logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 08/02/2014 lúc 10:09:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Sotchi : Công trường xây dựng lớn nhất thế kỷ nhưng với giá nào - REUTERS /Fabrizio
“Ấn tượng”, hoàng tráng” và “lộng lẫy” là những lời bình của giới truyền thông quốc tế về lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Sotchi 2014, diễn ra vào ngày hôm qua thứ sáu 07/02/2014. Bên cạnh những lời tán thưởng, giới báo chí phương Tây cũng chú ý đến tầm ảnh hưởng của thông điệp chính trị và tầm quan trọng của thế vận hội trong con mắt của tổng thống Nga Vladimir Putin.
Le Figaro đưa tít trên trang nhất “Putin khai mạc Thế vận hội mang dấu ấn sự hùng mạnh của nước Nga”. Tại buổi lễ, người xem được thấy toàn bộ lịch sử nước Nga vĩ đại. Thế nhưng, sự hoành tráng lộng lẫy của lễ khai mạc cũng không che đậy được “Mặt trái của chiếc mề đay” như tựa đề nhận định bài viết trong mục Tranh luận trên trang 16.

Tác giả bài viết Thomas Gomart, giám đốc phát triển chiến lược của Ifri ghi nhận, hiện nay ông Putin đang phải đối mặt với ba thách thức lớn: khủng hoảng Ukraina, sự đình trệ kinh tế và các thỏa thuận thương mại với các quốc gia châu Âu và châu Á. Trong khi đó, ngay trong nước, uy tín của tổng thống Nga đã sụt giảm đáng kể. Hơn 50% người Nga không tán đồng với các chính sách của chính phủ.

Nhật báo thiên tả Libération cũng đồng thanh tương ứng khi đi sâu vào chi tiết. Tờ báo cho rằng lễ khai mạc “vượt quá mức dự án do Putin đề xướng”. Thật ra đây là dịp để ông Putin chứng tỏ với toàn thế giới về đất nước mà ông ta đã xây dựng nên trong 14 năm cầm quyền”, Libération nhận định trong bài viết đề tựa “Những đỉnh cao vinh quang dành cho Vladimir Putin”. Bởi vì đối với tổng thống Nga, Sotchi còn tượng trưng cho sự trở lại trên chính trường quốc tế một nước Nga hùng cường và hiện đại.

Trên một góc độ nào đó, ông Putin cũng đã thắng cược, vì “ông đã thực hiện được một cách ngoạn mục những gì đã hứa vào năm 2007”, theo như nhận xét của ông Jean-Claude Killy, chủ tịch ủy ban điều phối cho Uỷ ban Thế vận Quốc tế. Sotchi đã biến thành “tấm gương phản chiếu những gì mà chính người dân Nga gọi là nước Nga mới”.

Cả khu vực dành để tổ chức các cuộc tranh tài đã được “thay da đổi thịt”. Từ một khu vực không được ai biết đến, một thành phố nghèo nàn với những vườn rau củ, nay mọc lên một khu thể thao Olympic khổng lồ, với những tòa nhà bằng kính, những sân vận động, khách sạn hạng sang, một khu vui chơi giải trí. Ở trên cao, hai trạm trượt tuyết cao cấp được xây dựng cùng với một con lộ mới và một đường tàu để phục vụ khách du lịch.

Libération tự hỏi: “Thay da đổi thịt ngoạn mục nhưng với giá nào?”. Ngay từ đầu, “công trường lớn nhất thế kỷ” đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ. Hàng ngàn người dân bị di dời và nhiều người trong số họ vẫn chưa tìm được chỗ tái định cư như chính quyền cam kết. Hậu quả về môi trường cũng khôn lường. Các chất thải xây dựng chất đống gây ra các vụ sạt lở đất, làm ô nhiễm nguồn nước và biến cả khu vực sinh sống thành một khu chứa rác công nghiệp. Đó là chưa kể đến tình trạng vi phạm nhân quyền. Công nhân nhập cư bị bóc lột và đối xử tệ: bị giữ lương, đánh đập hay chửi mắng, tuyển dụng không có hợp đồng, bị trục xuất…

Nếu Sotchi là một kỳ Thế vận hội đầy tham vọng nhất của lịch sử, thì nó cũng là một kỳ Olympic đắt nhất (ngốn hết 37 tỷ đô-la). “Chính việc phải chạy đua với thời gian để hoàn tất các hạng mục đúng hạn đã dẫn đến việc vượt ngân sách”, theo như giải thích của một nhà cung cấp các màn ảnh lớn cho Thế vận hội của Pháp.

