logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 15/10/2013 lúc 05:02:50(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

“Ðò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ/Ðáy sông còn đó bạn tôi nằm...”

Sau trận đánh Cổ Thành Quảng trị, tôi là một người lính miền Nam được đọc hai câu thơ trên của một

chiến binh Bắc Việt, mà lòng không khỏi bùi ngùi. Nhưng liệu cái chết của hàng triệu những người lính

vô danh như trên có làm cho những người tướng lãnh cầm quân của họ, một phút nào nghĩ lại không?

-“Non! Pas du tout!” Ðó là câu trả lời lạnh lùng của Võ Nguyên Giáp cho báo chí quốc tế khi người ta hỏi

viên tướng này là ông có hối tiếc gì về chuyện 4 triệu người Việt chết vì chủ nghĩa Cộng Sản hay

không? Bắc Việt ghi nhận một đơn vị điển hình, trong trận đánh ở Cổ Thành Quảng Trị, Trung đoàn 27

-B5 với hơn 1,500 quân cố thủ trong Cổ Thành đã bị thương vong gần như toàn bộ tại trận địa, chỉ còn

chưa đến 1 tiểu đội thoát ra ngoài vào đêm 15.9.1972. Ông Tổng Tư Lệnh “Quân Ðội Nhân Dân” Võ

Nguyên Giáp đã chủ trương thí mười người lính dưới tay để giết được một quân thù.

Những ngày tù trên vùng đất Hoàng Liên Sơn Bắc Việt tôi đã có dịp chứng kiến nhiều gia đình, bàn thờ

và gian nhà treo đỏ cả bằng liệt sĩ, có gia đình hy sinh đến năm mười người con, xa là trận Ðiện Biên,

gần là “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước!” Cả nhà không có nổi một con trâu, trong bếp chỉ có mấy chén

sành bể hay cái ca nhôm uống nước đã hoen rỉ của Trung Quốc, kỷ niệm một thời viện trợ của đàn anh.

Không phải bây giờ mà đúng ra thì Võ Nguyên Giáp thật sự đã chết từ tháng 2-1980, hay nói một cách

khác “vai trò của ông Giáp trên thực tế đã kết thúc từ lâu rồi,” khi ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc

Phòng và chỉ còn là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Sau đó ba năm, ông được phân công

kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch “Ủy ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch,” mà dân chúng đã

đàm tiếu đặt thành vè: “Ngày xưa Ðại Tướng cầm quân” hay “ngày xưa Ðại tướng công đồn...”

“Giai nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạc đầu,” nhưng “danh trướng” Võ Nguyên

Giáp lại có tội sống lâu, vì nghe nói ông thường ở xa trận địa.

Ông sống thêm 23 năm nữa, nhưng như cổ nhân đã nói: “Ða thọ, đa nhục!” Từ lúc nghỉ hưu năm 1991,

có nguồn tin từ các tay trong bộ chính trị nói rằng ông Võ Nguyên Giáp là “con nuôi của mật thám Tây,”

cùng với Trần Văn Trà âm mưu đảo chánh, mục đích để loại uy tín ông. Tuy bị thất sủng, ông cố gắng

đưa ra một số lời bình luận về tình hình đất nước như vụ PMU18, và không dưới 3 lần, ông đã viết thư

yêu cầu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, anh chàng khiêng cáng cứu thương ở Kiên Giang, khi ông đã là

Ðại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng, dừng dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, vì lý do an ninh quốc

gia và vấn đề môi trường nhưng không ai thèm đếm xỉa đến ý kiến của ông.

Trong những ngày bị Lê Ðức Thọ và Lê Duẩn lấn lướt, cho đến lúc qua đời, dù là công thần của chế độ,

anh hùng ngoài mặt trận, ông cũng đã cam chịu như cảnh nhà văn “chết nhát” là Nguyễn Tuân: “Tôi còn

sống được đến ngày hôm nay là nhờ biết sợ...”

Võ Nguyên Giáp đã được ca ngợi và xếp ngang hàng với các danh tướng như Wellington, Ulysses S.

Grant, Douglas MacArthur và cả Alexandre Ðại Ðế, hay là một “Napoleon Ðỏ”. Ông nổi tiếng nhờ chiến

thắng trận Ðiện Biên Phủ đưa đến việc Pháp rút khỏi Ðông Dương và các phe lâm chiến ngồi vào bàn

hội nghị Geneva.

