logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 26/08/2013 lúc 07:45:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Sức mạnh thông tin của các trang blog (minh họa)
Việc bắt giữ những chủ nhân trang nhật ký mạng nổi tiếng vừa qua vào khi mạng xã hội phát triển mạnh ở

Việt Nam, theo nhận định của giới quan sát, là vì chính quyền Hà Nội lo sợ về nguồn thông tin từ những

trang đó cung cấp.

Nhận định đó chuẩn xác đến đâu?

Chặn vì chống Đảng, Nhà nước
Vụ bắt giữ hai blogger được nhiều người biết đến ở Việt Nam là Trương Duy Nhất hồi ngày 26 tháng 5,

sau đó là blooger Phạm Viết Đào hồi ngày 13 tháng 6, khiến cho cộng đồng những người viết nhật ký

mạng tại Việt Nam bàn tán xôn xao.

Lý do vì hai trang blog đó được nhiều người vào đọc do có những bài viết về tình hình thời sự Việt Nam

được đánh giá là kịp thời, với những nhận định chuẩn xác, cũng như nguồn tin xuất phát từ nội bộ của

Đảng và chính phủ mà có.

Cả hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào đều là những người từng làm việc trong bộ hệ thống

công quyền của Việt Nam, nay thôi không tham gia sinh hoạt ‘chính thống’ nữa.
UserPostedImage
Trang blog của Trương Duy Nhất.
Khi hai blogger có tiếng đó vẫn còn bị giam giữ, lại có thêm thông tin từ nhà văn Nguyễn Trọng Tạo nói

rằng một thành viên trong đoàn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Trung Quốc từ ngày 19 đến

21 tháng 6 điện về cho biết có một danh sách 20 blogger khác nữa cũng sẽ bị bắt.
Cộng đồng cư dân mạng lại bàn tán râm ran, bình luận ai sẽ là người kế tiếp.

Sang trung tuần tháng sáu, nhiều cư dân mạng lại bị chặn Facebook. Đây là mạng xã hội hiện rất nhiều

người đang sử dụng để trao đổi thông tin cá nhân với những đối tượng khác nhau mà họ thấy hợp. Tìm

hiểu nguyên nhân họ phát hiện ra một công văn tối mật của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông gửi cho các

công ty cung cấp dịch vụ Facebook nói rõ theo yêu cầu của cơ quan an ninh phải chặn Facebook không

để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang, sau chuyến công du Trung Quốc về rồi đi tiếp xúc cử tri hai quận

1 và 3 thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng cho rằng hiện trên mạng có nhiều thông tin mà ông này cho là sai

sự thật; ông nhắc nhở người dân mà ông tiếp xúc phải cảnh giác. Ông nói nếu không tỉnh táo sẽ thấy xã

hội toàn màu đen, không có một ông lãnh đạo nào tốt cả.
UserPostedImage
Trang blog của Phạm Viết Đào. RFA files
Ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi đến kết luận là không lẽ một dân tộc anh hùng như dân tộc Việt

Nam lại để cho một vài ngọn gió từ các trang mạng làm lung lay.

Blogger lên tiếng
Một số người hiện đang công khai viết blog với tên tuổi, địa chỉ rõ ràng phản ứng ra sao trước đánh giá

của chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thông tin trên các trang mạng mà ông này cho là sai sự thật và

làm lung lay dân tộc anh hùng Việt Nam?

Blogger Bùi thị Minh Hằng, một người từ chỗ là dân oan đi khiếu kiện, tham gia biểu tình phản đối Trung

Quốc gây hấn với Việt Nam, rồi bị bắt nhốt một cách tùy tiện, lên tiếng về phát biểu của ông chủ tịch

nước Trương Tấn Sang về những trang mạng ‘lề trái’ hiện nay:
Một vị nguyên thủ quốc gia mà phát biểu như thế cũng đủ để mọi người nhìn nhận rằng tình trạng của