Nhưng phần đông giới quan sát quốc tế nhận thấy rằng yếu tố khiến Sotchi trở nên đắt nhất đó là do tham nhũng. Nhiều hợp đồng béo bở được giao cho các nhân vật thân cận với Putin. Một thăm dò do trung tâm Levada thực hiện cho thấy đa số những người được hỏi đều cho rằng việc “vượt ngân sách” là do tham nhũng và việc tổ chức Thế vận hội là dịp để các quan chức cao cấp trục lợi cá nhân.
Theo RFI
coi  
#2 Đã gửi : 08/02/2014 lúc 08:02:13(UTC)
coi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 217

Thế Vận Hội Mùa Ðông ở Sochi

Sochi, thành phố nghỉ Hè ở vùng Á Nhiệt Ðới thuộc bờ biển Hắc Hải, có vẻ là một chỗ kỳ cục để tổ chức Thế Vận Hội Mùa Ðông. Ðây là một địa điểm ấm nhất nước Nga, nơi người ta đến để trốn cái lạnh của mùa Ðông Moscow. Nhiệt độ được dự trù tiên đoán cho giai đoạn thế vận hội là khoảng từ 50 đến 54F (10 đến 12C), một nhiệt độ hết sức ấm áp cho mùa Ðông ở Nga. Các cuộc thi đấu cần tuyết được tổ chức ở vùng núi cao bên trên thành phố, nơi nhiệt độ trung bình ban ngày vừa đúng nhiệt độ đông đá. Sợ thiếu tuyết, Nga đã lo chứa tuyết từ năm ngoái. May mắn là những trận tuyết rơi gần đây bảo đảm là những biện pháp đó không cần thiết. Sochi nằm ngay kế bên một khu vực chiến tranh của vùng Bắc Caucase.

Những chiến dịch chống khủng bố của các cơ quan an ninh của Nga được thực hiện chưa đầy 200 dặm cách đó. Vậy tại sao người Nga, hay đúng hơn, ông Vladimir Putin lại chọn nơi này?

Các viên chức Nga chỉ ra là Sochi không phải là địa điểm Á Nhiệt Ðới đầu tiên được lựa chọn để tổ chức Thế Vận Hội Mùa Ðông. Nagano ở Nhật Bản, vốn cũng có khí hậu á nhiệt đới, đã chủ trì Thế Vận Hội Mùa Ðông năm 1998. Và còn đe dọa khủng bố thì họ chỉ ra là chẳng có nơi nào an toàn trong cái thời đại này. Những biện pháp an ninh cho Thế Vận Hội Luân Ðôn cũng nghiêm ngặt không kém.

Tất cả điều đó đều đúng. Nhưng thực ra Sochi được lựa chọn chỉ vì lý do quan trọng nhất, đó là nơi vui chơi mà Tổng Thống Vladimir thích nhất. Ông thường thích lưu lại dinh thự của tổng thống ở Sochi, và ông muốn dùng vận động hội này để chứng tỏ là ông có khả năng chế ngự thiên nhiên và để chứng minh là ông có chính nghĩa quốc tế.

Nhưng ở một khía cạnh nghịch lý, một cách hết sức mỉa mai, Sochi là một lựa chọn hoàn toàn đích đáng, theo tạp chí The Economist. Từ thời còn mồ ma chế độ Liên Xô, Sochi đã nổi tiếng là một nơi nghỉ mát hào nhoáng nhưng lại đồng thời có một mặt trái bê bối. Ðó là nơi tụ tập để có thể trộn đi nghỉ mát với sex và là một nơi mà các những tay buôn lậu và các nhà kinh doanh chợ đen từ khắp liên bang Xô Viết tìm đến để tiêu số đồng roubles không mấy lương thiện mà họ đã kiếm được. Nghe đâu, thời trước, câu nói ở cửa miệng nhiều người là “Nếu tôi biết một vài trò gian lận cờ bạc, tôi sẽ sống ở Sochi.”

