logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 04/10/2012 lúc 10:22:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Chí Thiện
Nguyễn Chí Thiện (27 tháng 2, 1939 - 2 tháng 10, 2012) là một nhà thơ phản kháng người Việt Nam. Ông từng bị nhà chức trách của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt giam tổng cộng 27 năm tù vì tội "phản tuyên truyền".

Sinh trưởng tại Hà Nội ông có một thời dạy học nhưng cũng vì trong một bài giảng bài lớp sử năm 1960 mà không theo quan điểm nhà chức trách nên ông bị bắt vì tội "phản tuyên truyền". Ông được thả năm 1964 nhưng đến năm 1966 thì lại bị bắt giam vì làm thơ đả phá chế độ. Lần này ông bị giam đến năm 1977. Năm 1979 nhân vụ trao tập thơ cho sứ quán Anh, ông lại bị bắt. Mãi đến ngày 28 tháng 10 năm 1991 Nguyễn Chí Thiện mới được phóng thích và đến tháng 1 năm 1995 thì được xuất cảnh sang Hoa Kỳ.
Các tác phẩm

Thơ

Tập thơ Hoa Địa ngục của ông xuất hiện ở hải ngoại vào năm 1980 sau khi tác phẩm này được lén đưa vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội và được giáo sư Patrick J. Honey thuộc Đại học Luân Đôn (University of London), nhân chuyến đi Việt Nam năm 1979, mang được ra ngoài nước để phổ biến. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:

Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.
Vì tập thơ không ghi tên tác giả nên lần in đầu tiên năm 1980 do "Uỷ ban Tranh đấu cho Tù nhân Chính trị tại Việt Nam" phát hành tại Washington D.C. ghi tác giả là "Khuyết danh" hay "Ngục Sĩ" với tựa Tiếng Vọng Từ Đáy Vực.

Năm 1981, ấn bản khác của báo Văn nghệ Tiền phong phát hành ở hải ngoại được ra mắt dưới tựa Bản Chúc thư Của Một Người Việt Nam.

Nhan đề Hoa Địa ngục được dùng đầu tiên năm 1984 khi Yale Center for International & Area Studies in bản tiếng Anh Flowers from Hell do Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau này người ta mới biết đến tên Nguyễn Chí Thiện.

Một số bài thơ trong Hoa Địa ngục đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trong tập Ngục ca.

Cũng vì tập thơ này năm 1985 Nguyễn Chí Thiện đoạt giải "Thơ Quốc tế Rotterdam" (Rotterdam International Poetry Prize).

Trong khi ông bị giam cầm vì tên tuổi ông được biết đến nhiều, những hội đoàn như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cùng những chính khách như Léopold Senghor (cựu tổng thống Sénégal), John Major (cựu thủ tướng Anh) và vua Hussein của Jordan từng lên tiếng tranh đấu cho ông được thả.

Năm 2006 tập thơ gồm hơn 700 bài của ông được đúc kết lại với đúng tên tác giả đã ra mắt độc giả người Việt hải ngoại một lần nữa và được đón nhận nồng nhiệt.

Tập thơ Hoa Địa ngục còn được dịch ra tiếng Đức với tựa Echo aus dem abgrund, tiếng Pháp: Fleurs de l'Enfer, và tiếng Hà Lan: Bloemen Uit de Hel. Cái tên này tác giả đã chọn ghi ở cuối lá thư đính kèm với tập thơ khi đột nhập tòa đại sứ Anh ở Hà Nội.

Văn xuôi

Nguyễn Chí Thiện được phóng thích năm 1991 và sang định cư ở Mỹ năm 1995. Năm 2001, tập truyện Hoả Lò của ông được nhà xuất bản Cành Nam ở Arlington, Virginia đem in cùng Tổ hợp Xuất bản miền Đông Hoa Kỳ phát hành năm 2001, rồi tái bản năm 2007. Cũng trong năm 2007, tập truyện cùng với thơ ông được dịch ra tiếng Anh, nhan đề Hoa Lo/Hanoi Hilton Stories do Yale University Southeast Asia Studies xuất bản. Bản dịch có sự đóng góp của Nguyễn Ngọc Bích, Trần Văn Điền, Vann Saroyan Phan và Nguyễn Kiếm Phong.

Năm 2008 Hai Truyện Tù/Two Prison Life Stories, một tác phẩm song ngữ Việt-Anh được xuất bản ở Mỹ với sự cộng tác của Jean Libby, Tran Trung Ngoc và Christopher McCooey.

Nguyễn Chí Thiện qua đời ngày 2 tháng 10 năm 2012 tại Santa Ana, quận Cam, California.

Source: Wikipedia.org

Cuộc đời tù đày và đấu tranh của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời tại bệnh viện Western Medical Center tại Santa Ana, Little Sài gòn sáng sớm ngày 2 tháng 10 năm 2012. Anh ra đi khi trời hừng sáng, bình an như sự lựa chọn của anh. Tôi đến thăm anh ngày 1/10. Bên giường bệnh là nhà báo Trần Phong Vũ. Anh Vũ cho biết dường như anh Nguyễn Chí Thiện bị ung thư phổi. Và bác sĩ đã báo cho anh Thiện triệu chứng nhưng anh không tiến hành chữa trị. Anh có sự lựa chọn của một người cao niên biết bị bệnh hiểm. Trên giường bệnh trắng tinh anh nằm im, nước da hồng hào, trán ấm, thở dưỡng khí, không trao đổi được bằng lời nhưng đôi mắt tinh anh cho biết anh còn nhận được anh em.

Thật buồn và thật là một mất mát lớn. Cái dũng khí, cái nhìn lớn của anh Nguyễn Chí Thiện là một thứ quý hiếm lịch sử Việt Nam không phải lúc nào cũng có.

Theo các tài liệu anh Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại phố Hàng Bột Hà nội, sau về Hải Phòng sinh sống. Năm 1958 nhân dính líu với vụ Nhân Văn Giai Phẩm anh bị tù 2 năm. Năm 1961 anh lại bị bắt vì tham gia nhóm Đoàn Kết. Ra tù anh Nguyễn Chí Thiện vẫn tiếp tục các hoạt động chống đảng Cộng sản. Năm 1965 anh bị bắt lại và lần này bị giam 13 năm qua các trại tù nằm dọc sông Hồng Hà.

Sau khi cộng sản chiếm miền nam, năm 1978 Nguyễn Chí Thiện được phóng thích và trả về Hải Phòng. Anh làm nghề kèm trẻ tại tư gia để sống. Mẹ anh mất năm 1970, bố anh mất vài năm sau đó.

Nguyễn Chí Thiện được thế giới bên ngoài biết đến qua tập thơ mang nhiều tên như “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực”, “Hoa Địa Ngục” anh âm thầm làm trong những năm tù đày. Ngày 2/4/1979 anh lần mò lên Hà nội, quẳng tập thơ vào khuôn viên tòa đại sứ Anh. Anh bị bắt.

Do sự can thiệp của Hội Văn Bút Quốc Tế, Hội Văn Bút Việt Nam Hải ngoại và cộng đồng người Việt tị nạn, năm 1990 anh được trả tự do. Cuối năm 1995, sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ, Hà nội cho phép anh sang định cư tại Hoa Kỳ dựa vào thủ tục bảo lãnh của người anh ruột nguyên là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Tập thơ của anh được chính phủ Anh giao lại cho cộng đồng Việt Nam và nội dung của nó đã tạo nên một xúc động chưa từng có. Tập thơ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nó chứa đựng mặt thật của chủ nghĩa cộng sản và chế độ mang tên nó tại Việt Nam. Tập thơ cũng chứa đựng những tiên đoán chính xác về sự suy tàn của chủ nghĩa, và sự yếu kém của thế giới trước sức mạnh yêu ma của chủ nghĩa cộng sản, nhất là sự hoang tưởng của một số trí thức và triết gia phương Tây.

Hôm nay Nguyễn Chí Thiện đã nằm xuống, chúng ta hãy ngoãnh nhìn cuộc đời của anh để ghi lại những kỳ tích của một cuộc đời đấu tranh chống bạo tàn hiếm có.

Năm 16 tuổi khi quân đội của ông Hồ Chí Minh vào tiếp thu thành phố Hà nội, anh vui mừng trong vận hội mới:

Ngày ấy tuy xa mà như còn đấy

Tuổi hai mươi tuổi bước vào đời

Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi

Bốn phía bao la chỉ thấy

Chân mây rộng mở tuyệt vời

Đồng Lầy - 1972



Nhưng Nguyễn Chí Thiện đã nhanh chóng nhận thấy sự tráo trở bất lương của người cộng sản:

Bùn đọng hồ ao mạn dưới phục chờ

Tuổi hai mươi tuổi của không ngờ

Không sợ!

Đồng Lầy - 1972



Chiến dịch cải cách ruộng đất đã biến Việt Nam thành một đấu tố trường đầy máu và nước mắt:

Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai

…………………

Bãi sú, bờ lau, rừng rú

Thây người vun bón nuôi cây

Đạo lý tối cao của xứ đồng lầy

Là lừa thầy phản bạn

Và tuyệt đối trung thành với vô hạn

Với Đảng, với Đoàn, với lãnh tụ thiêng liêng

Đồng Lầy - 1972



Nhận thức của Nguyễn Chí Thiện đã đưa anh vào tù năm 1958 và ra vào nhiều lần tổng cọng30 năm. Nhưng lao tù không khuất phục được anh:

Dù đời ta sa đáy vực khổ oan

Cũng được, miễn là thoát ra khỏi đó

Đời ta sẽ tự do như gió

Mang lời ca tha thiết tâm can

Dù đời ta - 1973



Nguyễn Chí Thiện không tin tưởng suông. Anh tin tưởng các chế độ cộng sản sẽ sụp đổ với một luận cứ vững chắc không khác gì 4 thế kỷ trước nhà khoa học Galileo người Ý đã tin quả đất tròn dù phải bị xử tội chết. Nguyễn Chí Thiện nhắn với đảng cộng sản:

Người nhô lên trong cơn động đất nhất thời

Thì rồi cũng có thể nhất thời

Người chìm trọn trong những cơn động đất

Núi – 1973



Lời tiên đoán của anh đã xẩy ra 17 năm sau khi hàng lọat các nước cộng sản Đông Âu rồi đến Liên xô, thành trì của chủ nghĩa sụp đổ.

Năm 1975 khi được tin cộng sản Hà nội chiếm trọn miền Nam, Hoa Kỳ rút quân, cả thế giới cúi đầu nhục nhã, Nguyễn Chí Thiện đang bị giam tại nhà tù Phong Quang Lào Kay bình tĩnh viết:

Khi Mỹ chạy bỏ miền Nam cho cộng sản

Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than

Giữa lao tù bệnh hoạn cơ hàn

Thơ vẫn bắn, và thừa dư sức đạn!

Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng sáng lạn

Không dành cho thế lực yêu gian

Khi Mỹ chạy – 1975



Anh khuyên thế giới đừng sợ hải và mất lòng tin

Đừng sợ cái cực kỳ man rợ

Dù nó đương thời rông rỡ nơi nơi

Phải vững tin vào bước tiến con người

Đừng sợ - 1975



Nhưng trong trí óc tuyệt vời và nhân bản của anh, Nguyễn Chí Thiện vẫn mường tượng một tiến trình sụp đổ trong hòa bình, một điều không một nhà chính trị lớn nào trên thế giới dám tiên đoán cho mãi đến năm 1989. Năm 1971 khi đang bị giam tại nhà lao Phú Thọ, anh đã làm bài thơ “Sẽ có một ngày” bất hũ:

Sẽ có một ngày con người hôm nay

Vất súng vất cùm, vất cờ, vất Đảng

Đội lại khăn tang, quay ngang vòng nạng

Oan khiên!

Về với miếu đường mồ mã gia tiên

Mấy chục năm trời bức bách lãng quên

Bao hận thù độc địa dấy lên

Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng

Tấ cả bị lùa qua cơn ác mộng

Kẻ lọc lừa kẻ bạo lực xô chân

Sống sót về đây an nhờ phúc phận

Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân

Đứng bên nhau trong mất mát quây quần

Kẻ bùi ngùi hối hận

Kẻ bồi hồi kính cẩn

Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông

Khai sáng kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng

Tiếng sáo mục đồng êm ả

Tình quê tha thiết ngân nga

Thay tiếng “Tiến Quân ca”

Và “Quốc Tế ca”

Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!

Sẽ có một ngày -1971



Hôm nay Nguyễn Chí Thiện đã vĩnh viễn rời chúng ta, nhưng tinh thần anh vẫn còn đây: trong sáng, kiên quyết, nhìn xa, nhân bản giữa đại nạn của nhân loại và của đất nước không may vẫn còn đầy chia rẽ của chúng ta.

Anh Nguyễn Chí Thiện! Anh đi như một vì sao chợt tắt. Nhưng ánh sáng xẹt trên nền trời vẫn còn ôm ấp, an ủi và nuôi dưỡng lòng tin của dân tộc Việt Nam.

Trần Bình Nam

Oct. 3, 2012

binhnam@sbcglobal.net

Sửa bởi quản trị viên 05/10/2012 lúc 02:06:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 05/10/2012 lúc 12:13:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
“Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê

Ông Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939 tại Hà Nội, tác giả của tập thơ nổi tiếng Hoa địa ngục vừa qua đời ngày 02/10/2012 tại nước Mỹ. Những dòng sau đây xin được thay cho lời cầu nguyện tốt đẹp nhất tới linh hồn người quá cố và những bạn hữu, thân nhân và những người yêu quí ông.

Kể cả sau này khi thời thế đã thay đổi và Hoa địa ngục được xuất bản chính thức ở Việt Nam thì có thể vẫn có nhiều độc giả không thiện cảm với những từ ngữ thường quá bộc trực, cay đắng hay mang tính chửi thẳng của tác phẩm này. Nhưng nếu đặt những cảm xúc hoặc những hình thức thể hiện sang một bên thì không thể không thừa nhận Hoa địa ngục đã dám phê phán ba yếu tố – ba vấn đề – mà cho đến tận bây giờ không phải ai cũng nhận ra hoặc dám đụng đến, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh thường được gọi là “Bác” và chủ nghĩa Marx-Lenin.

Ngay năm 1959, trước khi vào tù lần thứ nhất và khi mới chỉ chớm tuổi 20, Hoa địa ngục[i] đã chĩa sự phê phán không úp mở vào đúng Đảng:

“Tôi thường đi qua phố
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Đảng
Đã mang lại Ấm no và Ánh sáng!”
(“Tôi thường đi qua”, 1959)

và bản chất gieo rắc cái ác của Đảng:

“Trên mảnh đất, Đảng gieo mầm tội lỗi!
Trong lành cũng phải tanh hôi!
Trẻ con chưa nứt mắt đã tù rồi!
Bạo lực đi về rất vội! “
(“Trên mảnh đất”, 1964)

Càng về sau, qua những lần tù càng dài thêm, sự phê phán và nhận thức về bản chất Đảng lại càng sâu hơn và, dĩ nhiên, gay gắt hơn:

“Không ai kêu nổi một lời
Mồm dân Đảng khóa đã mười mấy năm!”
(“Gửi Bertrand Russel”, 1968)

“Đảng bắt câm, bắt nói, bắt khóc, bắt cười
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán thán
Là tù ngục mục xương độc đoán
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa”
(“Đồng lầy”, 1972)

“Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp
Dựng triều đình mông muội giữa Văn minh
Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,
Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ.”
(“Đảng”, 1973)

Và đây, Hoa địa ngục phác lên một hình ảnh toàn trị thu nhỏ của Đảng, kiểm soát hết các nhân quyền cơ bản:

“Nhà văn nhà báo
Nhà giáo nhà thơ
Nhà thờ nhà chùa
Đều sợ đều thua
Nhà tù – nhà Vua!
Chớ đùa với Đảng!”
(“Nhà văn”, 1980)

Còn về “Bác”, Hoa địa ngục đã đề cập nhiều lần trong nhiều giai đoạn khác nhau nhưng có thể nói bài “Không có gì quí hơn độc lập tự do” là bài điển hình cho cái nhìn tổng quát nhưng xuyên thấu qua mọi lớp vỏ tuyên truyền về Hồ Chí Minh hay của chính Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nếu vẫn thành kiến về những đại từ nhân xưng như “thằng”, “nó”, “con” thì có thể có hơi khó khăn để đồng cảm được với sự bộc trực, tinh ý của Hoa địa ngục lúc mới có 29 tuổi:

“Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!

Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Đảng nó
Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Độc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó…”
(“Không có gì quí hơn độc lập tự do”, 1968)

Và chỉ bằng hai câu thôi, Hoa địa ngục đã có thể tóm gọn “Bác”:

“Bác Hồ chúng ta
Kịch gia xuất sắc”
(“Tên hề”, 1971)

Về chủ nghĩa Marx-Lenin tức chủ nghĩ cộng sản, điều đáng ngạc nhiên nếu không muốn nói là kinh ngạc, trong một hoàn cảnh ngặt nghèo thông tin, tuổi đời còn rất trẻ và chắc chắn không có nhiều thời gian để đi học hay tự đọc, vì đã phải liên tục đi tù, nhưng Hoa địa ngục ngay lúc chưa đầy 25 tuổi đã nhận ra sai lầm rất chính trị:

“Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!”
(“Mỗi lầm lỡ”, 1963)

Dường như năm tháng tù đày triền miên lại làm cho Hoa địa ngục nhận thức sâu hơn chủ nghĩa Marx-Lenin về sự bất tương thích và hệ lụy của nó đối với dân tộc:

“Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà.”
(“Đồng lầy”, 1972)

Và đây Hoa địa ngục đã nói về chủ nghĩa Marx cách đây gần 40 năm mà lại gần giống như những gì ai đó mới lần đầu lên tiếng gần đây:

“Chủ nghĩa Mác chỉ là không tưởng
Trái với bản chất con người, reo rắc tai ương

Nếu cứ ngu si ôm mãi chủ nghĩa này
Nếu cứ thẳng tay bóp mãi dạ dầy
Đất nước nở mặt nở mày làm sao được nữa!
Dân tộc ta phải quăng ngay nó vào bếp lửa
Nồi cơm mới có thể mong đầy
Tự do, no ấm mới sum vầy”
(“Chủ nghĩa Mác”, 1984)

Có thể nói, so với tuổi đời của bản thân, Hoa địa ngục đã nhận thức được rất sớm và cũng dám phê phán bác bỏ rất sớm, mặc dù không hệ thống, về ba trụ cột chính của quyền lực cộng sản tại Việt Nam: Đảng, Bác, Marx-Lenin.

Nếu nhìn lại “Nhân văn-Giai phẩm” và “Xét lại chống Đảng”, những hoạt động và biến cố xảy ra gần trước và sau so với Hoa địa ngục, trong ánh sáng nhận thức về ba trụ cột đó thì lại thấy nhận thức của Hoa địa ngục còn sớm cả so với thời đại nữa. Trong “Nhân văn-Giai phẩm” đã có những tiếng nói, bài viết và thái độ bất ưng, phê phán sâu sắc về sự chà đạp nhân quyền cơ bản hay vấn đề pháp trị của Đảng và có thể có cả những phê phán ẩn dụ về lãnh tụ nữa nhưng tất cả vẫn còn hoàn toàn trên tinh thần chấp nhận Đảng, tránh xa vấn đề “Bác” và không hề đề cập đến Marx-Lenin. Ở “Xét lại chống Đảng” cũng tương tự, chỉ là không đồng ý với chính sách của Đảng lúc đó, còn về chủ nghĩa Marx-Lenin, Hồ Chí Minh và Đảng đều vẫn được tôn trọng – tinh thần này gần như vẫn được các cựu thành viên của các biến cố đó giữ nguyên cho đến tận gần cuối những năm 1990.

Nhìn lại bối cảnh khắc nghiệt, tăm tối của Hoa địa ngục cách đây gần nửa thế kỷ và thực trạng hôm nay còn rất nhiều bậc trí giả vẫn tự coi Đảng, Bác là những thứ húy kỵ, lại càng thấy cái ghê gớm nhất, đáng kính phục nhất của Hoa địa ngục: không phải là bản lĩnh tù đày, kiên gan trong cô đơn hay trường thơ tố cáo in trong trí nhớ, mà là sự nhìn ra sớm, nhìn thấy triệt để nhưng lại không giấu mọi người về cái Ác rất to lớn – cái Ác ở tầm quốc gia, dân tộc.

