logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/07/2022 lúc 10:48:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Blogger Nguyễn Lân Thắng. Facebook Nguyen Lan Thang

Việc chính quyền Việt Nam bắt giữ blogger Nguyễn Lân Thắng với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước hôm 5/7 là tin tức được chia sẻ và bình luận nhiều trên mạng xã hội Facebook ở Việt Nam tuần này, trong đó có không ít những ý kiến ủng hộ những hoạt động vì xã hội của ông.
Giống như trong nhiều vụ án chính trị khác, ông Nguyễn Lân Thắng, 47 tuổi và là bố của hai đứa con 8 tuổi và 2 tuổi, sẽ bị biệt giam ít nhất bốn tháng trong giai đoạn điều tra, và đối diện với mức án có thể từ 7 năm đến 12 năm tù, thậm chí 20 năm tù nếu bị kết tội.
Ông xuất thân từ gia đình khoa bảng nổi tiếng nhất lịch sử đương đại Việt Nam, với ông nội là giáo sư Nguyễn Lân, nhà nghiên cứu kiêm biên soạn Từ điển Tiếng Việt được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong nhiều thập niên qua. Tám người con của cụ Nguyễn Lân, trong đó có ông Nguyễn Lân Tráng- bố của ông Nguyễn Lân Thắng, là tiến sỹ, và bảy trong số họ có học hàm giáo sư hoặc phó giáo sư trong giáo dục và y học. Bác của ông, giáo sư Nguyễn Lân Dũng còn là đại biểu quốc hội nhiều khoá.
Chọn con đường dấn thân, đấu tranh về chủ quyền quốc gia và môi trường
Với một gia đình công thần của chế độ như thế, bản thân là kỹ sư xây dựng, ông có thể có một tương lai tốt nếu “ngoan ngoãn” gắn mình với chế độ. Tuy nhiên, ông đã chọn con đường dấn thân trong nhiều hoạt động dân sự vốn có lịch sử non trẻ ở một quốc gia bị đảng cộng sản độc quyền chính trị từ nhiều thập niên qua.
Xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam phát triển mạnh từ năm 2011 khi Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông. Khi đó nổ ra 11 cuộc biểu tình trong 11 sáng chủ nhật ở trung tâm thành phố Hà Nội, có lúc tập hợp được hàng trăm người cho dù nhiều buổi bị công an đàn áp khốc liệt.
Ông Nguyễn Lân Thắng hoà mình vào các cuộc biểu tình này. Với kỹ năng chụp ảnh, ông là một trong số ít ký giả ảnh đưa tin về các hoạt động còn khá mới mẻ này ở Việt Nam.
Nói về ông, bà Nguyễn Kim Tiến, một nhà hoạt động tham gia nhiều cuộc biểu tình ôn hoà ở Hà Nội trong thập nhiên trước và thường được gọi là “hoa hậu biểu tình,” trao đổi với phóng viên Đài Á Châu Tự Do:
“Em quen biết anh Nguyễn Lân Thắng trong cuộc biểu tỉnh năm 2011 chống Trung Quốc xâm lược. Lúc biểu tình thì không ai quen biết ai nhưng sau mọi người ngồi lại và giới thiệu qua và biết lẫn nhau. Sau nhiều cuộc biểu tình thì có sự kết nối giữa những người hoạt động với nhau. Em quen với anh Nguyễn Lân Thắng từ đó.
Hồi đó mọi người đi với một sự nhiệt huyết…. Giữa em và anh Thắng không có nhiều hoạt động chung nhưng những gì em biết là anh Thắng tham gia rất nhiều hoạt động như là biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, xuống đường bảo vệ cây xanh, và một số hoạt động khác bảo vệ môi trường như phản đối Formosa xả thải ở ngoài biển.
Anh Thắng có tài chụp ảnh. Ảnh anh chụp rất đẹp. Anh Thắng hay mang máy ảnh trong các cuộc biểu tình và chụp nhiều bức ảnh để lưu lại những dấu ấn kỉ niệm về các cuộc biểu tình.”
Ông Nguyễn Lân Thắng cũng là một trong những nhân vật chủ chốt của Đội bóng No-U Hà Nội- tập hợp của những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc thường gặp nhau để luyện tập thể thao và chia sẻ về các vấn đề xã hội trong chiều chủ nhật trong thời gian từ tháng 10 năm 2011 đến 2017 trước khi bị lực lượng an ninh can thiệp khiến đội bóng không thể hoạt động công khai.
UserPostedImage
 Blogger Nguyễn Lân Thắng mặc áo của đội bóng No-U FC trong một trận đấu giao hữu ở Hà Nội hôm 9/7/2017. AFP
Blogger Nguyễn Lân Thắng với phong cách hóm hỉnh
Không chỉ là một nhiếp ảnh gia, ông Nguyễn Lân Thắng còn là blogger của Đài Á Châu Tự Do, với hàng chục bài viết về nhiều khía cạnh ở Việt Nam. Bài cuối cùng của ông viết về việc Nga lách cấm vận quốc tế trong việc xuất khẩu dầu sau khi Putin xua quân xâm lược Ukraine bằng cách bán lậu dầu trong vùng biển quốc tế.
Trên Facebook, ông lấy nickname Ông Ké, với nhiều bài viết chế giễu lãnh tụ Hồ Chí Minh và nhiều quan chức cao cấp của chế độ cùng nhiều chính sách chỉ có lợi cho nhóm cầm quyền mà không mang lại lợi ích cho dân chúng và đất nước.
Cây bút Võ Ngọc Ánh, người thường viết cho BBC cũng như Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), viết trên trang Facebook cá nhân của mình rằng tuy chưa gặp trực tiếp Nguyễn Lân Thắng bao giờ nhưng hai người thường xuyên nói chuyện trực tuyến để chia sẻ tình hình chính trị trong nước mà nhiều người Việt không dám nói. Theo nhà báo đang định cư ở Hoa Kỳ này thì ông Nguyễn Lân Thắng rất thẳng thắn, chọn cuộc sống có giá trị chứ không phải là một cuộc sống an nhàn và an toàn.
UserPostedImage
 Blogger Nguyễn Lân Thắng trong một chuyến đi từ thiện chụp hình cùng các em nhỏ vào năm 2019. Facebook Nguyen Lan Thang

