logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/09/2013 lúc 05:06:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôn giáo nào cũng có rất nhiều điều lệ, giáo lý. Giáo lý Công Giáo của tôi dạy rằng cần phải cầu xin, cầu

nguyện thật nhiều và tin tưởng vào lòng nhân từ thương yêu của Chúa. Trong Kinh Thánh có những câu

dạy rằng: bay hãy xin thì bay sẽ được. Bay xin sao thì được như vậy. Xin ít thì được ít, xin nhiều thì

được nhiều.
Ông đạo Osteen chỉ cần dựa vào giáo điều ấy mà trở thành nổi tiếng gầm trời. Ông làm giầu nhờ khai

thác điều luật ấy theo chiều hướng mong muốn của người đời. Ông hô hào, Thiên Chúa là một người

cha giầu có vô cùng vô tận, quyền năng hơn hết tất cả những người cha có quyền năng. Chúa là một

người cha nhân từ và hay thương vô cùng. Cha giàu có, quyền năng thì không bao giờ lại để cho con cái

thiếu thốn, nghèo khổ. Chúng ta nghèo khổ là tại vì ta không biết cầu xin. Còn ông đạo nhờ biết cầu xin

cho nên ông đạo giàu sang, tiền rừng bạc bể. Ông dạy đạo theo kiểu đời như vậy, làm sao thiên hạ

không nghe ông răm rắp. Trong kinh sách lại còn có câu, chẳng người cha bình thường nào mà con xin

cái bánh lại cho nó cục đá, nó xin con cá lại cho nó con rắn. Mấy giáo dân của ông nghèo là tại không

biết xin. Cần phải đi theo đạo của ông, ông dạy cách cho mà xin cho đúng kiểu. Cầu nguyện như ông tha

hồ mà hốt bạc.
Không biết theo tín lý thì luận cứ của ông này có đúng với giáo lý của Chúa không, nhưng theo tình

người thì ông nói những điều đi đúng vào tim đen những kẻ đi đạo để kiếm gạo. Cho nên – tôi đã nói

nhiều lần rồi – ông đạo này là đệ nhất ông đạo. Ông giàu có là đúng quá rồi. Nhưng mà – hình như - sau

khi cuốn sách dạy giáo lý theo kiểu này, bán được vài triệu cuốn, có một số con chiên đã phản đối là ông

đạo đã bẻ cong lời Chúa, đưa ra những luận điệu mỵ dân để mê hoặc những kẻ tham tiền. Ông bèn phải

nói lại, phải cải chính lung tung tùng xòe. Con chiên ngoan của Chúa đã mở mắt cho ông đạo thấy rằng

giáo lý của Thiên Chúa là giáo lý của những người nghèo, nước của Thiên Chúa không phải ở thế gian.

Cho nên xin gì thì xin chứ xin tiền thì Chúa không có. Khi Chúa bị cám dỗ trong sa mặc, ma quỉ cũng

đem tiền ra làm mồi nhử, bị Chúa Giêsu mắng cho một trận nên thân. Chúa Giêsu vẫn thường rao giảng

ai muốn đi theo ta thì về bán hết của cải đem chia cho mọi người nghèo hãy đi tay không theo Chúa.

Chả nhẽ Chúa bảo con chiên đừng có đam mê của thế gian trong khi đó Chúa lại dạy bay hãy xin thì ta

sẽ mở của kho tàng nước trời cho chúng bay tha hồ khuân vác đem về thế gian mà hưởng thụ, mà mua

lâu đài, xế xịn.
Tôi là một trong những người tuy chẳng theo đạo xin tiền của ông Osteen, nhưng tôi cũng đồng ý với

những người không tin lời ông đạo. Chẳng phải vì tôi tài giỏi gì nhưng vì Chúa thương tôi, Chúa biết tôi

cần gì, Chúa lo cho tôi sẵn. Tôi chẳng cần phải xin. Chỉ vì tôi muốn, tôi thích cái gì thì tôi cố gắng làm để

có thể đạt được cái tôi thích. Muốn thì làm, muốn thì phải cố gắng đạt được bằng sức lực, khả năng của

mình, đừng có ỷ y nghĩ rằng bay cứ xin thì bay sẽ được. Ngồi mát ăn bát vàng, hay là nằm gốc sung há

miệng kêu Trời, chờ cho trái sung nó rụng vào mồm. Chúa không bao giờ khuyến khích những kẻ lười

biếng, ỷ lại. Cho nên tôi tin, tôi đi nhà thờ - hàng ngày nghe cụ - nhưng mà tôi chỉ cầu Chúa, chứ tôi

không xin Chúa cái gì free cả. Vì tôi lý luận khác hẳn với lý luận của ông đạo. Nếu tôi cố gắng làm mà tôi

vẫn thất bại hoặc không đạt được kết quả mong muốn, tôi không hề oán trách Chúa mà chỉ nghĩ rằng tại

mình chưa đủ tài, tại mình chưa làm hết sức. Cùng lắm tôi sẽ tự an ủi, mình thất bại vì Chúa không cho.