Hoa địa ngục đương nhiên phải chia tay trần thế nhưng chắc chắn không bao giờ phải đi về địa ngục.
Tác giả: Phạm Hồng Sơn


Hoa Địa Ngục
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện người nổi tiếng với tập thơ Hoa Địa Ngục vừa qua đời ngày 2 tháng 10 năm 2012 tại miền Nam tiểu bang California hưởng thọ 73 tuổi. Cuộc đời nhà thơ là một gương đấu tranh không mệt mỏi của một người dám đối diện với những tàn bạo mà chế độ dùng để trấn áp người bất đồng chính kiến.

Mặc Lâm tuyển chọn một vài bài thơ tiêu biểu trong tập Hoa Địa Ngục gửi tới quý thính giả trong chương trình Văn hóa Nghệ thuật tuần này.

Nếu ai hỏi nhà tù của chế độ cộng sản của Việt Nam có gì đặc biệt so với thế giới, câu trả lời nhanh nhất có thể đưa ra: bạn hãy đọc Hoa Địa Ngục của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

Cuốn sách mỏng này có một lịch sử cũng lạ lùng không kém nội dung nó cưu mang. Thay vì in lén lút và chuyền tay nhau trong nước như thường thấy đối với những tác phẩm mà chế độ gọi là văn hóa phẩm phản động thì nó lại tìm đường vượt biên qua ngã tòa đại sứ Anh tại Hà Nội để từ đó bay sang tận Mỹ và phô bày cho cả thế giới xem những hình ảnh kinh hoàng được viết lại bởi chính nạn nhân của nó. Người tù này nhanh chóng được vinh danh bằng một cái tên lạ lùng nhất thế giới: “ngục sĩ” Nguyễn Chí Thiện.
Lý lịch tù tội của ông cho thấy tư duy của những người cầm quyền lệch lạc và độc đoán tới mức không ai có thể tưởng tượng nổi. Nhà thơ bị bắt giam vì một cái tội là nói đúng sự thật lịch sử khi sách giáo khoa của chế độ tuyên truyền xuyên tạc những dữ kiện đã được cả thế giới công nhận. Trong một lần phỏng vấn trước đây, nhà thơ kể cho chúng tôi câu chuyện ông bị bắt giam và phải ở tù ba năm rưỡi vì một tội danh không hề hiện diện trong bất cứ hiến pháp của một quốc gia nào:

“Khi bị bắt sự thực mà nói thì tôi không làm gì cả. Hôm ấy một ông bạn, ông ấy là giáo viên dạy sử. Ông ấy ốm nhờ tôi dạy hộ một lớp bổ túc văn hóa mà lớp ấy ở trước nhà tôi ở phố Ga Hải Phòng. Tôi cũng tình cờ vào dạy giúp ông ấy có hai tiếng thôi. Tôi giảng về đại chiến thứ hai rằng sở dĩ Nhật đầu hàng là do hai quả bom nguyên tử của Mỹ nó bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki.


Thế nhưng bài giảng đó nó sai với sách giáo khoa. Sách giáo khoa nói do Liên Sô đánh tan quân Nhật ở Mãn Châu thì Nhật phải đầu hàng chứ không phải do Mỹ. Tôi chỉ giảng như thế thôi. Mình cũng vô tình nhưng nó theo dõi mãi đến đầu năm 1961 nó bắt tôi ra tòa với tội là phản tuyên truyền. Khi ra tòa thì tôi cũng nói tôi giảng theo đúng lịch sử thôi. Lúc bấy giờ họ xử tôi hai năm tù nhưng tôi phải ở 3 năm rưỡi.”

Người ta không thể tìm thấy bất cứ lời hoa mỹ, khó hiểu hay cách dùng một thủ thuật ước lệ, ẩn dụ hay tự trào nào trong cả tập thơ Hoa Địa Ngục. Với Nguyễn Chí Thiện ông làm thơ với một mục đích duy nhất: tố cáo sự tàn ác của các nhà tù cộng sản mà ông là nhân chứng sống. Bài thơ mang tên “Thơ của tôi” được sáng tác vào năm 1970 khẳng định thơ của ông không phải là thơ theo định nghĩa thông thường:
UserPostedImage
Bìa tập thơ 'Hoa Địa Ngục'


Thơ của tôi
Thơ của tôi không phải là thơ
Mà là tiếng cuộc đời nức nở
Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở
Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ
Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ
Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ
Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở
Tiếng dạ dày đói lả bóp bâng quơ
Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ
Tiếng bất lực trước muôn ngàn sụp lở
Toàn tiếng của cuộc đời sống dở
Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ!
(1970)

Vẫn cảm thấy chưa đủ, năm năm sau ông viết tiếp một bài thơ thứ hai cũng có tựa như bài thơ ông viết năm 1970, lần này ông cho biết nguồn cội làm những bài thơ bật lên tiếng nói:

Thơ của tôi
Thơ của tôi không có gì là đẹp
Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao
Thơ của tôi không có gì cao
Như chết chóc, mồ hôi, báng súng
Thơ của tôi là những gì kinh khủng
Như Đảng, Đoàn, như lãnh tụ, như trung ương
Thơ của tôi kém phần tưởng tượng
Nó thật như tù, như đói, như đau thương
Thơ của tôi chỉ để đám dân thường
Nhìn thấu suốt tim đen phường quỉ đỏ
(1975)

Hai bài thơ cùng một tựa đề có thể được dẫn dắt từ hai lần bị bắt giữ. Bài thơ lần đi tù thứ nhất đã dẫn nhà thơ Nguyễn Chí Thiện vào nhà giam lần thứ hai, ông kể:

“Lần thứ hai sau khi tôi được thả về thì bom đạn chiến tranh ở miền Bắc tôi hết đường sống. Đành phải bỏ cái lớp dạy tư Anh, Pháp văn do một anh bạn có giấy phép mở tôi ké vào dạy kiếm sống và làm nghề dịch sách nữa.
Trong lần đi tù lần thứ nhất tôi có làm được khoảng 100 bài thơ đọc cho bạn bè nghe, nhiều bài được lưu truyền không may đến tai công an. Công an bắt tôi thì tôi không nhận là thơ do tôi làm. Công an không xử nữa mà nó bắt tôi tập trung cải tạo, lần này mất 11 năm rưỡi nữa mãi đến tháng 7 năm 1977 tôi mới được về, vì nó cần chỗ để nhốt người miền Nam. Trong giấy tha của tôi nó đề tội danh của tôi là tội làm thơ phản động dù tôi không nhận nó cũng để như thế.”

Bài thơ “Anh có biết” được ông sáng tác vào năm 1966 có thể xem là tiếng rống thống thiết của một con thú chứ không phải là con người khi sự đau khổ đã trở thành viên đá nằm câm nghẹn trong lồng ngực.

UserPostedImage
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tại buổi ra mắt tập thơ Hoa Địa Ngục. Photo by Nguyễn An/RFA.


Anh có biết

Anh có biết giữa lao tù cay đắng
Rét không quần, không áo, đập hàm răng
Đói xương sườn, xương sống chồi căng
Ốm không thuốc thân tàn xem khó thắng
Tôi vẫn có những đêm dài thức trắng
Tạo vần thơ câm lặng, anh ơi!
(1966)

“Khi mà Trung Quốc đánh miền Bắc vào tháng 2 năm 79 thì công an bắt đầu gọi tôi lên sở lên đồn liên tục, viết kiểm điểm đe dọa bắt bớ đủ thứ. Đến nước này tôi thấy nguy cơ nếu mà nó bắt lần nữa thì khó sống. Thế nên tôi quyết định phải gửi tất cả thơ tôi làm được trong vòng 15 năm ra ngoại quốc.


Tôi vào tòa đại sứ Anh ngày 16 tháng 7 năm 1979 lúc 9 giờ sáng để gửi tập thơ ra ngoài. Sự thực tôi làm thơ để mong gửi vào miền Nam cho dân chúng biết chế độ miền Bắc để thêm tinh thần chiến đấu. Có ai làm thơ để gửi ra ngoại quốc bao giờ?”

Bài thơ “Trong bóng đêm” là một chuỗi âm thanh khác của sự áp bức khốc liệt của nhà giam mà chủ nhân của những nơi chứa đầy bóng tối này mang tên Đảng cộng sản.

Trong bóng đêm
Trong bóng đêm đè nghẹt
Phục sẵn một mặt trời
Trong đau khổ không lời
Phục sẵn toàn sấm sét
Trong lớp người đói rét
Phục sẵn những đoàn quân
Khi vận nước xoay vần
Tất cả thành nguyên tử
(1976)

Nhiều năm trời bị giam giữ, nhà thơ gặp rất nhiều hạng người và số phận của họ vẽ lên khuôn mặt của chế độ bằng những nét nhớp nhúa, cáu bẩn. Các chính sách duy ý chí cộng với lòng nhiệt tình trái khoáy sản sinh ra hệ lụy kéo dài nhiều thế hệ. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông trong tập Hoa Địa Ngục là bài “Anh gặp em” được viết năm 1965 kể về số phận một người con gái bị nhốt và mất xác trong tù.
UserPostedImage
Cố nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (phải) và dịch giả Huỳnh Sanh Thông (trái) tại thành phố New Haven, Connecticut, hồi Tháng Tư 2005. Hình: Quang Phu Van - Vietnam Literature Project.
Anh gặp em
Anh gặp em trong bốn bức rào dầy
Má gầy, mắt trũng
Phổi em lao, chân em phù thũng
Gió lạnh từng cơn rú qua thung lũng.
Em ngồi run, ôm ngực còm nhom
Y sĩ công an nhìn em, thôi nạt nộ om sòm.
Em ngồi lọt thỏm
Giữa bọn người vàng bủng co ro
Những tiếng ho
Những cục đờm mầu
Mớ tóc rối đầu em rũ xuống
Mình em, teo nhỏ, lõa lồ...
Em có gì đâu mà em xấu hổ!
Em là đau khổ hiện thân
Ngấn lệ đêm qua còn dấu hoen nhòa
Trên gò má tái
Trong lòng anh bấy lâu nay xám lại.
Nhìn em, lệ muốn chảy dài
Anh nắm chặt bàn tay em hơi rụt lại
Em nhìn anh, mắt đen, tròn, trẻ dại
Nước da xanh mái thoáng ửng mầu
Trong quãng đời tù phiêu dạt bấy lâu
Đau ốm một mình tội thân em quá!
Chắc đã nhiều đêm em khóc như đêm qua
Khóc mẹ, khóc nhà.
Khóc buổi rời miền Nam thơ ấu
Chân trời hun hút nay đâu?
Rồi đây, khi nằm dưới đất sâu.
Em sẽ hiểu một điều
Là đời em ở trên mặt đất
Đất nước đè em nặng chĩu hơn nhiều!
Nhưng nghĩ lúc thân mình bó trong manh chiếu
Anh biết lòng em kinh hãi hơn ai
Khi gió bấc ào qua vách ải
Những manh áo vải
Tả tơi
Vật vã
Vào thịt da..
Em có lạnh lắm không?
Mưa gió mênh mông
Thung lũng sũng nước bùn
Bệnh xá mối đùn,ẩm mốc
Những khuôn mặt xanh vàng gầy dộc
Nhìn nhau, đờ đẫn, không lời.
Nhát nhát em ho
Từng miếng phổi tung rời
Bọt sùi, đỏ thắm!
Em chắc oán đời em nhiều lắm.
Oán con tàu tập kết Ba Lan
Trên sóng năm nào
Đảo chao
Đưa em rời miền Nam chói nắng.
Sớm qua ngồi, tay em anh nắm
Muốn truyền cho nhau chút tình lửa ấm.
Mặc bao ngăn cấm đê hèn
Sáng nay em không trống không kèn
Giã từ cuộc sống
Xác em rấp trên đồi cao gió lộng.
Hồn anh trống rỗng, tả tơi...
(1965)

Hai năm sau khi bài thơ “Anh gặp em”, một bài thơ khác mang tên “Tôi là bạn” nói lên tâm trạng của nhà thơ khi gặp những mảnh đời khốn khổ khắp nơi trong khoảng thời gian hiếm hoi mà ông được tự do sau khi trở về từ nhà giam khép kín. Những con người ấy tuy đang sống và hít thở khí trời bên ngoài song sắt các nhà giam nhưng sự nghèo đói, lòng khinh bỉ của xã hội và gánh nặng của cuộc sống đè lên vai vẫn là hình ảnh của địa ngục bên trong cái được gọi là thiên đường cộng sản:

Tôi là bạn
Tôi là bạn của cô gái đĩ
Ế khách ngồi ngủ gật ở vườn hoa
Tôi chẳng có gì an ủi cô ta
Ngoài tình cảm chan hòa và không khinh bỉ
Tôi là anh của những em nhỏ tí
Xó chợ đầu đường, ăn cắp vặt nuôi thân
Bé tí hon mà tù tội bao lần
Miệng tục tĩu, hồn như trang giấy trắng!
Tôi là con lão ăn mày cay đắng
Không gia đình, tàn phế lắt lay
Mời lão xơi một bữa rượu thực say
Nghe lão khóc kể những ngày xa cũ
Tôi, tóm lại, là trái tim ủ rũ
Thông cảm với nhiều số phận bùn đen
Vì chính tôi, tôi là gã nhiều phen
Khổ đói, lao tù, nhục khinh nếm đủ!
(1967)

Ở tù quá lâu khiến Nguyễn Chí Thiện trở thành nạn nhân của thứ phản xạ có điều kiện. Nếu cái giật mình của Trần Tế Xương trong bài “Sông lấp” vì tưởng có người gọi đò khi con sông không còn nữa khiến người đọc bồi hồi thì ngược lại trong bài “Tôi nhắm mắt” nỗi ám ảnh của nhà tù ghê gớm đến mức không bao giờ chấm dứt đối với một người tù chính trị vì bản án treo lơ lửng suốt đời trong tiềm thức, cứ “mở mắt ra là sừng sững bóng trại tù”.
UserPostedImage
Cố nhà thơ Nguyễn Chí Thiện. RFA files.


Tôi nhắm mắt
Tôi nhắm mắt nằm yên, không ngủ
Kẻng báo rền vang, sáng tự bao giờ
Tôi nằm yên, không nghĩ ngợi, không mơ
Mà lịm chết trong bóng mờ ủ rũ
Bóng mẹ cha già đớn đau hóa mụ
Đêm tối mênh mông đốm lửa vật vờ
Bóng cuộc đời tôi lặng vắng như tờ
Thất thểu, bơ vơ, khóc cười lỡ dở
Bóng nhợt xám vài mối tình khổ sở
Lảo đảo đi về, tuyệt vọng, âm u
Bóng hình tôi ho ra máu, lưng gù
Mở mắt ra: sừng sững bóng trại tù
(1969)

Những ngày cuối cùng của nhà thơ tại Mỹ có thể là khoảng thời gian cô đơn nhất. Cô đơn giữa một cuộc sống sôi động thật khác xa với nỗi cô đơn giữa bốn bức vách nhà giam. Năm 1986, mười một năm trước khi qua Mỹ ông viết bài “Trái tim hồng” như một lời trăn trối trao lại cho ngàn sau khi hư vô trước sau gì cũng cập bến:

Trái tim hồng
Ta có trái tim hồng
Không bao giờ ngừng đập
Căm giận, yêu thương tràn ngập xót xa
Ta đương móc nó ra
Làm quà cho các bạn
Mấy chục năm rồi
Ta ngồi đây
Sa lầy trong khổ nạn
Như con tàu vượt trùng dương mắc cạn
Mơ về sóng nước xa khơi
Khát biển, khát trời
Phơi thân xác trong mưa mòn, nắng gỉ
Thân thế tàn theo thế kỷ
Sương buồn nhuộm sắc hoàng hôn
Ký ức âm u vất vưởng những âm hồn
Xót xa tiếc nuối
Ta vẫn chìm trôi trong dòng sông đen tối
Lều bều rác rưởi tanh hôi
Hư vô ơi, cập bến tới nơi rồi
Cõi bụi chờ mong chi nữa!
Một trái tim hồng với bao chan chứa
Ta đặt lên bờ dương thế trước khi xa
(1986)

Trong bài viết thương tiếc sự ra đi của nhà thơ, nhà báo Ngô Nhân Dụng đã dùng một cụm từ rất đắt: “Ngọn lửa tâm can của Nguyễn Chí Thiện”. Thật không còn từ nào đắt hơn. Cái ngọn lửa tâm can ấy chừng như không bao giờ tắt trong Hoa Địa Ngục mặc dù người sáng tạo ra nó đã đi xa. Tâm can nhà thơ như lời nguyền vẫn thở hừng hực trên từng con chữ đã được đánh đổi bằng máu huyết, nhục hình lẫn yêu thương thống thiết của nhà thơ, người Việt Nam duy nhất mang tên ngục sĩ.

Source: RFA

Sửa bởi người viết 13/12/2012 lúc 05:27:13(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#3 Đã gửi : 05/10/2012 lúc 12:28:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vài kỷ niệm với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
Tháng 1 năm 1995, anh Thiện rời Việt Nam sang Hoa Kỳ, khi ấy tôi đang làm Phó Ngọai Vụ cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu, nên đựơc Ban Chấp Hành thu xếp mời anh Thiện sang thăm đồng bào Úc châu. Tôi gọi điện thọai cho anh Thiện ngỏ lời và sau đó viết thơ bằng Anh Ngữ để anh Thiện lo thủ tục nhập cảnh. Vì lý do sức khỏe mãi đến cuối năm 1996 anh Thiện sang Úc lần đầu, tôi có trong Ban Tổ Chức nhờ đó tôi có vài kỷ niệm với anh Thiện.

Việc tiếp xúc với đồng bào thì anh Thiện đã quá quen nên rất nhẹ cho ban tổ chức. Về ngọai vận chúng tôi có tổ chức họp báo. Tôi nhớ hôm ấy anh Thiện vẫn đội cái nón anh thường đội đầu cúi xuống bàn không phải để đọc mà để tập trung thuyết trình. Anh nói tiếng Anh giọng Pháp nhưng rõ ràng mạch lạc dễ hiểu. Nhưng đến phiên người Úc đặt câu hỏi thì anh phải nhờ chúng tôi dịch lại vì anh không hiểu tiếng Anh giọng Úc.

Tờ báo chính tại thành phố Melbournee tờ The Age có gởi ký giả đến tham dự. Tôi ngồi cạnh người ký giả này, ngay khi kết thúc tôi hỏi anh ta: ”anh có cần phỏng vấn hay thêm tin tức gì không ?” anh ký giả trả lời “không tôi đã viết xong bài”. Hôm sau Báo The Age có bài viết rất dài và rất hay với hình anh Thiện đội nón đúng phong cách của một nhà thơ Việt Nam đang dũng cảm đấu tranh cho tự do.

Anh cũng được Viện Đại Học Victoria mời đến nói chuyện. Lúc ấy tôi đang học và làm việc tại Viện Đại Học Melbourne nên nhận ra nhiều anh chị sinh viên sang du học đã tham dự cuộc nói chuyện. Tôi có nói với anh Thiện để anh biết và quan tâm đến các anh chị em này. Anh rất vui khi biết được điều này.

Một Câu Lạc Bộ nay không còn sinh họat cũng mời anh thuyết trình, người chủ trương Câu Lạc Bộ này có quan điểm chính trị không đồng nhất với các Tổ Chức trong Cộng Đồng, nhưng do yêu cầu của anh “người ta mời thì mình nên tới”, tôi được thu xếp đưa anh đến sinh họat với Câu Lạc Bộ này. Khác với các sinh họat khác anh thường rất từ tốn tại đây anh nói lớn, đôi khi gằn giọng lên án cộng sản và cả những người hải ngọai tiếp tay với cộng sản.

Cộng Đồng tại Victoria tổ chức nhiều buổi để anh Thiện có cơ hội tiếp xúc với đồng bào. Nói chung tại Victoria chuyến thăm viếng lần đầu của anh rất thành công.