Nhưng ông ở trong thế Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng. Trận Ðiện Biên Phủ do bom đạn

và đường lối chủ trương của Ðảng và Chính phủ Trung Cộng và máu xương của người Việt Nam. Kể từ

sau năm 1950 do nối thông biên giới với Trung Quốc, lại được sự viện trợ quân sự to lớn của Trung

Quốc và Liên Xô, Ðiện Biên Phủ được quyết định bởi đảng Cộng Sản Trung Quốc. Lã Quý Ba, Bí thư

Tỉnh ủy, Chính ủy trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, Trần Canh, Phó tư lệnh Quân khu

Tây Nam kiêm Tư lệnh Quân khu Vân Nam, Vi Quốc Thanh, Chính ủy Binh đoàn số 10 kiêm Chủ nhiệm

Ủy ban Quân quản thành phố Phúc Châu, và các thành viên đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc lần lượt

sang Việt Nam, Mai Gia Sinh làm Phó đoàn phụ trách Tham Mưu Trưởng, Ðặng Dật Phàm là Phó đoàn

phụ trách Chủ nhiệm Chính trị. Kỷ niệm chiến thắng Ðiện Biên Phủ bao giờ Trung Cộng cũng làm to,

khoe công của cố vấn và vũ khí Tàu tham chiến.

Không có Ðiện Biên Phủ thì sau khi Thế Chiến 2 chấm dứt, các nước đô hộ cũng đã phải trả độc lập

cho các nước bị trị vì đó là xu thế chính trị thời đại, mà không phải tốn hao xương máu của nhân dân.

Từ năm 1954 trở đi, khi tiến hành “giải phóng miền Nam”, Ðảng Cộng Sản Việt Nam không chỉ bị chi

phối bởi Liên Xô mà còn chịu nhiều tác động từ Ðảng Cộng sản Trung Quốc và nhằm phục vụ mục tiêu

đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản, như tuyên bố của ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ðảng

Cộng sản Việt Nam: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ

nghĩa và cả nhân loại”, và trường kỳ kháng chiến chỉ vì chủ trương đánh cho Trung Cộng: “Tại sao

chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ

tịch... Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc

đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc!”

Nhà xuất bản Sự Thật của Ðảng CSVN, có đăng nguyên văn nội dung lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt

Nam trả lời ông Ðặng Tiểu Bình hồi năm 1966, như sau: “Sự nhiệt tình của một nước XHCN, với một

nước XHCN khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có

hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy sinh 2-3 triệu người... Miền Nam

chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản”. Theo tài liệu của

Trung Cộng, từ tháng 6-1965 đến tháng 8-1973 họ đã đưa đưa sang Việt Nam tổng cộng 320,000

“quân tình nguyện” bao gồm phòng không, thợ máy, thông tin...(*)

Vậy thì người “Lính Cụ Hồ” dù có được tô điểm với danh xưng giải phóng, dân tộc, tự do thì chẳng qua

cũng chỉ là người lính đánh thuê mà thôi, và Võ Nguyên Giáp đã tận tình nướng quân “mục đích biện

minh cho phương tiện,” để đạt mục tiêu của hai đảng đàn anh. Con người như vậy đâu phải là một

người yêu nước thương dân! Võ Nguyên Giáp thắng được quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh năm

1975 là do việc sẵn sàng bất chấp tổn thất thương vong nặng nề. Về phía cộng sản, các trận đánh gần

như không có thương binh, vì ở xa chiến trường và họ không có phương tiện hay không có chủ trương

chuyển thương binh sau trận đánh, một số chờ chết và số lớn được “kẻ thù” săn sóc và bị bắt trở thành

tù binh.

Người từng chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam, Tướng Westmoreland, đã nói về con số thương vong quá

lớn trong các trận đánh dưới quyền Võ Nguyên Giáp: “Thái độ coi nhẹ mạng sống con người như vậy có

thể khiến một người trở nên một đôã thủ đáng sợ nhưng không thể làm ông trở thành thiên tài quân sự

được.” Theo nhà bình luận Cecil B. Currey, trong một cuốn sách viết về Tướng Giáp: “Võ Nguyên Giáp

tách rời cảm xúc với những người cấp dưới cho nên chỉ xem mạng sống của họ như những con cờ để

mà sử dụng không hối tiếc!”

Nhắc đến Việt Nam, thế giới nhớ đến tên Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, đó cũng là sự hãnh diện của

tập đoàn CSVN, nhưng liệu hai cái tên này, sau bảy thập niên “Ngẫm từ dấy việc binh đao/Ðống xương

Vô Ðịnh đã cao bằng đầu,” đã đem lại những gì no ấm, độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người Việt

Nam hôm nay chưa. Ðất nước đã hy sinh 4 triệu thanh niên ưu tú để ngày nay tồn tại một băng đảng trị

vì, một xã hội phân hóa, băng hoại, phá sản và một tương lai đất nước mù mịt.

