logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/08/2023 lúc 10:54:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tử tù Nguyễn Văn Chưởng
Facebook

Ân Xá Quốc Tế (Amnesty Interantional) hôm 7/8 lên tiếng kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải ngưng ngay mọi kế hoạch tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng vì những quan ngại liên quan đến việc tra tấn bức cung và thiếu một phiên tòa công bằng đối với ông Chưởng.

Gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng (40 tuổi) vào ngày 4/8 nhận được giấy báo từ Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng, thông báo cho gia đình chuẩn bị làm thủ tục nhận tro cốt, tử thi của người bị thi hành án tử hình trong vòng ba ngày. Tuy nhiên, gia đình ông Chưởng không nhận được bất cứ thông báo nào về việc thi hành án trong khi tử tù Nguyễn Văn Chưởng và gia đình suốt 15 năm qua liên tục kêu oan lên các cấp chính quyền.

Phó giám đốc khu vực phụ trách về nghiên cứu của Amnesty International, Motse Ferrer, được trích lời trong thông cáo báo chí của tổ chức này nói:

“Giới chức Việt Nam cần ngay lập tức bỏ các kế hoạch thi hành án đối với Nguyễn Văn Chưởng. Vụ án của ông ngay từ đầu đã có vấn đề bởi những cáo buộc gây thắc mắc bao gồm việc ông bị đánh đập, bị treo ngược người khi hỏi cung để ép nhận tội. Những cáo buộc này là nghiêm trọng, phủ bóng tối lên việc kết án và đòi hỏi phải có một điều tra độc lập, công bằng. Nếu các giới chức Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch tử hình, thì họ đã tước đi mạng sống của Nguyễn Văn Chưởng một cách tùy tiện.”

Nguyễn Văn Chưởng bị kết án trong một vụ án cướp của và giết người vào năm 2007 cùng với hai người khác. Ông bị kết án tử hình. Nguyễn Văn Chưởng đã bác bỏ các cáo buộc và gửi thư cho gia đình khẳng định mình bị tra tấn và đối xử tàn tệ khi bị công an giam giữ điều tra để khiến ông phải nhận tội giết người. Ông cho gia đình biết mình bị cởi quần áo, treo người lên và bị đánh trong quá trình hỏi cung. Phía công an đã bác bỏ những cáo buộc này.

Thêm vào đó, hai nhân chứng của vụ án sau đó cũng đã lên tiếng nói rằng họ bị Công an Hải Phòng hành hạ và dọa nạt để bức cung.

Việc thi hành án tử hình ở Việt Nam hiện vẫn được coi là bí mật quốc gia nên các tổ chức nhân quyền quốc tế không có được số liệu về các án tử hình được thi hành hàng năm tại Việt Nam. Những vụ thi hành án tử hình rất ít khi được báo Nhà nước loan tải. Tuy nhiên, Amnesty International cho rằng hàng chục vụ án tử hình vẫn được thi hành hàng năm tại Việt Nam.

Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước quốc tế về chống tra tấn và Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).

Theo Amnesty International, khi một án tử hình được thi hành sau một phiên tòa không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và các tiêu chuẩn theo Điều 14 của ICCPR thì điều này đã vi phạm luật quốc tế, và việc thi hành án là tùy tiện.

Theo RFA
song  
#2 Đã gửi : 07/08/2023 lúc 11:01:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng: Nhà nước vấy máu dân oan

UserPostedImage
Gia đình kêu oan cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Facebook

