Sức mạnh thông tin của các trang blog (minh họa)Việc bắt giữ những chủ nhân trang nhật ký mạng nổi tiếng vừa qua vào khi mạng xã hội phát triển mạnh ở
Việt Nam, theo nhận định của giới quan sát, là vì chính quyền Hà Nội lo sợ về nguồn thông tin từ những
trang đó cung cấp.
Nhận định đó chuẩn xác đến đâu?
Chặn vì chống Đảng, Nhà nướcVụ bắt giữ hai blogger được nhiều người biết đến ở Việt Nam là Trương Duy Nhất hồi ngày 26 tháng 5,
sau đó là blooger Phạm Viết Đào hồi ngày 13 tháng 6, khiến cho cộng đồng những người viết nhật ký
mạng tại Việt Nam bàn tán xôn xao.
Lý do vì hai trang blog đó được nhiều người vào đọc do có những bài viết về tình hình thời sự Việt Nam
được đánh giá là kịp thời, với những nhận định chuẩn xác, cũng như nguồn tin xuất phát từ nội bộ của
Đảng và chính phủ mà có.
Cả hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào đều là những người từng làm việc trong bộ hệ thống
công quyền của Việt Nam, nay thôi không tham gia sinh hoạt ‘chính thống’ nữa.
Trang blog của Trương Duy Nhất.Khi hai blogger có tiếng đó vẫn còn bị giam giữ, lại có thêm thông tin từ nhà văn Nguyễn Trọng Tạo nói
rằng một thành viên trong đoàn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc từ ngày 19 đến
21 tháng 6 điện về cho biết có một danh sách 20 blogger khác nữa cũng sẽ bị bắt.
Cộng đồng cư dân mạng lại bàn tán râm ran, bình luận ai sẽ là người kế tiếp.
Sang trung tuần tháng sáu, nhiều cư dân mạng lại bị chặn Facebook. Đây là mạng xã hội hiện rất nhiều
người đang sử dụng để trao đổi thông tin cá nhân với những đối tượng khác nhau mà họ thấy hợp. Tìm
hiểu nguyên nhân họ phát hiện ra một công văn tối mật của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông gửi cho các
công ty cung cấp dịch vụ Facebook nói rõ theo yêu cầu của cơ quan an ninh phải chặn Facebook không
để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau chuyến công du Trung Quốc về rồi đi tiếp xúc cử tri hai quận
1 và 3 thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng cho rằng hiện trên mạng có nhiều thông tin mà ông này cho là sai
sự thật; ông nhắc nhở người dân mà ông tiếp xúc phải cảnh giác. Ông nói nếu không tỉnh táo sẽ thấy xã
hội toàn màu đen, không có một ông lãnh đạo nào tốt cả.
Trang blog của Phạm Viết Đào. RFA filesÔng chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi đến kết luận là không lẽ một dân tộc anh hùng như dân tộc Việt
Nam lại để cho một vài ngọn gió từ các trang mạng làm lung lay.
Blogger lên tiếngMột số người hiện đang công khai viết blog với tên tuổi, địa chỉ rõ ràng phản ứng ra sao trước đánh giá
của chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thông tin trên các trang mạng mà ông này cho là sai sự thật và
làm lung lay dân tộc anh hùng Việt Nam?