Hoàng Phủ Ngọc Tường lúc về già đã viết những câu thơ:

“Những chiều Bến Ngự giăng mưa

Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi

Tôi ra mở cửa đón người

Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang.”

“Ai đó” phải chăng là những linh hồn oan khuất Mậu Thân. Còn “danh tướng” họ Võ, vào những ngày

cuối đời, ông có nghe thấy gì không?

Xin ông yên nghỉ, nhưng liệu những quốc gia láng giềng của chúng ta đã bỏ xa Việt Nam hằng nghìn

dặm, đất nước họ có cần tới một cái tên như Võ Nguyên Giáp không?
Tạp ghi Huy Phương
_______________________

(*) Theo phía Trung Quốc, tổng số viện trợ quân sự không hoàn lại của Trung Quốc cho Việt Nam gồm:

2,160 triệu khẩu súng cá nhân; 37,500 khẩu pháo; 12.9 tỷ viên đạn; 180 máy bay, 145 tàu; 1,500 xe

tăng, thiết giáp; 16,330 xe tải; 16 vạn tấn lương thực quân đội; 22 vạn tấn nhiên liệu (Mân Lực, 10 năm

Chiến tranh Trung - Việt, Nhà Xuất bản Ðại học Tứ Xuyên, 2-1994, Bản dịch của Tổng cục II, trang 129).

-Tại Singapore, Ðặng Tiểu Bình nói với Lý Quang Diệu, trị giá hàng hóa mà Trung Quốc viện trợ cho

Việt Nam đánh Mỹ lên tới hơn $10 tỉ, cao hơn chi phí cho chiến tranh Triều Tiên (Ezra F. Vogel, Deng

Xiaoping and the Transformation of China, trang 271-272).
song  
#2 Đã gửi : 17/10/2013 lúc 10:06:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Món nợ khó trả của một Tổng tư lệnh
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara bắt tay Ðại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, ngày 9/11/1995.

Sau mấy bài về tướng Võ Nguyên Giáp trên VOA, một số bạn hỏi tôi vì sao ông không có dịp thãm Pháp và Hoa Kỳ như nhiều lần dư luận ðã ðưa tin. Ðây cũng là một vấn ðề hệ trọng trong quan hệ Việt – Pháp và Việt – Mỹ. Tôi phân vân khi viết về chuyện này. Không lẽ im lặng. Ðã viết về tướng Giáp, tôi tự bảo hãy ngay thật, viết cho hết lẽ, với công tâm. Ðây là chuyện về tù binh chiến tranh, tù binh của quân ðội Pháp và của quân ðội Hoa Kỳ bị bắt trong chiến tranh. Ðây là dịp tôi thấy cần nói rõ ðể bà con ta cùng biết.

Hồi cuối năm 1988, sau khi ði dự họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York về, trong một dịp gặp tướng Giáp, tôi kể lại cho ông biết chuyện các nhà báo Mỹ nhiều lần nêu lên, chất vấn tôi về vấn ðề tù binh và người mất tích POW-MIA. Sau chiến tranh ðây là vấn ðề nổi cộm trong xã hội Mỹ. Sau Hiệp ðịnh Paris, Mỹ ðã nhận về 591 tù binh, nhưng theo danh sách số người mất tích còn lại lên ðến 1.350 hoặc 1.469 người, theo tài liệu của phía Mỹ. Phía Mỹ ðặt ra nhiều giả thuyết: Phải chãng phía Việt Nam ðã che dấu một số tù binh còn sống, ðưa ði ðâu ðể dùng làm thí nghiệm vũ khí mới? Ðã tra tấn ðến chết rồi phi tang? Ðưa sang nước khác, như Liên Xô, Cuba? Giữ lại ðể ðào tạo làm gián ðiệp?

Theo công ước quốc tế và các vãn kiện chính thức của Liên Hiệp Quốc, chính phủ nước tham chiến, Bộ Tổng tư lệnh, ðặc biệt là người chỉ huy tối cao – Tổng tư lệnh mỗi bên chịu trách nhiệm về số phận tù binh bị bắt giữ, không ðược dùng nhục hình, chửi bới, phải có thái ðộ nhân ðạo, có trách nhiệm, ðể trao trả ðầy ðủ khi chiến sự kết thúc.

Báo chí Mỹ, công luận Mỹ hồi ấy – từ nãm 1975 ðến gần nãm 2.000 – có lúc sục sôi. Họ lập hội, lập quỹ tìm kiếm tù binh, treo giải thưởng lớn cho ai phát hiện ra tù binh Mỹ còn sống; có người tình nguyện sang Thái Lan, Lào, bí mật ðột nhập Việt Nam tìm trại giam tuyệt mật.

