logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/06/2014 lúc 06:18:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
HÀ NỘI (NV) - Công an CSVN vừa khởi tố vụ án “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, công dân” chỉ vì một tờ báo trích dẫn lời luật sư tại tòa án.

Hôm 2 tháng 6, 2014, tờ Pháp Luật Xã Hội của Sở Tư Pháp thành phố Hà Nội đăng bài “Luật sư tố doanh nghiệp của Bộ Công An kinh doanh kiểu bầu Kiên,” trong loạt bài tường thuật phiên xử ông Nguyễn Ðức Kiên (một doanh nhân thường được báo giới Việt Nam gọi là “bầu Kiên” vì làm chủ một số câu lạc bộ bóng đá).

UserPostedImage
Ông Nguyễn Ðức Kiên vừa bị còng tay, vừa bị xích chân khi công an đưa ông ta đến tòa. Ðây là điều chưa từng xảy ra kể cả với những tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Có vẻ như ngành công an Việt Nam đang tìm mọi cách chứng minh ông Kiên “hết sức nguy hiểm” và sẵn sàng răn đe bất kỳ ai muốn chứng minh ngược lại. (Hình: Internet)

Ông Nguyễn Ðức Kiên, 50 tuổi, thành viên Hội Ðồng Sáng Lập ngân hàng Á Châu, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị công ty thể thao ACB, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị công ty Thiên Nam, phó chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị công ty du lịch Chợ Lớn, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị kiêm tổng giám đốc tập đoàn tài chính Á Châu, phó chủ tịch công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, chủ tịch Câu Lạc Bộ Bóng Ðá Hà Nội, bị bắt hồi tháng 8 năm 2012, bị cáo buộc 4 tội: “kinh doanh trái phép”, “cố ý làm trái”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “trốn thuế.”

Ông Kiên bị đưa xử sơ thẩm hồi hạ tuần tháng 5. Phiên xử này vẫn chưa kết thúc. Theo dự kiến, ngày 9 tháng 6, tòa mới tuyên án. Vụ xử ông Kiên đã và đang được cả báo giới lẫn công chúng Việt Nam hết sức chú ý vì chính quyền Việt Nam xác định, vụ án liên quan tới ông Kiên là một trong những “đại án tham nhũng” nhưng công tố hoàn toàn đuối lý trong tranh luận với ông Kiên và các luật sư bảo vệ ông ta, không thể chứng minh được ông Kiên đã phạm cả bốn tội, chiếm đoạt khoảng 264 tỷ.

Các diễn biến trong phiên xử cho thấy, có vẻ như ông Kiên chỉ là nạn nhân của một số thế lực chính trị đang cố gắng triệt hạ nhau phía trong hậu trường. Trước tòa, ông Kiên nhiều lần tố cáo cả ngành công an lẫn ngành kiểm sát cố tình làm trái pháp luật, đổ trách nhiệm do sai lầm trong quản lý tài chính ở tầm vĩ mô, khiến kinh tế suy sụp, lên đầu ông ta. Những bằng chứng, lý lẽ của ông Kiên lẫn các luật sư bào chữa cho ông ta khiến cả báo giới lẫn công chúng tin những tố cáo này có cơ sở.

Bài viết “Luật sư tố doanh nghiệp của Bộ Công An kinh doanh kiểu bầu Kiên” trên tờ Pháp Luật Xã Hội, dẫn ý kiến của luật sư bào chữa cho ông Kiên, so sánh và nêu thắc mắc, tại sao Tổng Công Ty Viễn Thông Toàn Cầu (GTEL) của Bộ Công An cũng làm như ông Kiên (không đăng ký kinh doanh đầu tư góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu) nhưng “trên website của GTEL cho thấy công ty này góp vốn thành lập rất nhiều công ty khác” mà không bị ngăn chặn hay truy cứu trách nhiệm hình sự vì “kinh doanh trái phép” như Bộ Công An đã làm đối với ông Kiên.

Ngay sau đó, Bộ Công An Việt Nam xác định bài viết này là hành vi “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, công dân” để khởi tố vụ án. Cho đến nay, Bộ Công An Việt Nam chưa xác định có bao nhiêu nhà báo là bị can của vụ án này. Chưa rõ ngoài người viết, các biên tập viên, thư ký tòa soạn, tổng biên tập của tờ báo có bị khởi tố hay không.

Người ta đang thắc mắc tại sao báo chí chỉ tường thuật ý kiến của luật sư tại tòa mà lại là “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, công dân”? Quyết định khởi tố vụ án xảy ra ngay sau khi một số cơ quan truyền thông của ngành công an phản bác các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp liên quan đến vụ xử sơ thẩm ông Kiên. Theo đó, nhiều cơ quan truyền thông bị cáo buộc là đã “thiếu trách nhiệm,” khiến công chúng không những không phẫn nộ về “tội lỗi” của ông Kiên mà còn thương cảm, đồng tình với ông ta.