Nhà từ thiện Nguyễn Lân Thắng ở miền Trung và vùng cao phía Bắc
Ông cũng tham gia vào hoạt động từ thiện, trong đó có cứu trợ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung và vùng núi phía Bắc cũng như xây dựng nhiều lớp học cho học sinh vùng cao hay đơn giản là phát quà cho chúng trong dịp Trung thu cùng với một số thành viên khác của No-U Hà Nội.
Nói về hoạt động thiện nguyện của ông Nguyễn Lân Thắng, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, vợ chưa cưới của tù nhân lương tâm Đỗ Nam Trung, cho Đài á Châu Tự Do biết, bà là một người bạn của ông Nguyễn Lân Thắng cùng tham gia hoạt động thiện nguyện nhiều lần, trong đó có vụ giúp bà con ở Văn Chấn- Yên Bái trong vụ lũ quét hay ở miền Trung năm 2019.
“Tôi không nghĩ con người anh ấy nhỏ bé mà làm được quá nhiều việc như vậy. Qua những buổi thiện nguyện như thế, tôi thấy anh ấy là một con người nhiệt huyết cả về tâm và sức mặc dù sức khoẻ của anh ấy không được tốt do bị bệnh hen…. Tuy những việc làm của anh Thắng cho xã hội và cộng đồng không phải là điều gì quá to lớn nhưng anh đã hy sinh bản thân và thời gian cho vợ con để giúp đỡ bà con. Tôi rất trân trọng con người của anh ấy khi anh được thấy anh ấy thực hiện những công việc theo lương tâm mà anh ấy nghĩ cần phải làm.”
Dường như sẵn sàng với việc bị bắt giữ, ông Nguyễn Lân Thắng, trong một bài viết trên Facebook chia sẻ với con gái tên Đậu, nói rằng ông có thể có nhiều lựa chọn. Nếu chấp nhận cuộc sống giả dối, tung hô những điều dối trá, tận dụng những quan hệ và lợi thế sẵn có thì ông và gia đình sẽ chả thiếu thứ gì và có thể ra nước ngoài sinh sống không cần biết nước Việt tan hoang ra sao. Tuy nhiên, ông không thể chấp nhận làm kẻ bỏ chạy mà phải chiến đấu bằng được để giữ mái nhà tổ quốc này cho con mình. Ông cũng nói ông không thể nhởn nhơ sống cho riêng mình khi xung quanh toàn khổ đau và nước mắt vì đối với ông, đó không phải là hạnh phúc.
Như thể biết mình sẽ bị giam cầm, ông nói với con rằng đời ông có thể bị coi là thất bại, nhưng đã “tuyệt vọng chiến đấu để con có cuộc sống hạnh phúc đích thực.”

Theo RFA
song  
#2 Đã gửi : 09/07/2022 lúc 11:32:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ông Nguyễn Lân Thắng đã trù tính khả năng bị bắt từ hai năm trước

UserPostedImage
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng

Trong một đoạn nói chuyện được thâu âm, giữa ông Nguyễn Lân Thắng và một người làm truyền thông ở hải ngoại vào năm 2020, trước viễn cảnh có thể bị bắt, ông Thắng nói rằng: “Những video hay những âm thanh, hình ảnh nào đó của tôi, các kiểu, ở trên truyền thông vào lúc tôi bị bắt, thì nó không đại diện cho suy nghĩ, chính kiến, cũng như nguyện vọng của tôi.”