Khi rảnh chúng tôi có hỏi anh có muốn chúng tôi chở đi đâu chơi không ? Anh Thiện cho biết anh làm thơ so sánh bác Hổ và bác Hồ nhưng chưa bao giờ được thấy con hổ (con cọp) nếu sở thú Melbourne có cọp thì cho anh đến xem. Nếu tôi không lầm lần ấy anh đã được gặp bác Hổ dù chỉ là bác Hổ trong chuồng. Tôi biết it nhất có hai bài thơ anh Thiện viết về bác Hổ:

THẦN HỔ

Ôi hổ đó đáng thờ như thần hổ
Chớp nhoáng vài giây tạt chết bốn bò!
Thịt lại có mùi, công an đành bỏ
Hổ chẳng miếng nào, tù được bữa no!
Từ bữa đó, tù gọi tôn là bác Hổ
Vẽ chân dung người rõ đẹp, rõ oai
Đem đóng treo lên ở phía cửa ngoài
Thay bác Hồ, ai cũng chán tận mang tai!

Những Ghi Chép Vụn Vặt
Thứ 27

Khổng Tử nói: “Hà chính sợ hơn mãnh hổ”
Tôi tưởng đó chỉ là lời văn cường điệu mà thôi
Chế độ này đã mở mắt cho tôi
Tôi sợ bác Hồ vạn lần hơn bác Hổ!

Anh Thiện là người sống nội tâm, ít nói, ai hỏi thì vui vẻ trả lời. Ngay giữa chỗ đông người ồn ào vui nhộn tôi vẫn thấy có lúc anh ngồi im lặng trầm ngâm như đang nghỉ ngơi tâm trí hay nghĩ ngợi chuyện gì.

Mười năm sau 2006 tôi gặp lại anh Thiện tại Canberra, anh vẫn bất khuất và kiên cường như ngày nào, sức mạnh nội tâm anh như truyền cho mọi người vững bước đấu tranh. Tôi hỏi xin anh email và anh cho biết không có, tôi không ngạc nhiên vì biết đó là cách sống của anh.

Năm 1996 anh Thiện có nói với tôi anh sẽ sống để chứng kiến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam. Tiếc thay chế độ cộng sản đang tan rã nhưng anh không còn để tận mắt chứng kiến.

Xin gởi đến gia đình Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện lời chia buồn và cầu chúc linh hồn Thomas More Nguyễn Chí Thiện sớm nhập cõi vĩnh hằng.
Melbourne, Úc Đại Lợi
2/10/2012
Tác giả: Nguyễn Quang Duy

phai  
#4 Đã gửi : 05/10/2012 lúc 01:35:22(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hai tập thơ tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh

UserPostedImage
Phan Thanh Tâm (Danlambao) - Từ tù lớn đến tù nhỏ, từ tù thời Tây cho đến tù thời nay,Việt Nam là nước có số lượng văn thơ tù ngục nhiều nhất thế giới. Đố ai đếm được nước mình có bao nhiêu thơ tù thì cũng như đố ai biết lúa mấy cây, biết mây mấy từng hay đố ai nằm ngủ mà không mơ vậy. Tuy thế, hầu như mọi người trong chúng ta đều nghe nói tới hai tập thơ Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí Thiện và Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh.
Hoa Địa Ngục với “những vần thơ từ đau khổ bao la” xuất hiện lần đầu tiên hồi tháng 9/80 một cách khá ly kì, do Thời Tập ở Virginia in ra, không tên tác giả, không đầu đề, “song sức phá vạn lần hơn trái phá” của tập thơ đã gây xôn xao trong dư luận. Gần hai năm sau, người ta mới biết tác giả là Nguyễn Chí Thiện, một cái tên lạ hoắc, bị chế độ của Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, tác giả tập thơ Nhật Ký Trong Tù, đày đến tầng cuối địa ngục trần gian, khiến ông phải than rằng: “Tôi sợ bác Hồ vạn lần hơn bác Hổ.”
Nhật Ký Trong Tù được công bố đầu tiên năm 1960, sau vụ Nhân văn Giai Phẩm; năm 1990 mới cho xuất bản toàn bộ gồm 133 bài. Các bộ máy công quyền Việt Nam đã vận dụng mọi phương tiện để năm châu biết Hồ Chí Minh, chẳng những là một nhà cách mạng mà còn là một nhà thơ, một nhà văn hóa nữa. Khác với Hoa Địa Ngục, tập thơ của họ Hồ viết bằng chữ Hán về tù ngục bên Tàu, từ 29-8-1943 đến 10-9-1943, thời Tưởng Giới Thạch, được dịch ra tiếng Việt để giảng dạy ở các trường trong nước.
Có thề nói sách nào viết về Hồ Chí Minh cũng đề cập tới Nhật Ký Trong Tù. Nó như đứa con cưng được cung phụng đủ điều. Viện Văn Học trong cuốn Suy Nghĩ Mới Về Nhật Ký Trong Tù, với sự cộng tác của 21 giáo sư và nhà nghiên cứu chuyên ngành cho biết “Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh đã được tìm hiểu, nghiên cứu hầu như về tất cả mọi phương diện và công bố dưới nhiều hình thức khác nhau: khảo luận, giảng dạy, bình thơ...” Tác phẩm này được dịch in ở nhiều nước trên thế giới như Liên sô (cũ), Pháp, Balan (cũ), Hungari (cũ), Trung Quốc, Tiệp Khắc (cũ), Mỹ...

Trái lại, Hoa Địa Ngục “tưới bằng xương máu thịt” trong các nhà tù miền Bắc thì lại là một tai họa, lại có cơ bị chôn vùi theo người cưu mang ra nó. Nguyễn Chí Thiện đã phải mất ba ngày moi trong bộ nhớ ở đầu mình, viết lên giấy 400 bài thơ để đưa đứa con tinh thần đào thoát. Ngày 16/7/1979, ông dứt khoát xộc vào Toà Đại Sứ Anh, xin tị nạn nhưng bị từ chối. Ông trao cho ho tập thơ và ba tấm hình. Ông khẩn khoản mong họ cho Hoa Địa Ngục phổ biến ở các nước tự do.


Vào tù vì sự thật

Bước ra ông bị Cảnh sát bắt đưa thẳng vô Hoả Lò, được gọi là “Hanoi Hilton”, nơi giam giữ phi công Mỹ bị hỏa tiển Nga bắn hạ. Đây là lần thứ ba ông sống với “rận, chấy, kẹp cùm, thối khai, dớt dãi”. Lần thứ nhất ông bị bắt năm 1961 sau khi dạy Sử, thế cho một người bạn; vì lời nói “nước Nhật đầu hàng bởi Mỹ thả hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki” chớ không như cuốn Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 của nhà sách Sự Thật viết “quân Nhật đầu hàng vì thua quân Nga ở Manchuria.”


Lần thứ hai bị tù, năm 1966, vì công an gán ông là tác giả các bài thơ phản động, truyền miệng trong dân chúng ở Hải Phòng và Hà Nội. Ông hay nhẩm thơ trong đầu vì ở tù, giấy bút không có và bị khám trại thường xuyên. Qua lời tựa tập thơ Hoa Địa Ngục do Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ in năm 2006, Nguyễn Chí Thiện thố lộ, “Có những ngày mưa rét, vừa nhẩm đọc, vừa ứa nước mắt, lưng tựa vào tường, người run rẩy.” Để nhớ, ngày nào ông cũng đọc thơ đã làm, “làu làu như một cuộn băng.”


Còn Hồ Chí Minh nếm mùi tù mấy lần? Lần đầu gần hai năm từ 6/1931 đến 1/1933 ở nhà tù Trung Ương Hồng Kông và nhà tù Victoria vì Tống Văn Sơ - tên Hồ Chí Minh bấy giờ - hoạt động cho Cọng Sản quốc tế, bị giam chung với ông già họ Lý “độ 60 tuổi, hòa nhã, mưu trí, và gan góc, giỏi chữ Trung Quốc, làm được thơ.” Lần thứ hai ở huyện Đức Bảo tỉnh Quảng Tây ngày 27/8/1942. Ông rời hang Pác Bó – mà Nguyễn Chí Thiện gọi là hang Ác Thú – ngày 13/8/1942 trở lại Trung Quốc nhằm tìm sự hỗ trợ cho lực lượng của ông từ các nước đồng minh chống phát xít với cái tên mới là Hồ Chí Minh.


Theo sách báo Cộng sản, sau nửa tháng băng rừng, Hồ Chí Minh bị bắt ở Túc Vinh ngày 27/8/1942; bị giải giam qua 30 nhà tù thuộc13 huyện tỉnh Quảng Tây. Nhờ sự can thiệp, vận động từ đảng bộ Cọng sản và Liên Xô cùng các nhân vật trong chính giới Trung quốc ông được thả ngày 10/9/1943. Hồi ký của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh cho biết, “Hồ Chí Minh bị bắt vì khám trong người, cảnh sát Tầu phát hiện có rất nhiều đôla. Nghe nói hồi ở Pác Bó, có người đã thấy ông phơi đôla cho khỏi ẩm mốc.”

Con vua thì được làm vua. Thơ vua thì buộc cả nước vỗ tay reo hò khen hay. Đó là thơ tù của Chủ tịch nhà nước dù sinh ở Tàu, viết tiếng Hán. Thơ tù “của người dân đen, của lớp người sống cực nhọc nhất, thê thảm nhất” ở trong nước phải trốn chui trốn nhủi, phải cao chạy xa bay. Hoa Địa Ngục ra khỏi Việt Nam, vọt xa và cao như rồng gặp mây. Nó ghi chép cảnh thực, tình thực, của một giai đoạn lịch sử đớn đau tột độ, không cường điệu, khuếch đại, bôi đen; lấy chất liệu từ muôn ngàn cuộc đời bị tan nát, chôn vùi.

Uy danh của Hồ Chí Minh đã tỏa sáng cho Nhật Ký Trong Tù. Trái lại, Hoa Địa Ngục thì mang tác giả ra khỏi cuộc đời đen thui. Giờ đây Nguyễn Chí Thiện là một trong những tên tuổi Việt Nam lẫy lừng nhất thế giới. Trước đó, tuy chưa biết của cha căn chú kiết nào nhưng báo nói, báo in các nơi đã đua nhau phổ biến “tiếng của cuộc đời nức nở” trong tập thơ. Hơn hẳn Nhật Ký Trong Tù, chưa có nhạc sĩ người Việt nào phổ nhạc; nhiều bài trong Hoa Địa Ngục đã được nhạc sĩ Phạm Duy, Phan Văn Hưng, Trần Lãng Minh, Nguyễn Văn Thành (Dân Chủ Ca) đưa vào âm nhạc. Một số bài có cả lời Anh nữa.

UserPostedImage
Giải Nobel Về Văn Chương

Ba lần được đề cử lãnh giải Nobel về Văn chương; vào tự điển Who’s Who in Twentieth-century World Poetry; hội viên danh dự của nhiều trung tâm văn bút Pháp, Hoà Lan…; được nhiều giải thưởng: Gỉai thưởng thơ Rotterdam (1984), Freedom to Write Prize của Trung tâm văn bút Hoa kỳ,và ba năm làm khách danh dự của International Parliament of Writers; dịch ra tiếng Anh, Pháp, Đức, Tiệp, Hòa lan, Trung Hoa, Đại hàn … bởi các dịch giả nổi tiếng như: Huỳnh Sanh Thông, Nguyễn Ngọc Bích, Ỷ Lan, Võ Văn Ái, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Ngọc Phách, Bùi Hạnh Nghi, Bùi Xuân Quang, Nguyễn Ngọc Quỳ, Jachym Topol, Dominique Delaunay…

Ngoài ra, nhân Nghị Hội Quốc tế các Nhà văn (Parlement des Ecrivains) ở Âu Châu bảo trợ để giúp ông phục hồi sức khỏe ở St-Lô gần Normandie (Pháp) và nghiên cứu, diễn thuyết từ 1999 đến đầu tháng 6/2001, ông đã hoàn thành tập truyện Hỏa Lò, gồm sáu truyện ngắn, một truyện vừa. Đôi khi trong cái rủi nằm phục một điều hay. Nhờ bị tống vào “Hỏa Lò gần Trung Ương nhất” nơi “con người gần con vật nhất,” nền văn học Việt Nam có thêm một tác phẩm văn xuôi nói về một địa ngục có thật. Sống tổng cọng 27 năm trong tù, Nguyễn Chí Thiện đích thực là một chứng nhân của thời đại mả tù và mả lính.

Trong www.vietnamlit.org của G.S Dan Duffy bằng tiếng Anh, mục tự truyện (autobiography), với sự nhuận bút của Jean Libby, một nhà hoạt động xã hội, tác giả Hoa Địa Ngục kể rõ việc xộc vào toà Đại sứ Anh và các lần bị tù cùng thân thế của mình. Nguyễn Chí Thiện sinh ở Hà nội ngày 27/2/39, thành công dân Mỹ ngày 20/10/04. Qua Mỹ nhờ sự vận động của Đại tá Noboru Masuoka và các tổ chức nhân đạo. Ông có người anh, ông Nguyễn Công Giân, cựu trung tá trong QLVNCH. Ông viết, quả là nhờ số mệnh và sống được là một phép lạ.

Đứa con tinh thần mà ông đưa đào thoát ra nước ngoài ở Toà Đại sứ Anh, gần 30 năm sau đã về lại với người viết ra nó. Trên nhật báo Người Việt, Nguyễn Chí Thiện cho biết khoảng tháng Sáu năm 2008, ông có nhận từ Giáo Sư Lê Mạnh Hùng nguyên bản tập thơ Hoa Ðịa Ngục mà bà vợ của Giáo Sư Patrick Honey (Phòng Nghiên Cứu Phi Châu và Phương Ðông tại Luân Ðôn) đã cho Giáo Sư họ Lê giữ bản này sau khi Giáo Sư Honey mất (2005). Bản ông viết hai mặt giấy, có nhiều trang bằng mực đỏ. Dưới lá thư viết bằng tiếng Pháp, có ghi tên ông và địa chỉ “136 Rue de La Gare, Hải Phong.”

Theo ông, “để giữ an ninh cho tôi, Bộ Ngoại Giao Anh đã cắt bỏ phần này.” Bản Văn Nghệ Tiền Phong thì do ông Châu Kim Nhân giao cho từ ông Ðỗ Văn. Ông Hùng và ông Văn đều từng làm cho BBC. Hoa Địa Ngục xuất hiện đầu thập niên 80; có lẽ vì vô đề nên Thời Tập lấy câu thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực làm tựa và Văn Nghệ Tiền Phong thì đặt tên là Chúc Thư Của Một Người Việt Nam. Nhà Xuất Bản Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ cho hay, tập tuyển dịch sang tiếng Anh năm 1984 của Huỳnh Sanh Thông (Flowers from Hell) đã khẳng định tựa đề là Hoa Địa Ngục và tên tác giả chính xác là Nguyễn Chí Thiện, dựa trên một bức thư của Giáo sư Honey.


Tác Giả Dởm


Nguyễn Chí Thiện họp báo ngày 25/10/08 ở Quận Cam Cali để phản bác lại chuyện có người nghi ông là Thiện “dởm”; tác giả Hoa Địa Ngục đã chết; Lý Ðông A mới là tác giả thực. Ông thách người tố giác $200,000, nếu chứng minh ông là người giả mạo. Nguyễn Chí Thiện còn trưng dẫn tài liệu việc giảo nghiệm chữ viết, hình ảnh để xác nhận: “Tôi là tác giả tập thơ Hoa Ðịa Ngục”. Một số tên bạn tù hiện ở quận Cam, Hà Nội, Pháp và ngay cả còn trong tù cọng sản cũng được ông nêu ra. Nguyễn Chí Thiện quả quyết nói, “tôi thường đọc thơ cho họ nghe trong tù.”

Thật ra, nếu trường Ecole Coloniale của Pháp năm 1911 cho Hồ Chí Minh xin vào học làm quan, lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành thì Việt Nam chắc sẽ không có Việt Gian, Việt Cộng, Việt kiều, không có Đấu tố, Mậu Thân, Mỹ Lai, Chất độc da cam; không thuyền nhân vượt biển, không trại cải tạo; không có Nhật Ký Trong Tù, Hoa Địa Ngục; không có thơ: Yêu biết mấy con nghe tập nói, Tiếng đầu lòng, con gọi Xít ta lin; hay bài hát: 1-2-3, ta là cha thằng Mỹ, 4-5-6, ta là cháu bác Hồ, 7-8-9, ta là lính thủ đô, 10-20, ta là người Xô viết; hoặc câu ca dao: Chiều chiều trên bến Ninh Kiều, Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân; và tuyệt nhiên không có dịnh nghĩa đầy tính Việt gian: yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa.

Theo dòng đời, ông thành đảng viên Cọng sản năm 1920, được huấn luyện tại Đại học Phương Đông (1923) và Đại học Lénine (1934). Hồ Chí Minh chọn chủ nghĩa Mác Lê làm “cẩm nang thần kỳ” vì ông có một Tổ quốc Cách Mạng Nga để phục vụ; có một sứ mệnh xây dựng phong trào vô sản ở Châu Á để hoàn thành; và có một “người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn” là Lénine để tuân phục. Trước đó, năm 1919 ông đã đạo danh Nguyễn Ái Quốc, tên chung của Hội Những Người An Nam Yêu Nước do Phan Châu Trinh đứng đầu, để làm tên của mình.

Tập thơ Hoa Địa Ngục và tập truyện Hỏa Lò của Nguyễn Chí Thiện gây ấn tượng mạnh hơn Nhật Ký Trong Tù và Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch do Trần Dân Tiên - tức Hồ Chí Minh - viết. Những cảnh bị trói cánh khuỷu, cổ mang vòng xích, ăn không đủ hay ở chung với tù bệnh giang mai cùng tháng ngày tù ngục ở bên Tàu mà họ Hồ tả chẳng thấm vào đâu nếu so với những thống khổ mà Nguyễn Chí Thiện phải chịu trong chế độ lao tù Miền Bắc. Hơn nữa, đảng Cộng sản có cả một mạng lưới bảo vệ Hồ Chí Minh. Thời gian tù Hồng Kông, hai luật sư người Anh bào chữa cho ông và ông còn được ăn cơm Tây, ngủ giường tốt.


Phần Nguyễn Chí Thiện thì đã “sống bẩn thỉu, hôi hám như một con chuột cống, có điều thua con chuột cống ở chỗ đói, rét, ốm, đi không vững.” Thân cô, thế cô, nhiều lúc quá tuyệt vọng, rũ rã, ông muốn chết. Nguyễn Chí Thiện tồn tại được là nhờ “Thơ và Mơ”; phải sống để đưa ra khỏi nước “mấy vần thơ ai oán”. Còn Nhật Ký Trong Tù tung ra chỉ để tuyên truyền, làm đẹp cuộc đời Hồ Chí Minh. Trong Những Mẩu Chuyện của Hồ Chủ Tịch, ông tự cho mình là cha già dân tộc. Danh xưng dân Ấn tôn vinh Mohandas Gandhi (1869-1948), người đã thuyết phục được Anh Quốc trả độc lập cho Ấn bằng con đường hòa bình ngày 15/8/1947. Hồ Chí Minh đã ăn cắp ý này.

UserPostedImage
Ai là tác giả Nhật Ký Trong Tù?

Sự nghiệp và cuộc đời hai tác giả khác hẳn nhau. Gần nửa đời người, Nguyễn Chí Thiện chỉ biết hết tù nhỏ đến từ lớn, không vợ con, chay tịnh. Tài sản của ông là Hoa Địa Ngục và Hỏa Lò, được kết nụ, nung nấu trong lòng chế độ mà Hồ Chí Minh đã xây dựng sau 30 năm bôn ba hải ngoại. Sự nghiệp Hồ Chí Minh là làm cách mạng chuyên nghiệp, cướp chánh quyền. Có cả trên trăm lần thay tên đổi họ. Chỉ Đệ tam quốc tế của Liên sô mới thấu rõ “con đường bác đi” vì tên ông có trong sổ lương. Vợ Tăng Tuyết Minh (1), con Nguyễn Tất Trung (2), nhưng vẫn sống lối độc thân tại chỗ, được tôn làm vua đạo dụ. Một điều giống nhau, cả hai ông đều bị tố: kẻ đạo thơ.