Sau khi quyết định khởi tố vụ án “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, công dân” xảy ra tại báo Pháp Luật Xã Hội được công bố, tờ Thanh Niên đưa tin “Viết về doanh nghiệp của Bộ Công An, một tờ báo bị khởi tố” song tin này bị đục bỏ ngay sau đó
Theo báo Người Việt
chung  
#2 Đã gửi : 06/06/2014 lúc 06:39:34(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Chỉ có Bộ Công an: Đối tượng bị tố cáo, đối tượng đề nghị khởi tố và đối tượng quyết định khởi tố vụ án hình sự là một

Công an lại lạm dùng Điều luật 258 để khởi tố báo điện tử Pháp Luật Và Xã Hội và nhà báo Minh Thắng.


Ngày 04/6/2014, Bộ Công an nhận được khẳng định từ Bộ Công an là bài báo sai sự thật, xâm phạm nghiêm trọng uy tín và các lợi ích hợp pháp khác của Bộ Công an. Bộ Công an đề nghị Bộ Công an điều tra, xem xét, xử lý việc theo quy định của pháp luật.


Ngày 5 tháng 6, 2014 cơ quan điều điều tra Bộ Công an đã khởi tố nhà báo Minh Thắng và báo Pháp Luật Và Xã Hội tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 BLHS. Lý do khởi tố đến từ bài báo Luật sư “tố” doanh nghiệp của Bộ Công an kinh doanh kiểu “bầu Kiên”. Hành động này của Bộ Công an có nhiều sai trái.


1. Khởi tố sai đối tượng:

Bài báo của phóng viên Minh Thắng là một bài tường thuật diễn biến tranh tụng tại một phiên tòa. Những tố cáo Bộ Công an - chủ sở hữu của Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL) - không đăng ký ngành nghề kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu đến từ các luật sư Bùi Quang Nghiêm, Hoàng Đôn Hùng như là những bằng chứng trình bày trong phiên tòa tranh tụng của vụ án Nguyễn Đức Kiên.


Nhà báo Minh Thắng chỉ làm nhiệm vụ của một phóng viên tường thuật lại những thông tin từ phiên tòa, nội dung trình bày của luật sư và báo Pháp Luật và Xã Hội đăng tải. Nếu Bộ Công an muốn khởi tố thì phải khởi tố các luật sư bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên. Muốn vậy Điều 258 phải được Bộ Công an tùy tiện diễn dịch thêm là “Lợi dụng quyền tranh tụng trước tòa để xâm phạm lợi ích của Bộ Công an”.


2. Đối tượng bị tố cáo, đối tượng đề nghị khởi tố và đối tượng quyết định khởi tố vụ án hình sự là một.
Đối tượng bị các luật sư tố cáo là Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL) thuộc Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật - Bộ Công an.


Đại diện cho GTEL gửi Công văn 253/GTEL-VP đến Bộ Công an-Chủ sở hữu của GTEL (1) là Chủ tịch Tổng cty Nguyễn Văn Dư. Ông Nguyễn Văn Dư là Đại tá công an và từng là Cục trưởng Cục Thông tin liên lạc - Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Công An (2)


Đối tượng Sở hữu chủ GTEL - Bộ Công an ngay lập tức, chỉ 1 ngày sau, tiến hành khởi tố án hình sự. Nguyên văn thông báo của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công An như sau: (3)
UserPostedImage

Nếu viết lại theo “căn cước” của các đối tượng thì thông báo này nên được trình bày như sau:


Ngày 04/6/2014, Bộ Công an nhận được khẳng định từ Bộ Công an là bài báo sai sự thật, xâm phạm nghiêm trọng uy tín và các lợi ích hợp pháp khác của Bộ Công an. Bộ Công an đề nghị Bộ Công an điều tra, xem xét, xử lý việc theo quy định của pháp luật.


3. Nội dung bài báo là sai sự thật?:

Đại tá công an Nguyễn Văn Dư “khẳng định” với Bộ Công an “nội dung bài báo là sai sự thật, đã xâm phạm nghiêm trọng uy tín và các lợi ích hợp pháp khác”. Vậy nội dung ấy gồm những dữ kiện gì.


Trích dẫn nguyên văn từ bài báo Luật sư “tố” doanh nghiệp của Bộ Công an kinh doanh kiểu “bầu Kiên” (bài báo đã bị gỡ xuống trên Pháp Luật Và Xã Hội) những dữ kiện liên quan đến Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu của Bộ Công an:


- Trao đổi với phóng viên chiều 2-6, các luật sư đã cho biết, hàng loạt bằng chứng mới vừa được các luật sư thu thập được, để chứng minh hàng loạt công ty đã đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu mà trong giấy phép đã được cấp hoàn toàn không có đăng ký “đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu”. Đặc biệt là các công ty của chính Bộ Công an cũng không hề đăng ký kinh doanh đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu, mà họ vẫn thực hiện hành vi này từ lâu nay.