Sau 15 năm kêu oan cho con, cha mẹ Nguyễn Văn Chưởng từ một thầy lang khá giả phải bán nhà cửa, tài sản trở thành người vô gia cư, ăn ngủ vật vạ gầm cầu, lề đường. Ngày 4-8 gia đình “tử tù” được Tòa án thông báo lựa chọn hình thức nhận thi hài con. Thủ tục thi hành án đã khởi động. Điều đáng nói bản án này, không chỉ bị án, gia đình, luật sư kêu oan mà chính Viện Kiểm Sát Tối Cao, Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội cũng thấy oan nhưng nó vẫn được thi hành. Nhân danh nhà nước giết oan người vô tội, nền tư pháp và cả bộ máy nhà nước đang vấy máu dân oan
Đêm 4-8, dư luận mạng xã hội bùng vở sự căm phẫn với thông tin sét đánh từ nhà báo Nguyễn Đức “Tử tù” Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án”. Kèm theo đó là hình ảnh văn bản lạnh lùng “Thông báo về việc làm đơn xin nhận thi hài tro cốt của người đã bị thi hành án tử hình”
!Nhà báo nhắn tin cho Chủ tịch nước!
Không chỉ thông tin đơn thuần, phần cuối status, Nguyễn Đức đã kiến nghị “Tôi kiến nghị Chủ tịch nước cần xem xét hoãn thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần xem xét lại vụ án này. Mong các đại biểu quốc hội quan tâm vụ án Nguyễn Văn Chưởng có kiến nghị khẩn cấp tạm hoãn thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng.” (1)
Năm tiếng đồng hồ sau, khoảng 10 giờ đêm Nguyễn Đức đã đăng thêm một status mới với nội dung nóng hổi làm lòng người phấn chấn, hy vọng “Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa nhắn tin trả lời tôi về thông tin tôi nhắn Chủ tịch nước chuyện tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị thi hành án.
“Tôi đã nhận được tin nhắn của Anh!” (Chủ tịch nước trả lời lúc 21:09 giờ tối 4/8/2023). Thật cảm kích, dù bận trăm công ngàn việc, Chủ tịch nước vẫn dành chút thời gian xem tin nhắn về số phận ngàn cân treo sợi tóc của Nguyễn Văn Chưởng".
Nguyễn Đức cũng đăng kèm nội dung tin nhắn gửi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lúc 17g15 ngày 4/8/2023.
“Kính gửi Chủ tịch nước, tôi là Nhà báo Nguyễn Đức- Biên tập viên Báo Pháp Luật TP.HCM.
Hôm nay tôi nhận thông tin TAND TP Hải Phòng gửi thông báo cho gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng là sắp thi hành án tử đối với Chưởng. Đây là vụ án báo chí viết nhiều, đại biểu quốc hội lên tiếng nhiều. VKS tối cao từng kháng nghị giám đốc thẩm hủy án vì nhiều tình tiết cần làm rõ. Mong Chủ tịch nước xem xét cho tạm hoãn thi hành án tử Nguyễn Văn Chưởng và yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại vụ án còn nhiều oan khuất này. Kính chúc Chủ tịch nước và gia đình mạnh khỏe.”
Không chỉ vậy, Nguyễn Đức còn cho biết “Trong ngày hôm nay tôi đã nhắn tin cho các đại biểu quốc hội thực hiện chức trách của đại biểu về trường hợp tử tù Nguyễn Văn Chưởng”.
Chỉ sau hai tiếng đồng hồ vào khoảng 0 giờ ngày 5-8, status này đã có 1.300 lượt bày tỏ cảm xúc, 119 bình luận và 322 lượt chia sẻ. (2)
Trong nhà nước tập quyền cộng sản, mọi cán bộ viên chức đều được ràng trong nội quy là không được viết, bày tỏ những ý kiến phản biện trên mạng xã hội thì việc làm của Nguyễn Đức quả là dũng cảm. Càng dũng cảm hơn nữa vì Nguyễn Đức từng lên bờ xuống ruộng, từng cận kề với cái vòng thòng lọng điều 331 qua những bài viết những clip thông tin, kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải.
Việc một nhà báo địa phương nhắn tin kiến nghị với chủ tịch nước và các đại biểu Quốc Hội cũng là điều chưa từng có tiền lệ ở xứ sở có quá nhiều quyền dân chủ để người ta lợi dụng mà thành tội phạm.
Cảm động và khâm phục nhà báo Nguyễn Đức nhưng cũng không thể không ghi nhận thái độ cầu thị hạ cố quan tâm của Chủ Tịch Nước Võ Văn Thưởng đã nhắn tin trả lời. Dù nội dung tin nhắn của ông rất trung tính đến vô cảm nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng gieo hy vọng cho nhiều người.
Ít nhất tin nhắn ấy cũng thể hiện trách nhiệm của ông Chủ Tịch Nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư Pháp về một sự kiện quan trọng có ảnh hưởng đến nền tư pháp và cả uy tín danh dự, nhân phẩm của ông.
Vấn đề là tại sao Nguyễn Đức nhiệt huyết kiến nghị đến lãnh đạo quốc gia và đại biểu Quốc Hội can thiệp việc thi hành án tử tù Nguyễn Văn Chưởng đã mang án tử từ 15 năm qua.
Bị bức cung, xóa hồ sơ, nhân chứng bị trấn áp
Đây là vụ án oan mà không chỉ Nguyễn Văn Chưởng phải tẩn mỉ rút từng sợi chỉ áo để viết thành thơ kêu oan, cha anh hai lần cắn tay lấy máu viết thơ kêu oan, luật sư kêu oan mà cả Viện Kiểm Sát Nhân dân tối Cao, Chủ Nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội, trưởng đoàn giám sát cũng công nhận là oan.
Năm 2014, báo Tuổi Trẻ và nhiều tờ báo từng đăng ý kiến Luật sư Hoàng Văn Quánh (Ðoàn luật sư TP Hà Nội), người bào chữa cho Nguyễn Văn Chưởng ở phiên phúc thẩm, cho biết tại tòa cả hai anh em Chưởng khai bị đánh đập nên phải nhận tội. Các bản cung phía dưới chữ ký Chưởng đều viết chữ “EC” (tức bị ép cung).
Hồ Sơ vụ án có một số tài liệu bị mất, biên bản xác định thương tích trên người bị cáo Chưởng khi Chưởng về trại tạm giam Trần Phú do giám thị trại giam lập, có y sĩ trại giam chứng kiến nhưng không có trong hồ sơ.
Khi bị bắt, Chưởng bị tịch thu điện thoại. Bị cáo và luật sư đề nghị cơ quan điều tra khôi phục cuộc gọi và xác định xem Chưởng có mặt tại Hải Phòng vào tối 14-7 hay không nhưng yêu cầu này cũng không được thực hiện.