Tờ The Economist mỉa mai, “Ðiều đó đã khiến Sochi trở thành nơi toàn hảo nhất để tổ chức thế vận hội, vốn đã trở thành tiêu biểu cho thứ tư bản chủ nghĩa bè phái (crony capitalism) và lãnh giải vô địch thế giới về tham nhũng. Những ai đã thắng được các vụ đấu thầu xây dựng hẳn đều biết vài trò ma giáo.”

Sochi cho đến nay đã đạt kỷ lục là vận động hội mắc tiền nhất trong lịch sử thế vận. Với dự đoán chi phí là 51 tỷ đô la, nó mắc gấp năm lần Thế Vận Hội Mùa Ðông ở Nagano, mà việc xây dựng bao gồm kiến thiết nhiều sân vận động, một hệ thống đường sá và một đường xe lửa cao tốc từ Tokyo đến.

Lý do chính của chi phí kinh khủng đó là tham nhũng và hối lộ. Ðó ít nhất là điều mà khoảng gần một nửa dân chúng Nga tin là lý do chính, theo các cuộc thăm dò dư luận. Chỉ có 15% chấp nhận những lý luận của các viên chức nói là sự phức tạp của dự án đã khiến chi phí gia tăng. Tham nhũng mang đủ hình dạng: từ nói quá chi phí, trao hợp đồng cho bạn bè và bà con (mặc dù một số chẳng biết tí gì về nghề xây dựng cả) và làm đi làm lại cũng một kiến trúc đó nhiều lần để biện minh cho việc đòi thêm tiền. Hầu hết tiền đến từ nhà nước qua các ngân hàng quốc doanh.

Ông Alexei Navalny, blogger chống tham nhũng mà nay là lãnh tụ của phong trào đối lập, nói chi phí vượt từ 150 đến 250%. Ông ta đã cho phổ biến những dang sách của các người trúng các vụ thầu lớn liên quan đến các dự án của Thế Vận Hội Sochi. Danh sách đó, nghe đâu đọc như là một danh sách những “đại gia” ở Nga. Sự việc là cho đến nay một số khách sạn vẫn chưa hoàn tất cho thấy mức độ chi tiêu như vậy quả là vô cùng kỳ lạ.

Các nhà báo đến vùng đã thấy cảnh nhiều phòng khách sạn chưa hoàn tất và các nhà thầu đang ngày đêm cố gắng làm cho xong. Các phóng viên cũng đã tìm thấy những hình ảnh quái đản, từ những nhà vệ sinh đôi đến phòng tắm không có nước hay là có nước thì như lời trích nguyên văn của một nhân viên khách sạn “nước đó không thể sử dụng được”.

Kể các chính trị gia đối lập ở Nga cũng có lý khi họ nói một phần lớn chi phí cho Sochi đã là vì tham nhũng. Ngân sách của Sochi gấp ba lần ngân sách của Luân Ðôn 2012, mà thế vận hội mùa hè vốn thường tốn kém hơn mùa đông nhiều.

Ông Putin quả đã coi Sochi là thế vận hội của riêng ông. Ông tin là Sochi sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy Nga là một cường quốc vĩ đại và ông ta là một lãnh tụ vĩ đại.

Steve Rosenberg, phóng viên Moscow đài BBC, đã nhắc lại là hồi tháng 7 năm 1980, tại sân vận động trung tâm Lenin ở Moscow, lãnh tụ Liên Xô Leonid Brezhnev tuyên bố thế vận hội đầu tiên đằng sau bức màn sắt khai mạc. Nhưng giữa những nghi thức huy hoàng của ngày khai mạc, điều ông Brezhnev không tiết lộ là chỉ vài năm trước đó, ông đã tính chuyện bỏ cuộc. Năm 1975, ông đã viết thư cho một đồng nghiệp ở bộ chính trị than phiền về chi phí của thế vận hội và khuyến cáo là sẽ có những scandal. Ông đã viết, “Một số các đồng chí đã đề nghị với tôi là nếu chúng ta trả một số tiền phạt nhỏ chúng ta có thể rút lui!”

Ông Putin không nghĩ như ông Brezhnev. Ngay từ đầu ông Putin đã can dự vào Sochi 2014, từ đích thân vận động ủy ban thế vận đến kiểm soát các công việc xây cất, đến gần đây, đích thân thử các cơ sở thi đấu.