Việt Nam rất tồi tệ rồi. Một người ở vị trí lãnh đạo mà không có sự phát biểu một cách chín chắn, nhận

thức. Bởi vì một dân tộc anh hùng, chúng tôi vẫn hay dùng những từ này, một dân tộc dân tộc từng đánh

bại những thế lực xâm lược, đế quốc nhưng rồi cuối cùng họ sử dụng mọi ‘cái’ để bóp nghẹt dân tộc

Việt Nam. Họ đàn áp dân oan, đàn áp những người biểu tình. Báo chí nhà nước và các phương tiện

truyền thông truyền hỉnh bị một nhóm cầm quyền sử dụng vào những việc hoàn toàn sai trái, Họ xuyên

tạc, bôi nhọ người dân mà các chứng cứ rõ ràng; thế cho nên chừng mực và hình thức đấu tranh ngoài

việc đi khiếu kiện, họ phải sử dụng tiếng nói bằng cách viết blog. Bây giờ với việc bắt bớ, ngăn chặn…

chỉ thể hiện tính độc tài và kìm hãm sự phát triển của một dân tộc; chứ không phải điều gì tốt đẹp đem

đến cho người dân cả.

Nổ lực duy trì quyền lực
Giáo sư Tương Lai, nguyên viện trưởng Viện Khoa học- Xã hội Việt Nam, đưa ra nhận định của ông về

việc bắt bớ những blogger công khai nêu ý kiến cá nhân về tình hình đất nước, xã hội hiện nay:

Bất cứ nhà nước nào cũng sử dụng quyền lực của họ để duy trì quyền lực mà họ đang nắm giữ. Chuyện

này trở thành qui luật rồi. Cho nên việc bắt giữ những bloggers với những lý do này nọ; khi thì người ta

vận dụng điều luật này của Bộ Luật Hình sự, khi khác thì người ta sử dụng điều luật khác; nhưng tất cả

những ‘thứ’ đó đều nằm trong một bối cảnh chung. Bối cảnh chung đó gắn liền với, không thể tách riêng

ra được, với những hoạt động khác về mặt đối nội hay về mặt đối ngoại.

Với việc các bloggers bị bắt và nghe đâu người ta còn bắt thêm nhiều người nữa ( đó là dư luận mà

người ta nói trên mạng), nhưng điều này không có gì mới, nó chỉ thể hiện một cuộc đấu tranh phức tạp,

giằng co giữa nhiều thế lực, và sự giằng co giữa nhiều thế lực đó có liên quan đến mặt đối nội và đối

ngoại. Theo tôi nghĩ, những bloggers đó sau một thời gian bị bắt, người ta cũng thả. Mới có một trường

hợp blogger mới bị bắt nhưng nghe đâu sau đó người ta cũng thả rồi…

Những động thái này xen kẻ nhau, phức tạp lắm. Mình không ở trong bộ máy làm sao có thể hiểu được

cho đầy đủ. Nhưng phân tích một cách khách quan căn cứ trên những diễn biến của thời cuộc, tôi cho

rằng việc đó không có gì lạ cả: bắt, giữ rồi thả. Đó là theo tình hình chung về mặt đối nội và đối ngoại, cái

áp lực của quốc tế về tình hình nhân quyền, cái đấu tranh giữa những phe phái trong nội bộ những

người lãnh đạo cũng đẩy đến những hiện tượng phức tạp nổi lên đó. Tuy nhiên đó cũng chỉ là phần nổi

của tảng băng mà thôi.

Thống kê cho thấy từ đầu năm đến nay tại Việt Nam đã có 46 blogger và nhà hoạt động bị kết án tù. Cả

năm ngoái chỉ có 40 người mà thôi. Tác giả Brendan Brady trong bài viết tựa đề ‘Vào khi sự bất đồng gia

tăng, chính quyền Việt Nam trấn áp giới viết blog’ đăng trên tạp chí Time, cho rằng trên trang blog và

mạng xã hội, những người dân Việt Nam nổi giận đã vượt qua sự độc quyền về thông tin của chính

quyền độc đoán, để loan tải tin tức về những thất bại của chính quyền và rồi kích thích sự bất mãn đối

với chế độ cầm quyền.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.094 giây.