Ðôi dép, khẩu trang màu xanh và thanh đoản kiếm thu giữ tại hiện trường thì cơ quan điều tra không làm rõ của ai. Quần dài và áo lót của nạn nhân là tang vật thu giữ, sau đó bị hủy mà không hiểu vì lý do gì.
Quá trình tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra, các luật sư bị Công an TP Hải Phòng gây khó dễ, kéo dài thời gian cấp giấy chứng nhận bào chữa, không cho tiếp xúc với bị can. Họ phải gửi đơn kiến nghị đến Bộ Công an, Viện KSND tối cao và phó thủ tướng Chính phủ.
Luật sư cũng nêu ra các bằng chứng ngoại phạm là vụ án xảy ra ở Hải Phòng đêm 14-7 nhưng nhiều nhân chứng đã xác nhận Chưởng có mặt ở Hải Dương vào thời điểm đó. Khi bị triệu tập đến cơ quan điều tra, họ bị đánh đập nên mới phải khai không nhớ rõ ngày. Sau đó về suy nghĩ lại thấy áy náy, họ làm đơn khẳng định tối 14-7 có gặp Chưởng tại Hải Dương. (3)
UserPostedImage
 Tử tù Nguyễn Văn Chưởng. Facebook
Viện Kiểm Sát Tối Cao, Ủy Ban Tư Pháp cũng thấy oan
Viện KSND TC từng kháng nghị Giám Đốc Thẩm bản án vì chưa đủ căn cứ vững chắc buộc tội nhưng Hội Đồng Thẩm Phán TANDTC đã giám đốc thẩm và y án tử hình. Năm 2014, vụ án được đưa và diện giám sát trong chương trình giám sát án oan sai của UBTVQH.
Trình bày trước Đoàn giám sát, Phó viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hải Phong một lần nữa bảo lưu quan điểm của lãnh đạo Viện KSND tối cao.
“Qua xem xét hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người” -
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng căn cứ vào hồ sơ thì Chưởng cũng không phải là người có vai trò chính gây ra cái chết (gây ra vết thương trên trán của nạn nhân - NV).
Hồ sơ không chứng minh được Chưởng chủ mưu bàn bạc đi giết người thì không thể kết tội giết người và tuyên án tử hình Chưởng được.
Theo ông Hiện, vụ Nguyễn Văn Chưởng đã qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm với cấp xét xử cao nhất là Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì vụ này nếu có sai cũng hết đường kháng nghị, bởi quyết định của pháp luật về tố tụng hình sự thì quyết định của Hội đồng thẩm phán là quyết định cuối cùng” - ông Nguyễn Văn Hiện nói. (4)
“Pháp luật” không qua “thế lực”
Có lẽ từ những bế tắc pháp lý mà ông Hiện nêu, Luật Tố Tụng Hình Sự sửa đổi năm 2015 đã đưa ra điều luật mới. “Điều 404: Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
2. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.
Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.” (5)
Như vậy đến thời điểm hiện nay thì bản án Nguyễn Văn Chưởng không còn bị vướng vào ngõ cụt là hết luật, hết cấp xử lại như thời điểm năm 2014.
Vấn đề là nền tư pháp, thể chế chính trị, Đảng có thiện chí để khai thông cái bế tắc ấy, bảo đảm tòa án xét xử công minh giải oan cho người vô tội hay không? Vướng mắc thật sự không phải là “pháp luật” mà là “thế lực”. Điều 404 đặt ra để làm sang cho nền tư pháp nhưng chưa hề được thi hành.
Tương tự như trường hợp Nguyễn Văn Chưởng, vụ án Hồ Duy Hải cũng được VKSNDTC kháng nghị Giám Đốc Thẩm và bị “hội đồng dao thớt” y án. Sau giám đốc thẩm Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội đã họp với đa số ý kiến thành viên đồng tình kiến nghị xem xét lại bản án giám đốc thẩm “Đa số ý kiến phát biểu đều đề nghị xem xét lại "tính đúng đắn" của quyết định giám đốc thẩm.” (6)
Nhưng đến nay vụ án vẫn chìm trong im lặng. Điều 404 vẫn không được thực thi. Biết đâu, sau Nguyễn Văn Chưởng, lại đến lượt gia đình Hồ Duy Hải nhận thông báo!
Tại sao “pháp luật” chịu thua “thế lực”. Pháp luật thực hiện qua tổ chức, con người mà trong thể chế cộng sản hiện nay, các ông bà Viện Trưởng VKSNDTC, Chủ Nhiệm Ủy ban Tư Pháp Quốc Hội đều chỉ là Ủy Viên Trung Ương Đảng, trong khi Chánh Án Nguyễn Hòa Bình là thành viên Ban Bí thư hai khóa, hiện lại leo thêm nấc mới là Ủy Viên Bộ Chính Trị. Chức vụ đảng, quyền lực chính trị của Nguyễn Hòa Bình cao hơn Lê Minh Trí, Lê thị Nga đến hai bậc, áo mặc sao qua khỏi đầu.
Nếu thừa nhận hai bản án của Nguyễn Văn Chưởng và Hồ Duy Hải sai, hóa ra những tuyên bố của chánh án Nguyễn Hòa Bình trước nay là láo khoét sao?
Đây là thách thức với những nhà lãnh đạo tối cao, với ông Thưởng cũng như các vị đại biểu Quốc Hội. Những tin nhắn của nhà báo Nguyễn Đức là sợi dây xích trách nhiệm mà các ông không thể né tránh. Hoặc ngăn chặn tội ác để tay không vấy máu hoặc im lặng thỏa hiệp giết người vô tội. Để tội ác nhân danh công lý diễn ra công khai trước dư luận không chỉ cá nhân ông Thưởng mà cả thể chế này đang vấy máu dân oan.
Bình luận của blogger Gió Bấc (RFA)
____________________________
Tham khảo:
1-https://www.facebook.com/nguyenducplo99/posts/pfbid0vEEqSWDCdmb5rdiWU7znE6LuVu2hd6dNdAoUw4L1qTc5CYBecnrKyiwxebWzpuuhl
2-https://www.facebook.com/nguyenducplo99/posts/pfbid06RWBQyFCFvr8MELCiJepGotvQLuz6aGLdbFWXX5oipUc7vBKfAtKF4C5fJxRe33xl?comment_id=1041214770575881¬if_id=1691167650887560¬if_t=feed_comment_reply&ref=notif
3-“https://tuoitre.vn/them-mot-tu-tu-keu-oan-689115.htm?fbclid=IwAR0VUDVi1W...
4-https://tuoitre.vn/vu-tu-tu-nguyen-van-chuong-da-het-duong-khang-nghi-723209.htm?fbclid=IwAR1a8DfGkCJLN1D5pSRtqqzEsPc9ijfClgDO39SG_4JWmfqqy5afLd3lqxk
5-https://hethongphapluat.com/bo-luat-to-tung-hinh-su-2015/dieu-404#:~:text=%C4%90i%E1%BB%81u%20404%20B%E1%BB%99%20lu%E1%BA%ADt%20t%E1%BB%91%20t%E1%BB%A5ng%20h%C3%ACnh%20s%E1%BB%B1,Th%E1%BA%A9m%20ph%C3%A1n%20T%C3%B2a%20%C3%A1n%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%91i%20cao
6-https://vnexpress.net/thanh-vien-uy-ban-tu-phap-de-nghi-xet-lai-vu-an-ho...

