logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/09/2024 lúc 01:29:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhấn vào để nghe
https://thuvienhoasen.or...y-an-va-dong-su-phat.mp3

(Lời Giới Thiệu: Sau đây là bài nói chuyện của Cư sĩ Nguyên Giác trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An tại Hội quán Phật Giáo Hòa Hảo, Santa Ana, California, hôm Chủ Nhật 15/9/2024.)

UserPostedImage

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật
Nam Mô Đức Phật Thầy Tây An
Kính thưa tất cả các vị trưởng thượng trong Phật Giáo Hòa Hảo
Kính thưa tất cả quan khách
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Bài thơ Mười Điều Khuyến Tu ghi lại giáo lý cốt tủy của Phật giáo, một con đường thẳng tắt để giải thoát. Bài thơ này làm theo thể thơ song thất lục bát, gồm 10 đoạn, mỗi đoạn gồm 8 câu. Cách dùng chữ của Đức Phật Thầy Tây An thích nghi với ngôn phong người Miền Nam, đơn giản, dễ nhớ, rất ít chữ Hán Việt, nêu lên những lời dạy để tu trong đời thường hàng ngày. Thời thế kỷ 19 lúc đó, đồng bào Miền Nam mình đa số mù chữ, nên giáo lý được gói vào thơ để ngâm nga phải rất cô đọng. Tôi tin rằng hầu hết Phật tử của Phật Giáo Hòa Hảo đều thuộc bài thơ này. Và nơi đây, xin đọc lại từng đoạn và kèm theo vài lời nhận xét.
 
Mười Điều Khuyến Tu

Điều thứ nhất:
Thầy khuyên nên nhớ,
Lòng trung kiên muôn thuở còn nêu.
Dù ai nặng nhẹ trăm điều,
Quyết không bỏ lý cao siêu của Thầy.
Nhiều thử thách đang vây con đó,
Nếu ngã lòng công khó tiêu tan.
Việc chi còn ở trần gian,
Là điều huyễn hoặc chớ mang trong lòng.
Chữ Thầy trong Điều thứ nhất có thể hiểu là hiển lộ của Pháp, không nhất thiết chỉ vào vị Thầy xương thịt, vì thân tứ đại của vị Thầy có thể tan rã, nhưng Phật, khi hiểu theo nghĩa hiển lộ của Pháp, thì trường tồn, bất kể thế gian này có tan rã. Bởi vì lòng trung kiên muôn thuở là chỉ cho Pháp, là trọn đời giữ lòng tin và tu theo “lý cao siêu của Thầy,” tức là tu theo vận hành của Pháp. Đức Phật Thầy Tây An dạy rằng hãy tu giải thoát, vì “việc chi còn ở trần gian” (tức là pháp hữu vi) đều là pháp như huyễn, “là điều huyễn hoặc chớ mang trong lòng.” Thấy như huyễn thường trực, tức là lià tâm si mê. Trong Phât giáo, thường trực nhìn thấy pháp “như huyễn” là chứng ngộ pháp ấn vô thường, vô ngã, là giải thoát. Như thế, ngay trong Điều thứ nhất, Đức Phật Thầy Tây An dạy phải tín (tin vào lý cao siêu của Pháp), phải tấn (trung kiên muôn thuở), phải giới (chớ mang trong lòng bất kỳ chuyện gì còn ở trần gian, phải lìa pháp hữu vi), phải định (không bỏ lý cao siêu) và phải huệ (chứng ngộ rằng tất cả các việc trần gian đều là huyễn hoặc). Thường trực giữ tâm trong tín, tấn, giới, định, huệ là giải thoát.
Điều thứ hai: Thầy trông đệ tử,
Tình bạn bè phải giữ thủy chung.
Luôn luôn tha thứ khoan dung,
Nhủ khuyên nhỏ nhẹ chớ dùng lời thô.
Dìu dẫn nhau điểm tô công quả,
Phải thật lòng với cả chung quanh.
Thiệt thòi cam chịu đã đành,
Vô vi phẩm vị Thầy dành cho con.
Điều thứ hai là nói về sống lục hòa với cộng đồng chung quanh mình. Lòng mình phải khoan dung, lời mình nói phải từ ái, giúp đỡ mọi người, là phải “thật lòng với cả chung quanh” tức là lời dạy “trực tâm là đạo tràng” của Thiền Tông, tức là tu ngay nơi trực tâm, chứ không tu nơi tất cả những gì khác. Và như thế, “vô vi phẩm” là tâm giải thoát, mà vị Thầy, tức lá Pháp tất nhiên sẽ hiển lộ nơi tâm mình.
Điều thứ ba: vẹn toàn hạnh đức,
Tuy bán buôn cơ cực tảo tần.
Đổi công nuôi lấy tấm thân,
Đừng ham mến chuyện phi nhân gạt lường.
Dầu tiền bạc đầy rương tràn tủ,
Cuộc trần này biết đủ con ơi.
Ác gian cũng hưởng một đời,
Thà nghèo trong sạch thảnh thơi linh hồn.
Điều thứ ba nói về cụ thể trong giao tiếp xã hội, khi chúng ta buôn bán cơ cực, cũng không lường gạt bất kỳ ai. Đức Phật Thầy Tây An dạy lời Đức Phật là phải sống hạnh “biết đủ” tức là hạnh “tri túc” và không bao giờ làm chuyện gian ác. Sống biết đủ và thà nghèo cũng có nghĩa là ly tham, là lìa tâm tham dục. Vì ngay cả khi sống nghèo mà giữ được trong sạch thì tâm mình sẽ được khinh an, hỷ lạc, thảnh thơi. 
Điều thứ tư: Pháp môn qui luật,
Lục thập chay gắng sức trau dồi.
Thịt thà xương máu tanh hôi,
Cỏ cây rau cải cũng rồi bữa ăn.
Đức từ bi thường hằng thể hiện,
Không sát sanh lòng thiện ta còn.
Lạt chay tuy chẳng ngọt ngon,
Còn hơn thú vị cơm chan máu hồng.