- Theo "điểm danh" của các luật sư này, đó là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Bộ Công an là chủ sở hữu công ty này. GTEL không đăng ký ngành nghề kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu. Vậy mà ngay trên Website của công ty này (http://gtel.com.vn/vi-VN/caccongtythanhvien/6/23/Default.aspx) cũng công bố công ty này góp vốn thành lập rất nhiều công ty khác, trong đó có việc góp vốn vào công ty CP Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật GTEL và công ty TNHH Công nghệ Thông tin và Truyền thông GTEL.


- Như vậy, công ty TNHH Công nghệ Thông tin và Truyền thông GTEL, công ty này có chủ sở hữu là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL). Mà chính Bộ Công an là chủ sở hữu của Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL). Công ty này không đăng ký ngành nghề kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu, nhưng công ty này đã góp vốn vào công ty CP Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật GTEL... Theo các luật sư, cơ cấu góp vốn ở nhiều công ty khác, cũng minh chứng đều này.


- Các luật sư băn khoăn đặt câu hỏi, với bằng chứng này, thì ngay cả Bộ Công an cũng có công ty hoạt động đầu tư tài chính góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu kiểu... "bầu Kiên". Liệu các DN này có bị xem xét quy buộc là “Kinh doanh trái phép” như theo kết luận điều tra của Cơ quan điều tra-Bộ Công an và VKSND tối cao trong vụ án Nguyễn Đức Kiên!?


Một lần nữa, từ những trích dẫn này, những cáo buộc là từ 2 luật sư Bùi Quang Nghiêm, Hoàng Đôn Hùng chứ không phải tự nhà báo Minh Thắng cáo buộc.


Cáo buộc của phía luật sư tóm gọn vào như sau:


GTEL/Bộ Công an không đăng ký ngành nghề kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu góp vốn. Tuy nhiên, dù không đăng ký nhưng GTEL/Bộ Công an vẫn góp vốn và thành lập Gtel TSC (Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật) và Gtel ICT (Công ty TNHH Công nghệ thông tin và Truyền thông). Bộ Công an nắm cổ phần chi phối Gtel TSC và làm chủ sở hữu Gtel ICT. (4)


Do đó, trong tố cáo của các luật sư chỉ còn lại phần phải minh bạch: GTEL/Bộ Công an có hay không đăng ký ngành nghề kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu góp vốn?


Nếu GTEL/Bộ Công an thực sự có đăng ký thì chỉ cần công bố văn bản, tài liệu chứng minh có đăng ký là giải quyết xong mọi ngộ nhận và yêu cầu các luật sư biện hộ tại phiên tòa Nguyễn Đức Kiên đính chính hay xin lỗi trước công luận. Cùng lắm là... khởi tố hình sự các luật sư này đã chứng minh sai trước tòa!


Thế nhưng tại sao Bộ Công an đã không trình bày việc đăng ký mà ngược lại đã quy cho nhà báo Minh Thắng và báo điện tử Pháp Luật Và Xã Hội đã "xâm phạm nghiêm trọng uy tín và các lợi ích hợp pháp khác của Tổng công ty".


Câu trả lời không thể nào khác: những chứng minh của luật sư là đúng sự thật, những thông tin tường thuật lại của báo chí là chính xác và những chứng minh này rõ ràng đã... xâm phạm nghiêm trọng các lợi ích BẤT HỢP PHÁP của Bộ Công an.


Vì thế Bộ Công an phải ra tay, bịp mồm (ra lệnh gỡ bài xuống), răn đe (để đừng bao giờ đụng đến lá chắn của chế độ) và trả thù (vì đã đụng đến phần còn tiền của bộ phận còn đảng còn tiền).


Bộ Công an đã tùy tiện sử dụng Điều 258 với nội dung mở ra cho mọi suy diễn tùy tiện "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" để bắt giam, bỏ tù nhiều người - gần đây nhất là blogger AnhBaSam Nguyễn Hữu Vinh, Lê Thị Phương Anh, Đỗ Nam Trung và Phạm Minh Vũ. Lần này, Bộ Công an đã leo lên một nấc thang mới của sự lạm quyền, chà đạp lên những nguyên tắc căn bản nhất của pháp lý khi chính họ vừa là đối tượng bị tố cáo, vừa là đối tượng đề nghị khởi tố, và cũng là đối tượng quyết định khởi tố để bảo vệ lợi ích bất hợp pháp của một bầy đoàn mà người dân đã có một cụm từ mới dành cho họ: côn an.


7/6/2014


Vũ Đông Hà
________
(1) gtel.com.vn/
(2) gmobile.vn/content/80-ban-dieu-hanh.aspx
(3) mps.gov.vn/web/guest/ct_trangchu/-/vcmsviewcontent/GbkG/2005/2102/29607
(4) gtel.com.vn/vi-VN/caccongtythanhvien/6/23/Default.aspx

Sửa bởi người viết 06/06/2014 lúc 06:40:43(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.