Sửa bởi người viết 07/08/2023 lúc 11:01:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 10/08/2023 lúc 06:11:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
EU và 3 nước kêu gọi Việt Nam dừng thi hành án tử hình của Nguyễn Văn Chưởng

UserPostedImage

Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) ở Việt Nam và 3 cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Vương quốc Na Uy và Vương quốc Anh ra tuyên bố chung hôm 10/8 kêu gọi các cơ quan thẩm quyền Việt Nam dừng việc thi hành án tử hình ông Nguyễn Văn Chưởng.

Bản tuyên bố được đăng trên trang Facebook chính thức của phái đoàn EU và được khoảng 70 tổ chức, cá nhân lan tỏa qua chức năng “share” (chia sẻ), theo quan sát của VOA.

Tuyên bố được đưa ra ít ngày sau khi cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng và hàng nghìn người khác gửi lời thỉnh cầu đến Chủ tịch nước Việt Nam xin tạm hoãn thi hành án tử hình của ông Chưởng. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có phát ngôn chính thức nào từ vị nguyên thủ về vấn đề này. Cũng chưa có thông tin chính thống về tính mạng của ông Chưởng.

Ông Chưởng bị kết án tử hình vì bị quy là kẻ chủ mưu cầm đầu 2 đồng phạm khác gây ra vụ giết người cướp của hồi tháng 7/2007, làm chết thiếu tá cảnh sát hình sự Nguyễn Văn Sinh thuộc công an Hải Phòng. Trong 16 năm qua, ông Chưởng và gia đình nhiều lần kêu oan nhưng các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam từ chối xem xét lại bản án.

Bên cạnh lời thúc giục Việt Nam dừng việc thi hành án tử hình ông Chưởng, 4 phái đoàn của EU, Canada, Na Uy và Anh cũng nhấn mạnh trong tuyên bố rằng họ “cực lực phản đối việc áp dụng hình phạt tử hình trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh”.

Trong quan điểm của liên minh gồm 27 nước châu Âu và 3 quốc gia ngoài khối, “đây là một hình phạt tàn ác, vô nhân đạo, hạ thấp nhân phẩm và không bao giờ có thể biện minh được”.

EU và 3 nước nói thêm rằng họ “vận động Việt Nam hoãn thi hành tất cả các án tử hình” và họ “sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam” trên con đường tiến tới việc xóa bỏ hình phạt tử hình.

Vẫn bản tuyên bố của 4 phái đoàn chỉ ra rằng “ngày nay, hơn 2/3 các quốc gia trên thế giới đã trở thành những quốc gia bãi bỏ trong luật pháp hoặc trên thực tiễn, điều này khẳng định xu hướng toàn cầu ủng hộ việc bãi bỏ án tử hình”. EU và 3 nước cho biết “sẽ tiếp tục tích cực nỗ lực để thúc đẩy xu hướng chung hướng tới loại bỏ hình phạt tử hình”.

Ba quốc gia không thuộc EU và khối của 27 nước châu Âu lưu ý trong tuyên bố chung gửi đến chính quyền Việt Nam rằng “Không có bằng chứng nào cho thấy hình phạt tử hình có tác dụng răn đe tội phạm hiệu quả hơn hình phạt tù. Hơn nữa, việc cải tạo với vai trò như một mục tiêu của luật hình sự hiện đại không thể thực hiện được bằng việc áp dụng hình phạt tử hình”.

“Không những thế, bất kỳ sai sót nào - điều không thể tránh khỏi trong bất kỳ hệ thống luật pháp nào - đều không thể đảo ngược”, EU và 3 nước nhấn mạnh.

Như VOA đã đưa tin, luật sư Lê Văn Hòa, người nắm rõ trường hợp của ông Nguyễn Văn Chưởng nói rằng nếu thi hành bản án tử hình của ông Chưởng sẽ là “sai lầm đặc biệt nghiêm trọng”, ảnh hưởng lớn đến niềm tin của dân vào Đảng, Nhà nước.

Trong một cuộc phỏng vấn dài hơn 40 phút với VOA, luật sư Hòa nêu ra các căn cứ cho thấy ông Chưởng bị “oan sai”.

Đó là: lời khai của các bị cáo và nhân chứng trong vụ án có nhiều mâu thuẫn; ông Chưởng có bằng chứng ngoại phạm là ở xa hiện trường vụ án khoảng 40 kilomet ở thời điểm xảy ra án mạng; có vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ hiện trường nên các dấu vết, vật chứng bị mất, bị xáo trộn; ảnh chụp và kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy ngoài vụ đâm chém lúc 21h ngày 14/7/2007, thiếu tá cảnh sát hình sự Nguyễn Văn Sinh có thể đã bị tấn công ở địa điểm khác, bằng vũ khí khác trước đó; bản chất vụ án có thể là ông Sinh bị giết vì lý do khác chứ không phải vì bị cướp của.
The VOA
song  
#4 Đã gửi : 14/08/2023 lúc 06:06:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
LHQ và các tổ chức quốc tế giục Việt Nam ngừng hành quyết tử tù Nguyễn Văn Chưởng

UserPostedImage
Con gái của tử tù Nguyễn Văn Chưởng mặc áo và đứng trước băng rôn kêu oan cho bố của mình bị kết án tử hình vì cáo buộc "giết người", một bản án đang bị hàng nghìn người trong nước và cộng đồng quốc tế phản đối.



Liên Hợp Quốc và hơn một chục tổ chức phi chính phủ vừa đưa ra những lời kêu gọi riêng biệt tới chính phủ Việt Nam, thúc giục quốc gia do Đảng Cộng sản cầm quyền ngừng việc thi hành án tử hình đối với ông Nguyễn Văn Chưởng cũng như tiến hành một cuộc điều tra trước cáo buộc tử tù này bị kết tội oan.

Gia đình ông Chưởng trong hơn 16 năm qua đã nhiều lần gửi đơn kêu oan tới các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhưng bị họ từ chối xem xét bản án tử hình, trong đó ông Chưởng bị quy là kẻ chủ mưu cầm đầu hai đồng phạm khác gây ra vụ giết người cướp của vào năm 2007, làm một thiếu tá cảnh sát hình sự tử vong.

Gia đình ông Chưởng hôm 4/8 nhận được thông báo của Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng về việc Tòa đã ra quyết định tiến hành tử hình ông. Bố của ông Chưởng, ông Nguyễn Trường Chinh, cho VOA biết rằng gia đình ông có thể làm đơn xin nhận tử thi hay tro cốt của con mình trong thời bạn 3 ngày kể từ khi thông báo. Tuy nhiên, ông nói rằng gia đình vẫn đang đi kêu oan cho con trai.

Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, trong một tuyên bố đưa ra hôm 11/8, nói rằng họ “rất quan ngại trước các thông tin về việc Việt Nam sắp xử tử ông Nguyễn Văn Chưởng giữa những cáo buộc nghiêm trọng về tra tấn và vi phạm xét xử công bằng.”

Người phát ngôn của văn phòng, ông Jeremy Laurence “kêu gọi các nhà chức trách ngay lập tức dừng việc thi hành án và tiến hành một cuộc điều tra độc lập và vô tư về các cáo buộc tra tấn.”

Ông Chưởng bị buộc tội giết Thiếu tá Nguyễn Văn Sinh ngày 14/7/2007 và bị bắt khoảng 3 tuần sau đó. Ông bị giam giữ liên tục trong 16 năm trong suốt quá trình xét xử và các thủ tục sau khi kết án. Ông Chưởng luôn khẳng định mình vô tội và cho rằng ông đã bị tra tấn nên phải thú tội, theo những bức thư mà ông bí mật gửi ra cho gia đình.