Đoạn thâu âm nói trên được người thâu trao cho VOA, kèm theo lời ông Thắng nói gần đây, rằng ông ấy và các anh chị em như ông ấy “luôn nằm trong danh sách chờ “nhập kho” – tức bị bắt.”
Đoạn nói chuyện được thâu vào ngày 29 tháng Chín, 2020, liên quan đến vụ Phạm Chí Thành. Ông Thắng nói rằng, “Hiện tại, tôi đang ở trong một đợt điều tra thẩm vấn một số những việc liên quan đến vụ ông Phạm Chí Thành. Ngoài những chuyện đó, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục khai thác tôi, hỏi những chuyện gì, và tôi cũng không biết là thực sự sẽ diễn ra bao lâu. Nhưng khi các bạn nghe được âm thanh này thì có thể là tôi đã bị tạm giam hay tạm giữ.”

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...42-36be-08da5ec1440e.mp4

Ông Phạm Chí Thành, tức nhà văn Phạm Thành, 70 tuổi, người viết sách chỉ trích Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vào tháng 7 năm 2021 bị một tòa án ở Hà Nội tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù và 5 năm quản chế vì “tuyên truyền chống nhà nước”. Ông Thành, viết blog với tên Bà Đầm Xòe, bị chính quyền Việt Nam bắt giam vào ngày 21/05/2020.
Ông Thắng, 47 tuổi, bị công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam hôm 5/7, với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ Luật hình sự năm 2015, cùng tội danh với ông Thành.
Người trao đoạn thâu âm cho VOA nói rằng, ông Thắng “nhờ trao cho truyền thông khi anh ấy gặp nạn.”
“Tôi muốn nói rằng là, dù có thể sau này, những video hay những âm thanh, hình ảnh nào đó của tôi, các kiểu, ở trên truyền thông vào lúc tôi bị bắt, thì nó không đại diện cho suy nghĩ, chính kiến, cũng như nguyện vọng của tôi, mà có thể tôi bị một cái sự là thẩm vấn gắt gao hay là một sự đe dọa nào đó liên quan đến gia đình, bạn bè, liên quan đến những người thân yêu của tôi.” Đoạn thâu âm có lời ông Thắng.
Ông Thắng còn nói: “Và những lời tôi nói trên truyền thông lúc đó sẽ không có giá trị đại diện cho tất cả những suy nghĩ của tôi. Trước sau như một, tôi luôn luôn mong muốn đất nước Việt Nam sẽ có một nền dân chủ, có cuộc sống tự do, và những ý chí nguyện vọng của nhân dân được cất lên một cách tự do, không bị ràng buộc, không bị áp đặt.”
Người hỏi chuyện ông Thắng có đặt câu hỏi, rằng lúc phát biểu này, ông có “tỉnh táo” không? Và “có ý định tự hại nào đến thân thể?”
Ông Thắng trả lời: “Tôi sẽ không làm gì để tự hại đến thân thể của mình. Nếu tôi có bị thương tật, bị ốm, thậm chí có thể là chết, thì đó không phải là ý chí hay nguyện vọng của tôi.”
Trao đổi với VOA vào tháng 4/2022, ông Nguyễn Lân Thắng bày tỏ sự kỳ vọng vào sự thay đổi tình hình chính trị ở Việt Nam, nhấn mạnh rằng đó sẽ là sự thay đổi đến từ chính người dân.
“Người Việt Nam, sẽ có nhiều người thức tỉnh hơn, người ta hiểu được những vấn đề về chính trị, những vấn đề đang chi phối đất nước, và tại sao mà cuộc sống của người ta lại chưa được như mong đợi.
“Mọi điều bắt đầu từ sự mong ước. Và khi đã mong ước, có sự hiểu biết thì có lẽ đó là cơ hội mới cho đất nước thay đổi. Nó đến từ người dân, chứ không phải phụ thuộc vào người cầm quyền hay một thế lực chính trị nào.”
Một số nhà hoạt động và blogger tại Việt Nam từng dự báo trước khả năng mình có thể bị chính quyền bắt giam và chia sẻ quan điểm cá nhân trước khi bị bắt.
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, hiện đang thụ án tù 9 năm cũng với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”, đã chuẩn bị bức thư với tiêu đề “Nếu tôi có đi tù” được công bố ngay sau khi bà bị bắt vào tháng 10/2020, trong đó viết: “Tôi không cần tự do cho riêng mình”, “Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho Việt Nam,” đồng thời kêu gọi vận động cho luật bầu cử mới.
Tương tự, tiên liệu trước việc bị chính quyền bắt giữ khi lên tiếng về các vấn đề được cho là “bất công” ở Việt Nam, như tranh chấp đất đai ở Dương Nội và vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, hai anh em nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư nói trong một video về quá trình hoạt động ôn hòa, bất bạo động của mình. Ông Phương và ông Tư, hiện đang thụ án tù lần lượt 10 năm tù và 8 năm tù sau khi bị bắt từ giữa năm 2020, bày tỏ trong video mong muốn của mình rằng “mọi người dân được đối xử công bằng trước pháp luật”, và “quyền con người được tôn trọng”.



Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.128 giây.