logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/12/2022 lúc 04:36:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà báo Phạm Đoan Trang, người đang phải thụ án tù chín năm với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước"
CPJ

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), trụ sở chính tại Pháp, vào ngày 14/12 ra thông cáo báo chí về con số kỷ lục 533 nhà báo hiện đang bị giam tù khắp nơi trên thế giới trong năm 2022. Ngoài ra trong năm qua còn có 57 nhà báo bị sát hại khi tác nghiệp, 65 nhà báo đang bị bắt làm con tin và 49 người mất tích.
Tổng Thư ký RSF Christophe Deloire được dẫn lời trong thông cáo rằng: “Các thể chế độc tài-toàn trị đang lấp chỗ trống trong các nhà tù của họ nhanh chóng hơn qua việc giam cầm các nhà báo. Kỷ lục mới về số nhà báo bị bỏ tù khẳng định nhu cầu cấp thiết phải chống lại những chính phủ vô đạo đó và lan tỏa đoàn kết tích cực đến với những ai mang lý tưởng tự do báo chí, độc lập và đa nguyên”.
Thông cáo cũng nhắc đến trường hợp nữ nhà báo Phạm Đoan Trang tại Việt Nam. Theo đó, nội dung chỉ trích Chính phủ trong các bài viết của bà là lý do để bà phải chịu án chín năm tù theo cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước”. Sau hai năm bị giam giữ ở Hà Nội, nay bà phải thụ án tại một nhà tù cách gia đình 1.000 km. Biện pháp này bị cho là nhằm bưng bít thông tin về tình hình sức khỏe của tù nhân. Nhà báo Phạm Đoan Trang từng được trao giải “Tác động” của RSF năm 2019.
Theo RSF, ngoài nhà báo Phạm Đoan Trang, còn ba nhà báo nữ khác bị giam tù tại Việt Nam.
RSF xếp Việt Nam vào nhóm năm quốc gia giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế giới. Trung Quốc có tổng cộng 110 nhà báo bị giam tù, Myanmar 62, Iran 47, Việt Nam 39 và Belarus 31.
Theo RSF, dưới chế độ toàn trị cộng sản do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, những nỗ lực đàn áp báo chí độc lập vẫn tiếp diễn. Trong thời gian năm năm, số nhà báo bị cầm tù tăng gấp đôi.

THeo RFA
song  
#2 Đã gửi : 14/12/2022 lúc 04:49:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phóng Viên Không Biên Giới: Số nhà báo bị giam giữ đạt kỷ lục trong năm 2022

UserPostedImage
Ảnh minh họa : Người biểu tình cầm tấm biển có dòng chữ "báo chí không phải là tội ác" trong một cuộc biểu tình ủng hộ tự do báo chí ở Berlin, Đức. © BRITTA PEDERSEN/DPA/AFP via Getty Images

Theo báo cáo thường niên mà tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) của Pháp công bố hôm nay 14/12/2022, tính đến ngày 01/12/2022, trên thế giới có tổng cộng 533 nhà báo bị giam giữ trong tù. Con số các nhà báo bị bỏ tù như vậy đã tăng 13,4% trong vòng 1 năm. Số nhà báo bị giết hại là 57, tăng 18% so với năm trước. Đây là những kỷ lục mới đáng buồn đối với tự do báo chí.
Phát ngôn viên RSF, Pauline Ades-Mevel, nhận định « chưa bao giờ RSF thấy số nhà báo bị cầm tù cao đến như vậy ». Điều này khẳng định rằng các chế độ chuyên chế vẫn tiếp tục bỏ tù, thậm chí không qua xét xử, các nhà báo « làm phiền » chế độ. Chỉ hơn 1/3 số nhà báo bị xét xử trước khi bị bỏ tù và ngày càng có nhiều nhà báo nữ bị cầm tù. Đối với RSF, tình hình rất đáng lo ngại.
Với 39 nhà báo bị giam giữ, Việt Nam cùng với Trung Quốc (110), Miến Điện (62), Iran (47) và Bélarus (31) là những nước bị tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới xếp vào danh sách các « nhà tù lớn nhất thế giới ». Hơn một nửa số nhà báo hiện bị giam giữ trong tù là ở các nước nói trên. Báo cáo của RSF cũng cho biết số nhà báo bị cầm tù tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm.
Theo RSF, Iran đã « trở thành một trong những chốn ngục tù tệ nhất đối với các nhà báo » do Iran trấn áp người biểu tình và các nhà báo đưa tin về phong trào đấu tranh chống chế độ Hồi Giáo Teheran trong những tháng qua. Về Trung Quốc, dù vẫn dẫn đầu danh sách các nước bỏ tù nhà báo, nhưng số nhà báo bị giam giữ đã giảm nhẹ.
Về số nhà báo bị giết hại, con số năm vừa qua đã tăng thêm 18%, lên thành 57 người. Số nhà báo, phóng viên hiện vẫn bị bắt làm con tin là 65, đơn cử trường hợp nhà báo Pháp Olivier Dubois, bị một nhóm khủng bố Hồi Giáo trực thuộc Al-Qaeda giữ làm con tin từ 20 tháng nay. Ngoài ra, RSF cũng ghi nhận 49 nhà báo bị mất tích.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 19/12/2022 lúc 12:39:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Báo cáo thường niên của RSF: Việt Nam đứng thứ tư thế giới về bỏ tù nhà báo