Góp tiếng nói vào việc kêu gọi hoãn thi hành án tử hình đối với ông Chưởng, một liên minh gồm 10 tổ chức nhân quyền quốc tế hôm 9/8 đã gửi một bức thư ngỏ tới Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng cũng để bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” và thúc giục chính quyền tiến hành một cuộc điều tra “vô tư và hiệu quả về những cáo buộc rằng ông (Chưởng) đã bị tra tấn để phải ‘thú nhận’ tội.”

Các tổ chức, trong đó có Ân xá Quốc tế (Amnesty International), cho rằng việc “thú tội” của ông Chưởng “bị cho là được thừa nhận một cách bất hợp pháp làm bằng chứng và được dùng để kết tội ông tại phiên tòa, trái với thông lệ quốc tế và nghĩa vụ pháp lý của Việt Nam.”

Theo các tổ chức này, cuộc điều tra của công an Việt Nam “bỏ qua những bằng chứng quan trọng” và “bất chấp các nhân chứng ngoại phạm rõ ràng” để lấy “những lời thú tội ‘bị ép buộc’” nhằm kết án ông Chưởng khi mới 24 tuổi vào năm 2007.

Theo thư ngỏ của các tổ chức nhân quyền, công an đã "ép buộc các nhân chứng ngoại phạm của ông Chưởng bằng vũ lực để thay đổi lời chứng của họ.”

Nguyễn Trọng Đoàn, em trai ông Chưởng và là người đi thu thập bằng chứng ngoại phạm cho anh, cũng bị bắt giữ với cáo buộc “thao túng vật chứng và nhân chứng” rồi bị kết án 2 năm tù vì tội "che dấu tội phạm." Ông Đoàn mất hồi tháng 6 vì bệnh ung thư xương.

Luật sư Lê Văn Hòa, người từng là Tổ trưởng Kiểm tra án oan của Ban Nội chính Trung ương và làm đại diện pháp lý cho gia đình ông Chưởng, cho VOA biết trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước rằng có nhiều mâu thuẫn trong những lời khai của các bị cáo và nhân chứng và rằng ông Chưởng có bằng chứng ngoại phạm, cũng như có vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ hiện trường.

Phái đoàn Liên minh châu Âu ở Việt Nam và 3 cơ quan ngoại giao của Canada, Na Uy và Anh đã ra tuyên bố chung hôm 10/8 kêu gọi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam dừng việc thi hành án ông Chưởng. Tuyên bố được đưa ra ít ngày sau khi cha mẹ của tử tù này và hàng nghìn người khác gửi lời thỉnh cầu đến Chủ tịch Việt Nam.

VOA đã gửi lời yêu cầu bình luận về những lời kêu gọi của các tổ chức nhân quyền và chính phủ quốc tế tới người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chủ tịch Thưởng chưa đưa ra phản ứng công khai nào trước lời kêu gọi của gia đình ông Chưởng, người dân và các tổ chức quốc tế.

Ông Chinh cho biết gia đình đã đi thăm con trai hôm 14/8 và thấy “tinh thần Chưởng khác lạ hơn trước” cũng như lo lắng về việc cho đến lúc này chưa biết chính xác ngày thi hành án con trai ông.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế trong thư ngỏ nói rằng nếu xử tử ông Chưởng, “Việt Nam sẽ đi ngược lại xu thế toàn cầu là loại bỏ hình phạt tử hình và thiết lập một lệnh cấm sử dụng hình phạt này.” Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, tại các nghị quyết được đưa ra nhiều lần với sự đồng thuận cao, và gần đây nhất là trong Nghị Quyết đưa ra ngày 15/12/2022, đã kêu gọi tất cả các quốc gia hiện giữ vẫn giữ hình phạt tử hình bãi bỏ ngay lập tức hình phạt này.

Theo VOA
song  
#5 Đã gửi : 14/08/2023 lúc 06:10:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tử tù Nguyễn Văn Chưởng: 10 lý do phải huỷ án để điều tra lại

UserPostedImage
Việc giữ án tử hình trong một nền tư pháp còn nhiều vấn đề của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp lý.

Vụ tử tù Nguyễn Văn Chưởng có thể sớm đối mặt với cái chết oan uổng khiến nhiều người có lương tâm đứng ngồi không yên.
Nhiều cá nhân và tổ chức đã kêu gọi chính quyền Việt Nam xem xét lại vụ án này. Trên mạng xã hội còn có làn sóng nhắn tin trực tiếp tới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mong ông ngăn án tử hình diễn ra.
Dưới đây là tổng hợp 10 lý do cần huỷ án tử hình và điều tra lại từ đầu.
1. Đây là vụ xử giết Thiếu tá cảnh sát và có người bị kết án tử hình nhưng không thấy nói gì tới việc sử dụng các mẫu ADN thu được tại hiện trường. Theo các tóm tắt vụ án của luật sư Nguyễn Duy Bình hôm 5/8 và của luật sư Lê Văn Hoà hôm 4/8, việc khám nghiệm hiện trường, thu giữ và niêm phong tang vật vô cùng tuỳ tiện nên chuyện có được các mẫu ADN chính xác là rất khó. Chẳng hạn vụ án xảy ra tối 14/7/2007 nhưng phải 18 tiếng sau việc khám nghiệm hiện trường mới diễn ra. Chính quyền Anh đang chuẩn bị phải đền một người bị tù oan 17 năm một triệu bảng Anh sau khi các mẫu ADN thu được từ nhiều năm trước cho thấy thủ phạm vụ hiếp dâm là một người khác. Cảnh sát điều tra vụ việc tại Anh cũng bị tố cáo giấu nhẹm đi những chi tiết có lợi cho người bị kết án.
2. Tang vật của vụ án không được niêm phong và xem xét kỹ. Thậm chí áo mưa, áo cảnh sát, dép của cảnh sát bị giết hại không được bảo quản ngay từ đầu mà được đem gửi ở phòng bảo vệ của một công ty gần hiện trường. Súng của người cảnh sát xấu số cũng bị di chuyển lung tung trong nhiều tiếng trước khi được niêm phong và dấu vân tay trên súng cũng không được kết luận là của ai. Thậm chí cho tới giờ cũng chưa rõ khi bị giết nạn nhân đi dép hay đi giày vì mỗi nhân chứng khai mỗi kiểu và đôi dép cỡ 42 thu được tại hiện trường vẫn chưa xác định được chủ.
3. Người lạ bí ẩn tại hiện trường không được xác định: Theo lời khai của một công an có mặt tại hiện trường, anh này nhìn thấy một người lạ mặt đi cùng một người công an khác tới chỗ nạn nhân đang hôn mê tại hiện trường nhưng không ai điều tra làm rõ người này là ai và tới đó để làm gì. Đây là điều quan trọng vì nhiều người nghi vấn đây không phải là vụ giết người cướp của mà có thể vì lý do khác. Chẳng hạn luật sư Nguyễn Duy Bình cho rằng đây là vụ giết người để trả thù còn blogger Người Buôn Gió nghi rằng có khả năng Thiếu tá cảnh sát bị giết vì sợ ông sẽ để lộ ra những thông tin bất lợi.
4. Lý do Nguyễn Văn Chưởng bị kết án tử hình là do cảnh sát Hải Phòng cho rằng ông là chủ mưu. Tuy nhiên căn cứ kết tội chỉ là lời khai của một trong ba người bị tố cáo tham gia vụ giết người, ông Vũ Toàn Trung và bạn gái ông này. Những lời khai này được cho là có mâu thuẫn theo kiểu ông nói gà, bà nói vịt và khó có thể tin được. Trong trả lời phỏng vấn VOA, luật sư Lê Văn Hoà nói trong các lời khai của Vũ Toàn Trung có lúc ông này nói “hôm nay tôi mới nói thật” nên không biết khi nào người được cho là bị can nói thật hay nói sai.
5. Cảnh sát điều tra đã dùng đủ thủ thuật tra tấn để buộc các nghi phạm và thậm chí cả các nhân chứng phải khai theo ý họ. Đây là một đoạn trong thư gửi mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng kể về diễn biến sau khi anh kêu la to vì bị đánh: “Thế là họ lấy luôn đôi tất ở đâu nhét vào mồm con, và con không kêu, không nói được nữa. Xong họ lại treo cánh tiên, họ bật điều hòa thật lạnh và dùng những đòn nhục hình, bỉ ổi vào bộ phận sinh dục của con và họ lại đấm, tát con lúc này máu mồm con đã hộc ra nhiều thậm chí đái hết ra sàn nhà vì những đòn thâm hiểm. Con cũng không theo ý họ là nhận tội vì con đâu có giết người mà phải nhận tội. Thế là họ bảo: "Mày rắn lắm nhưng không chịu lâu được đâu, hôm nay kiểu này, mai còn nhiều kiểu khác, mày không nghe lời tao thì còn nhiều cách để bắt mày phải nhận tội".
Cha ông Chưởng, ông Nguyễn Trường Chinh cũng kể lại nhân chứng Trần Quang Tuất, người lúc đầu cung cấp chứng cứ ngoại phạm cho ông Chưởng đã được công an Hải Phòng chỉ vào người con trai thứ hai của ông Chinh bị bắt và nói: “Mày nhìn thằng Đoàn mà khai cho đúng.” Chính ông Tuất cũng bị xích vào ghế và đấm vào đầu để thay đổi lời khai.
6. Viện Kiểm sát nhân dân tối cáo cũng đã có kháng nghị yêu cầu xử đúng người đúng tội vì không có căn cứ để nói Nguyễn Văn Chưởng là chủ mưu.
7. Ngay cả nguyên Tổ trưởng kiểm tra án oan của Ban nội chính trung ương Lê Văn Hoà, người cũng tư vấn cho cha của Nguyễn Văn Chưởng kêu oan, cũng đề nghị hoãn thi hành án và sửa chữa những vi phạm tố tụng ở các phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm. Ông Hoà nói với Đài Á châu Tự do rằng cố Trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh đã lập tổ kiểm tra án oan sau khi đọc được một bài báo về tù nhân Nguyễn Văn Chưởng lấy tăm tre thêu lên áo kêu oan. Ông Hoà còn nói rằng khi ông đi kiểm tra án oan cũng đã gặp sự bất hợp tác của ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án thường trực của Toà án nhân dân tối cao cũng như nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca. Ông Sơn không cho tổ điều tra tiếp xúc hồ sơ gốc của vụ án trong khi ông Ca không cho tổ gặp tử tù Nguyễn Văn Chưởng.
8. Cả ông Đỗ Hữu Ca và ông Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc Công an Hải Phòng, hai nhân vật chủ chốt trong giai đoạn điều tra dẫn tới án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng đều đã trở thành tội phạm về sau này. Ông Trọng bị kết án tới 18 năm tù giam dù đã được tại ngoại sau tám năm. Còn ông Đỗ Hữu Ca bị khởi tố tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản mới tháng Ba năm nay.
9. Báo chí Việt Nam giai đoạn đầu khi vụ án xảy ra đã nói về bằng chứng ngoại phạm của ông Nguyễn Văn Chưởng trong đó có bài báo ‘Những uẩn khúc cần làm rõ trong vụ sát hại Thiếu tá CA’. Bài báo nói về chuyện các nhân chứng đã gặp ông Chưởng ở Hải Dương ngay trước thời điểm vụ án diễn ra ở Hải Phòng. Như đã đề cập ở phần trên, các nhân chứng đã bị công an tra tấn hoặc gây sức ép để thay đổi lời khai. Ngay cả điện thoại của Nguyễn Văn Chưởng với các thông tin định vị có thể xác định ông ở đâu vào thời điểm diễn ra vụ án cũng đã bị tiêu huỷ.
10. Đây là vụ án hoàn toàn có thể xét xử lại một cách dễ dàng dựa vào các chứng cứ cụ thể chứ không phải dựa vào những lời khai khó tin vì các bị can và nhân chứng đều bị tra tấn hay gây sức ép. Việc nhìn lại vụ án này sẽ giúp cho các vụ điều tra và xét xử về sau này chuẩn mực hơn. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có thể dùng quyền của mình yêu cầu hoãn tử hình ông Nguyễn Văn Chưởng trong khi Quốc hội có thể gây sức ép đòi bên hành pháp làm việc đúng pháp luật.
Hơn nữa, việc giữ án tử hình trong một nền tư pháp còn nhiều vấn đề của Việt Nam là hoàn toàn bất hợp lý.
Nguyễn Hùng (VOA)
song  
#6 Đã gửi : 14/08/2023 lúc 06:14:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguyễn Văn Chưởng và thách thức mới cho Chủ Tịch Nước

