng là một người CS khát máu. Ông ta đã phục vụ và tiếp tay cho CSVN thôn tính Miền Nam. Bàn tay của Hiếu Đằng đã nhuốm nhiều máu đồng bào Miền Nam. Đến gần cuối đời không còn khả năng phục vụ cho CS và bị CS trù dập khinh thường Hiếu Đằng nằm trên giường bệnh mới mở mắt.
Thu Hà
- Người dân Sài Gòn thường đến thắp nhang vào lư hương tại tượng đài Đức Trần Hưng Đạo ở Công trường Mê Linh, Bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Lư hương nầy luôn tỏa khói hương bay vạn dặm...
- Người dân cả nước khi có nguyện vọng gì, hay tụ tập tại đây viện cớ thắp nhang, để cùng nhau trao đổi tin tức hợp pháp. Xem Đức Trần Hưng Đạo là lãnh tụ tinh thần.
- Ngay sau ngày 30/4/1975, người dân muốn vượt biên ngã Thủ Thiêm để ra cửa Nhà Bè, biển Cần Giờ. Họ đều hẹn nhau đến khấn trước tượng Đức Trần Hung Đạo, rồi qua phà Thủ Thiêm, xuống "cá nhỏ" ra Cần Giờ lên "cá lớn" vượt biển. Đa số các thuyền nhân đều đi trót lọt. Nhờ tượng Đức Trần Hưng Đạo trõ ngón tay ra hướng biển Đông, lệnh: "HÃY VƯỢT BIÊN"!
Nên, tượng Đức Trần Hưng Đạo Sài Gòn nổi tiếng như tượng Nữ Thần Tự Do New York!
Barny Phan
Chắc là không vì họ giử lại để lư hương đó trên bàn thờ cụ Hồ . Bác Hồ thường sánh mình ngang hàng với đức Thánh Trần. Nghe bài thơ của ông ta gọi Đức Thánh Trần bằng "bác" thì rỏ :

Suy ra tôi bác cũng anh hùng,
Sau trước cùng chung giữ núi sông.
Bác đuổi quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi xua giặc Pháp, ngọn cờ hồng.
Bác đưa dân tộc qua nô lệ,
Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.
Bác có khôn thiêng cười một tiếng,
Giùm tôi kháng chiến sớm thành công.…See More
Nhi Yen
Đồng thời trả lại con Rùa bằng đồng đen? trước 1975... ở Hồ Con Rùa ở Saigon...!
Ky Tran
Lệnh của Mr Tập ai là người giám cưỡng lại?

song  
#2 Đã gửi : 20/09/2021 lúc 01:21:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chuyện lư hương Đức Thánh Trần: Đi tìm sự chân thành

UserPostedImage
Đền thờ và tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo tại số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, nơi lư hương được chuyển về Tiền Phong