Trọn tám câu trong Điều thứ tư là nói về hạnh ăn chay. Ngài gọi đây là hạnh “từ bi thường hằng” chứ không phải là ngày mặn, ngày chay. Nếu chưa giữ trọn, thì ăn chay sáu ngày, hay mười ngày. Đức Phật Thầy Tây An nói rõ, ăn chay là “pháp môn qui luật” chứ không phải là chuyện không quan trọng.
Điều thứ năm: quyết không hờn giận,
Ghét ganh chi cho bận lòng mình.
Con xem vạn điển thiên kinh,
Hiền nhơn quân tử rộng tình vô câu.
Muôn việc xảy bắt đầu sân nộ,
Là nguyên nhân thống khổ ly tan.
Chơn truyền chánh pháp đạo vàng,
Tập xong chữ Nhẫn Niết bàn không xa.
Điều thứ năm là giữ tâm không sân, không ganh ghét, giữ tâm vô câu tức là không câu chấp, không nắm giữ. Nếu gặp chuyện bất như ý thì tập Nhẫn, và tâm đó là tiếp cận với Niết Bàn. Nhìn lại, điều thứ ba là lìa tâm tham, điều thứ năm là lìa tâm sân, và điều thứ nhất là lìa tâm si. Khi lìa cả ba tâm tham, sân, si thì ngay nơi tâm mình sẽ hiển lộ Niết bàn.
Điều thứ sáu: Thiết tha Thầy dặn,
Ngày hai thời lẳng lặng công phu.
Việc chi dầu quá cần cù,
Cũng nhơn vài khắc tập tu nguyện cầu.
Khi rảnh việc đồng sâu chợ búa,
Đem sấm kinh tự của Thầy ban.
Học cho thông thuộc đôi hàng,
Ngâm nga trong lúc thanh nhàn bâng khuâng.
Điều thứ sáu là mỗi ngày nên có hai thời công phu. Điều này hẳn là ảnh hưởng từ truyền thống Phật giáo Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam, có thể là từ cội nguồn Nhị Khóa Hiệp Giải. Tuy nhiên, Đức Phật Thầy Tây An nói rằng “lẳng lặng công phu” chứ không phải tụng kinh, gõ mõ. Ngài thực tế dạy rằng phải thường trực tu bất cứ khi nào nhớ tới, “cũng nhơn vài khắc tập tu nguyện cầu,” và cốt tủy là nên học lời dạy của ngài, học cho thông thuộc đôi hàng, hễ rãnh tay là ngâm nga. Tức là, tu trong 24 giờ, hễ nhớ là tu, là nghiền ngẫm các câu thơ để ngâm nga.
Điều thứ bảy: quyết tăng công quả
An ủi người già cả ốm đau
Tuỳ duyên có thể giúp vào
Lâm cơn hoạn nạn khi nào cần con
Phước đức đó vẫn còn muôn thuở
Tuy vô hình đừng ngỡ rằng không
Con ơi, trong chốn trần hồng
Mấy ai nghĩ đến cõi lòng thanh cao.
Điều thứ bảy phải tu là công tác xã hội. Tùy duyên để giúp người già, người bệnh, người hoạn nạn. Phước đức này tuy mắt trần không nhìn thấy, nhưng sẽ có uy lực bảo vệ cho người tu. Chính phước đức giúp người bệnh sẽ làm cho mình không bệnh, phước đức giúp người hoạn nạn sẽ giữ cho mình ít hoạn nạn, phước đức giúp người già sẽ giúp mình tăng thọ.
Điều thứ tám: lời nào Thầy dạy
Dù khổ lao chớ nại công trình