UserPostedImage
Ông Nguyễn Trường Chinh điểm chỉ thỉnh nguyện thư bằng máu, xin Chủ tịch Việt Nam tạm hoãn thi hành án tử hình của con là Nguyễn Văn Chưởng, 6/8/2023.

Ngày 4/8/2023 Toà án nhân dân Thành phố Hải Phòng có công văn số 143/TB-TA thông báo cho gia đình Nguyễn Văn Chưởng “làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt của người bị thi hành án tử hình”. Trong thông báo có đề cập đến Quyết định thi hành hình phạt tử hình số 02/2023/QĐ-CA.
Mấy ngày nay trên mạng xã hội đang rộ lên vụ việc tử tù Nguyễn Văn Chưởng sắp bị đưa ra thi hành án. Hàng ngàn người đã chia sẻ các dòng trạng thái về vụ việc và một thỉnh nguyện thư gửi lên chủ tịch nước trên trang avaaz.org chỉ trong 4 ngày đã có gần 5,000 người tham gia ký tên.
Nguyễn Văn Chưởng là ai và vụ việc xảy ra như thế nào?
Nguyễn Văn Chưởng sinh năm 1983 ở Huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, làm chủ quán bán cafe, chưa có tiền án tiền sự. Ở tuổi 24, Chưởng bị cáo buộc cùng 2 đồng phạm là Đỗ Văn Hoàng và Vũ Toàn Trung, chém chết thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, là cảnh sát hình sự ở Quận Hải An, thành phố Hải Phòng vào tháng 7 năm 2007 để cướp của. Em trai của Chưởng là Đoàn cũng bị bắt khẩn cấp vì tội “che giấu tội phạm” trong khi đang mang giấy xác nhận về “bằng chứng ngoại phạm của Chưởng” nộp cho cơ quan công an.
Ngày 12/6/2008 Toà án Nhân dân TP Hải Phòng xét xử sơ thẩm kết án Chưởng tội tử hình về tội “giết người” và “cướp tài sản”. Em trai Chưởng bị kết án 2 năm tù vì tội che giấu tội phạm. Chưởng kháng cáo kêu oan. Tháng 11/2008, Toà án tối cao xử phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm. Tháng 4 năm 2009, Chưởng bí mật gửi thư cho gia đình, tưởng thuật lại toàn bộ vụ việc, khẳng định bị tra tấn, ép cung và buộc nhận tội.
Kể từ năm 2009, Bố Mẹ Chưởng, liên tục kêu oan. Họ bán cả nhà đất, ruộng vườn để mưu tìm công lý cho con với một niềm tin sâu sắc rằng con mình vô tội. Các luật sư đã chỉ ra hàng loạt tình tiết chưa được làm rõ, đầy mâu thuẫn và vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự trong suốt quá trình: Khởi tố, điều tra, xét xử...
Tháng 4, năm 2011, Viện Kiểm sát “Kháng nghị giám đốc thẩm” đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, huỷ bản án hình sự phúc thẩm đối với Chưởng để xử lại theo hướng giảm hình phạt cho Chưởng. Nhưng ngày 7/12/2011, Hội đồng thẩm phán toà án tối cao gồm 11 thành viên do ông Trương Hoà Bình làm chủ toạ đã bác Kháng nghị của VKSNDTC.
Vào năm 2015, Chủ nhiệm Uỷ ban tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng “vụ án Nguyễn Văn Chưởng có sai sót thì cũng hết đường kháng nghị bởi quyết định của Hội đồng thẩm phán là quyết định cuối cùng” trong khi đó Phó viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hải Phong vẫn bảo lưu quan điểm “chưa đủ căn cứ vững chắc để kết luận Chưởng là người chủ mưu, cầm đầu vụ giết người”
Văn tự tử thần và đòi hỏi của lương tâm
Ngày 4/8/2023 Toà án nhân dân Thành phố Hải Phòng có công văn số 143/TB-TA thông báo cho gia đình Nguyễn Văn Chưởng “làm đơn xin nhận tử thi, tro cốt của người bị thi hành án tử hình”. Trong thông báo có đề cập đến Quyết định thi hành hình phạt tử hình số 02/2023/QĐ-CA.
Thông báo chính là lưỡi hái đang lướt đến trên đời sống của Nguyễn Văn Chưởng. Gia đình vội vàng cầu cứu khắp nơi, thông tin trên toàn cõi mạng xã hội xôn xao và nhiều người công khai là đã nhắn tin cho chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về vụ việc. Cựu đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, người nổi tiếng vì những phát ngôn đầy trách nhiệm trước dân, đã gửi tin nhắn tới chủ tịch nước đề nghị xem xét cho dừng thi hành án.
Cộng đồng mạng đã thể hiện rõ quan điểm của mình. Mặc dù chưa có một đám đông thực tế cầm biểu ngữ đứng trước toà án để kêu gọi “minh oan” như đã từng xảy ra trong vụ Hồ Duy Hải nhưng công luận ở xã hội là rất lớn. Luật sư Lê Văn Hoà người từng là tổ trưởng tổ kiểm tra án oan của Ban Nội chính Trung Ương, hỗ trợ tư vấn pháp lý cho gia đình cho rằng việc kết án tử hình Nguyễn Văn Chưởng là oan.
Từ góc độ chuyên môn, luật sư đã lên tiếng, từ cảm thức chung của nhân dân, mọi người đang đòi hỏi công lý phải được thực thi. Công văn đề nghị nhận “tro” hay “thi hài” có số quyết định và điều luật không đại diện cho công lý mà là sự bế tắc của một quy định xơ cứng đã giết chết cả lương tâm con người và cảm thức chung của cộng đồng.
Suy đoán vô tội là một nguyên tắc phổ biến trong tư pháp quốc tế và của cả Viêt Nam. Hiến pháp và Luật tố tụng hình sự đều khẳng định nguyên tắc này. Thế nhưng tại sao vẫn có rất nhiều vụ án oan sai?. Bởi vì công an “trọng cung hơn trọng chứng” mà dùng nhục hình để bức cung thì công an Việt Nam đã thành thần. Do có một thời gian ở với các tù hình sự trong trại giam, tôi hỏi “các biện pháp nghiệp vụ” mà trong các bài báo công an hay nói là gì? tất cả đều bảo “đánh và đánh”.
Trong các biện pháp nghiệp vụ đó thì đòn “treo cánh khuỷu” bằng cách trói tay và móc 2 tay lên phía sau, để mũi chân vừa chạm đất là “mệt mỏi và kinh hãi nhất”. Khi bị treo như vậy thì mong ước tột đỉnh và xuyên xuốt từ đỉnh đầu đến mũi bàn chân là được tháo ra và hạ xuống. Sau “màn treo cách khuỷu” luôn có được một bản cung theo ý của điều tra viên. Hồ sơ vụ án sẽ sớm được khép lại và ai đó sẽ có thêm gạch, thêm sao…
Chủ tịch nước có thể làm gì?
Ngày còn nhỏ xem phim Bao Thanh Thiên, tôi nhớ mãi một hình ảnh Triển Chiêu cùng Bao Công tổ chức cướp pháp trường để cứu một vị quan. Từ đó, tôi đã có niềm tin mạnh mẽ vào công lý như chính tin vào Thiên Chúa. Tôi luôn nghĩ, cuối cùng thì, trong những giờ phút nguy nan nhất, phải có một ai đó ra tay. Xét theo cả tình và lý thì luật pháp Việt Nam cũng không phải đã hết cách. Chủ tịch nước vẫn có thể bẻ gãy lưỡi hái tử thần, cứu được một mạng người, tạo phúc cho mình và cho dân tộc.
Theo Điều 404, Bộ Luật tố tụng hình sự Việt Nam thì vẫn có một lối thoát. Đó là Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban tư pháp của Quốc Hội, Viện Trưởng VKSTC hoặc Chánh án TANDTC còn có quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao, khi có căn cứ xác định Hội đồng này “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” hoặc phát hiện tình “tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng không biết được khi ra quyết định trước đó”.
Ai cũng biết rằng hệ thống quan chức ở Việt Nam bao che cho nhau, cho nên bây giờ không thể nói “Hội đồng đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng” và thực tế cũng chưa có “tình tiết quan trọng mới” nào có thể làm “thay đổi cơ bản nội dung quyết định”.
Nhưng ai cũng biết rằng Việt Nam là chế độ độc tài toàn trị, các quyết định đều do đảng cộng sản lãnh đạo và người đứng đầu tổ chức đảng luôn có quyền lực nhất, có thể “làm” nhiều việc “dọc – ngang” theo ý của đảng. Trước đây trong 11 thành viên của Hội đồng thẩm phán có thể chỉ nhận được 1 chỉ đạo từ một người nào đó, thì bây giờ Chủ tịch nước, với tư cách là Trưởng ban cải cách Tư pháp Trung Ương có thể Họp cùng Ban nội chính Trung Ương và Uỷ ban tư pháp của Quốc hội bàn bạc và đề nghị Hội đồng thẩm phán tối cao mở một phiên họp để xem xét lại quyết định đó và mời cả 2 nhân vật quan trọng nhất liên quan đến vụ án là Đỗ Hữu Ca (nguyên giám đốc công an TP Hải Phòng) và Dương Tự Trọng (nguyên thủ trưởng cơ quan điều tra hình sự TP Hải Phòng) tham gia để xem xét lại quyết định của mình.
Trong trường hợp mà hội đồng không đủ dũng cảm để ra một quyết định khác đi, thì “ân xá” là việc làm dễ nhất và có ý nghĩa nhất lúc này. Chúng ta hy vọng rằng với những cơ sở pháp lý mà Luật sư đã trình bày, và sự lên tiếng của cộng đồng mạng hôm nay, sẽ có tác động đến việc hoãn thi hành án tử hình và hướng đến việc xem xét lại một cách toàn diện và đầy đủ vụ án.
Vụ án Nguyễn Văn Chưởng này cùng với những vụ án có dấu hiệu oan sai khác đang là một thách thức lớn của chính chủ tịch nước với tư cách là Trưởng ban cải cách tư pháp Trung ương. Nếu ông bỏ mặc thì chỉ làm dâng trào lên những bức xúc của cộng đồng giữa một nền tư pháp đang hoại loạn sâu sắc.
Lê Quốc Quân (VOA)
song  
#7 Đã gửi : 14/08/2023 lúc 06:21:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Án oan chủ yếu do yếu tố con người

UserPostedImage
Mẹ của các tử tù Lê Văn Mạnh, Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng kêu oan cho con
Fb Nguyễn Trường Chinh