Ở Việt Nam, chẳng ai dám bàn nhiều về chuyện này. Trong bài “19/5 không phải là ngày sinh của Hồ Chí Minh” (3), Đinh Tiểu Nguyễn cho biết, “Ngày 15 tháng 10 năm 1998, tại Ban Việt học của Đại Học Paris VII, Giáo sư người Nhật, ông Kenichi Kawaguchi, Hội viên Văn Bút Nhật bản, Giáo sư tại Đại học Tokyo, Ban Bang giao quốc tế, thuật chuyện ông về Hà Nội. Nghe nói tập thơ Tù của Hồ Chí Minh, ông đã đến Hà Nội tìm đọc và có thể sẽ dịch ra tiếng Nhật. Một giáo sư người Việt thấy vậy, vỗ vai ông vừa cười và bảo tập thơ ấy có phải của ông Hồ đâu mà ông mất công nghiên cứu.”


Theo Wikipedia tiếng Việt, Nhật ký trong tù, nguyên gốc tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, ghi bốn chữ "Ngục trung nhật ký" (tức Nhật ký trong tù), kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong gồm hơn 100 bài thơ chữ Hán và một số ghi chép; ở trang đầu ghi 29.8.1932 và ngày 10.9.1933, trang sau ghi 29-8-1942 và 10-9-1943 là lúc Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Tây. Điều này làm nảy sinh nhiều nghi vấn về tác giả và thời điểm sáng tác của tập thơ.

UserPostedImage

Đã có nhiều bài báo bàn ra tán vào về nghi vấn ai là tác giả. Trước hết là con số bài thơ trồi sụt bất thường. Ngày tháng tù của ông Hồ ở bìa sách và lưng sách sai biệt 10 năm. Chữ viết có vẻ khác. Trang đầu dùng chấm, chữ nghiêng trái. Trang chót dùng gạch ngang, chữ hơi ngã phải. Hầu hết các bài báo cho là Hồ Chí Minh lấy thơ người khác rồi viết thêm thơ mình vào; nên Hồ Chí Minh không thể là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký gốc được. Mặt khác, trong cuốn “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện,” tác giả T. Lan cũng là tên của Hồ Chí Minh cho biết: Ở Quảng Tây ông chỉ bị bắt “giải đi suốt 18 nhà lao”.


Giáo sư Lê Hữu Mục, dạy Triết trường Quốc Học Huế và các Đại Học Văn Khoa trước 1975, nhờ còn ở Việt Nam sau 30/4/75 nên ông đã “thọc sâu vào được cái bóng tối dày đặc bao bọc chung quanh tập thơ.” Qua Canada ông đã viết tập “Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký.” Theo ông, Ban Tuyên giáo Cộng Sản đã rất công phu trong việc gán ép quyền tác giả tập thơ cho Hồ Chí Minh. Trong tương lai, vẫn theo giáo sư, “nó sẽ bị đánh bật ra khỏi tay Hồ Chí Minh, sẽ được trao trả cho tác giả đích thực của nó là già Lý.” Đó là ông lão hay làm thơ, cùng bị giam với Hồ Chí Minh ở Hồng Kông những năm 1932-1933.

Vụ đạo thơ lớn nhất trong lịch sử

Tập biên khảo, được xuất bản bởi Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh năm 1990 ở Paris còn cho biết, “quốc tịch Trung Hoa của con người trong tập thơ nổi bật lên một cách dễ dàng,” nếu đọc kỹ các bài thơ. Con người này là ông già Lý, chúa một dãy núi, kể lại đời sống ở những vùng rừng núi khi còn trẻ qua nhiều bài thơ trong cuốn sổ tay đó. Ngoài ra, có những từ liên hệ trực tiếp với Hồng Kông hơn là ở Quảng Tây; phù hợp với con số 1932-1933 mà nhà văn Đặng Thái Mai đã nêu ra, mới đúng là năm viết Nhật Ký Trong Tù.


Viện Văn Học trong cuốn Suy Nghĩ Mới Về Nhật Ký Trong Tù đã bác lập luận của Lê Hữu Mục bằng bài “Câu Chuyện Tác Giả Ngục Trung Nhật Ký” của Phó Giáo sư Phan Ngọc tức Nhữ Thành. Phó giáo sư này, khẳng định là tập thơ “viết cùng một thứ chữ; xuất xứ đâu có phải mơ hồ.” Tác giả Nhữ Thành còn cho rằng, “Quyển sách Lê Hữu Mục viết ra thực tế là hành động giơ dao.” Ông khuyên Giáo sư này, “Nên buông dao thì hơn.” Về dòng chữ đề ngày 29.8.1932 – 10.9.1933 ở ngoài bìa, Viện văn học biện minh là để “nguỵ trang.”


Dù vậy, những phản biện của Viện Văn Học không đủ thuyết phục, không đánh tan được nghi vấn ăn cắp thơ của Hồ Chủ Tịch từ nửa thế kỷ nay. Đây là một vụ án đạo văn thơ lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, có sự hỗ trợ của quyền lực. Thời gian chỉ làm dịu vơi nỗi khổ, niềm đau; chớ không thể xóa bỏ sự hoài nghi hay gian ác được. Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử Việt Nam bằng con đường cách mạng vô sản, để lại nhiều mả tù, mả lính, xương trắng Trường sơn, và gây cảnh Nam Bắc phân ly, huynh đệ tương tàn. Đường vào văn học sử thì khác. Rất dễ nhưng rất khó. Nó đòi hỏi sự thật và nghệ thuật.

Tù nhân Nguyễn Chí Thiện, trước các làn sóng tố cáo “Thiện giả, ăn cắp thơ,” đã chấp nhận giảo nghiệm hình ảnh và chữ viết của mình để minh chứng tên tác giả thực của Hoa Địa Ngục. Đảng Cọng Sản Việt Nam thừa kế di sản Hồ Chí Minh tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ 3/2/2007 đến 3/2/2011 thì không gì cụ thể và ngay thẳng hơn: cho công bố cuộc giảo nghiệm chữ viết và con số cùng bút tự chữ Hán trong các di cảo của ông Hồ với cuốn sổ gốc Nhật Ký Trong Tù. Nếu hô hào suông, thần tượng Hồ Chí Minh chỉ là: Trông xa ngỡ tượng tô vàng; Nhìn gần lại hóa toàn là đồ gian.

UserPostedImage
Thật vậy, thực tiễn mới là thước đo chân lý. Muốn biết về thời đại Hồ Chí Minh thì “Hãy lắng nghe tiếng vọng từ đáy vực” bằng cách đọc Hoa Địa Ngục và Hỏa Lò. Kinh nghiệm Cộng sản là một cái gì cụ thể. Trong “Hồi kí Nguyễn Hiến Lê”, một học giả có cả trăm đầu sách, rất có ảnh hưởng ở miền Nam, ông viết, muốn thấy chế độ đó ra sao thì phải sống dưới chế độ. Đó là bài học đầu tiên và vô cùng quan trọng mà tôi và có lẽ cả 90% người miền Nam rút được. Mấy ông Tây bà đầm, các nhà khoa bảng lẫy lừng khi nói đến họ Hồ nên nhớ đến lời này. Mong lắm thay!
Tác giả: Phan Thanh Tâm
Source: danlambaovn.blogspot.com

Sửa bởi người viết 05/10/2012 lúc 02:01:03(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#5 Đã gửi : 06/10/2012 lúc 11:19:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Chí Thiện mà tôi đã gặp
UserPostedImage

Hay tin anh Nguyễn Chí Thiện phải vào bệnh viện, tôi nghĩ chắc cũng không có gì nghiêm trọng vì thỉnh thoảng liên lạc với anh qua điện thoại, hỏi thăm tôi chỉ nghe anh than hay mệt và luôn nói: “Phú biết anh cũng già rồi.”

Khi nói chuyện với anh, sau những thăm hỏi sức khỏe, tôi thường hỏi lúc này anh có viết gì không? Anh trả lời cũng muốn viết nhưng chỉ được một lát thì cái đầu nó bừng bừng lên, nên lại thôi, chả viết được gì nhiều.

Được tin anh vào nhà thương, tôi gọi điện thoại nhưng không thấy anh trả lời nên để lại lời nhắn: “Em là Phú. Nghe tin anh bệnh phải vào bệnh viện em điện thoại hỏi thăm. Chúc anh chóng bình phục.”

Muốn biết bệnh tình của anh ra sao, tôi tìm cách liên lạc và sau cùng có số điện thoại của cô Hạnh, người đang chăm sóc cho anh. Tôi điện thoại nói chuyện với cô vào sáng thứ Hai 1-10, hỏi cô xem có thể chuyển điện thoại cho tôi nói chuyện với anh, nhưng cô bảo anh còn mệt lắm không nói chuyện được.

Hỏi cô về bệnh tình và được biết là sau khi rọi quang tuyến và lấy mẫu tế bào phổi qua đường họng để thử nghiệm thì biết bệnh của anh là nặng với khối u trong phổi rất to.

Cô Hạnh nói chắc bác sỹ sẽ cho về nhà hay vào một hospice, nơi dành cho những người bệnh không thể chữa được. Cô nói bây giờ anh mệt, nhưng chắc sẽ khoẻ hơn chiều nay. Tôi nhắn là khi nào anh tỉnh, cô nói dùm là: “Có Phú ở Berkeley gửi lời thăm và chúc anh chóng bình phục.”.

Cô Hạnh kể đi đâu cô cũng mang tập thơ “Hoa địa ngục” để mọi người trong bệnh viện biết nên ai cũng làm hết sức giúp anh. Sáng nay có một linh mục vào làm phép bí tích cho anh nhưng cô không nhớ tên. Lúc sau cô điện thoại, để lại trong máy lời nhắn cho tôi biết đó là cha Cao Phương Kỷ.

Ước nguyện cuối đời của anh là được trở thành người Công giáo và anh đã chọn tên Thánh là Thomas More.
UserPostedImage
Thi sỹ Nguyễn Chí Thiện đã ở tù 27 năm trước khi được ra nước ngoài


Sáng hôm sau 2-10 được tin anh trút hơi thở cuối cùng. Lòng tôi chùng xuống một nỗi buồn. Tôi cầu nguyện cho linh hồn anh được vào cõi thiên đường.

Tiếng vọng từ đáy vực

Cuối năm 2007, nhân chuyến đi của anh lên miền Bắc California để giới thiệu tập truyện “Hoả Lò / Hanoi Hilton Stories”, tôi có mời anh về nhà chơi và được anh dành cho cuộc phỏng vấn dài kể về cuộc đời, về thơ của anh.

Sau đó, trong một sinh hoạt với anh là diễn giả chính tổ chức tại trụ sở trung tâm VIVO ở San Jose, ban tổ chức mời tôi cùng với anh Nguyễn-Khoa Thái Anh là hai cựu sinh viên Đại học Berkeley, cũng là thành viên của ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam thời đó, lên kể lại về đêm đọc thơ và hát ngục ca “Tiếng vọng từ đáy vực” ở Berkeley vào tháng 5-1981.
Tôi nhớ đến anh Nguyễn Chí Thiện từ ngày còn là một tù nhân lương tâm mà tôi được biết.

Khi còn học ở Đại học Berkeley, cuối thập niên 1970 tôi tham gia sinh hoạt với tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), nhóm AI Campus Network do bà Laola Hironaka làm trưởng nhóm.

Nhóm quan tâm đến việc nhiều văn nghệ sĩ miền Nam bị Hà Nội bắt giam trong chiến dịch “càn quét văn hoá Mỹ-Ngụy” sau tháng 4-1975. Nhiều tên tuổi của văn đàn miền Nam đã phải vào tù như Doãn Quốc Sỹ, Duyên Anh, Hoàng Hải Thuỷ, Nguyễn Đình Toàn, Nhã Ca, Trần Dạ Từ…

Tôi và bà Laola có xuống nam California gặp nhà văn Võ Phiến, đạo diễn Đỗ Tiến Đức để tìm hiểu về hiện tình của văn nghệ sỹ bị cầm tù ở Việt Nam.

Khi AI biết có một thi sỹ từ miền Bắc bị giam tù nhiều năm vì làm thơ chống đối chế độ cộng sản thì tổ chức rất chú ý, vì từ bao năm AI không biết gì nhiều về tù nhân lương tâm ở miền Bắc Việt Nam mà chỉ có tù nhân lương tâm ở miền Nam, từ trong thời chiến tranh cho đến sau khi Việt Nam thống nhất.

Tù nhân lương tâm

Lúc đó câu chuyện về anh rất huyền bí. Tập thơ được chuyển ra nước ngoài bằng cách nào không ai rõ. Nhân thân tác giả cũng mơ hồ.

Những vần thơ được phổ biến, anh Đoàn Văn Toại gửi cho tôi tập thơ “Tiếng vọng từ đáy vực” đầu tiên. Sau đó là “Ngục ca” do Phạm Duy phổ thơ của người tù khuyết danh mà nhạc sĩ gọi là “Ngục sĩ”. Rồi có bài của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích viết về tập thơ trên tuần báo AsiaWeek xuất bản ở Hong Kong.

Khi sinh viên Berkeley tổ chức đêm thơ nhạc, qua AI tôi tìm hiểu về tác giả và được biết tên nhà thơ là Nguyễn Chí Thiện, đã bị tù đày ở miền Bắc 25 năm và tập thơ được một nhà ngoại giao Pháp đem ra nước ngoài.

Những chi tiết đó được ghi lại trong các tờ bướm quảng bá cho buổi đọc thơ và hát ngục ca chủ đề “Tiếng vọng từ đáy vực” vào tối ngày 1-5-1981 tại Đại học Berkeley do Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức với sự bảo trợ của Center for South and Southeast Asia Studies.

Xem lại những điều mà sau này thế giới biết, so với năm 1981, thì danh tính Nguyễn Chí Thiện là đúng. Thời gian đã ở tù 25 năm không chính xác. Còn ai đã đem tập thơ ra khỏi Việt Nam thì đến nay vẫn là điều bí mật có lẽ vì sứ quán liên quan không muốn rắc rối ngoại giao.

Như thế tờ bướm của Hội Sinh viên ở Đại học Berkeley là chứng tích đầu tiên tiết lộ Nguyễn Chí Thiện chính là tác giả tập thơ, trước khi danh tính này được Giáo sư Huỳnh Sanh Thông dùng khi dịch thơ ra tiếng Anh và in trong tập “Flowers from Hell” xuất bản đầu tiên vào năm 1984.

Năm 1986 tôi qua Úc và thấy bưu điện ở đây có dán bích chương của AI kêu gọi thế giới quan tâm đến tù nhân lương tâm Nguyễn Chí Thiện, trên đó có ảnh chân dung, là tấm hình sau này in trên bìa tập truyện “Hỏa Lò / Hanoi Hilton Stories” do Đại học Yale xuất bản năm 2007.

Tôi luôn nhớ đến anh qua hình ảnh đó. Hình ảnh của người tù lương lâm đầu tiên từ miền Bắc Việt Nam mà tôi biết được.

Về thơ của anh tôi nhớ nhất hai câu: “Tự do tôi quí thiết tha/Mà sao tù ngục hết ra lại vào” vì đến nay ở Việt Nam vẫn còn những tù nhân lương tâm. Như anh.

Tác giả Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng. Năm 1981 ông là Trưởng ban Văn hoá của Hội Sinh viên Việt Nam tại ĐH Berkeley.
Source: Nhà báo tự do Bùi Văn Phú gửi cho BBC từ California

Sửa bởi người viết 06/10/2012 lúc 11:22:40(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#6 Đã gửi : 06/10/2012 lúc 10:16:50(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một Vì Sao Vừa Tắt

Ngày 2 tháng 10 năm 2012
Tim ngừng đập
Một vì sao vừa tắt
Chó thôi sủa, mèo thôi kêu
Những con quạ đen thôi cụng ly chửi rủa
Giữa hàng triệu trái tim thương tiếc
Kẻ vô sĩ vẫn huyên thuyên
Kệ chúng nó – Anh vẫn thường nói vậy
Vì tên anh thánh thiện vẫn hơn người

Ngày 16 tháng 7 năm 1979
Bên hàng rào sứ quán
Hoa địa ngục nở hoa
Khi anh ưởn ngực bước vào tù
Những người dũng cảm cũng ngã nón
Phường tiểu nhân vẫn hung hăng
Thuở anh làm người thì chúng chẳng ra đời

27 năm thử lửa địa ngục
Quỷ sa tăng cũng cúi đầu khuất phục
Anh vẫn đứng, sừng sửng như núi
Chỉ có kẻ lòng lợn tim trâu mới lên giọng dạy đờ
Kệ chúng nó – Anh vẫn hiền hoà nói vậy
Vì tên anh hướng thiện lúc làm người

Ngày 13 tháng 10 năm 2012
Thân về cát bụi
Hồn lìa trần nhưng uy dũng vẫn còn đây
Anh không chết vì tên anh đã là lịch sừ
Là chứng nhân “Tã trắng thắng cờ hồng”

Tác giả: Đỗ Thành Công


phai  
#7 Đã gửi : 10/10/2012 lúc 09:24:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chí Thiện đối mặt với Cực Ác
Suốt 5 ngày qua, sống trong tâm tưởng với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, sau khi được biết anh vừa vào bệnh viện sau một cơn đau ngực dữ dội. Hôm nay 2/10/2012 tôi được hung tin anh đã từ giã chúng ta, thọ 73 tuổi.

Chúng tôi gặp nhau ở Paris năm 2000 khi anh là khách mời của một tổ chức văn hóa Pháp. Sau đó chúng tôi đến thành phố Strasbourg ở sát biên giới Đức, nơi anh nghỉ ngơi để sáng tác, làm thơ và viết tập truyện Hỏa Lò.

Mới tháng 6 vừa qua gặp anh ở trong khu vực nội trú của Trường đại học Long Beach, phía Nam bang California, tối thấy anh còn khá khỏe, và anh lạc quan nhắc đến các cô gái kiên trung dấn thân ở trong nước – những Hoàng Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Bùi Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh…, anh đọc cả từng đoạn văn súc tích của Võ Thị Hảo, rồi anh bình luận việc từ bỏ hàng ngũ đảng CS của anh bạn trẻ Nguyễn Chí Đức.

Tôi nhớ lời anh kể về lý do tại sao anh lại có mối quan hệ không thân thiện, dẫn đến xung khắc với đảng CS vào lúc còn rất trẻ, ở vào tuổi 21, 22. Sau chiến tranh với Pháp, sau Điện Biên Phủ, anh cũng như bao thanh niên khác, «hừng hực niềm tin yêu và hy vọng», như lời một bài hát hồi ấy. Nhưng rồi trục trặc xảy ra. Anh mê nghề dạy học, chăm đến thư viện, đọc sách báo rất nhiều, 19 tuổi đã khá thông tiếng Pháp, đọc và nhớ thơ của Victor Hugo, luận văn của Voltaire, nhớ truyện «Những kẻ cùng khổ», «Ba chàng ngự lâm pháo thủ». Khi một giáo viên trường trung học bị ốm, hiệu trưởng biết anh liền nhờ anh dạy thế một tiết lịch sử, nói về kết thúc cuộc Thế chiến lần thứ hai. Anh chuẩn bị kỹ, giải thích cho học sinh biết rằng phát xít Nhật bị bắt buộc phải đầu hàng vào tháng 8-1945 là do 2 quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Nagasaki và Hiroshima.

Thế là có phụ huynh học sinh cùng một giáo viên ganh tỵ với anh tố cáo với công an quận rằng anh cố tình truyền bá tư tưởng đế quốc, không theo giáo án, nói trái quan điểm của đảng, không giải thích rằng phát xít Nhật thua là do công ơn của Nguyên soái Stalin đã chỉ huy Hồng quân tiêu diệt đạo quân Quan Đông ở Mãn Châu.

Nguyễn Chí Thiện đã 3 lần vào tù. Từ tạm giam, rồi hỏa lò, rồi biệt giam, không xét xử, chân mang gông cùm, xích sắt, sống với muỗi, rệp, gián, chuột, với những trận ho thổ huyết lênh láng, nhưng suốt 27 năm dài, anh vẫn đứng vững chãi trên niềm tin của mình.

Tù đày đã không thể nào tận diệt bản chất Chí Thiện ở nơi anh, không tài nào đánh gục được sức sống quật khởi bất tận ở nơi anh, đó là sức sáng tạo nên hàng trăm bài thơ với tứ thơ, ý thơ bất diệt, độc đáo. Anh coi thơ là nguồn sống, là vũ khí tiến công, vạch mặt cường quyền, chỉ mặt cực ác phi nhân, loài dã thú giữa loài người văn minh.