Với xã hội Mỹ và phương Tây, mạng sống con người là vô giá, không thể mất tãm mất tích mà không có lý giải, chứng cớ. Thêm nữa, giấy tờ, công vãn, tài liệu, báo cáo của phía Việt Nam tùy tiện, không cụ thể, không chính xác, nhiều mâu thuẫn, không sao chấp nhận ðược, kể cả những báo cáo của Quân ủy gửi Bộ Chính trị về vấn ðề này. Có nhà báo ở New York nói: Tướng Giáp mà có dịp sang ðây thì sẽ có hàng ngàn gia ðình quân nhân Mỹ kéo ðến ðòi nợ, chất vấn về POW – MIA ðó!

Hồi ðó tướng Giáp tỏ ra quan tâm, nhưng than rằng chuyện này là do Tổng cục chính trị, Cục ðịch vận, các Quân khu lo, luộm thuộm, vô trách nhiệm trong thời chiến, cán bộ thay ðổi, luân chuyển, không ai hiểu biết rõ cả. Thế rồi chuyện chìm ðắm dần. Thỉnh thoảng 2 bên Việt và Mỹ hợp tác khai quật trong rừng, ngoài biển tìm hài cốt lính Mỹ, lên ðến nãm trãm lượt. Nhưng hoài nghi, khó hiểu, phiền muộn vẫn còn dai dẳng.

Khi tôi sang Pháp, vấn ðề tù binh mất tích cũng là vấn ðề khá lớn trong quan hệ Pháp – Việt. Tháng 11/1990, sau khi dự lễ hội hằng nãm của báo l’Humanité, tôi dự hội thảo về tướng Philippe Leclerc, khi chết ðược phong là Nguyên soái.

Trong buổi kết thúc hội thảo, nguyên thủ tướng Pierre Messmer nhờ tôi chuyển tay một lá thư ngỏ cho tướng Giáp bày tỏ lòng mong muốn có dịp ðón ông sang thãm hữu nghị nước Pháp qua lời mời của hội hữu nghị Pháp – Việt. Ðồng thời bà Leclerc cũng nhờ tôi chuyển về mấy lá thư của một số cựu sỹ quan vừa tham dự hội thảo, gửi “tướng Giáp – Bộ trưởng Quốc phòng – Tổng tư lệnh”, hỏi về người nhà của họ tham chiến ở Việt Nam bị bắt ở Ðiện Biên Phủ rồi không ðược trao trả, mất tích. Tôi ðưa ngay cho ðại sứ Phạm Bình. Ông Bình cho biết Hội hữu nghị Pháp – Việt có lời mời tướng Giáp, nhưng ở bên nhà còn lưỡng lự lắm, vì có một bộ phận dư luận Pháp, nhất là nhiều Hội Cựu chiến binh, như Cựu chiến binh Ðông Dương, Cựu chiến binh Ðiện Biên Phủ có nhiều chi nhánh trên ðất Pháp tỏ ra bực bội, giận dữ cho rằng phía Việt Nam ðã dã man, tàn ác trong ðối xử với tù binh, tỷ lệ tù binh bị chết trong trại giam quá cao, vi phạm công ước quốc tế về tù binh. Họ coi tướng Giáp là người chịu trách nhiệm chính. Ông Bình cho biết mấy tháng trước, khi kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh ông Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990), việc UNESCO của Liên Hiệp Quốc bàn về chuyện này, coi ông Hồ là danh nhân vãn hóa thế giới, các hội Cựu chiến binh Pháp ðã phản ðối rất mạnh, việc tổ chức kỷ niệm ở Paris bị phá, một trong những lý do là vấn ðề tù binh Pháp. Về sau tôi ðược biết việc tướng Giáp sang thãm hữu nghị Pháp ðược coi là hành ðộng hòa giải Pháp – Việt không ðặt ra nữa, cũng do trở ngại về món nợ tù binh.

Có lần tướng Guy Simon, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Ðông Dương, gặp tôi tại trụ sở của hội ở Paris vào nãm 1995, khi trò chuyện ông cũng nhắc lại vấn ðề tù binh Pháp mất tích, thuộc nhiều nước gốc: Việt Nam, Algerie, Maroc, Tunisie, Senegal… Ông cho vài con số chính, tôi ghi lại làm tài liệu. Số quân nhân phía Pháp bị phía Việt Nam bắt ở các trại giam ðược ghi nhận là 5.782, số ðược trao trả trong nhiều lần, nhiều nơi là 3.290, như vậy là còn thiếu ðến 2.492 người. Cho ðến nay không ai lý giải ðược số mất tích này ra sao, chết ở ðâu, lúc nào, trong trường hợp nào, có dấu tích gì ðể lại không? Người thân họ vẫn còn những câu hỏi không ai trả lời, lơ lửng mãi.