Chúa không cho, không phải vì Chúa ghét bỏ gì mình, nhưng rất có thể, điều đó không có lợi hoặc

không tốt cho mình. Hoặc giả Chúa không cho mình cái này thì sẽ cho mình cái khác. Hai nữa tôi tin vào

tín điều khó nghèo của Thiên Chúa, cho nên tôi chẳng bao giờ xin tiền Chúa cả.
Tôi thấy rằng, Chúa là Thiên Chúa toàn năng thật đấy, nhưng Chúa biết bao nhiêu việc phải làm. Nếu bây

giờ, bất cứ một con chiên nào cũng cứ nắm áo Chúa hết xin ăn lại đòi uống. Hết đòi tiền lại đòi danh

vọng. Hết muốn khỏe mạnh lại muốn sắc đẹp thì Chúa làm sao mà lo cho nổi. Chẳng hạn như trong một

gia đình đông con thì đứa lớn phải giúp đứa nhỏ, và tất cả mọi đứa con đều phải tự lực cánh sinh, không

thể nào cứ đeo bám vào bố mẹ mãi. Chúa cho sức khỏe thì phải lo làm ăn. Chúa cho thông minh thì

phải dùng nó mà làm việc, nuôi sống bản thân mình. Chỉ khi nào trong tai ương, biến cố thì mới phải kêu

cứu đến cha mẹ. Cần phải chứng minh với Chúa lòng biết ơn của mình vì Chúa đã cho mình năm giác

quan, đôi bàn tay khéo léo, đôi chân mạnh khỏe nhất là cái đầu có óc ở trong để mình có thể tự túc, tự

cường. Mình không thể cứ làm con nít bắt Chúa bồng ẵm trên tay mãi mãi. Cha mẹ nào không vui và

hãnh diện khi thấy con mình đã trưởng thành, có thể tự lực cánh sinh. Khi sinh mình ra, Chúa đã cho

mình tất cả dụng cụ cần thiết để có thể tự lo liệu cho cuộc sống. Như vậy, tại sao cứ làm phiền Chúa

hoài hoài bằng những nhu cầu riêng tư của mình? Nay xin cái này, mai đòi cái kia? Đó là lý do tại sao tôi

không xin xỏ đòi hỏi Chúa điều gì.
Trong gia đình tôi có bốn chị em. Hai đứa em trai tôi đã bỏ đạo theo đạo vợ. Cô em gái tôi là một người

ngoan đạo không ai sánh kịp. Cô thuộc lòng Kinh Thánh, khi tôi cần trích dẫn một đoạn kinh thánh nào tôi

chỉ cần hỏi cô, chỉ cần nói lên cái đại ý của bài tin mừng là cô có thể cho tôi ngay, bài đó tên gì, của

thánh sử nào, chương mấy, đoạn mấy từ câu mấy đến câu mấy. Cho nên những đoạn nói về xin và

được, cô thuộc nằm lòng. Bất cứ những chuyện nhỏ mọn xảy ra hàng ngày cô cũng cho là do thánh ý

Chúa. Thường thường cô hay lái xe cho tôi đi đây đi đó, khi tới nơi, gặp được chỗ đậu tốt cô cũng nói đó

là do Chúa dành cho. Đau ốm, cô không đi bác sĩ mà chỉ đi lễ xin chữa lành. Lần nào ra về cô cũng nói

khỏi rồi, tạ ơn Chúa. Mai lại thấy cô kêu đau. Lại đi lễ xin chữa lành. Mốt lại đau, lại đi lễ lại xin chữa lành,

lại khỏi. Tôi bực mình về thái độ của cô. Tôi nói đừng mang danh Chúa ra làm trò đùa như thế, nếu Chúa

chữa lành thì cô sẽ lành hẳn, khỏi hẳn, chứ không thể nào nay khỏi mai lại đau như thế. Chúa không có

thì giờ giỡn chơi với cô như vậy đâu. Chúa không có thì giờ đi theo cô để dành chỗ đậu xe cho cô. Cô

chê là tôi cứng lòng, còn tôi thì lại chê cô là kêu danh Chúa không đúng lúc. Chả biết ai đúng, ai sai.