Ngay trong đợt tù đầu tiên từ 1962 đến 1964 nhà thơ Chí Thiện trẻ đã làm nên nhiều bài thơ cảm khái, tuy không có bút mực, không máy ghi âm, không máy vi tính, mà chỉ ghi trong ký ức. Làm bài nào nhớ bài nấy. Làm bài sau vẫn nhớ những bài trước.

Xin nhớ lúc ấy Bắc Việt là nhà tù lớn, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Gặp người ngoại quốc, dù là người Nga, Trung Quốc, hay Pháp, mà đến gần, nói chuyện, hỏi chuyện làm quen không xin phép đảng, không xin phép chính quyền, không có công an tham dự là tội lớn, là phạm pháp. Thư từ Bắc Nam, thư từ gửi đi thế giới hay từ thế giới gửi vào bị kiểm soát, kiểm duyệt kỹ, nói chung là cấm kỵ, thông tin bị bủa vây chặt. Vì thế Chí Thiện đã vỡ óc hàng mấy tháng để tìm cách gửi tập thơ của anh ra khỏi nước, để nó đến được với loài người ở ngoài nước ta, như một tiếng vang từ địa ngục trần gian.

Thế là anh liều. Tháng 7/1979, anh mang tập thơ – với mấy dòng chữ Pháp ở trang đầu: «Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm của cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm» – đến trước sứ quán Anh ở Hà Nội, chạy vụt vào đưa cho một người Anh rồi chạy trở ra. Anh bị bắt ngay và bị tống vào Hỏa Lò, bị gông cùm, tra khảo, nhưng tinh thần hứng khởi, hy vọng tập thơ của anh làm trong 13 năm tù sẽ mọc cánh bay xa, làm cho những bài thơ gầm thét nỗi oan trái sẽ đến với loài người.

Ở Chí Thiện còn có một tâm hồn trong sáng cao thượng ít người biết. Khi anh được sang Hoa Kỳ năm 1995, có một chị ở Paris, Pháp, mến mộ, động lòng thương anh, tự nguyện tỏ ý mong muốn chung sống với anh trong cuộc đời lưu vong còn lại, để dựa vào nhau trong hơi ấm gia đình. Chị lái xe ra phi trường de Gaulle đón anh về nhà. Nhưng anh không dám nhận mối tình cao quý ấy. Anh tâm sự: «Mình không khỏe, đêm thường mất ngủ, lại đủ thứ bệnh, tim, gan, thận đều có vấn đề, già yếu rồi, sống chung sẽ làm phiền, làm vất vả cho người khác, mình không đang tâm». Lúc ấy anh đã hơn 60 tuổi. Anh muốn giành toàn bộ sinh lực cho cuộc đấu tranh. Và thế là anh chấp nhận một cuộc sống đơn độc, đạm bạc, nhưng lại càng có nhiều bạn hơn, nam giới và phụ nữ, lớn tuổi cũng như bạn trẻ, chăm nom, an ủi, mang cho anh thức ăn, thuốc bổ, hoa quả, đưa anh đi họp, đi mua sắm cần thiết…

Chí Thiện có một mối thù cực sâu đối với ông Hồ. Thoạt đầu tôi nghĩ là vì anh bị đại nạn khi ông Hồ đang đầy quyền lực ở vị trí tối cao, đứng đầu nhà nước, đứng đầu đảng. Anh hiểu rõ ông Hồ là nguồn gốc chính của đại họa dân tộc, là kẻ du nhập hăng hái nhất, mù quáng nhất học thuyết Mác – Lê tai quái. Anh thường nói “các nước gần ta như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ… hạnh phúc, tiến bộ do không có ai như ông Hồ, dốt nát, lẩm cẩm, vơ quàng vơ xiên, du nhập cái của nợ bất nhân rồi bắt nhân dân ta phải vái lạy nó”. Anh nói rõ không có thù riêng gì với ông Hồ, nhưng anh nói ông Hồ thực tế là đao phủ số 1, là tội phạm số 1, chịu trách nhiệm về cái chết thê thảm của hàng triệu con người, chịu trách nhiệm về nỗi đau khổ cùng cực của hàng chục triệu đồng bào. Anh cho rằng ông Hồ mắc nợ thù sâu oán nặng đối với mỗi gia đình Việt Nam, ở ngoài Bắc cũng như ở trong Nam, trong nước cũng như ngoài nước, không thể nào chối cãi phủ nhận. Và nay cái tệ sùng bái ông Hồ đã thành của nợ đèo bồng, phải giải thoát mới có lối ra.

Mới tháng 6/2012, anh thổ lộ với tôi nỗi đau của anh, khi xem truyền hình, lớp lớp nhân dân vẫn còn lũ lượt viếng lăng Hồ Chí Minh, có cả người Việt thuyền nhân trở về, «viếng đao phủ của chính dân tộc mình, gia đình mình». Có gì chua cay hơn. Anh nhắc đến cái lăng ông Dimitrov ở Sofia, Bulgaria, đã bị phá năm 1991, xác ông này được đem về chôn ở quê quán, nay thành nơi mặc niệm các nạn nhân của chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa CS. Anh tin ở Việt Nam rồi cũng như vậy.

Anh nhắc đến một kỷ niệm riêng cách đây 5 năm khi dự lễ khai mạc trọng thể tượng đài kỷ niệm hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa CS toàn thế giới, đặt gần trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington D.C. Anh đã trả lời phỏng vấn tại chỗ của báo Mỹ, nhân danh đại diện cho hàng triệu sinh mạng người Việt bị CS giết hại trực tiếp và gián tiếp, trong đó có hàng chục vạn đồng bào thuyền nhân chết bi thảm trong lòng đại dương do phải bỏ chạy địa ngục trần gian của ông Hồ.

Hôm nay nhớ thương, quý mến Chí Thiện, tôi nghĩ không gì bằng ghi lại lại lời nhắn nhủ tha thiết của nhà thơ ngục tù Chí Thiện, gửỉ đến các nhà văn, nhà thơ, các chiến sỹ dân chủ, các blogger tự do, đặc biệt các bạn trẻ Đỗ thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Huỳnh Thục Vy, Bùi Minh Hằng, Phương Bích, Võ Thị Hảo…, những tâm hồn trẻ đang dấn thân cho một Việt Nam Tự do luôn đứng thẳng mà nhà thơ Chí Thiện đã tin yêu nhắc đến tên trước khi từ biệt chúng ta:

Thế lực đỏ, phải đồng tâm đập nát
Để nó hoành hành, họa lớn sẽ lan nhanh
Nhưng không thể dùng bom A bom H
Phá nát địa cầu vì một lũ gian manh
Nên phải viết, phải muôn ngàn kẻ viết
Những tội tày đình được bưng bít tinh vi
Nếu nhân loại mọi người đều biết
Cộng sản là gì, tự nó sẽ tan đi

Anh Chí Thiện quý yêu, bài viết này coi như thẻ hương và bông hoa tinh thần tiễn anh đi vào cõi Vĩnh hằng.

Tác giả: Bùi Tín

song  
#8 Đã gửi : 25/08/2013 lúc 09:25:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lê Thiên: Cảm nhận về bản thảo soạn phẩm “Nguyễn Chí Thiện – Trái Tim Hồng” của Trần Phong Vũ
UserPostedImage
Ngày 28/9/2013, tại khu Little Saigon, vùng Nam California, Hoa Kỳ, lễ giỗ năm đầu Nhà thơ Thomas More Nguyễn Chí Thiện sẽ được cử hành trọng thể với sự tham dự và cầu nguyện của đông đảo người Việt hải ngoại. Ngoài buổi Tưởng Niệm chính thức khai diễn Thứ Bảy ngày 28-9 với cuộc Hội Thảo quy mô do một thuyết trình đoàn gồm các diễn giả đến từ nhiều nơi trên thế giới, ban Tổ chức Lễ Giỗ còn mở những cuộc hội luận (từ ngày 21 tới 28/9/2013) về thân thế, sự nghiệp và thông điệp nhà thơ quá cố Nguyễn Chí Thiện lưu lại hậu thế cho con em người Việt, trên các hệ thống truyền thanh, truyền hình hải ngoại. Trong dịp tưởng niệm này, BTC cũng sẽ phát hành tác phẩm “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng” của nhà biên khảo Trần Phong Vũ do tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành.

Có lẽ chẳng cần phải giới thiệu Nguyễn Chí Thiện, một nhân vật chống cộng kiên định từ trong nước, bị tù tội, rồi ra khỏi nước, tiếp tục sinh hoạt đấu tranh chống độc tài Cộng sản trên quê hương. Cũng chẳng cần giới thiệu tác giả Trần Phong Vũ, bởi vì tên tuổi nhà văn kiêm nhà báo lão thành này đã quá quen thuộc với cộng đồng chúng ta.

Dù đang ở tuổi bát tuần, đã qua những ngày con cháu và bạn bè mừng Thượng thọ, nhà văn/nhà báo Trần Phong Vũ vẫn miệt mài suy tư, viết và viết. Đó là chưa kể những cuộc hội thảo, hội luận mà ông là diễn giả, là chủ tọa hay điều hợp chương trình, liên tục hết nơi này tới nơi khác.

Các tác phẩm cũng như hàng trăm bài báo mà ông cống hiến cho người đọc từ trước đến nay không hề gián đoạn chứng minh điều đó. Quá trình đó của hai nhân vật – Nguyễn Chí Thiện và Trần Phong Vũ – đã đưa hai vị ngày càng gần gũi nhau, sát cánh nhau, cùng đồng hành trên mặt trận văn hóa chống độc tài, độc đảng bán nước.

Bởi thế, ngoài nhà văn Trần Phong Vũ, tin chắc không ai khác có thẩm quyền, có tư cách và có tiếng nói chính xác về con người, cuộc đời cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện.

Chính vì vậy, với thời gian nhanh kỷ lục sau khi nhận được sự gợi ý của nhà văn Uyên Thao, người chủ trương Tủ sách Tiếng Quê Hương, nhà văn/nhà báo Trần Phong Vũ đã hoàn thành quyển sách “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng” (*) mà chúng tôi cho là một chứng từ lịch sử giá trị và quý hiếm về một nhân vật lẫy lừng trong thời đại chúng ta.

Quyển sách “Nguyễn Chí Thiện – Trái Tim Hồng” trình bày trang nhã, với bề dày 560 trang gồm ba phần: ngoài phần chính với 12 chương 288 trang do tác giả họ Trần biên soạn là phần 2 với 48 trang hình màu và phần Phụ lục 224 trang thu gom những tài liệu và những chứng từ quý giá của nhiều tác giả, liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh qua văn thơ của cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện.

Ngoài đôi dòng của tác giả, những trang hình hiếm quý và Phụ lục âm vang từ mọi phía (28 chứng từ), nội dung chính của sách gồm:

Cuộc sống & Con người:

+ Những ngày tháng lưu đầy

+ Tinh thần bao dung, nhân ái

+ Một nhân cách hoàn hảo

+ Hành trình tâm linh.

Hồn thơ & Chất thơ

+ Chiến sĩ, ngục sĩ hay thi sĩ?

+ Nhà thơ trước ba vùng cấm

+ Bốn tôn chỉ Quan, Quần,Hưng, Oán

+ Tình cảm trong thơ

+ Mùa Xuân trong thơ

Vài mảnh vụn & Một nỗi lòng.

+ Nhìn lại một đoạn đường

+ Một chọn lựa ngoài ý muốn

+ Nỗi lòng gửi lại

Tự thân mỗi phần, mỗi chương sách trên đây đã có một hấp lực không thể cưỡng dẫn dắt chúng tôi lần đọc từng trang sách. Rồi, khi đã bắt đầu dán mắt vào trang thứ nhất, chương thứ nhất của tác phẩm, người đọc khó rời nó ra, khó có thể bỏ qua những trang kế tiếp, những phần còn lại của cả cuốn sách.

Thực ra, chính bản thân Trái Tim Hồng, trái tim rực sáng tình người và tình yêu nước nồng nàn của Nguyễn Chí Thiện, đã là một mãnh lực thu hút bất cứ ai là người có thiện tâm!

Những vần thơ sắc bén từ Trái tim “Chí Thiện” vang lên cho chính nghĩa Tự Do, Công Bằng, Bác Ái và Lý tưởng Dân tộc đã là sức mạnh thu hút của nam châm, nói chi tới cái văn phong với tài diễn tả, kể chuyện hay đặt vấn đề của tác giả Trần Phong Vũ!

Chúng tôi đọc đi đọc lại, nhai nghiền ngẫm món ăn tinh thần độc đáo để nếm trọn cái hương vị ngọt ngào lan tỏa trên từng trang, từng đoạn sách. Chúng tôi đã đọc Hoa Địa Ngục của nhà thơ quá cố Nguyễn Chí Thiện. Song le, những phân tích, dẫn giải và những chi tiết mới liên quan tới Trái Tim Nguyễn Chí Thiện mà nhà văn, nhà báo Trần Phong Vũ cung cấp cho người đọc trải dài suốt quyển sách giúp chúng tôi có cái nhìn thấu đáo hơn về tấm gương anh dũng của con người nhà thơ và cũng là chiến sĩ bất khuất Nguyễn Chí Thiện, đã kiên trì và mạnh mẽ chống lại sự ác và bè lũ gây ác trên quê hương Việt Nam thân yêu!

Làm sao người viết những dòng này không nói lên lời cám ơn người chiến sĩ kiên cường từng được người đời tuyên dương là ngục sĩ vì đã can đảm chấp nhận tù tội triền miên và luôn đóng vai trò tiên phong cầm bút vung thơ chống lại bạo quyền Cộng sản liên tục hàng nhiều chục năm không phút ngưng nghỉ.

Làm sao chúng tôi không cám ơn nhà văn/nhà báo Trần Phong Vũ, một trong những cây bút bền bỉ trong làng văn, làng báo của người Việt hải ngoại, luôn tìm những món ngon, vật lạ trong các món ăn tinh thần giúp nuôi dưỡng, bồi bổ tâm hồn chúng tôi, mang cho chúng tôi chất kích thích mà đứng lên bước ra khỏi trạng thái hôn mê tiêu cực, để cùng vươn lên như Phù Đổng, “cưỡi con ngựa sắt, cầm roi sắt” quất thẳng vào bọn cầm quyền cộng sản hiện nay, như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã từng kêu gọi từ năm 1973 khi ông còn nằm trong bàn tay sắt của bạo lực điên cuồng:

Thế lực đỏ phải đồng tâm đập nát

Để nó hoành hành, họa lớn sẽ lan nhanh…



Những tội tầy đình được bưng bít tinh vi

Nếu nhân loại mọi người đều biết

Cộng sản là gì, tự nó sẽ tan đi!…

Thảo nào báo CAND của CSVN đã phải mở chiến dịch đánh phá điên cuồng những người mà nó thóa mạ, lên án là “phần tử chống Cộng cực đoan” ở hải ngoại.

Đáng buồn thay và cũng sỉ nhục thay khi trong cộng đồng chúng ta vẫn còn hiện diện một thiểu số đã từng trải cái ách CS, đã từng bán sống bán chết trốn chạy bạo quyền CS, nay lại phụ họa, hà hơi tiếp sức cho luận điệu tuyên truyền thâm hiểm của chúng!

Chống cái ác mà không kiên trì, quyết liệt và dứt khoát thì phải chống cách nào đây? Chống chừng mực? Chống độ lượng? Chống trung dung? Chống vừa phải? Chống cầm chừng? Thì đâu phải là chống Ác! Nuôi dưỡng cái Ác đấy! Để bọn Ác quỷ gia tăng điều ác, hại dân hại nước đến bao giờ mới thôi?

Chúng ta hãy nghe ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện “lý giải” cái lập trường chống Cộng của ông ngay khi ông còn ở trong nước:

Đẹp quý nhất đó là cuộc sống

Cộng sản nghiền tan, đau đớn nào hơn?

Từ buổi thiếu niên, với tất cả căm hờn

Tôi chống cộng, vì tôi yêu cuộc sống,

Tôi chống cộng để hồi sinh sự sống.

(Hoa Địa Ngục – Cuộc sống, 1980).

Hoặc

Nhân loại hỡi có rơi vào thảm cảnh

Bị đọa đày tan tác mới hờn căm!

Có sống trong lòng Cộng sản nhiều năm

Mới muốn vằm bằm chúng ra vạn mảnh!

(Hoa Địa Ngục – Những ghi chép vụn vặt, số 94).

Tới đây chúng tôi bỗng nhớ tới hình ảnh cô gái trẻ Nguyễn Phương Uyên khí phách! Người nữ sinh viên vừa vào tuổi 21, trước Tòa án CSVN ngày 16/8/2013, đã nhìn thẳng vào mặt những kẻ đang xét xử mình, dõng dạc tuyên bố: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống Đảng Cộng sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng.” Khác nào tuyên bố “vâng tôi chống cộng đây và về mặt này tôi đâu cần các ông bà giảm án cho tôi.” Chống cộng đấy! Chống cộng cực đoan như thế đó! Nhưng điều đó nào tội tình gì đối với đất nước, dân tộc?

Từ bản lãnh chống cộng ấy, cô bé Nguyễn Phương Uyên khẳng định: “Tôi thấy trong lòng mình nhen nhóm lên một nhiệt huyết, chưa thể dừng ở đây được. Cần phải cháy nhiều hơn nữa.”

Rồi cô lại nói tiếp: “Tôi nghĩ hành động của mình nhỏ bé thôi … Nhưng tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm nữa.” (Trả lời phỏng vấn BBC qua điện thoại ngay lúc ra khỏi trại giam ngày 16/8/2013). Đó! Chống cộng là yêu nước! Bản tuyên ngôn yêu nước của một cô bé mà không ít người cho là là chưa trưởng thành đủ về mặt chính trị, về tâm thức yêu nước!

Chỉ mỗi hình ảnh một Nguyễn Phương Uyên thôi, cũng đã tiêu biểu cho hàng trăm tuổi trẻ yêu nước trên quê hương hiện nay, đủ chứng minh rằng ngọn lửa chống cộng bừng bừng trong “Trái Tim Hồng” Nguyễn Chí Thiện đang và sẽ bùng cháy trong tim giới trẻ Việt Nam ngay trước hang hùm miệng sói.

Việc làm của nhà văn Trần Phong Vũ khi cho ra đời tác phẩm “Nguyễn Chí Thiện – Trái Tim Hồng” thật đúng lúc! Việc làm ấy nói lên sứ mạng cấp bách, khẩn trương của nhà văn nhằm góp phần giải cứu đất nước quê hương thoát khỏi 2 mối họa lớn cho dân tộc: họa nhuộm đỏ đất nước và họa xâm lăng của Tầu Cộng trên cả lãnh thổ lẫn lãnh hải quốc gia, do sự tiếp tay của đám chóp bu CSVN manh tâm mãi quốc cầu vinh!

Cho nên, thay vì phân tích các chi tiết trong tác phẩm – thật ra các chi tiết trong toàn bộ tác phẩm từng trang, từng đoạn đã cung cấp hết sức đầy đủ và đầy thuyết phục qua những chứng từ quý giá mà chúng ta cần biết – chúng tôi đề nghị mỗi người chúng ta nên có trên tay một Nguyễn Chí Thiện – Trái Tim Hồng, hãy “cầm lấy mà đọc”, chắc chắc sẽ thích thú, say mê và bảo đảm nắm bắt những nét đặc thù nơi con người Nguyễn Chí Thiện, từ tinh thần bao dung, nhân ái, tới nhân cách hoàn hảo, cả khi ông quằn quại triền miên trong chốn lao tù CS cũng như lúc ông sống lưu vong nơi đất khách quê người cho tới ngày ông dứt bỏ cõi trần để đi vào cõi thiêng sau những bước đi chầm chậm mà dứt khoát, quyết liệt mà quả cảm trong cuộc hành trình tâm linh của ông tiến tới cùng đích đã nhắm mà nhà văn Trần Phong Vũ là một trong những nhân chứng đích thực.