Mẫu số chung của đa số các vụ án oan sai tại Việt Nam là bị can chịu tra tấn trong quá trình điều tra. Kinh nghiệm của một số luật sư trong các vụ án mà theo họ là oan sai và giải pháp đề xuất của họ nhằm giảm thiểu án oan là gì?
Chịu oan sai 38 năm chưa được bồi thường
Trong một loạt các vụ án bị cho oan sai xảy ra chừng 20 năm trở lại đây mà được báo chí, mạng xã hội đưa tin, có những vụ án oan đã được làm sáng tỏ, bị can được trả tự do và nhận tiền bồi thường như vụ ông Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn… Trong khi đó còn những vụ mà các chuyên gia luật xác định là oan vẫn chưa được làm sáng tỏ như vụ Nguyễn Văn Chưởng hay Hồ Duy Hải.
Còn có các vụ án mà nạn nhân đã được xác định là oan, được trả tự do, nhưng suốt mấy chục năm vẫn không nhận được bồi thường thiệt hai và danh dự, như vụ của ông Trịnh Dân Cường ở TPHCM.
Ông Trịnh Dân Cường, 67 tuổi, ngụ tại Quận 6 (TPHCM), đã ròng rã đòi bồi thường oan sai suốt 38 năm qua, nhưng kết quả nhận lại là một con số không tròn trĩnh, không một lời xin lỗi, cũng không có một đồng bồi thường. 
Theo Dân Trí, ông Cường bị Công an Quận 6 bắt giam vào 2/1985, cùng với hai người khác vì bị tình nghi là trộm vàng. Trong suốt quá trình điều tra, cả ba người đều kêu oan.
Đến tháng 4/1985, một trong ba người thắt cổ tự tử trong trại tạm gia vì bị bức cung.
Đến tháng 8/1986, Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) Quận 6 kết luận không có chứng cứ buộc tội nên ra đề nghị trả tự do cho cả hai người. Tuy nhiên, ông Cường vẫn tiếp tục bị bắt lên Trại giam Tống Lê Chân (Bình Dương) cải tạo tập trung. Đến tháng 12/1986 mới được cho về.
Sau khi được trả tự do, ông Cường gửi nhiều đơn thư khiếu nại đến cơ quan chức năng yêu cầu được xin lỗi, bồi thường thiệt hại nhưng chỉ nhận được các phiếu xác nhận đã nhận đơn và chuyển đơn.
Ông Cường cũng đã làm đơn khởi kiện VKSND quận 6 ra Toà án Nhân dân Quận 6. Ngày 2/8 vừa qua, TAND Quận 6 đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp bồi thường oan sai giữa ông Trịnh Dân Cường và bị đơn là VKSND Quận 6. Lý do mà tòa đưa ra là những tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn khởi kiện của ông Cường chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Ông Cường cho biết ông mất tất cả sau lần bị bắt oan gần 40 năm trước. Vợ con bỏ đi, sức khoẻ ông cũng suy yếu trầm trong sau những ngày tháng bị bức cung, nhục hình trong trại giam. “Hàng ngày tôi lân la ở các ngã tư, công viên để xin ăn. Sau này, tôi xin quy y tại một ngôi chùa để được ăn cơm từ thiện” - Ông Cường nói với báo Dân Trí. 
Luật sư Ngô Anh Tuấn, trưởng văn phòng Luật Law Firm tại Hà Nội, đánh giá rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc bồi thường án oan nằm ở cơ chế và các quy định ngặt nghèo trong việc xác định mức bồi thường: 
“Tôi biết rằng không phải là người ta không muốn bồi thường, bởi vì tiền là của Nhà nước mà. Tuy nhiên, các cơ chế và các quy định rất là ngặt nghèo và rất khó cho người thực hiện, cho nên họ sợ. Thà rằng họ làm chậm, bị chửi thêm một tí chứ nếu họ làm sai thì chính bản thân họ lại bị xử lý trách nhiệm về việc làm thất thoát nhà nước.” 
Nguyên nhân dẫn tới án oan
Luật sư Ngô Anh Tuấn chỉ ra hai nguyên nhân chính mà ông cho là có thể dẫn đến án oan. Thứ nhất là chính những lời nhận tội của bị cáo. Luật sư này hiểu rằng có thể trong quá trình điều tra, bị cáo đã không chịu đựng nổi bức cung nhục hình nên mới nhận tội. Tuy nhiên, chính điều đó cũng gây bất lợi rất lớn cho bị cáo và là một yếu tố quan trong dẫn đến án oan.
“Thứ hai là đến từ chính các cơ quan tiến hành tố tụng. Có nghĩa là áp lực về thành tích, về tiến độ điều tra khiến cho họ cố gắng suy diễn theo hướng mà họ cho là đúng, khiến cho bị can bị cáo không có cơ hội để chứng minh và không tìm thấy được sự thật khách quan.”
Theo luật sư Lê Văn Hoà, từng làm tổ trưởng tổ điều tra án oan của Ban Nội chính Trung Ương, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ án đã được báo chí đưa tin, gây rúng động dư luận trong những năm qua, là do yếu tố con người.
Luật sư Hoà điểm lại một loạt các vụ án oan nổi cộm như Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn, rồi đến vụ án Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh, Hồ Duy Hải… Tất cả đều diễn ra trong vòng từ 15 đến 20 năm nay.  
“Nguyên nhân dẫn đến án oan nhiều nhất tôi cho rằng đều nằm ở con người mà ra hết. Phải xác định thời điểm đó, những ai đã đứng đầu các cơ quan tố tụng thì sẽ ra ngay thôi.
Tất cả là do con người không quan tâm, không sâu sát chỉ đạo cho nên đã để xảy ra tình trạng một số cán bộ điều tra, sốt sắng để phá án lập thành tích; hoặc cũng có vụ là do trình độ năng lực cán bộ điều tra yếu kém, cũng không loại trừ những vụ án do từ sự chỉ đạo của một ai đó, mà ở Việt Nam gọi là án bỏ túi.”
Làm sao giảm thiểu án oan?
Tất cả các vụ án oan điển hình mà RFA đã nêu ở phần trên đều có một điểm chung là các bị cáo đều nhận tội vì không chịu nổi bức cung, nhục hình.
Để hạn chế xảy ra thêm nhiều vụ án oan khác, luật sư Lê Văn Hoà nêu một số giải pháp sau:
“Tôi cho rằng cái việc đầu tiên là các cơ quan tiến hành tố tụng, mà cụ thể là cơ quan công an, thứ hai là viện kiểm sát và thứ ba là tòa án phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự, cũng như các văn bản khác.” 
Ngoài ra, luật sư phải được tham gia ngay từ đầu trong qua trình tố tụng để hạn chế những việc làm không đúng của cán bộ điều tra. Trong quá trình lấy cung bị can, đặc biệt là các vụ án nghiêm trọng, khung hình phạt cao, thì buộc phải ghi âm, ghi hình lại.
Luật sư Ngô Anh Tuấn, cũng đồng quan điểm với ý kiến của luật sư Hoà, đồng thời bổ sung một phương pháp nhằm tránh oan sai:
“Các cơ quan tố tụng phải ý thức và đảm bảo được nguyên tắc suy đoán vô tội ngay từ đầu, chứ không phải vì các áp lực phía trên đưa xuống mà phủ nhận cái nguyên tắc đó.”
Quy định về việc phải có luật sư tham gia trong quá trình điều tra hoặc phải ghi âm, ghi hình quá trình lấy cung bị can đã được quy định rõ trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên, thực tế diễn ra thế nào thì lại rất khó để kiểm tra bởi không có một thông tin hay báo cáo nào về vấn đề này được công bố. Luật sư Hoà cho biết:
“Nhưng mà căn cứ vào các thông tin trên các báo chí, mạng xã hội thì tôi cho rằng tuy cũng có những cải thiện đáng kể trong việc điều tra ở cơ quan điều tra địa phương, thế nhưng mà tôi nghĩ rằng điều này cũng chưa được quán triệt một cách cụ thể đâu.
Tôi đã được tham gia một số vụ án, chứng kiến những lời khai của cơ quan điều tra, ví dụ như một vụ án rất lớn là vụ Đồng Tâm vào năm 2020, thì các buổi lấy lời khai người ta đâu có ghi âm ghi hình.”
Theo RFA
song  
#8 Đã gửi : 16/08/2023 lúc 11:47:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vụ Nguyễn Văn Chưởng: Tiến sĩ Khuất Thu Hồng gửi thỉnh nguyện thư đề nghị điều tra rốt ráo

UserPostedImage
Bố mẹ Nguyễn Văn Chưởng (ở giữa) cùng với mẹ của tử tù Hồ Duy Hải (phía bên trái ảnh) và mẹ của tử tù Lê Văn Mạnh
FB Nguyễn Trường Chinh/ RFA edited