Tôi biết rõ tướng Giáp rất mong muốn có dịp ði thãm nước ngoài, nhất là Pháp, Hoa Kỳ. Có hồi ông hỏi tôi rất cặn kẽ về xã hội Pháp, Mỹ, ý kiến các học giả, nhà báo nước ngoài về ông, ông ðã có cả một chương trình dự kiến, như thãm mộ Napoléon, thãm di tích chiến trường Waterloo, nói chuyện ở một số học viện quân sự, trả lời phỏng vấn… Nhưng sau khi biết rằng vấn ðề quân nhân mất tích với con số quá lớn, còn là vướng mắc không nhỏ trong quan hệ với 2 nước ấy, rồi tuổi cao sức yếu, ông từ bỏ dần ý ðịnh. Tôi hiểu niềm luyến tiếc của ông vì ông ðược nuôi dưỡng bằng nền vãn hóa Pháp, ông nói tiếng Pháp khá trôi chảy, và tôi cũng từng biếu ông không ít sách và báo tiếng Pháp. Anh bạn nhà báo – làm phim Jérôme Kanapa gọi tướng Giáp là “Chú” (Oncle), rất thân với cả gia ðình, trước ðây cũng nuôi ước vọng ðược có dịp ðón ông và gia ðình ở Paris. Ở bang Maryland – Hoa Kỳ, có nhà báo kỳ cựu Stanley Karnow từng phỏng vấn tướng Giáp 3 lần ở Hà Nội, cũng từng hy vọng có dịp tiếp ông trên ðất Mỹ. Ông có cô con gái, Catherine Karnow, là phóng viên nhiếp ảnh rất trẻ, từng chụp hàng trãm bức ảnh tướng Giáp và gia ðình, hiện ở Los Angeles, cũng mong gặp lại “bác Giáp”.

Thật ra trở ngại cho các chuyến viễn du – vấn ðề quân nhân mất tích – một món nợ dai dẳng cồng kềnh của tướng Giáp – ông chỉ chịu trách nhiệm một phần, theo các vãn kiện quốc tế. Ở Việt Nam, ðó là do nếp sống nông nghiệp, thời chiến, chiến tranh du kích liên miên, chiến trường ðan xen nhau, trong chiến tranh bằng không quân, ðất liền nhỏ hẹp, kẹp giữa núi rừng nhiệt ðới và ðại dương, máy bay trúng ðạn lao xuống rừng hay biển ðều dễ mất biến, khó còn vết tích. Cuộc sống gian khổ, dinh dưỡng thấp, các bệnh sốt rét, kiết lỵ dịch tả tràn lan, người phương Tây dễ suy sụp sức khỏe trong môi trường chiến trận và nghèo ðói, thiếu thuốc men. Lại còn cãn bệnh xã hội, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, sổ sách qua loa, ðại khái, tùy tiện và tắc trách, cá nhân ích kỷ, thiếu trách nhiệm rõ ràng.

Riêng về nước Việt Nam ta, ở cả 2 phía, số mất tích cũng là rất lớn, rất khó xác ðịnh cho chính xác. Riêng phía miền Bắc, con số ðưa ra là chừng 30 vạn. Còn phía miền Nam, con số liệt sỹ mất tích cũng lớn. Một số nhà ngoại cảm ðã giúp tìm ra vài trãm trường hợp, chỉ là vài phần trãm trong tổng số.

Có lần tôi ðã yêu cầu, gợi ý với tướng Giáp suy nghĩ cho sâu về câu “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, ðể ủng hộ phong trào ðòi dân chủ, chống bành trướng, mong ông tỏ thái ðộ bênh vực các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế Dương, hoặc là ông ðưa ra ý kiến khôi phục sửa sang nghĩa trang cũ của quân ðội Cộng hòa ở Thủ Ðức, gần Sài Gòn, nhưng ông làm ngơ. Thật ðáng tiếc! Nay ông ðã ði xa, sau khi ðược hưởng vinh hoa phú quý, hưởng lộc ðời cực hiếm là thọ trên 102 tuổi, Vị Tổng tư lệnh Việt nam mang theo món nợ không nhỏ lơ lửng không có lời giải.

Theo Blog Bùi Tín (VOA)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.193 giây.