Trong phạm vi văn học, soạn phẩm “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng” của Trần Phong Vũ còn mở ra cho người đọc một cái nhìn mới –một cái nhìn quán triệt- về giá trị thi ca trong thơ họ Nguyễn. Trong khi đa số chỉ giới hạn tầm nhìn vào tác giả thi phẩm Hoa Địa Ngục như một chiến sĩ can trường để vinh danh ông là một “Ngục sĩ” thì với chương 6 “Chiến sĩ, Ngục sĩ hay Thi sĩ”, soạn giả họ Trần đã vận dụng tất cả những cảm thức nồng nàn và cách lượng giá bén nhạy, sâu sắc của ông để xác định như đinh đóng cột rằng: “…thi phẩm Hoa Địa Ngục, thậm chí chỉ riêng thi bản Đồng Lầy của Nguyễn Chí Thiện đã mang một giá trị đặc biệt về nội dung, cảnh ngộ không hề có với bất cứ nhà thơ nào — bao gồm những tác giả được đề cao xưa nay — nên phải được đặt lên hàng đầu trong thi văn Việt Nam hậu bán thế kỷ hai mươi”.

Di sản Nguyễn Chí Thiện càng vĩ đại, công lao soạn giả họ Tràn càng đáng trân trọng. Bởi vì chính Trần Phong Vũ với tác phẩm NGUYỄN CHÍ THIỆN – TRÁI TIM HỒNG đã góp phần không nhỏ vào việc làm cho mọi người chúng ta học được nhiều điều từ Nguyễn Chí Thiện cũng như tiếp nhận sức sáng và sự nung nóng từ Trái Tim Hồng Chiến sĩ Anh hùng, và cũng là nhà thơ lớn Nguyễn Chí Thiện tỏa ra.

New Jerzey những ngày chớm hạ 2013

(*) Tác phẩm “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng” của Trần Phong Vũ do tủ sách Tiếng Quê Hương xuất bản, sẽ chính thức phát hành trong buổi Tưởng Niệm nhân Húy Nhật đầu cố Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện sáng Thứ Bảy 28-9-2013 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange, miền Nam California.

Sách dày 560 trang, với 48 trang hình màu, ghi lại con người, cuộc đời, nhân cách vĩ đại và giá trị nghệ thuật trong thơ Nguyễn Chí Thiện. Trọn đời ông đã dùng thơ văn để vạch trần bộ mặt thật “hèn với giặc, ác với dân” của gian đảng cộng sản, từ Hồ Chí Minh cho tới những đổ tử, đồ tôn của chủ nghĩa Mácxít trên đất nước chúng ta hôm nay. Cố Thi Sĩ đã trải qua 27 năm bị giam cầm trong các nhà tù của chúng ở miền Bắc. Ra hải ngoại năm 1995, cố thi sĩ sĩ vẫn tiếp tục dấn thân tranh đầu không ngửng cho tới ngày vĩnh biệt chúng ta.

Quý độc giả yêu sách ở xa muốn có tác phẩm quý giá này với chữ ký của tác giả xin viết chi phiếu 30 MK (25 MK tiền sách + 5 MNK cước phí bưu điện) trả cho VLAC/TQH (Vietnamese Litterary & Artistic Club of Washington) và gửi về địa chỉ: Mr Trần Phong Vũ, 4 Sand Pointe, Laguna Niguel, CA 92677. Mua hai cuốn cũng chỉ phải tra 5 MK cước phí.

Tác giả: Lê Thiên

Sửa bởi người viết 25/08/2013 lúc 09:38:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#9 Đã gửi : 03/09/2013 lúc 08:45:24(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nguyễn Chí Thiện ra đi nhưng để lại “Trái Tim Hồng”

Tính đến đầu tháng 10 – 2013, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã từ bỏ cõi trần được một năm. Ông ra đi, để lại cho nhân gian một trái tim hồng, như hai câu thơ trăn trối của ông

Một trái tim hồng với bao chan chứa

Ta đặt lên bờ dương thế, trước khi xa

Nhà văn Trần Phong Vũ đã lấy lời và ý của hai câu thơ trên để đặt tên cho cuốn sách mới nhất của mình: “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”, do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành. Có lẽ tôi là một trong những người may mắn được đọc soạn phầm này rất sớm, dưới dạng bản thảo, trước khi được gửi sang Đài Loan in.

Trần Phong Vũ suy nghĩ, tìm tài liệu và viết cuốn sách trong vòng chưa đầy 10 tháng. Có người nghĩ Trần Phong Vũ là bạn tâm giao với Nguyễn Chí Thiện trên 10 năm, nếu viết xong cuốn sách về bạn trong 10 tháng thì cũng không có gì đáng lạ. Sự thật không giản dị như thế. Có mấy ai gom góp, lưu trữ tác phẩm, tài liệu, bằng chứng, hình ảnh của bạn để chờ bạn chết là viết thành sách liền đâu? Trong đôi giòng trước khi vào sách, chính Trần Phong Vũ đã thú nhận:

“Có thể vì một mối âu lo, sợ hãi thầm kín nào đó, tôi không muốn phải đối diện với nỗi đau khi một người thân vĩnh viễn chia xa. (…) hơn một lần trao đổi với nhau về cái chết một cách thản nhiên, coi như một điều tất hữu trong kiếp sống giới hạn của con người. (…) nhưng trong thâm tâm vẫn tự đánh lừa mình theo một cách riêng để cố tình nhìn cái chết dưới lăng kính lạnh lung, khách quan, nếu không muốn nói là vô cảm. Nói trắng ra chuyện chết chóc là của ai khác chứ không phải là mình, là người thân của mình!… Dù là một người viết, nhưng suốt những năm tháng dài sống và sinh hoạt bên nhau, chưa bao giờ tôi nghỉ tới việc chuẩn bị, tích lũy những chứng từ, tài liệu, dữ kiện và hình ảnh cần thiết để viết về một khuôn mặt lớn như Nguyễn Chí Thiện, nếu một mai ông giã từ cuộc sống”.

Vậy mà Trần Phong Vũ đã viết được một cuốn sách 560 trang, trong đó có 48 trang hình mầu, thêm phần Phụ Lục in những bài viết về Nguyễn Chí Thiện của 28 tác giả. Tác phẩm này là một tổng hợp có thể coi là đầy đủ về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người còn được gọi là “ngục sĩ” vì ông đã nếm cảnh ngục tù tổng cộng 27 năm trong số 56 năm ông sống trên quê hương. Ông làm thơ rất sớm, và cũng đi tù rất sớm, trước tuổi 20, từ cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Ông viết những vần thơ phẫn nộ khi nhìn tận mắt những cảnh “đào tận gốc trốc tận rễ” của cuộc cải cách ruộng đất và cảnh đầy đọa những người dính líu xa gần tới vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Cuộc đời, thi tài và nỗi lòng của ông đã được Trần Phong Vũ trình bầy chi tiết. Tôi chỉ chia sẻ một số cảm nghĩ qua những tiết lộ và khám phá của Trần Phong Vũ liên quan đến Nguyễn Chí Thiện.

Khám phá đầu tiên là hành trình tâm linh của Nguyễn Chí Thiện. Tôi không muốn đem vấn đề tôn giáo ra tranh cãi với bất cứ ý định nào. Nhưng tôi buồn vì thấy đời độc ác qúa, tâm địa của một số người tối tăm, hẹp hòi quá. Một người làm thơ tranh đấu cho quyền của con người, đặc biệt con người Việt Nam, đã can đảm chấp nhận mọi đau khổ, thua thiệt, lãnh đủ thứ đòn thù, lúc gần chết ở tuổi 73 quyết định chọn một tôn giáo để theo, mà có những kẻ nỡ lòng lăng mạ ông “bị dụ dỗ lúc tinh thần không còn sáng suốt, để cho đám qụa đen cướp xác, cướp hồn (!)”. Qua những tiết lộ của Trần Phong Vũ, người ở bên ông trong 6 ngày cuối đời, người ta mới biết chính Nguyễn Chí Thiện ngỏ ý xin vào đạo lúc còn tỉnh táo. Đây không phải là một hành động bốc đồng trong một lúc khủng hoảng thần kinh, nhưng là kết qủa của một qúa trình tìm hiểu và suy nghĩ từ nhiều năm. Chính Linh Mục Nguyễn Văn Lý cho biết Linh Mục đã dậy giáo lý cho Nguyễn Chí Thiện tổng cộng trên một năm trời khi hai người cùng trong tù cộng sản. Cụ Vũ Thế Hùng, thân sinh của LM Vũ Khởi Phụng hiện phụ trách giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, bạn đồng tù với Nguyễn chí Thiện, đã nhận nhau là bố con tinh thần. Không kể những liên hệ và gặp gỡ khác, chỉ cần hai trường hợp này đã đủ để chứng minh Nguyễn Chí Thiện không thể bị dụ dỗ và u mê lấy một quyết định quan trong về tâm linh vào lúc cuối đời. Xin hãy tôn trọng niềm tin của nhau. Hận thù tôn giáo là một tội rất lớn vì nó đã gây biết bao tang tóc cho nhân loại, và vi phạm quyền tự do cao qúy nhất của con người.

Về vấn đề tác giả và tác phẩm, có thể nói Trần Phong Vũ là người đầu tiên đã phân tích cặn kẽ về ý và lời của thơ Nguyễn Chí Thiện. Tác giả đã dành nguyên một phần của cuốn sách để trình bầy vấn đề này. Sau đó ông đưa nhận xét:

“Trước hết, vì Nguyễn Chí Thiện là một nhà thơ có chân tài. Tài năng ấy lại được chắp cánh bay nhờ lòng yêu nước… Tất thảy đã trang bị cho nhà thơ một khối óc siêu đẳng, một cặp mắt tinh tế, một trái tim bén nhậy, biết thương cảm trước nỗi khổ đau của con người, biết biện phân thiện ác, chân giả giữa một xã hội điên loạn, gian manh, trí trá”.

Nhận xét của Trần Phong Vũ cũng không xa với ý kiến của TS Erich Wolfgang người Đức mà ông trích dẫn trong chương 5 để lý giải cho câu hỏi: “Chiến sĩ, Ngục sĩ hay Thi sĩ” với mục tiêu trả lại cho nhà thơ vị trí đích thực của ông:

“Tình thương trong thơ Nguyễn Chí Thiện đã chọc thủng tường thành tù ngục và đã vượt mọi chướng ngại của đồng lầy để đến với chúng ta ở Đức, ở Cali, Maderia, hay bất cứ nơi nào khác”.

Ý thơ thì như vậy. Lời thơ, tứ thơ thì ra sao? Dĩ nhiên không thể tìm trong thơ Nguyễn Chí Thiện một thứ “yên-sĩ-phi-lý-thuần” (inspiration) về tình ái hay cảm hứng khi đối cảnh sinh tình, như giữa cảnh trăng tà, sương khói mơ hồ, ánh đèn chài le lói trên sông, mà xuất khẩu thành thơ

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cảm hứng, ngôn từ trong thơ Nguyễn Chí Thiện phải là những lời diễn tả sự đau sót, phẫn nộ của một nhân chứng trước những cảnh đầy đọa mà đồng loại và chính mình là nạn nhân. Thơ của Nguyễn Chí Thiện là những bản cáo trạng, đề tài không thể là viễn mơ, thi từ không phải là thứ gọt dũa cho đẹp. Tôi rất tâm đắc với Luật sư nhà văn Trần Thanh Hiệp khi ông nhận xét về thơ Nguyễn Chí Thiện khi Nguyễn Chí Thiện còn đang ngồi tù ở Việt Nam:

“Thơ của ông (Nguyễn Chí Thiện) là chất liệu của văn học Việt Nam từ đầu hậu bán thế kỷ 20. Trong đổ vỡ, hoang tàn, ông đã tồn trữ được cả một kho ngôn ngữ. Trong cuộc giao tranh giữa những thế lực tiến bộ và phản động của một xã hội đang chuyển mình để thay đổi vận mạng, ông cho thấy người làm thơ nên chọn thái độ nào. Ông đã đóng góp bằng tác phẩm Hoa Địa Ngục vào cuộc tranh luận rất cổ điển giữa hai quan niệm về thơ thuần túy và thơ ngẫu cảm. Ông lảm thơ như Goethe đã nói từ đầu thập kỷ trước – ‘Thơ của tôi là thơ ngẫu cảm, xuất phát từ thực tế và dựa trên thực tế. Tôi không cần đến những loại thơ bâng quơ’ “ ([1]) Đúng như vậy. thơ của Nguyễn Chí Thiện không phải là thơ bâng quơ để chỉ phục vụ cái Mỹ, nhưng trước hết là thơ tranh đấu để đòi cái Chân và Thiện. Phải chăng chính vì thâm cảm được tấm lòng và ý chí bạn ông như thế -một tấm lòng, một ý chí đã có sẵn trong máu từ thuở nằm nôi-, nên tác giả Trần Phong Vũ từng viết: “…từ bên kia thế giới hẳn rằng song thân nhà thơ họ Nguyễn không thể không hài lòng vì đã chọn tên “Chí Thiện” đặt cho người con trai thứ của mình”.

Tản mác trong suốt 12 chương chính của tác phẩm, khi đề cập nỗi lòng của nhà thơ, Trần Phong Vũ đã nhiều lần kể lại những lời tâm sự mà Nguyễn Chí Thiện đã chia sẻ với ông. Trong chương thứ nhất viết về “Những ngày tháng lưu đầy” nơi hải ngoại của cố thi sĩ, nhà văn họ Trần cho hay vào một buổi chiều trên bãi biển Huntington Beach, Nam California, tác giả thi phẩm Hoa Địa Ngục âm thầm thú nhận khi mới đặt chân ra ngoài này ông tưởng đây là cơ hội để ông thực hiện giấc mơ thời trẻ, đó là được tự do sống một đời giang hồ, phiêu bạt. Nhưng không, “nó chỉ là cái bề mặt che dấu nỗi uất hận bùng bốc trong tim mà không có cơ hội bộc phát, tương tự như dung dịch phún thạch cháy đỏ chất chứa trong lòng hỏa diệm sơn” chờ thời gian thuận lợi là bùng nổ. Ai cũng hiểu cái uất hận đó là gì. Nhất là khi nó được biểu lộ bằng hành động và lời nói của Nguyễn Chí Thiện khi ông đi khắp nơi trên địa cầu để tố cáo sự tàn ác, vô nhân của chế độ cộng sản Việt Nam, tìm cách ảnh hưởng dư luận quốc tế và kêu gọi đồng bào chung tay lật đổ chế độ này để cứu dân cứu nước.

Ông có nỗi buồn bực khác không nói ra khi một số người xuyên tạc ông là Nguyễn Chí Thiện giả, được cộng sản Việt Nam đưa ra ngoại quốc để phá cộng đồng tỵ nạn. Chỉ cộng sản mới có lợi khi tung ra tin thất thiệt này, vì chỉ với một nghi ngờ không cần kiểm chứng, uy tín của Nguyễn Chí Thiện sẽ bị sứt mẻ, những lời tố cộng của Nguyễn Chí Thiện sẽ bị một số người bỏ ngoài tai. Còn những người vu oan cho ông mà không phải là cộng sản thì sao? Chúng tôi không có thói quen thấy ai không đồng ý với mình thì lập tức mang cho họ dép râu, nón cối. Nhưng thú thật chúng tôi không thể hiểu nổi việc làm của những người đánh phá Nguyễn Chí Thiện trong thực tế còn tàn bạo hơn cộng sản. Cuối cùng chúng tôi chỉ dám tạm kết luận rằng ai biết được ma ăn cỗ? Ai biết được những âm mưu ẩn giấu bên trong việc tranh dành quyền lợi quanh nhân vật Nguyễn Chí Thiện? Ai rõ được những hận thù giữa các cá nhân và phe phái dùng câu chuyện Nguyễn Chí Thiện “thật/giả” để làm cái cớ tạo nên cảnh đánh đấm lẫn nhau? Nguyễn Chí Thiện đã được nghệ sĩ Thanh Hùng, người cùng quê, quen biết nhau từ nhỏ xác nhận, đã được các bạn tù Nguyễn Văn Lý, Phùng Cung, Kiều Duy Vĩnh, Vũ Thư Hiên… thương mến, cảm phục, nhất là có người anh ruột Nguyễn Công Giân, trung tá trong quân lực VNCH, bảo lãnh sang Mỹ. Vậy mà họ vẫn nói đó là Nguyễn Chí Thiện giả!? Họ gạt bỏ luôn cả kết qủa giảo nghiệm chữ viết và nhân dạng/diện dạng của Nguyễn Chí Thiện trước và sau khi đi định cư tại Hoa Kỳ. Họ cứ nằng nặc cho rằng đây là Nguyễn Chí Thiện giả do Hà Nội gửi sang Mỹ. Nếu đúng như vậy, chúng ta cầu cho cộng sản gửi ra hải ngoại thêm vài ngàn, thậm chí cả “mười ngàn Nguyễn Chí Thiện giả” cùng loại nữa, như câu nói đùa của giáo sư Trần Văn Tòng, bào huynh liệt sĩ Trần Văn Bá([2]) khi tâm sự với tác giả Trần Phong Vũ trong một loạt Email trao đổi giữa hai người cuối năm 2008, trước và sau cuộc họp báo của cố thi sĩ ở khách sạn Ramada, nam California tháng 10 năm ấy. Nội dung những Email này đã được đưa vào phần phụ lục tác phẩm “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”. Lúc đó chúng ta sẽ khỏi cần mất công làm công tác phản tuyên truyền cộng sản ở hải ngoại!

Một nỗi buồn khác của Nguyễn Chí Thiện là sức khỏe suy yếu. Sau bao nhiêu năm tù đầy, thiếu ăn, thiếu thuốc, bị hành hạ cả tinh thần lẫn thể xác, nên khi sang tới Mỹ, nhà thơ chỉ còn một cái đầu minh mẫn, thân xác thì vật vờ, “tim phổi nát bét cả rồi”. Ông sống thêm được 17 năm ở hải ngoại là một phép lạ. Ông đã thổ lộ với Trần Phong Vũ:

“Tôi biết tôi sẽ không còn sống nổi tới ngày chế độ cộng sản tàn lụi đâu, dù căn cứ vào tình hình đất nước gần đây, tôi phỏng đoán sẽ không còn bao xa nữa”.

Hy vọng ông sẽ sớm được chia niềm vui lớn với đồng bào, dù ông đang ở cõi khác.

Cuối cùng là tiết lộ khá lý thú về chuyện tình ái của Nguyễn Chí Thiện. Ai cũng thấy nhà thơ sống độc thân, thái độ nghiêm túc, lời nói chuẩn mực, hầu như không biểu lộ một tình cảm riêng tư với một bà, một cô nào, dù con số những người khác phái quý mến ông không thiếu. Có người nghĩ nhà thơ đã chán hay không biết đến tình yêu. Sự thật, ông đã kể hết cho Trần Phong Vũ về những mối tình của mình. Không nói chuyện xa xưa, ngay những năm tháng cuối đời, Nguyễn Chí Thiện cũng có năm ba mối tình một chiều từ phiá nữ và một vài mối tình hai chiều mà ông ấp ủ trong lòng. Ông đâu phải là gỗ đá, lại là người viết văn, làm thơ, nên phải thuộc nòi tình, như thi hào Tản Đà từng thú nhận([3]). Người tình hai chiều ở xa, muốn đến thăm ông tại Cali, ông không chấp thuận. Sao ông nỡ từ chối như vậy? Ông thổ lộ: chỉ sợ khi gặp nhau, tình cảm sẽ đi xa hơn, ai biết được những gì sẽ xảy ra, hậu qủa chắc chắn sẽ buồn hơn là xa nhau mà thương nhau, nhớ nhau.

Lý do ông không muốn gắn bó với một người tình nào vì ông biết mình nhiều bệnh tật, thiếu sức khỏe, không chiều chuộng, chăm lo được cho người yêu, và không muốn tạo nên cảnh bẽ bàng cho cả hai nguời, nhất là không muốn người yêu lại trở thành một thứ y tá bất đắc dĩ cho mình sau này. Ngoài ra, ông còn ôm những nỗi niềm riêng trong lòng, không thể đem cả thân xác lẫn tâm hồn để yêu nhau. Vì vậy, đành phải xa nhau tuy lòng rất đau đớn. Rất may là ông đã kịp làm một bài thơ để âm thầm giãi bày cùng nàng, trước khi rời khỏi trần gian. Nói là âm thầm, vì bài thơ ngắn này ông tính giữ cho riêng mình và chỉ đọc cho tác giả họ Trần nghe trong những ngày tháng cuối đời mà thôi.