UserPostedImage
Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về bỏ tù nhà báo, theo báo cáo của RSF, 14/12/2022.

Việt Nam đứng thứ tư thế giới về số lượng các nhà báo bị chính quyền bỏ tù trong năm qua, theo một bản báo cáo thường niên của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) được công bố cách đây ít ngày.
Bản báo cáo có tên “Tổng kết 2022 - Các nhà báo bị giam cầm, giết hại, giữ làm con tin và mất tích” được tổ chức có trụ sở ở Paris, Pháp, đưa ra hôm 14/12. Trong phần nói về các nhà báo bị giam cầm, báo cáo cho biết có 39 nhà báo đang phải ngồi tù ở Việt Nam, con số này đặt đất nước có chính quyền cộng sản ở vị trí số 4 trong số các nước bỏ tù nhiều nhà báo nhất.
Đứng số 1 trong danh sách nêu trên là Trung Quốc, cũng là một nước cộng sản, với 110 nhà báo bị cầm tù; tiếp theo là Myanmar, 62 nhà báo; và thứ ba là Iran, 47 nhà báo. Đứng thứ năm, dưới Việt Nam, là Belarus, nơi có 31 nhà báo bị bỏ tù. RSF nói rằng 5 nước nêu trên chiếm 54% số các nhà báo bị chính quyền giam cầm.s
RSF nhận xét rằng ở Việt Nam và Belarus, mặc dù số nhà báo bị bắt giam giảm xuống một chút trong năm 2022, song hai chính quyền chuyên chế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Lukashenko vẫn tiếp tục các nỗ lực dẹp tan truyền thông độc lập.
Nhìn rộng hơn, trong 5 năm trở lại đây, số nhà báo bị bỏ tù ở Việt Nam đã tăng gấp đôi so với khoảng thời gian tương tự trước đó, báo cáo của RSF cho hay.
Một trong những khuôn mặt nhà báo nữ bị bỏ tù được nêu bật trong báo cáo là bà Phạm Đoan Trang. RSF cho biết bà Trang hiện đang thụ án tù 9 năm về tội “tuyên truyền chống nhà nước” do bà viết các bài chỉ trích chính phủ.
Nữ nhà báo từng được trao giải Tầm ảnh hưởng của RSF hồi năm 2019 hiện bị giam trong một nhà tù ở miền nam cách nhà 1.000 kilomet, bị RSF xem là một chiêu trò của nhà chức trách để bịt thông tin về tình trạng sức khỏe của tù nhân. Có 3 nhà báo nữ khác ở Việt Nam cũng đang chịu cảnh tương tự.
Theo quan sát của VOA, Hà Nội chưa có phản ứng gì về bản báo cáo của RSF. VOA cố gắng liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để tìm hiểu quan điểm của họ về vấn đề này nhưng không nhận được hồi đáp.
Các đại diện của chính quyền và Bộ Ngoại giao Việt Nam lâu nay vẫn thường tuyên bố rằng đất nước này tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và các quyền tự do hợp pháp khác của người dân; không ai bị bỏ tù vì thực hiện các quyền đó và những người bị chính quyền kết án tù là do vi phạm luật hình sự.
Bất chấp các tuyên bố như vậy từ phía Hà Nội, Mỹ, một số nước phương Tây và các tổ chức về nhân quyền, tự do báo chí không ít lần kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền và trả tự do cho những người bị bỏ tù chỉ vì họ lên tiếng một cách ôn hòa.
Bên cạnh lời báo động về tổng cộng 533 nhà báo bị bỏ tù trên toàn thế giới, bản báo cáo hôm 14/12 của RSF nhắc nhở mọi người về sự mất mát đau buồn là trong năm qua có tới 57 nhà báo đã thiệt mạng hoặc bị giết hại.
Ba nước bị xem là nguy hiểm nhất đối với báo giới trong năm 2022, theo RSF, là Mexico với 11 nhà báo thiệt mạng; Ukraine, với 8 trường hợp tử vong; và Haiti, có 6 vụ nhà báo bị chết.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.