Nước Úc có một ngày lễ gây tranh cãi suốt nhiều thập niên, đó là ngày 26/1, tên gọi của ngày lễ này được cũng được đặt lại với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Khởi đầu, ngày này được gọi chung là ngày lễ Quốc Khánh của Úc, vì đó là ngày đánh dấu sự kiện năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip đã dựng cờ Anh và tuyên bố đây là vùng đất thuộc sở hữu của đế quốc Anh ở Port Jackson (ngày nay là Sydney Cove).
Nhưng dĩ nhiên, đó cũng là một lời khẳng định về sự xâm lược của nước Anh đối với một vùng đất mà thổ dân Úc đã sinh sống từ bao đời. Những cuộc xung đột xảy ra, và khát vọng “giải phóng” của người Anh cũng đã mở ra một thảm cảnh về việc cách ly hàng ngàn trẻ em thổ dân với cha mẹ và làng quê, để giáo dục văn minh tách biệt, nhằm tạo một nước Úc có văn hóa nền của Châu Âu. Câu chuyện thật dài, đầy máu và nước mắt, là một góc của lịch sử nhân loại ở những thế kỷ trước.
Những cộng đồng thổ dân ở Úc phát triển và hội nhập vào cuộc sống chung hôm nay, kể cả người Úc da trắng, vẫn luôn chất vấn về ý nghĩa của ngày Quốc Khánh Úc 26/1. Ngày lễ 26/1 này từng được vận động gọi tên là Ngày Xâm Lược, Ngày Thương Khóc… Sai lầm từ lịch sử, vẫn luôn được người dân kêu đòi phải có sự nhìn nhận đúng, gọi tên đúng và phải có người hôm nay chịu trách nhiệm.
Ở một quốc gia văn minh, quyền được lên tiếng và thậm chí phủ nhận luôn cả ngày Quốc khánh, vẫn không bị coi là tội, cũng không ai bị khép vào cái nhìn là âm mưu lật đổ chế độ hay tuyên truyền chống nhà nước. Bởi một nhà nước văn minh đích thực và vì dân, họ biết rằng mọi hành động chủ trương bảo vệ mình, chống lại nhân dân, chỉ biến họ trở thành loại đồ tể với nhân quyền và dân chủ.
Tháng 2/2008, Thủ tướng Úc là Kevin Rudd đã chính thức đưa ra lời xin lỗi trước toàn quốc gia, gửi tới những người dân bản địa của Úc, đặc biệt là những thế hệ bị đánh cắp mà cuộc sống của họ đã bị tàn phá bởi các chính sách cưỡng bức trẻ em và đồng hóa bản địa trong quá khứ rất xa của nước này.
Lời xin lỗi của ông Kevin Rudd, được tạm dịch một phần như sau: ”Chúng tôi xin lỗi vì luật pháp và chính sách của các quốc hội và các đời chính phủ đã gây ra đau thương, đau khổ và mất mát sâu sắc cho những người Úc trên quê hương chúng ta. Chúng tôi đặc biệt xin lỗi vì đã loại bỏ trẻ em thổ dân và Cư dân trên eo biển Torres khỏi gia đình, cộng đồng và đất nước của họ”.
Rất nhiều bài báo, hình ảnh, video của cả thế giới ghi lại những giờ phút đó. Rất nhiều người đã khóc, nhiều người ôm chặt lấy nhau. Sự xúc động không chỉ vì nhân phẩm và giá trị nguyên bản của con người được nhìn nhận đúng trong thế giới văn minh và khát vọng hòa giải, mà họ còn khóc vì thấy mình may mắn sống trong một thể chế biết yêu tương lai của đất nước và con người hơn là gánh nặng của lý tưởng chính trị.
Câu chuyện cũ của xứ xa được viết lại dài dòng, chỉ để nhắc rằng bài báo tha thiết kêu gọi trả lại lư hương của của Đức Thánh Trần tại tượng đài ở Bến Bạch Đằng mới đây, được đăng trên báo Người Đô Thị, không phải là tiếng kêu đơn lẻ. Nó là sự đau đớn của cả một dân tộc về sự báng bổ một hình tượng vĩ đại trong lịch sử người Việt. Sự báng bổ chưa bao giờ xảy ra trong mọi triều đại Việt đối kháng nhau, mà xưa nay chỉ có thể nằm trong tưởng tượng về bọn ngoại bang xâm lược hay vong quốc.
Bài báo ấy có tên “Nhân giỗ Đức Thánh Trần: cần đặt lại lư hương và tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo” của tác giả Phúc Tiến, xuất hiện trên trang nhà Người Đô Thị vào ngày 17-9-2021, được vài tiếng đồng hồ, đã bất ngờ bị ẩn đi. Đó là một bài viết thật sự hiếm hoi đặt vấn đề về một giá trị dân tộc tổn thương từ sự cường quyền, nhưng rồi cũng chịu chung số phận với mọi lời ngay thẳng trước lưỡi gươm kiểm duyệt, hoặc bởi sĩ diện của một cá nhân nào đó.
UserPostedImage
Lư hương Đức thánh Trần ở vị trí cũ tại tượng đài Trần Hưng Đạo trước khi chuyển đi.