Tôi, một kẻ lạc loài
Một gã đàn ông đã xa lắm rồi
cái thời trai trẻ
Nhưng em vẫn yêu tôi bằng mối chân tình
mênh mông trời bể
Điều nghịch lý là tôi cũng yêu em
khi biết trước rằng mình không thể…
Và như thế
trong âm thầm
cam đành
lặng lẽ
chia xa!
Ngoài kia sương gió nhạt nhòa
trăng buồn
thổn thức
Đúng là một mối tình buồn!

Và ai dám nói đây là Nguyễn Chí Thiện “giả”, không biết làm thơ!?

Được biết thêm về Nguyễn Chí Thiện qua cuốn sách của Trần phong Vũ, tôi càng thêm qúy mến cố thi sĩ, người tôi đã qúy mến ngay trong những lần gặp gỡ đầu tiên tại các thành phố Edmonton và Calgary ở Canada, không lâu sau khi Nguyễn Chí Thiện đến Hoa Kỳ. Nhờ được giao công tác tiếp đón và giới thiệu nhà thơ trong các cuộc hội họp với đồng hương, tôi đã nhận ra lập trường, tài năng và nhân cách khác thường của tác giả Hoa Địa Ngục. Sau đó, qua những lần gặp gỡ khác tại Hoa Kỳ, tôi càng thấy sự hy sinh chịu khó, tháo độ nhiệt thành của Nguyễn Chí Thiện trong việc tham gia sinh hoạt với các tổ chức đấu tranh và các cơ quan truyền thông của đồng bào hải ngoại. Tấm thân già bệnh hoạn với những bước đi chậm chạp, nhưng khi đứng trước micro là giọng nói sang sảng, đanh thép vang lên, với những lập luận vững chắc, với những kinh nghiệm đã trải qua, tất cả dựa vào trí nhớ còn bén nhậy, không cần giấy ghi chi tiết. Nguyễn Chí Thiện là một chiến sĩ đã chiến đấu cho đến lúc hơi tàn lực cạn.

Với cuốn “Nguyễn Chí Thiện, Trái Tim Hồng”, Trần Phong Vũ đã làm một việc cần thiết và hữu ích. Cần thiết vì ông đã dành hết tâm lực cuối đời để ghi lại được những di sản tinh thần quý giá của một nhà thơ chiến sĩ, đã hy sinh trọn tuổi thanh xuân để làm nhân chứng cho sự tàn bạo của cộng sản và để đấu tranh nhằm giải thoát quê hương, đồng bào khỏi sự tàn bạo ấy. Hữu ích vì tấm gương của Nguyễn Chí Thiện cần phải được phổ biến bây giờ và mai sau cho nhiều người, nhất là người trẻ, để họ đừng chỉ nghĩ đền mình, biết sống có tình với mọi người như cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, biết hy sinh tranh đấu cho sự thật, công lý và những giá trị thiêng liêng của con người.

Trần Phong Vũ đã vất vả hoàn thành tác phẩm trong một thời gian kỷ lục, nhưng sau đó chắc ông vui vì đã làm được một việc ý nghiã để tạ lòng người tri kỷ. Trần Phong Vũ đã viết hồi ký thay cho Nguyễn Chí Thiện. Một thứ hồi ký không xưng hô ở ngôi thứ nhất. Nhưng ở ngôi thứ ba.

Cám ơn tác giả họ Trần, và ở cõi khác, hẳn rằng nhà thơ Nguyễn Chí Thiện không thể không ngậm cười vì những gì ông gửi gấm trong bài Trái Tim Hồng, -sáng tác vào năm 1988, sau 24 năm trong nhà tù cộng sản, khi thân xác hoàn toàn suy kiệt để trong một phút cảm khái đã viết nên bài thơ, như một lời trăn trối gửi lại những đồng bào còn sống trước khi trở về với cát bụi-, đã được bộc bạch trong những chương sách này.

“Ta có trái tim hồng ,
Không bao giờ ngừng đập
Căm giận, yêu thương, tràn ngập xót xa
Ta đang móc nó ra
Làm quà cho các bạn
Mấy chục năm rồi
Ta ngồi đây
Sa lấy trong khổ nạn
Như con tàu vượt trùng dương mắc cạn
Mơ về sóng nước xa khơi
Khát biển, khát trời
Phơi thân xác trong mưa mòn, nắng gỉ
Thân thế tàn theo thế kỷ
Sương buồn nhuộm sắc hoàng hôn
Ký ức âm u, vất vưởng những âm hồn
Xót xa tiếc nuối!
Ta vẫn chìm trôi trong dòng sông đen tối
Lều bều rác rười tanh hôi!
Hư vô ơi, cập bến đến nơi rồi!
Cõi bụi chờ mong chi nữa!?
Một trái tim hồng với bao chan chứa
Ta đặt lên bờ dương thế… trước khi xa!

(1988 – Hoa Địa ngục – trang 348/349, Tổ hợp Xuất bàn Miền Đông)

Calgary, Canada, một đêm cuối tháng 8 năm 2013

Tác giả: Mặc Giao

Mọi liên lạc với nhà văn Trần Phong Vũ xin thư về: Mr Tran, 14916 Dillow street, Westminster, CA 92683. Email: tphongvu@yahoo.com. ĐT: (949) 485 – 6078

Ghi chú:

[1] Nguyệt San Độc Lập, 25/5/1988 được tác giả họ Trần trích dẫn trong cùng chương 5 và đưa nguyên văn bài viết vào phấn phụ lục).

[2] Liệt sĩ Trần Văn Bá là con trai cố Giáo sư Trần Văn Văn, em Giáo sư Trần Văn Tòng. Ông Bá từng là người đầu tiên sau tháng tư năm 75 bỏ Pháp về Việt Nam với chí nguyện thành lập một lực lượng chống lại chế độ cộng sản, nhưng bất hạnh ông đã bị CS bắt và xử tử hình năm 1985. Ông được Sáng hội Tượng đài Nạn nhân Chủ nghĩa Cộng sản tại Mỹ truy tặng huy chương Tự Do Truman–Reagan năm 2007.

chung  
#10 Đã gửi : 19/09/2013 lúc 09:05:05(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Nguyễn Chí Thiện (1939-2012) và Hoa địa ngục
UserPostedImage
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và trang bìa tập thơ Hoa Địa Ngục

Hoa địa ngục là một hành trình thơ, là một hành trình sống. Hoa địa ngục là tác phẩm sớm nhất mô tả

đầy đủ hai khía cạnh: chế độ tù ngục và cuộc sống con người trong chế độ toàn trị, ngay từ năm 1960,

ở miền Bắc. Văn bản xuất hiện năm 1979, cũng là sớm nhất, khi những hồi ký của tù nhân cải tạo miền

Nam chưa ra đời và hai mươi năm sau, ở miền Bắc mới có tiểu thuyết Truyện kể năm 2000 củaBùi Ngọc

Tấn.
Năm 1979, một tập thơ từ Hà Nội được chuyển ra nước ngoài. 1980, được in ra. Những ấn bản đầu tiên

không đề tên tác giả, chỉ biết đó là một người tù, một kẻ mạo hiểm đã đem tác phẩm của mình "ném

vào" toà đại sứ Anh. Tác giả lập tức bị bắt. Bị tù. Đó là Hoa địa ngục của Nguyễn Chí Thiện.

Hoa địa ngục, khi mới in, mang những tên như Tiếng vọng từ đáy vực[1], Quê hương tù ngục[2], v.v...

Nhiều năm sau mới trở lại với tên Hoa địa ngục do tác giả chọn.

Hoa địa ngục hay những đoá hoa nẩy sinh từ địa ngục -chắc hẳn đã cảm hứng từ Fleurs du mal (Ác

hoa), những đoá hoa nảy sinh từ nỗi đau, từ cõi ác của Baudelaire- chiếu vào cuộc đời tù ngục và con

người dưới chế độ toàn trị, theo truyền thống Đỗ Phủ.

Nguyễn Chí Thiện nổi tiếng ngay, được nhiều giải thưởng quốc tế của các cơ quan tranh đấu cho nhân

quyền, song thơ ông có lẽ chưa bao giờ được đánh giá đúng mức khi ông còn sống.

Bởi nhiều lý do, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là điểm cộng đồng người Việt hải ngoại chia nhiều phe

phái: Phái tả thiên cộng không chấp nhận những câu thơ chạm đến "bác" trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Phái hữu, phần đông không chú ý tới thi ca và tranh đấu; phần nhỏ cực hữu, sử dụng ông như một vũ

khí, một viên đạn trực tuyến chống cộng. Phái "văn học" xếp thơ ông vào loại chính trị "phi nghệ thuật".

Cuối cùng chỉ còn lại một số ít người trung thành với thi ca và tự do, đã bảo vệ ông trong suốt hành trình

lâm nạn và số đông quần chúng vô danh, vô nhãn, đọc thơ ông trong im lặng.

Những thành kiến cả yêu lẫn ghét, thường dựa vào mấy câu thơ ông kịch kiệt chửi cộng sản làm nền.

Chính những câu thơ này đã tạo ra cliché một Nguyễn Chí Thiện chống cộng cực đoan, quá khích, đi ra

ngoài thế giới thi ca Nguyễn Chí Thiện.

Nguyễn Chí Thiện, trong sâu thẳm của thi ca, hình hài, và ngôn ngữ, trong tác phong, trong cách diễn

đạt, là một nhân cách thật, một con người thật. Chỉ vì nói thật mà mắc vòng tù tội. Một con người ngây

thơ, thành thật, ngơ ngác, vấp ngã trước bao giả trá, tàn ác của chế độ độc tài. Tính thật ấy toát ra trong

lời nói, trong câu văn, không hoa mỹ, không vòng vo. Chất thật ấy bao trùm không gian, bọc lấy người

nghe, như một điệu buồn, như một hồn ma không đất đậu trên quê hương mà gian dối đã thở thành sự

thật.

Năm 1960, ở tuổi 21, vì trót giảng cho học trò đúng sự thật về một đoạn lịch sử thế chiến thứ hai,

Nguyễn Chí Thiện phạm tội "phản tuyên truyền", bị kết án hai năm, nhưng phải tù 3 năm rưỡi, cho đến

1964.

Năm 1966, bị tình nghi làm thơ chống chế độ, lại bị bắt, bị tù 11 năm, 1977 được thả.

Năm 1979 đến toà đại sứ Anh gửi hay "ném" tập thơ Hoa địa ngục, bị bắt tức khắc. Bị tù 12 năm, đến

1991.

Trước sau tổng cộng 27 năm.

Ngày 28/10/1991, Nguyễn Chí Thiện được thả. Tháng 1/1995, được sang Hoa Kỳ.

Nguyễn Chí Thiện, trong sâu thẳm của lời nói, lời thơ, chính là sự thành thật đã qua đời dưới một thế

quyền mà sự giả trá đã trở thành quốc sách.

Sự thành thật nguyên thuỷ toát ra từ giọng nói và thi ca của ông, làm cho người nghe, người đọc trong

các xã hội "tân tiến" phải ngạc nhiên vì chất men "quê mùa" còn sót lại trong con "người rừng" đã trải

gần ba mươi năm tù hãm, đói khát, bệnh tật. Đối với thế giới "văn minh", Nguyễn Chí Thiện là người tiền

sử.

Làm thơ khi bắt gặp một cảnh huống, một ý nghĩ, một tâm sự, một chạnh lòng,... Ông là nhà thơ trần

thuật, một người kể chuyện bằng thơ. Thơ ông gần với lời, thơ ông chính là lời nói vội chưa kịp tu từ

thành thi ca, còn nguyên chất ròng khổ đau tù ngục.

Hoa địa ngục là thiên hồi ký về cuộc đời tù tội trong những căn ngục riêng, dưới mái giam chung là cuộc

đời trong xã hội cộng sản.

Người ta trách thơ ông thiếu nghệ thuật, cũng phải. Ở địa vị ông, có nhà thơ nào còn kịp nghĩ đến nghệ

thuật làm thơ? Còn kịp nghĩ đến việc gọt giũa một chữ đẹp cho thơ? Hay tất cả cũng sẽ như ông: chớp

nhoáng, ghi lại những đớn đau gào thét trong thịt da tâm não.

Bản thảo Hoa địa ngục tập hợp những bài thơ viết tay, dưới đề năm, chắc là những trang giấy rời, cho

nên khi in ra, mỗi người sắp xếp theo một lối, hầu như vô trật tự, không theo thời gian, mà cũng không

theo chủ đề, các bản in thường có rất nhiều chữ đánh máy sai, nhưng tạm gọi là đầy đủ, chỉ hơn kém

nhau một vài bài.

Lối in vội này, in tất cả này, chỉ có ích lợi nhất thời; nhưng về lâu về dài, sẽ gây rối loạn cho độc giả:

những bài thơ dở làm giảm giá trị những bài thơ hay, nhụt chí người đọc. Bởi thơ cần hay không cần

nhiều. Biết bao nhà thơ đã làm giảm giá trị của mình bằng những bài thơ dở hoặc những lời thơ lập đi

lập lại nhiều lần. Nguyễn Chí Thiện cũng không ngoại lệ.

Vậy điểm đầu tiên, khi in hoặc in lại thơ Nguyễn Chí Thiện, có lẽ nhà xuất bản nên tuyển, lược những bài

dở hoặc lập lại; rồi xếp theo chủ đề, hoặc theo thứ tự thời gian, để làm sáng tỏ vũ trụ thơ Nguyễn Chí

Thiện: Thân phận con người trong xã hội toàn trị.

Nguyễn Chí Thiện là nhân chứng không thể loại trừ về một guồng máy kiểm soát con người từ trí óc

đến hành động, từ tay chân đến tư tưởng. Hoa địa ngục vừa là một hành trình thơ, vừa là một hành trình

sống.Hoa địa ngục là tác phẩm sớm nhất mô tả đầy đủ hai khía cạnh: chế độ tù ngục và cuộc sống con

người trong chế độ toàn trị, ngay từ năm 1960, ở miền Bắc.

Văn bản xuất hiện năm 1979, cũng là sớm nhất, khi những hồi ký của tù nhân cải tạo miền Nam chưa ra

đời và hai mươi năm sau, ở miền Bắc mới có tiểu thuyết Truyện kể năm 2000 củaBùi Ngọc Tấn.

Hoa địa ngục là câu chuyện một thanh niên bước vào đời tràn đầy hy vọng: 1954, miền Bắc bắt đầu

cuộc sống hoà bình, độc lập, sau chín năm chiến tranh. Ba năm sau, 1957, chàng sáng tác bài Mắt em,

thơ tình, có lẽ là bài thơ đầu tiên được lưu lại, mang nét lãng mạn của cái "thủa ban đầu lưu luyến ấy",

lần đầu rung động trước đôi mắt thuyền[3]. Mắt em thời chưa đi tù, là một hợp âm ca dao, Lưu Trọng Lư

và TTKH trong tình yêu thứ nhất:

Mắt em mềm mại con đò

Anh nhìn chẳng thấy hẹn hò một câu

Mắt em trong mát giòng sâu

Anh nhìn chẳng thấy nhịp cầu bắc qua

Mắt em là một vườn hoa

Vắng anh, thắm nở chói loà sắc hương

Vườn hoa ấy, cảnh thiên đường

Anh nhìn chỉ thấy cửa thường đóng nghiêm (Mắt em, 1957)

Người thanh niên 18 tuổi của một Hà Thành đã tiếp thu cách mạng được ba năm, nhưng chưa "lột xác":

vẫn còn mộng đôi mắt thuyền của Lưu Trong Lư, vẫn còn mơ giai nhân đài các "đóng nghiêm" trong

khung cửa của Thâm Tâm TTKH.

Một năm sau, 1958, thơ đã buồn hơn, đã nhuốm màu hoang sơ Hà Nội sau bốn năm "giải phóng". Thơ

luyến nhớ dĩ vãng. Hà Nội bây giờ nằm im, lo sợ, chờ đợi bản án Nhân Văn:

Quanh hồ liễu rủ

Giữa hồ tháp đứng âm u

Đền Ngọc Sơn không hương khói lạnh lùng

Cầu Thê Húc nằm nghe lá rụng...

Đâu những bác thầy tầu, thầy cúng

Những bà già đi lễ năm xưa?

Cảnh hồ gươm mưa nắng bốn mùa

Lẩn quất bóng rùa, lặng lẽ... (Quanh hồ liễu rủ, 1958)

Lại một năm nữa trôi qua, 1959, lịch sử miền Bắc xuyên dần vào thơ. Cái sợ của người dân thấm dần

vào không gian, cỏ lá. Không khí âm u vượt biên Hà Nội, trải rộng, trải dài, lan tới núi rừng, tới thượng du,

tới những bản xa nơi địa đầu hoang dã:

Vài cánh dơi chập chờn quanh cổ miếu

Rừng ngả dần mầu hiểm bí, âm u

Gió đìu hiu thoang thoảng lạnh hơi chiều

Sương ẩm ướt bắt đầu rơi phủ

Trong lặng vắng vút ngân dài tiếng hú

Vài cánh chim lạc lõng vội bay về

Lời tối tăm vang dậy bốn bề

Tiếng ếch nhái côn trùng trong cỏ nước

Người lữ khách giật mình chân rảo bước

Bàn mường xa có kịp tới qua đêm? (Vài cánh dơi, 1959)

Nhưng 1959 cũng là năm người thanh niên hai mươi tuổi ngước mắt nhìn xã hội, nhìn con người và

cuộc sống. Niềm vui đánh đuổi được thực dân Pháp đã qua lâu rồi, chỉ còn lại mầu đỏ búa liềm, liệm

dần cuộc đời thực tại trong bốn bức tường độc tài của một người, một đảng.

Nguyễn Chí Thiện bắt đầu vẽ chân dung. Bức tranh đầu, ông vẽ một người mù, một xẩm tân thời sống

trong chế độ mới; đồng thời cũng là ý thức của chính mình, lần đầu tiên tỉnh dậy, nhìn thấy sự thực nằm

sau những bức bình phong giả, bài trí ánh sáng, ấm no tân tạo:

Tôi thường đi qua phố

Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ

Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo

Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên

Dốc hơi tàn thổi đứt đoạn như rên

Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Đảng

Đã mang lại ấm no và ánh sáng!

Một buổi sớm anh như choáng váng

Gục xuống đường, tiêu rớt sang bên

Tôi vội vàng chạy lại đỡ anh lên

Anh chỉ khẽ rên: Trời, đói quá! (Tôi thường đi qua, 1959)

Năm 1959 đối với Nguyễn Chí Thiện đánh dấu ngõ quặt của nhận thức. Ngày Thiện đỡ người mù dậy,

cũng là ngày anh đỡ chính anh, mang tâm thức anh từ vùng tối ra vùng sáng. Nhưng đó cũng là ngày đại

hoạ cho anh: từ nay, anh sẽ thay người mù bước vào bóng tối của lao tù cho đến hết tuổi trẻ.

Năm 1960, lại một bước nữa dấn thân vào định mệnh: Nguyễn Chí Thiện nhận dạy thay một người bạn

ốm vài giờ lịch sử cho lớp học bổ túc văn hóa ở Hải Phòng. Bài giảng về đại chiến thứ hai, thấy sách

giáo khoa viết Nhật đầu hàng là do Hồng Quân Liên Xô đánh bại quân Nhật ở Mãn Châu, Thiện bèn đính

chính: Nhật đầu hàng vì Mỹ bỏ hai quả bom nguyên tử. Chuyện vu vơ, chẳng dính líu gì đến chính trị

Việt Nam, thế mà anh bị đưa ra toà, lãnh án 2 năm tù vì tội "phản tuyên truyền". Người con trai 20 tuổi, bị

giam vì trót dậy học trò sự thực, chưa tiên đoán được những gì sẽ đến trong tương lai:

Nửa đời thân thế long đong

Nhà thương tù ngục xoay vòng tuổi xuân

Một năm thổ huyết hai lần

Mười năm cấm cố tiêu dần thịt da

Rừng hoang biên giới mưa sa

Hoẵng kêu nấc gịong xa xa trên ngàn

Chăn đơn khôn ấm nỗi hàn

Co lên đất tấm thân tàn bỏ đi... (Đêm nằm nghe, 1974)

1961, nẩy sinh một Nguyễn Chí Thiện khác, một nhà thơ lột xác, đã thôi lãng mạn, đã từ yêu đương,

miễn tiếc nhớ, để bước vào thực chất lao tù, bước vào định mệnh:

Có những chiều mưa buồn lạnh cóng

Giữa bùn trơn tê tím xương da

Chống cuốc nhìn rừng núi bao la

Trong bụi nước mờ mờ lẩn bóng...