Blogger Bùi thị Minh Hằng, một người từ chỗ là dân oan đi khiếu kiện, tham gia biểu tình phản đối Trung
Quốc gây hấn với Việt Nam, rồi bị bắt nhốt một cách tùy tiện, lên tiếng về phát biểu của ông chủ tịch
nước Trương Tấn Sang về những trang mạng ‘lề trái’ hiện nay:
Một vị nguyên thủ quốc gia mà phát biểu như thế cũng đủ để mọi người nhìn nhận rằng tình trạng của
Việt Nam rất tồi tệ rồi. Một người ở vị trí lãnh đạo mà không có sự phát biểu một cách chín chắn, nhận
thức. Bởi vì một dân tộc anh hùng, chúng tôi vẫn hay dùng những từ này, một dân tộc dân tộc từng đánh
bại những thế lực xâm lược, đế quốc nhưng rồi cuối cùng họ sử dụng mọi ‘cái’ để bóp nghẹt dân tộc
Việt Nam. Họ đàn áp dân oan, đàn áp những người biểu tình. Báo chí nhà nước và các phương tiện
truyền thông truyền hỉnh bị một nhóm cầm quyền sử dụng vào những việc hoàn toàn sai trái, Họ xuyên
tạc, bôi nhọ người dân mà các chứng cứ rõ ràng; thế cho nên chừng mực và hình thức đấu tranh ngoài
việc đi khiếu kiện, họ phải sử dụng tiếng nói bằng cách viết blog. Bây giờ với việc bắt bớ, ngăn chặn…
chỉ thể hiện tính độc tài và kìm hãm sự phát triển của một dân tộc; chứ không phải điều gì tốt đẹp đem
đến cho người dân cả.
Nổ lực duy trì quyền lựcGiáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Khoa học- Xã hội Việt Nam, đưa ra nhận định của ông về
việc bắt bớ những blogger công khai nêu ý kiến cá nhân về tình hình đất nước, xã hội hiện nay:
Bất cứ nhà nước nào cũng sử dụng quyền lực của họ để duy trì quyền lực mà họ đang nắm giữ. Chuyện
này trở thành qui luật rồi. Cho nên việc bắt giữ những bloggers với những lý do này nọ; khi thì người ta
vận dụng điều luật này của Bộ Luật Hình sự, khi khác thì người ta sử dụng điều luật khác; nhưng tất cả
những ‘thứ’ đó đều nằm trong một bối cảnh chung. Bối cảnh chung đó gắn liền với, không thể tách riêng
ra được, với những hoạt động khác về mặt đối nội hay về mặt đối ngoại.
Với việc các bloggers bị bắt và nghe đâu người ta còn bắt thêm nhiều người nữa ( đó là dư luận mà
người ta nói trên mạng), nhưng điều này không có gì mới, nó chỉ thể hiện một cuộc đấu tranh phức tạp,
giằng co giữa nhiều thế lực, và sự giằng co giữa nhiều thế lực đó có liên quan đến mặt đối nội và đối
ngoại. Theo tôi nghĩ, những bloggers đó sau một thời gian bị bắt, người ta cũng thả. Mới có một trường
hợp blogger mới bị bắt nhưng nghe đâu sau đó người ta cũng thả rồi…
Những động thái này xen kẻ nhau, phức tạp lắm. Mình không ở trong bộ máy làm sao có thể hiểu được
cho đầy đủ. Nhưng phân tích một cách khách quan căn cứ trên những diễn biến của thời cuộc, tôi cho
rằng việc đó không có gì lạ cả: bắt, giữ rồi thả. Đó là theo tình hình chung về mặt đối nội và đối ngoại, cái
áp lực của quốc tế về tình hình nhân quyền, cái đấu tranh giữa những phe phái trong nội bộ những
người lãnh đạo cũng đẩy đến những hiện tượng phức tạp nổi lên đó. Tuy nhiên đó cũng chỉ là phần nổi
của tảng băng mà thôi.
Thống kê cho thấy từ đầu năm đến nay tại Việt Nam đã có 46 blogger và nhà hoạt động bị kết án tù. Cả
năm ngoái chỉ có 40 người mà thôi. Tác giả Brendan Brady trong bài viết tựa đề ‘Vào khi sự bất đồng gia
tăng, chính quyền Việt Nam trấn áp giới viết blog’ đăng trên tạp chí Time, cho rằng trên trang blog và
mạng xã hội, những người dân Việt Nam nổi giận đã vượt qua sự độc quyền về thông tin của chính
quyền độc đoán, để loan tải tin tức về những thất bại của chính quyền và rồi kích thích sự bất mãn đối
với chế độ cầm quyền.
Theo RFA