Nhưng điều đáng nói là hai điều mà ông Brezhne sợ: chi phí leo thang và scandals, nay đã trở thành đặc điểm của vận động hội của ông Putin. Chúng ta đã biết chi phí của Sochi rồi, nhưng danh sách những vụ scandal mà Sochi đã tạo nên ở Âu Châu cũng dài không kém các đường thi đấu trượt tuyết đường dài. Nó bao gồm từ cáo buộc tham nhũng, than phiền là nhiều công nhân chưa được trả lương, quan ngại về quyền của những người thiểu số đồng tính ở Nga và sau cùng càng vào những ngày cuối là vấn đề an ninh.

Một điểm tương đồng nữa giữa Moscow 1980 và Sochi 2014 là số khách không đến dự lễ khai mạc. Năm 1980, hơn 60 quốc gia đã tẩy chay thế vận hội vì Liên Xô xâm lăng Afghanistan. Lần này tuy không ai tẩy chay để phá đám bữa tiệc của ông Putin nhưng một số các lãnh tụ Tây Phương đã quyết định không đến Sochi. Phát thanh viên Vladimir Solovyov của đài truyền hình nhà nước Nga đã có câu trả lời cho sự việc này, “Thật là lạ nếu tất cả các lãnh tụ quốc tế đến tham dự thế vận hội. Bộ họ không có việc gì khác để làm sao? Ðây không phải là về chính trị hay chính trị gia. Ðây là về thể thao. Nếu Tổng Thống Obama là một vận độn viên, nếu ông tranh tài trong môn trượt tuyết biểu diễn, thì sự việc ông không đến Sochi mới tạo nên mất vui.”
Lê Phan
phai  
#3 Đã gửi : 08/02/2014 lúc 08:21:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sochi 2014: Các lãnh đạo Tây Phương không dự Thế Vận Hội Mùa Đông vì nhân quyền
UserPostedImage
Một hoạt cảnh được trình diễn với các vũ công múa chung quanh những hình thể biểu tượng văn hóa Nga trong lễ khai mạc Thế Vận Hội tại sân vận động Fisht, Sochi vào đêm thứ Sáu. Màn vũ này diễn ra đúng như bài bản, thế nhưng tiết mục chiếu sáng năm vòng tròn biểu tượng Thế Vận Hội trên nền trời đen đã gặp trục trặc vì chỉ có bốn vòng được tỏa sáng, vòng thứ năm hóa thành một bông tuyết thay vì hình tròn.
(Hình: Quinn Rooney/Getty Images)

SOCHI, Nga - Các nhà tổ chức Nga phụ trách Thế Vận Hội Sochi đã bắt tay vào việc tạo ấn tượng mạnh cho cả thế giới cùng thấy, bằng một Thế Vận Hội Mùa Đông lớn nhất từ trước đến nay. Thế nhưng những nhà phê bình Tây Phương đã nói về một “Thế Vận Hội của Putin” với kích thước vĩ đại đến điên cuồng. Họ rằng đây là sự phô trường của ông Putin chứ không phải của toàn dân Nga.

Phần lớn tin tức do các cơ quan truyền thông Nga đưa ra trước ngày khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Sochi đều tập trung vào những con số kỷ lục về số lượng các lực sĩ tham gia, số lượng các sự kiện trong đó họ tranh tài - và phí tổn tổng cộng.

Trong khi Thế Vận Hội Vancouver năm 2010 phải xoay xở trên một ngân sách chỉ có $5.5 tỷ euro (tương đương $7.4 tỷ Mỹ kim), thì ban tổ chức Sochi đủ sức chi tiêu $37.5 tỷ euro, tính riêng trong tám năm chuẩn bị. Đến thời điểm kết thúc Thế Vận Hội Mùa Đông năm 2014, tổng số chi phí được dự đoán lên tới $50 tỷ euro.

Phần lớn số tiền này là cần thiết để biến một địa điểm nghỉ mát trên bãi biển nhiệt đới bên bờ biển Hắc Hải thành một nơi tổ chức các môn thể thao mùa đông. Sochi nằm trên cùng vĩ độ địa lý với St. Tropez trên biển Địa Trung Hải ở Pháp - hiếm khi nhiệt độ giảm xuống dưới ba độ C (37 độ F).