Nhưng với nhân dân, tiếng kêu phẫn uất về hình tượng trang nghiêm của một tượng đài lịch sử bị xúc phạm, vẫn không ngừng vang lên kể từ ngày 17-2-2019 – ngày mà mọi người Việt khắp nơi trên địa cầu đều sững sờ thấy những chiếc xe rác bao vây tượng đài Đức Thánh Trần, và xe cẩu kéo chiếc lư hương yên vị hơn nửa thế kỷ về một nơi ẩn khuất, lấy cớ là để sửa chữa và tôn tạo khu vực.
Cho tới giờ phút này, mọi sự giải thích của chính quyền về hành động cẩu lư hương của Đức Thánh Trần luôn mập mờ và vô nghĩa. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư thành phố, người chịu trách nhiệm chính về sự kiện này thì luôn né tránh. Còn bà Trần Kim Yến – Bí thư Quận ủy quận 1 thì tuyên bố một cách vô đạo, vô luân thường rằng lư hương Trần Hưng Đạo được dời về đền thờ trên đường Võ Thị Sáu vì "Công viên không phải là nơi thờ phụng, mà việc thờ phụng này nên được đặt ở đình, đền, chùa sẽ đúng hơn. Đó là việc hết sức bình thường. Mình đưa việc thờ phụng về đúng vị trí".
Trong một bài viết phản ứng từ lúc ấy, có tên “Đỉnh lư hương và thói dối trá”, Giáo sư Hoàng Dũng đã viết rằng “Không lẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh thì được phép có lư hương (ở công viên), mà Đức Trần Hưng Đạo lại không?”. Dối trá là cách mỗi người Việt Nam gọi tên hành động và lý lẽ của những kẻ có quyền đã múa lưỡi, nhưng tận cùng, đó là sự vong bản nhục nhã khôn xiết trước tổ tiên mình.
Từ năm 2019, rộ lên tin đồn về chuyện chính quyền hiện nay muốn thủ tiêu các tượng đài, miếu đền… do chế độ cũ dựng nên, bởi muốn dứt điểm quá khứ. Chuyện dời lư hương và bỏ mặc như vậy, chỉ là nằm trong chuỗi hành động. Thật khó tin đó là chuyện có thật, nhất là với một chế độ trong thời đại văn minh.
UserPostedImage
Lư hương Đức thánh Trần ở vị trí mới. Hình: Tiền Phong

Tổ tiên Việt Nam chưa bao giờ phân biệt đứa con nào thờ phụng mình. Trả lại lư hương là cách chứng minh những lời đồn tồi tệ đó không có thật, và cũng để chứng minh rằng trong chế độ hôm nay, không có chuyện quyền lực cá nhân hay sĩ diện của một quan chức có thể ngồi xổm trên linh hồn tổ tiên, và của một cộng đồng dân cư đã sống với giá trị tâm linh đó suốt bao nhiêu năm nay.
Quả bóng đang ở chân những người có trách nhiệm hôm nay. Những sai lầm hôm qua không có nghĩa là thứ nhất định hôm nay buộc mọi người phải cùng chia nhau vuốt mặt.
Những người da trắng và thổ dân ở nước Úc đã cho nhau cơ hội, cầm tay nhau để gọi tên quê hương là của chung, quốc gia chân thành sám hối trước sai lầm của hàng trăm năm, để cùng đi tới một giá trị chung.
Nhưng ở Việt Nam, nếu vẫn có những người vẫn im lặng trá ngụy, ôm chặt sự hủy diệt những điều thiêng liêng nhất trong lòng dân tộc, bất chấp tiếng kêu gào tức giận không thôi của dân chúng, thì tư cách nào để chúng ta gọi nhau là đồng bào?

Tuấn Khanh (Blog RFA)
UserPostedImage
Duy Hữu, USA says:
Đồng chí, nhưng không phải là đồng bào.
Đồng bào, nhưng không phải là đồng chí.

Đồng chí chỉ giết đồng bào.
Đồng bào đành đồng tâm, đồng lòng diệt đồng chí.
Lão nông dân says:

Chuyện trong mơ!!!
Chân thành đâu ra dưới chế độ cai trị bằng sự dối trá lừa lọc???
Vô gia đình,vô tổ quốc,chỉ biết có lênin,stalin và mao,ba con quỷ khát máu là kim chỉ nam của già hồ…
Bởi thế dân tình điêu đứng đất nước tan hoang…
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.184 giây.