Nhưng mà câu chuyện cầu xin – bay hãy xin thì bay sẽ được – luôn luôn là đề tài cãi nhau giữa tôi và cô

em tôi.
Còn cậu em trai, không còn theo Chúa nữa nhưng luôn luôn thách thức Chúa. Cậu có một điều tâm

nguyện luôn luôn đi lễ đi lạy để xin. Cậu thường cầu xin theo cái kiểu thách thức. Chúa có muốn con trở

lại đạo thì Chúa hãy cho con điều này đi. Nếu con cầu được con sẽ theo. Tôi bảo cậu Chúa không cần

những người theo Chúa vì lợi như cậu và Chúa cũng chẳng thèm nghe những lời thách đố hỗn láo của

cậu đâu.
Thành thử cái chuyện cầu xin vẫn là một mối quan tâm của tôi. Tôi yêu Chúa một cách hoàn toàn bất vụ

lợi. Tôi không cầu xin mà Chúa đã cho tôi nhiều quá rồi. Nếu tôi còn nay xin cái này mai xin cái khác,

Chúa sẽ ghét tôi và sẽ mắng tôi là đồ tham lam.
Cho đến giờ này tôi mới chỉ xin Chúa một điều là mở cửa cho linh hồn chồng tôi được vào với Chúa. Tôi

tin tưởng chắc chắn là Chúa đã ban caho tôi ơn huệ này. Chồng tôi đã được cứu rỗi. Một vấn đề bỗng

hiện ra. Hình như tôi đang mâu thuẫn với chính tôi. Nếu tôi không xin thì liệu Chúa có cho không? Nếu tôi

không gõ thì Chúa có tự nhiên mở cửa cho chồng tôi vào không?
Rất có thể, Chúa chỉ cho những điều xin về tâm linh, về đời sống về sau, chứ Chúa không cho những gì

liên quan đến đời sống trần gian. Chúa luôn luôn sống khó nghèo thì Chúa làm gì có tiền mà cho ai chứ?

Đừng xin tiền, đừng xin những của cải vật chất, hãy xin những điều về tâm linh, Chúa sẽ không từ chối.