Một tiến sĩ xã hội học người Việt Nam viết thư cho Chủ tịch nước đề nghị dừng thi hành án tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Chưởng, với hy vọng vụ việc sẽ được tiếp tục điều tra để chắc rằng "bản án đúng người, đúng tội." 
Trong thư ngỏ đăng tải trên Facebook cá nhân Tiến sĩ Khuất Thu Hồng viết:
“Mục đích của pháp luật là để bảo vệ người dân đạt được công lý nhưng xây dựng và thực thi pháp luật là con người. Vì vậy sự nhầm lẫn hoặc những kẽ hở trong quá trình điều tra có thể xảy ra. 
Những bản án oan sai đã từng được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng đã từng có Huỳnh Văn Nén, Hàn Văn Long, Nguyễn Thanh Chấn… bị kết án oan. 
Nhưng cũng nhờ sự thận trọng và kiên nhẫn của các cơ quan thực thi pháp luật mà công lý đã chiến thắng và những người tử tù đã được giải oan và trở về với cuộc sống."
Cũng theo bà, "cuộc sống của Nguyễn Văn Chưởng chỉ còn tính từng ngày. Quyết định (tạm hoãn thi hành án-PV) của ông (Chủ tịch nước -PV) có thể giữ lại mạng sống của một con người và cứu vãn tương lai của cả gia đình anh ấy, nhất là của đứa con gái chưa từng được gặp mặt cha. 
Hơn thế, quyết định của ông sẽ giúp khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật, thu phục nhân tâm, làm tăng niềm tin của người dân vào Nhà nước, vào pháp luật và khuyến khích nhân dân tuân thủ pháp luật."
Hôm 14/8/2023 từ Hà Nội, tác giả của bức thỉnh nguyện thư với tư cách công dân, Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, người đồng thời là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) và là một Ủy viên Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do về quyết định gửi thư ngỏ cho lãnh đạo nhà nước Việt Nam:
“Tôi không có động cơ nào khác ngoài sự thúc giục của lương tâm là đứng trước tính mạng của một người đồng bào của mình, và khi tôi theo dõi những thông tin xung quanh vụ án này, tôi thấy rằng còn có một số tình tiết chưa rõ ràng. 
Điều này không phải là tôi kết luận, tôi không đủ thông tin để kết luận nhưng tôi dựa vào kết luận của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, của các cựu Đại biểu Quốc hội như là ông Lưu Bình Nhưỡng, ông Dương Trung Quốc, của một số luật sư, họ cũng nêu ra một số tình tiết chưa được rõ ràng.
Một khi mà chưa được rõ ràng mà đã có một bản án như vậy, tôi sợ rằng sẽ dẫn đến những sai lầm. Đã có những tiền lệ những vụ án oan rồi, ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, thế thì việc hoãn thi hành án để có thể điều tra tốt hơn, kỹ hơn tôi nghĩ là việc rất nên làm." 
Theo bà, việc làm này không rõ có làm thay đổi quyết định của người đứng đầu nhà nước không, tuy nhiên theo bà, với "trách nhiệm của một người sống trong đất nước này, trong xã hội này, tôi muốn xã hội ấy được hòa bình hơn, nhân văn hơn, công lý được đảm bảo tốt hơn. Nếu có thể làm một điều gì đó để góp phần vào việc đó, tôi nghĩ rất đáng để làm.”
Về vấn đề án tử hình ở Việt Nam và nhà nước có nên bỏ hình phạt này đi hay không trong hệ thống pháp luật của mình, đặc biệt trong bối cảnh có những trường hợp được cho là có án oan sai như với các tử tù như Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh… được biết hiện nay ở Việt Nam, Tiến sĩ xã hội học Khuất Thu Hồng nói tiếp với RFA Tiếng Việt: 
“Từ lâu, tôi đã lên tiếng là Việt Nam nên bỏ án tử hình, cá nhân tôi, tôi không tán thành án tử hình một chút nào cả… Án tử hình đó không giúp lấy lại mạng sống của người đã bị giết… 
Người ta hay nói đấy là công lý, nó sẽ rất không hợp lý khi chúng ta bình tĩnh tước đi mạng sống của một người mà lúc đó người ta không làm bất cứ một hành động gì để có thể dẫn đến việc chúng ta phải giết người đó cả. 
Điều ấy làm cho tôi rất dằn vặt và tôi nghĩ là rằng nên bỏ án tử hình. Có thể là chung thân, có thể là kéo dài những năm tháng mà người ta phải bị giam giữ để người ta cải tạo, cũng là một hình thức làm gương cho những người khác."
Cũng từ phân tích, nhận định của bà Hồng, bản án tử hình đối với một người cũng chính là "án tử" đối với những thành viên vô tội còn lại của gia đình đó, đó là những người cha mẹ, những người con, người vợ, người chồng. 
"Bản án đó có thể tước đi cơ hội sống, cơ hội làm việc, học tập, hôn nhân, sống một cuộc sống bình thường nhất của tất cả thành viên gia đình đó," cũng theo nhà khoa học đang sinh sống tại Việt Nam. 
Trước ý kiến trong dịp này cho rằng Việt Nam nên đẩy mạnh vai trò, chức năng của những cơ quan, ủy ban với vai trò, chức năng phù hợp và độc lập tốt hơn để tiến hành rà soát liên tục công tác tư pháp, đặc biệt liên quan các bản án được cho là có yếu tố ‘oan sai’, trong đó có các bản án tử hình được tuyên, và không chỉ thực hiện với một, hai trường hợp cá biệt nào, mà nên coi đó là công việc thường xuyên hơn, bà Khuất Thu Hồng nói:
“Đương nhiên, tôi nghĩ đấy là điều lý tưởng, nếu làm được như vậy thì quá là lý tưởng, nhưng điều đó thực sự là thách thức, không chỉ với nền lập pháp, tư pháp và hành pháp của Việt Nam mà đó cũng là bài toán của rất nhiều quốc gia trên thế giới. 
Ở Mỹ hay nhiều nước khác cũng có rất nhiều những vụ án oan, chứ không phải chỉ riêng ở Việt Nam…, mọi người đều biết án oan là một điều rất tệ hại và tôi nghĩ chẳng một quốc gia nào muốn một điều như vậy xảy ra, cho dù quốc gia ấy có phải là quốc gia mà ưa thích những hình phạt khốc liệt nhất hay không, thì không ai muốn án oan cả. Nhưng để đảm bảo không có án oan, tôi nghĩ rằng cực kỳ khó khăn và đòi hỏi một sự nỗ lực, sự giám sát rất lớn."
Theo quan điểm riêng của bà Hồng, việc giảm án oan hoàn toàn có thể làm được cùng với trách nhiệm của cơ quan chức năng và phương tiện kỹ thuật, tuy vậy khó có thể 100% không có án oan.  Chính vì thế, theo bà nên bỏ hình phạt này để khi có sai sót vẫn còn có thể "khắc phục". 
Trong một diễn biến khác, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội Việt Nam, cựu Đại biểu Quốc hội, Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, trong một chia sẻ trên truyền thông tại Việt Nam đã khẳng định ông cũng đã nhắn tin tới Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng để lưu ý ông về vụ án ‘oan’ với tử tù Nguyễn Văn Chưởng, và ông Lưu Bình Nhưỡng khẳng định đã nhận được tin nhắn hồi đáp, khẳng định ông Võ Văn Thưởng đã nhận được thông điệp này. 
Cũng hôm 14/8/2023, từ Hà Nội, liên quan câu hỏi Việt Nam cần làm gì để tránh những vụ án, bản án oan sai, với tiếp cận hướng tới giải quyết có tính chất căn bản, gốc rễ, căn cơ của vấn đề này, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phản biện độc lập IDS (đã tự giải thể) nói với Đài Á Châu Tự Do:
“Tôi nghĩ rằng tư pháp phải độc lập, cái đấy là quan trọng, tư pháp của Việt Nam không độc lập, cho nên nó có thể dẫn đến những sự oan sai không thể tưởng tượng nổi, mà vụ Nguyễn Văn Chưởng hay là Hồ Duy Hải chỉ là một vài vụ mà người ta thấy trong thời gian gần đây. 
Bao nhiêu những vụ trước kia đã bị rồi, từ ông Nguyễn Thanh Chấn, cho đến ông Hàn Đức Long, nếu không có những kẻ thủ ác tự đầu thú thì chưa biết chừng mấy ông đó đã bị tử hình mất rồi. Tôi nghĩ sự không độc lập của ngành tư pháp là nguyên nhân chính dẫn đến những án oan sai như vậy.
Và ở đây, tôi lưu ý một điểm là có lẽ thời khoảng năm 1945, 1946 trở đi, lúc ấy các vị lãnh đạo (Việt Nam) có lẽ còn đang chịu ảnh hưởng của Pháp hay của phương Tây, thì còn có điều gọi là ‘Hội thẩm nhân dân’, nếu những vụ án lớn, đại hình như thế, mà có một bồi thẩm đoàn của nhân dân, tức là lựa chọn ngẫu nhiên từ những người dân ra 12 hay là 24 vị như bên Mỹ hay bên phương Tây, những vị ấy, nếu chỉ cần một người nói rằng ‘án tử hình này là không được’, thì phải xem xét lại, nên có ‘Bồi thẩm đoàn’ nhân dân như thế được đưa vào. 
Mà thực sự người ta đã muốn đưa vào từ ban đầu, nhưng về sau do độc quyền, cho nên tất cả công tố, tức là Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra, rồi công an và Tòa án, ba cơ quan này đồng tình kết hợp với nhau, và nhất trí từ trước để giải quyết vụ án nói chung; tức là có thể nói rằng nền tư pháp của Việt Nam phải cải tổ một cách rất triệt để và đường hướng ấy là tư pháp phải độc lập và phải khôi phục lại điều được gọi là ‘Bồi thẩm đoàn nhân dân’, thì sẽ tránh được những vụ oan sai,” ông Nguyễn Quang A nêu quan điểm riêng.

* Đính chính lúc 3 giờ 40 phút ngày 16/8: 

Bà Khuất Thu Hồng viết bức thư với tư cách là cá nhân, mặc dù bà đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) và là một Ủy viên Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. 
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.334 giây.