Các địa điểm tranh tài Thế Vận Hội Mùa Đông được đặt tại quận Krasnaya Polyana, cách 40 cây số (25 dặm) từ bờ biển, nằm ở độ cao 600 mét (1,969 bộ) trên mực nước biển. Trước khi chuẩn bị Thế Vận Hội Mùa Đông, đã có một thiết bị vận chuyển bằng dây cáp đưa các lực sĩ lên trên cao, nhưng không có một đường băng để trượt tuyết xuống núi.

Tất cả các địa điểm thi đấu ấy đều đã được xây dựng từ đầu – và hạ tầng kiến trúc cũng như vậy. Một đường xa lộ và đường hỏa xa, hiện nay chạy băng qua khu Lâm Viên Quốc Gia Sochi - một khu bảo tồn thiên nhiên có cương vị là di sản thế giới.

Ảnh hưởng tai hại đến lên môi trường sinh thái được mô tả là rất nghiêm trọng; những bãi chứa chất thải đã được xây dựng trong vùng núi, nên gấu và loài dê núi Alpine ibex mất đi môi trường sinh sống tự nhiên của chúng. Thiên nhiên đã phải nhường chỗ cho Thế Vận Hội Mùa Đông, và các cư dân ở một ngôi làng nhỏ cũng phải nhường đất hoặc dọn đi nơi khác. Tiếp xúc với báo chí Tây Phương, dân làng nói rằng họ rất ghét Thế Vận Hội Mùa Đông này vì cuộc sống của họ bị đảo lộn hoàn toàn, tệ hơn trước rất nhiều.

Lễ khai mạc tưng bừng diễn ra vào tối thứ Sáu nhưng thiếu hẳn một số nhà lãnh đạo thế giới nổi bật, trong đó có Tổng Thống Barack Obama, đang làm lơ với lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông ở Nga.

Bà Lena Adelsohn, bộ trưởng Bộ Thể Thao Thụy Điển, trong tháng qua gọi việc tránh xa lễ khai mạc là một “dấu hiệu chính trị,” theo báo Los Angeles Times đăng tin hôm thứ Năm. Bà Adelsohn và các nhà lãnh đạo khác nêu ra thành tích tệ hại về nhân quyền của Nga, trong đó có những biện pháp hạn chế quyền tự do ngôn luận và luật mới đây được ban hành chống người đồng tính.

Đây là lần đầu tiên trong hơn một thập niên không có một vị tổng thống đương nhiệm hoặc cựu tổng thống Hoa Kỳ dự lễ khai mạc Thế Vận Hội. Thủ Tướng Anh David Cameron và Tổng Thống Pháp Francois Hollande, Thủ Tướng Đức Angela Merkel cũng không đến Sochi.

Tuy nhiên, trong các vị nguyên thủ quốc gia đến dự lễ khai mạc đêm thứ Sáu có Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe, một lãnh đạo duy nhất trong nhóm quốc gia G7 đến dự lễ khai mạc và mang đến uy tín cao cấp cho Thủ Tướng Nga Vladimir Putin. Trước khi đến Sochi, ông Abe dự một cuộc biểu tình yêu cầu Nga trả lại những hải đảo mà Nga từng lấy Nhật khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. Đây cũng là lần thứ năm Thủ Tướng Abe họp thượng đỉnh với Thủ Tướng Putin từ khi ông Abe nắm chức thủ tướng 13 tháng trước đây.

Một lãnh đạo Á Châu khác cũng đến Sochi và không gây ngạc nhiên là Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Cộng.

Tổng Thư Ký Ban Ki-moon của Liên Hiệp Quốc cũng đến dự lễ khai mạc. Tuy nhiên, trong bài diễn văn đọc trước Ủy Ban Thế Hội Quốc Tế, ông Ban Ki-Moon nhắc đến tầm quan trọng của quyền công dân của người đồng tính.

“Chúng ta phải lên tiếng trước những sự tấn công nhắm vào người đồng tính, người lưỡng giới, và người chuyển giới,” ông Ban nói. “Chúng ta phải chống lại sự bắt giữ, giam cầm và sự kỳ thị mà những người này phải đối diện.”
Theo báo Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.