Bà Ba Phải
Theo báo Viễn Đông
phai  
#2 Đã gửi : 07/09/2013 lúc 05:34:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đổi Ý Như Đổi Áo
Hồi thằng Jacob nhà tôi còn nhỏ - chừng hai, ba tuổi - nó đổi ý như chong chóng. Chỉ có một chuyện tối nay ngủ ở đâu, với ai, mà cũng cứ quay lòng vòng, hết ngủ với bà, lại đổi ý muốn ngủ với bố mẹ. Bố mẹ nó mắng rằng, không được đi ra đi vào làm mất giấc ngủ của bà. Nhưng mà, tối nào nó cũng muốn ngủ với bà trước hết, nhưng chỉ vài giờ sau là nó lại nhớ bố mẹ, lại muốn trở về.
Mỗi khi bị mắng, nó lại ân hận về tội làm mất giấc ngủ của bà, nhưng nó không thể chừa được cái tật đổi ý hoài hoài. Một buổi sáng, nó buồn bã hỏi tôi, con thay đổi ý kiến như vậy có phải là con hư không bà? Tôi an ủi nó, con không hư, con là một đứa bé rất ngoan, bà yêu con lắm. Mặt nó hơi tươi lên một chút. Nó hỏi tiếp: tại sao con lại thay đổi ý kiến hoài như vậy? Tôi trấn an nó, tại vì con có nhiều ý kiến nên con hay thay đổi. Chỉ những đứa trẻ thông minh mới có nhiều ý kiến.
Thế sao mẹ lại la con? Tại vì mẹ sợ con đi ra đi vào nhiều làm bà mất ngủ. Nhưng mà bà không mất ngủ. Người già không cần ngủ nhiều. Khi nào con ngủ yên chỗ lúc đó bà mới ngủ. Con đừng lo. Nó rất hài lòng vì cái câu, chỉ có người thông minh mới có nhiều ý kiến để thay đổi, chứ người không thông minh, thì không làm gì có ý kiến để thay đổi cả. Từ đó, mỗi khi mẹ nó mắng nó là thay đổi ý kiến làm bà mất ngủ là nó lại lôi cái câu an ủi của tôi ra làm bằng cớ, để cho mẹ nó không có lý do để la nó nữa.
Hình như cái bệnh thay đổi ý kiến thuộc về cái gene của tôi. Ông Xã Xệ, hồi trẻ cũng vò đầu bứt tai, than trời như bọng về cái tật thay đổi ý kiến xoành xoạch của tôi. Ở nhà tôi quyết đi một nơi, sau khi lên xe tôi lại đổi ý, không đi chỗ đó mà đi chỗ khác. Đi được một quãng, tôi lại đổi ý muốn đi tới một chỗ thứ ba. Mỗi lần như thế, ông Xã Xệ la hét như một người điên trên xe. Nhưng tôi không dám cãi ông bằng luận điệu tôi dùng để an ủi thằng cháu nội rất đáng yêu của tôi. Tôi khó có thể thuyết phục ông Xã Xệ bằng cái sự thông minh của tôi, vì ông ấy đã dư hiểu, để thấy rằng, ông đã lấy phải một con mụ dở hơi, dở hám, dở người. Cho nên ông đành ngậm miệng chịu đựng, nín thở qua cầu để trả cho xong cái món nợ mà kiếp trước ông đã vay tôi, cho nên kiếp này ông phải trả cả vốn lẫn lời.
Thằng Jacob chỉ thay đổi ý kiến về duy nhất một chuyện là ngủ ở đâu, ngủ với ai mỗi khi bà lên chơi ở với nó. Nhưng cái tật này không kéo dài. Khi nó lớn hơn một chút, nó quyết định rõ rằng. Nó đã biết thích nghi với hoàn cảnh, biết chia chác tình thương của nó cho mọi người một cách đồng đều. Tối nay nó ngủ với bà thì tối mai nó ngủ với bố mẹ. Nó không cần phải tranh đấu nội tâm về cái chuyện ngủ ở đâu và ngủ với ai. Chỉ hơn ba tuổi một chút là nó đã tự giải quyết được cái vấn nạn hay thay đổi ý kiến của nó. Nó đã biết rõ ràng nó muốn gì.
Còn tôi thì không. Hiện nay, gần tới lúc đi về, hay là nói rõ hơn đang đi trên đường về, mà cũng cũng vẫn chất chưởng, lúc muốn cái này, lúc thích thế khác, vẫn chưa làm chủ được cái thích của mình. Tôi thay đổi ý kiến từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, từ việc nấu ăn, ngủ nghỉ, cho tới chuyện cao xa là sáng tác văn chương. Cụ đã từng biết những sự biến hóa của mấy cuốn sách của tôi, cuốn nào cũng phải trải qua một thời gian ngâm tôm rất dài, trước khi được in thành sách. Không phải vì tôi cần thì giờ để chăm chút để tô son vẽ phấn cho chúng được hoàn hảo mà chỉ vì cái tội tôi hay đổi ý. Lúc bắt đầu viết tôi đặt cho nó một cái tên tạm, tên nháp. Khi viết xong tôi lại đổi cho nó một cái tên mà tôi cho là thích hợp hơn. Trong khi sửa chữ, nhặt sạn, nhổ tóc sâu, tôi cứ thay đổi theo từng chương, từng phần. Lúc tôi nghĩ tên này hay hơn, lúc tôi nghĩ tên kia có lý hơn. Một cuốn sách từ lúc được thai nghén, trong thời gian năm trong lòng mẹ để lớn lên, cho tới khi mở mắt chào đời, ít nhất nó phải có từ 15, đến 20 cái tên khác nhau.