Mặc dầu con phải hy sinh
Phật Tiên đâu nỡ quên mình con sao
Đừng chấp việc núi cao rừng thẳm
Hay là đường muôn dặm xa trông
Hễ con thề giữ trọn lòng
Đương nhiên đắc đạo, thoát vòng tử sanh.
Điều thứ tám là kiên tâm tu những lời dạy trên. Lời dạy “giữ trọn lòng” nói theo chữ Thiền Tông là giữ “định nhất tâm” thường trực, hộ trì trọn vẹn tâm mình, thì đương nhiên sẽ đắc đạo, thoát vòng tử sanh.
Điều thứ chín: Đạo Lành căn bản
Giữ làm sao có bạn không thù
Từ đây con nhớ rằng tu
Hạ mình nhận lỗi mặc dù là không
Lời nói sao hoà trong hiệp ngoại
Đừng hơn người nếu phải ép lòng
Không ham những chuyện mênh mông
Vừa no, đủ ấm, đèo bồng mà chi. 
Điều thứ chín là lời Đức Phật Thầy Tây An dạy: không bao giờ thấy ai là thù, luôn luôn nhìn mọi người là bạn. Lời nói phải từ ái. Đừng nghĩ rằng mình phải làm những chuyện mênh mông, vì sẽ dựng thêm chướng ngại trong tâm mình khi phải ganh đua với người này, người kia. Nếu cần thì “hạ mình nhận lỗi mặc dù là không”… Câu “không ham những chuyện mênh mông” còn có nghĩa là đừng để cho tâm chạy lang thang, “vừa no, đủ ấm” là niệm thân mình, và “đèo bồng mà chi” là niệm tâm mình, chớ nắm giữ bất kỳ cái gì làm mình chệch hướng.
Điều chót hết: mười ghi trăm nhớ
Phật, Pháp, Tăng con chớ quên ơn
Gia đình nghĩa nặng nhiều hơn
Tình thương xã hội giúp cơn thiết cần
Ơn Tổ tiên, dành phần con cháu
Đó những lời dạy bảo Thầy mong
Con ơi, con khá ghi lòng
Bấy nhiêu tâm huyết bấy dòng văn thơ.
Điều thứ mười là, phải báo đền bốn ơn sâu. Đức Phật Thầy Tây An nhấn mạnh là phải “mười ghi trăm nhớ” để đền đáp ơn Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), ơn cha mẹ và tổ tiên, ơn đất nước, ơn đồng bào và nhơn loại.
Như thế, Đức Phật Thầy Tây An đã soạn ra bài thơ Mười Điều Khuyến Tu, nơi đây cô đọng giáo lý nhà Phật trong một cách thiết thực nhất, thích nghi cho tất cả mọi người trong đời thường, và cũng là pháp tu để giải thoát. Đây cũng là pháp liễu nghĩa, chứ không phải là pháp phương tiện. Người tu nương theo bài thơ này, không chỉ bao dung, hòa hài với mọi người, mà cũng sẽ tự xóa sạch tham, sân, si, cũng sẽ thường trực nhìn thấy như huyễn, chứng ngộ vô thường, vô ngã và sẽ “đương nhiên đắc đạo, thoát vòng tử sanh,” như lời thơ ghi trong Điều thứ tám
Trân trọng cảm ơn quý trưởng thượng trong Phật giáo Hòa Hảo.
Trân trọng cảm ơn quý quan khách.

Theo Thư Viện Hoa Sen
https://thuvienhoasen.or...dong-su-phat-nguyen-giac
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.