Trong trường hợp này, tôi cảm thấy tôi giống thằng Jacob vì người thông minh mới có nhiều ý kiến để thay đổi. Nhưng không dám nói với ai, vì ông Xã Xệ vốn dĩ là một người ăn ở trước sau như một, không biết đến cái sự đối ý như đổi áo. Hai nữa ông là một người không có óc khôi hài, lại càng không phải là một nghệ sĩ sáng tạo cho nên khi đã quyết định làm gì thì trời gầm cũng không nhả. Thành thử giữa tôi là ông có một cái khoảng cách thế hệ khá lớn. Bàn chuyện văn chương, sáng tác với ông thì thà nói chuyện một mình còn vui hơn.
Ba cuốn sách đầu, đã in xong, đã được các cụ đón nhận nồng nhiệt. Tiện đây, xin cám ơn lòng ưu ái của các cụ, nhờ sự ủng hộ của các cụ mà tôi cứ tường bờ, thích thú viết lia viết lịa. Tôi còn nợ cụ một tác phẩm cuối cùng. Nó đã được viết xong, trau chuốt đàng hoàng, có thể coi như sẵn sàng xuất hiện trong chốn giang hồ. Nó là cuốn sách cuối cùng, vì thế cái tên đầu tiên tôi nghĩ tới là Ngày Về. Thế rồi sau đó, tôi cứ ngài ngại không muốn nói tới cái cái ngày Ra Đi, cái Ngày Cuối Cùng, cái Ngày Không Trở Lại ấy, sợ in xong thì nó vận vào người thì nguy. Tôi vẫn thường nói là tôi không phải là người tham sinh, úy tử, nhưng chết lúc này có hơi sớm không hả cụ. Cho nên tôi đặt cho nó biết bao nhiêu là tên khác. Tên nào cũng chỉ tồn tại vài tuần, vài tháng, cái bộ óc phong phú của tôi lại phát hiện ra chẳng những một mà nhiều ý kiến hay ho khác, má ý kiến nào tôi cũng muốn giữ, rồi lại muốn bỏ.
Trong suốt thới gian o bế nó, con bé cháu ngoại, hăm hở hứa sẽ vẽ bìa sách cho bà, nó làm như một danh họa nhà nghề, nó hỏi ý kiến tôi, nó đưa ý kiến của nó, hai bà cháu bàn tới bàn lui, nhưng cho tới giờ này nó cũng chưa hề đặt cọ, pha mầu để vẽ nét đầu tiên. Mỗi lần tôi dục nó, nó lại làm ra chăm chú, băn khoăn miệng nói: I'm thinking! Thằng anh nó mắc bệnh thay đổi ý kiến thì con này mắc phải hội chứng hay suy nghĩ. Chỉ suy nghĩ thôi nhưng không bao giờ nghĩ ra điều gì cả. Hay là nó bị lãnh cái gene Bí của tôi cũng nên. Báo hại, tôi đã viết một bài giới thiệu cuốn sách với cái tên mà tôi đã quyết định đặt cho cuốn sách lúc bấy giờ và ra mẫu cho con Claire, sẽ trình bày bìa trong một ngày không biết bao giờ mới tới.
Bây giờ thì tôi hết tin tưởng vào cái con Ba Xạo này - lại một cái gene nữa của tôi - và tôi cũng chán cái tên này rồi cho nên tôi quyết định, nhất định, nhất quyết, trở về với ý tưởng đầu tiên. Đổi tên sách là Đường Về, Ngày Về, hay là Giang Sơn Cất Gánh, và giao trách nhiệm trình bày cho thắng bố nó cho được việc, vì con nhỏ này bây giờ nó cũng đổi ý rồi. Nó không thích viết sách, làm họa sĩ, làm bác sĩ giải phẫu nó cũng không ham nữa, mà nó đòi làm phim. Viết truyện phim trinh thám, phim đen, phim hãi hùng cơ, sau đó tự nó sẽ làm đạo diễn cho cuốn phim. Nó đâu có thì giờ suy nghĩ để vẽ bìa sách cho tôi.
Trong thời điểm này, tức là tháng 9 năm 2013, tôi nhất quyết trở lại với y định đầu tiên, là viết cuốn sách thứ bốn với cái tên Giang Sơn Cất Gánh, nghe văn chương mà ý nghĩa phải không cụ. Nếu cái tên này mà có vận vào tôi, tôi có cất gánh thì cũng là phải lúc rồi. Tôi vừa ăn đại thọ 80 rồi còn non yểu gì đâu. Mẹ tôi cũng ăn đại thọ năm 80 tuổi thì đến năm 84 cụ cất gánh. Bây giờ cũng cho như tôi giống mẹ tôi, thì trong bốn năm, tôi có đủ thì giờ để sửa soạn ra đi. Thế là cụ yên trí nhé! Chỉ còn phải mua một cuốn sách nữa của tôi thôi. Bởi vì rằng thì là, ông Tản Đà ông ấy bảo rằng: Giang sơn còn nặng gánh tình. Trời chưa cho nghỉ thì mình phải đi. Bao giờ Trời bảo thôi đi. Giang sơn cất gánh ta thì nghỉ ngơi.
Tôi cảm thấy ông Trời đang bảo tôi rằng ông ấy cho phép tôi nghĩ. Ông ấy đang bảo tôi thôi đi. Cho nên đặt tên sách là Giang Sơn Cất gánh là tuyệt cú mèo. Nhưng mà, nếu tôi lại lên cơn đổi ý, chọn tên khác thì âu cũng là cái nghiệp.
Đành phải chịu thôi.
Theo Thời Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.224 giây.