Có những chiều mặt trời như lửa bỏng

Giọt mồ hôi mờ xót con ngươi

Đặt gánh phân nhìn bốn phía đất trời

Rừng núi đứng im lìm trong nắng loá

Có những chiều thịt gân rời rã

... (Có những chiều, 1961)

Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ nhân chứng

Từ đây, Nguyễn Chí Thiện trở thành nhà thơ nhân chứng, trở thành Đỗ Phủ của địa ngục trần gian, của

thiên đường cộng sản. Tia mắt ánh xanh lạ lùng ở một người châu Á ấy đã quắc lên.

Ở tuổi 23, ông viết bài thơ đầu tiên mô tả thực chất đời tù. Ở người thanh niên lãng mạn mơ mộng hiền

lành mấy năm về trước, nay đã có sự đổi thay toàn diện từ lực tâm đến lực bút, những chữ dữ dội, khốc

liệt, vung lên:

Chúng tôi sống giữa lòng thung lũng

Bốn bên là rừng núi bọc vây quanh

Ở rúc chui trong mấy dẫy nhà tranh

Đầy rệp muỗi, đầy mồ hôi, bóng tối

Bệnh tật cho nhau, đời ôi hết lối

Tuyệt vọng ngấm dần, hồn xác tả tơi

Bảo đây là kiếp sống của con người

Của trâu, chó? So làm sao, quá khó!

Làm kiệt lực, nếu không giây trói đó

Ốm ngồi rên, báng súng thúc vào lưng

Bướng lại ư? Hãy cứ coi chừng

Xà lim tối, chân cùm dập nát!

Lũ chúng tôi triền miên đói khát

Đánh liều xơi tất cả củ cây rừng

Bữa cơm xong mà cứ tưởng chừng

Chưa có một thứ gì trong ruột cả!

Đêm nằm mơ, mơ toàn mơ thịt cá

Ngày lắm người vơ cả vỏ khoai lang

Có ai ngờ thăm thẳm chốn rừng hoang

Đảng cất giấu dân lành hàng chục vạn

Và sát hại bằng muôn ngàn thủ đoạn

Vừa bạo tàn vừa khốn nạn, gian ngoa

Biết bao người chết thảm chết oan

Chết kiết lỵ, chết thương hàn, sốt rét

Chết vì nuốt cả những loài bọ rết

Vì thuốc men, trò bịp khôi hài

Chế độ tù bóc lột một không hai

Biết bao cảnh, bao tình quằn quại

Có những kẻ thân hình thảm hại

Phổi ho lao thổ huyết vẫn đi làm

Lời kêu xin phân giải chỉ thêm nhàm

Phòng y tế dữ hơn phòng mật thám!

Những con bệnh bủng vàng hay nhợt xám

Bước khật khừ như bóng quỷ hồn ma

...

Có những buổi mưa rơi tầm tã

Vác áo quần ra đứng cả ngoài sân

Lũ công an lục soát toàn thân

Thu đốt cả vật tối cần- miếng dẻ!

Cụ Mác ơi, cụ là đồ chó đẻ

Thiên đường cụ hứa như thế kia a?

... (Chúng tôi sống, 1962)

Chúng tôi sống, 1962, là một bản cáo trạng, một bản hùng văn, một bức tranh cô đọng và chi tiết về

cuộc sống hàng ngày của những tù nhân chính trị trên đất Bắc, chưa bao giờ được viết, chưa bao giờ

được công bố.

Chúng tôi sống làbức tranh hiện thực rỏ máu. Sự thật này, năm 1962 không ai tin được, bởi mọi người

còn chưa hết say chiến thắng Điện Biên, còn đang hướng về một thiên đường tuyệt đối sau khi dẹp

xong bọn "phản động" Nhân Văn Giai Phẩm.

Phải 40 năm sau, Bùi Ngọc Tấn mới viết những sự thật này thành tiểu thuyết.

Nguyễn Chí Thiện đi sớm hơn thế hệ ông bốn mươi năm, vì vậy mà ông đã không được đánh giá đúng

mức, bởi trong số những người ca tụng Bùi Ngọc Tấn sau này, rất nhiều đã từng đào thải Nguyễn Chí

Thiện.

Chúng tôi sống nói lên sức sống mãnh liệt của người thanh niên tên Chí Thiện, hiểu tại sao có sự trở

mình của một ngòi bút bẩm sinh vốn nhu mì, nay đã lột xác trở thành đanh thép; giải thích tại sao một

thanh niên ốm o ho lao, có thể sống còn và tồn tại sau 27 năm tù.

Trong số những chàng trai bị tù vì tư tưởng, Chí Thiện hiện rõ nét, bởi anh là một nhà thơ, dám nghĩ,

dám ghi lại ngoại cảnh và tâm cảnh của mình. Anh bắt đầu đầu đặt câu hỏi, về trời, về đất, về nước, về

thân phận. Nguyễn Chí Thiện suy nghĩ lao lung:

Trời u ám, cây hay là xương xám?

Mây đục mờ, hay vải liệm mầu tang?

Gió đìu hiu lạnh buốt can tràng

Hay hơi thở nơi dương tàn âm thịnh?

Lòng thung vắng mịt mù hoang lạnh

Hay mồ ma huyệt địa rấp xương khô?

Từng đoàn đi thiểu não toán tội đồ

Hay quỷ đói nơi trần gian địa ngục?

Những chàng trai mặt gầy đen nhẫn nhục

Mắt lạnh lùng, ngời sáng lửa âm u

Họ ngước trông non nước mịt mù

Và cúi xuống, nặng nề suy nghĩ... (Trời u ám, 1962)

Kể từ đêm trừ tịch 1961, Chí Thiện nhận thức được vai trò nhân chứng của mình. Kể từ nay, anh quyết

tâm ghi lại trong đầu từng cảnh sắc, từng hình ảnh, từng chi tiết nhỏ nhoi:

Đêm rừng, rả rích mưa, phòng dột

Ôm gối ngồi run lạnh nhìn nhau

Chấm lửa mờ xanh một ngọn đèn dầu

Thùng nước giải, thùng phân, sàn rệp đốt

Đêm trừ tịch tù năm sáu mốt. (Đêm rừng rả rích, 1962)

Mỗi trạng huống, mỗi âm thanh, có thể trở thành một bài thơ khủng khiếp. Chưa nơi nào, chưa thơ nào

mà kiếp người kinh hoàng đến thế:

Trời mưa tầm tã đêm qua

Sáng nay lạc rỡ còn pha trộn bùn

Sá gì bệnh sán, bệnh giun!

Dịp may hiếm có, tùn tùn nuốt nhai

Tôi nghe rào rạo bên tai

Một nhân lạc phải trộn hai nhân bùn (Trời mưa tầm tã, 1962)

Cái đói ở đây không còn nguyên chất sinh học nữa nữa, không còn trọn khối nữa, mà nó đã hoá thân,

hóa chất, nhập vào mỗi âm thanh: tùn tùn nuốt nhai, rào rạo bên tai, một nhân lạc trộn hai nhân bùn. Nó

đánh động lương thức người đọc như một thứ bom nổ chậm mà chắc.

Vẫn chuyện rỡ lạc, năm sau, cái đói mở ra một trận tuyến khác: nó dẫn đến sự trừng trị, nó là cái cớ để

cái ác có cơ hội ra tay, như nhân với quả:

Toán tôi rỡ lạc ngoài đồng

Có ông quản giáo ngồi trông đàng hoàng

Thừa cơ quản giáo trông ngang

Một anh tranh thủ vội vàng nuốt nhai

Vài nhân lạc cả vỏ ngoài

Quả tang! Báng súng nện hoài không thôi!

Mồm anh toé máu, vều môi. (Toán tôi rỡ lạc, 1963)

Chưa có một thế giới nào dã man đến thế: vừa chết đói vừa bị đánh.

Nhưng sự kinh hoàng đến từ chỗ khác: Sự thản nhiên của người kể, nhẹ nhàng như thuật một chuyện

vui hàng ngày. Những chữ thừa cơ, tranh thủ hàm ý khôi hài, càng làm tăng tốc ác, làm dầy cái bạo tàn,

làm tê liệt hệ thần kinh người đọc.

Thơ Nguyễn Chí Thiện không gọt giũa mỗi chữ mỗi lời, cũng không cao siêu tư tưởng, mà chỉ là những

lời lẽ bình thường, thậm chí tầm thường nữa, nhưng chúng làm ta giật mình bởi chất dã man, tàn bạo ẩn

trong những con chữ nhu mì hiền hậu, lừa ta vào ổ phục kích bất ngờ.
(Còn tiếp)
chung  
#11 Đã gửi : 19/09/2013 lúc 09:07:50(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773


Cũng năm 1963 này, Nguyễn Chí Thiện sáng tạo những câu thơ lãng mạn pha máu và nước mắt. Sự

tuyệt vọng lên ngôi, người thanh niên 24 tuổi, sau ba năm tù tội, đã nghiền tan cái lãng mạng của thời

mình trong những dòng thơ tuyệt vọng, những câu thơ tím bầm mình mẩy, những vần thơ run sợ thất

thần trên đường lên máy chém:

Khi ta tới mặt trời đã nguội

Gió mùa thu trở gió may cào

Những mầm non khô cứng tế bào

Mau thay sắc mang mầu xanh rớt

Và mặt đất hoá thành mặt thớt

Và con người con cá thiu ươn

Khắp nơi nơi nhung nhúc loài lươn

Loài giun đất không quằn khi dẫm

Tình mộng đã vùi chôn một nấm

Hận thù trơ trọi sống mồ côi

Những vần thơ lãng mạn câm rồi

Còn rỏ xuống một dòng đỏ sẫm (Khi ta tới, 1963)

Những vần thơ lãng mạn câm rồi -chính là thơ bị trảm tấu, thơ bị tử hình- là đỉnh cao của tuyệt vọng. Sự

tuyệt vọng trở thành độc dược, ngấm dần vào cơ thể thanh niên, hủy hoại hệ thần kinh, rút dần xương

tuỷ:

Mầu thời gian đã chuyển về sắc xám

Vị thời gian đã ngả tới mùi thiu

Nửa trang đời dập, xoá, tẩy còn lưu

Và còn đó nửa trang dài lạnh trắng...

Tim trúng độc hóa ra bầu mật đắng

Hệ thần kinh một mớ chỉ xù lông

Nửa trang đời không một chữ nào trông

Thành nét chữ, nửa trang đời lạnh trắng...

...

Dông gió hết bơ phờ trong quạnh vắng

Cảnh hoang tàn cây đổ mái nhà xiêu

Nửa trang đời thâm tím với bầm biêu

Lòng dột nát, nửa trang đành bỏ trắng? (Mầu thời gian, 1963)

Đã xa rồi cái buổi "mầu thời gian xanh xanh" của Đoàn Phú Tứ. Mầu thời gian, ở Nguyễn Chí Thiện, nó

sắc xám, nó đã ngả mùi thiu, nó là trái tim trúng đạn, nó là hệ thần kinh rối bét như mớ chỉ xù, nó là nửa

trang đời bỏ trắng, nó là chưa sống mà đã chết... nó là mầu tuyệt vọng của thời gian. Bên cạnh sự tuyệt

vọng của thời gian, là sự hấp hối của một người em tập kết:

Những manh áo vải

Tả tơi

Vật vã

Vào thịt da...

Em có lạnh lắm không?

Mưa gió mênh mông

Thung lũng sũng nước bùn

Bệnh xá mối đùn, ẩm mốc

Những khuôn mặt xanh vàng gầy rộc

Nhìn nhau, đờ đẫn không lời

Nhát nhát em ho

Từng miếng phổi tung rời

Bọt sùi, đỏ thắm!

Em chắc oán đời em nhiều lắm

Oán con tầu tập kết Ba Lan

Trên sóng năm nào

Đảo chao

Đưa em rời miền Nam chói nắng...

...

Sáng nay em không trống không kèn

Giã từ cuộc sống

Xác em rấp trên đồi cao gió lộng (Anh gặp em, 1965)

Toàn bộ thời gian, không gian, người, vật, đều sống trong mùi tử khí, đều là những chân dung xác chết,

nối tiếp nhau trong vườn hoa địa ngục. Người đọc lạc vào cửa tử trong trận đồ bát quái không tìm được

lối ra. Bên cạnh xác người em tập kết là xác chết một thân trâu:

Trông trâu mà khiếp cho trâu

Lở loang, tanh loét, sắc mầu nhở nham

Lệnh ban giám thị nhà giam

Mừng ngày quốc khánh cho làm thịt ăn

Tù nhân tính toán băn khoăn

Bốn mươi cân thịt, người ăn một nghìn! (Trông trâu mà, 1967)

Trong bữa tiệc mừng quốc khánh, mỗi người tù được hưởng 40g thịt trâu chết bệnh. Chưa có cao

lương nào đạt vị khôi hài chua chát cay độc đến vậy. Nhưng chưa hết, bên cạnh xác trâu lở loang, tanh

loét; bên cạnh một nghìn xác tù hom hem; bên cạnh bữa tiệc quốc khánh quái đản, lại là một chân dung

người:

Bác nằm liền sát cầu tiêu

Mùi phân nước giải sớm chiều nồng hôi

Bác ơi, bác sắp chết rồi

Bác không còn sức để ngồi được lên

Bác nằm thoi thóp khẽ rên

Bát cơm ngô, bát rau dền đặt bên

Bác thèm một miếng đường phèn

Nhà giam Cộng sản bác quên bác tù

Trưa nay cái chết lù lù

Tới khiêng bác - Khối hận thù ngàn thu! (Ốm đau không thuốc, 1968)

Cuối cùng, sống chết giao lưu trong một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Người hấp hối và thần chết trò chuyện với

nhau trong không gian âm dương giao kết, buốt lạnh:

Nhìn thần chết hiện lên dần từng bước

Thân tù cao không có lực xô lùi

Anh chết oan, chết thảm, chết dập vùi

Hồn khổ não không thể nào siêu thoát

Đêm đêm hiện về đây lạnh toát

Bộ đồ đen, bụng phù trướng, bước đi

Anh ngước nhìn tôi, ra hiệu, chẳng nói gì

Mặt bủng xám, mắt ngời lên sáng quắc

...

Thế đủ rồi, tôi hiểu, hãy nên lui

Thể xác anh chuột khoét đã chôn vùi

Hồn anh hãy về vui nơi cực lạc

Lưu luyến chi đời tù lao đói rạc

Sống đọa đầy thoi thóp, sống ngựa trâu

Chết như anh, hết khổ có chi sầu

... (Nhìn thần chết, 1968)

Trong nhiều năm, Nguyễn Chí Thiện ngồi vẽ chân dung như thế, bức nọ để cạnh bức kia, thành cuộc

triển lãm một quần hội nửa người, nửa thú, đang sống mà đã chết. Một thế giới người, vật, âm, dương,

không phân chia giai cấp, không phân liệt đấu tranh. Một vùng ngoại biên, trên sông lú, người và vật

cùng bị giam trong một không gian kín, chết sống giao thoa. Cái đói là bát cháo lú khiến người tù quên

mình khi trước đã từng là một con người:

Suất cơm tôi một hôm đánh đổ

Tôi còn đương đau khổ nhìn theo

Thì nhanh như một đàn heo

Bốn, năm đầu bạc dẫm trèo lên nhau

Bốc ăn một lúc sạch làu

Miếng cơm, miếng đất, lầu bầu chửi nhau! (Suất cơm tôi, 1966)

Trên bờ sông nghĩa địa ấy, người thanh niên Chí Thiện tồn tại như một vong hồn:

Tôi đương sống, nhưng từ lâu đã chết

Chết trong tim, trong óc, chết tâm hồn

Cố đào lên bao thứ sớm vùi chôn

Song chúng đã xông mùi, tan rữa hết (Đoản thơ, 2)

Kẻ nhận định thơ mình đúng nhất cũng lại là tác giả. Mười năm sau khi vào tù lần thứ nhất, Nguyễn Chí

Thiện "nhận định" thơ mình:

Thơ của tôi không phải là thơ

Mà là tiếng cuộc đời nức nở

Tiếng của nhà giam ngòm đen khép mở

Tiếng khò khè hai lá phổi hang sơ

Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ

Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ

Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở

Tiếng dạ dầy đói lả bóp bâng quơ

Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ

Tiếng bất lực trước muôn ngàn xụp lở

Toàn tiếng của cuộc đời sống dở

Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ! (Thơ của tôi, 1970)

Năm năm sau, 1975, ông làm bài thơ thứ nhì định nghiã thơ mình, khốc liệt hơn:

Thơ của tôi không có gì là đẹp

Như cướp vồ, cùm kẹp, máu ho lao

Thơ của tôi không có gì cao

Như chết chóc, mồ hôi, báng súng

Thơ của tôi là những gì kinh khủng

Như Đảng, Đoàn, như lãnh tụ, như trung ương

Thơ của tôi kém phần tưởng tượng

Nó thực như tù, như đói, như đau thương

Thơ của tôi chỉ để đám dân thường

Nhìn thấu suốt tim đen phường quỷ đỏ (Thơ của tôi, 1975)

Không còn gì để bàn trước những lời thơ như thế. Quá khích ư? Đúng là quá khích. Nhưng có gì quá

khích hơn bị tù vì tội nói thực? Có gì quá khích hơn sự đọa đầy đến chết vì tư tưởng? Không có gì để

khen chê trước những lời thơ như thế. Không có gì liên quan tới nghệ thuật trước những lời thơ như thế.

Không có gì hàm súc, không có gì ngụ ẩn trong những lời thơ như thế. Phê bình đành chịu. Phê bình

đành gác bút. Có lần J.P. Sartre nói: Trước một em bé chết đói, cuốn Buồn nôn của tôi không có nghiã

lý gì. Chúng ta bảo: trước những dòng thơ tù như thế, mọi khen chê, mọi nghệ thuật, đều trở nên vô

nghiã. Phê bình đành á khẩu.

Trước mắt tôi, mặt trời hấp hối

Sau lưng tôi, bóng tối mịt mùng

Bên phải tôi, tù ngục chập chùng

Còn bên trái, súng nhằm tim chắn lối! (Đoản thơ, 152)

Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ trào phúng

Nhưng thơ Nguyễn Chí Thiện không chỉ có ngục tù, không chỉ có đớn đau và xác chết, ông còn có

những bài thơ trào phúng vẽ chân dung lãnh tụ rất có duyên:

- Về bác Mao:

Bác Mao cân nặng tạ hai

Thịt ùn lên mặt, mặt hai ba cằm

Người dân Trung Quốc thì thầm:

"Nó là Đổng Trác nhưng dâm hơn nhiều!" (Đoản thơ, 126)

- Về bác Hồ:

Bác Hồ rồi lại bác Tôn!

Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng

Nước da hai bác mầu hồng

Nước da các cháu nhi đồng mầu xanh... (Bác Hồ rồi lại)

- Lại về bác Hồ:

Bác Hồ tới thăm thiếu nhi

Bác cười bác hỏi chi li ngọn ngành

Việc ăn ở, việc học hành

Lao động bác dặn chấp hành tốt, nhanh

Kẹo bánh bác hứa để dành

Chủ nghiã xã hội hoàn thành sẽ cho!

Thiếu nhi khăn đỏ cổ cò

Vỗ tay suông chúc bác Hồ sống lâu... (Bác Hồ tới thăm, 1967)

- Về học thuyết Mác:

Học thuyết Mác, này đây sọt rác

Xét lại làm gì, tốt nhất vất nó đi

Sử sách sau này đỡ mất công ghi

Thêm quá nhiều trang xám xì tội ác (Đoản thơ, 169)

- Về thiên đường Mác:

Thiên đường cụ Mác dân mơ

Tỉnh ra tài sản bị vơ nhẵn rồi

Chỉ còn lại chút mồ hôi

Đổ ra vì sợ, vì nuôi Đảng rồ! (Đoản thơ, 180)

Vẽ chân dung các đại lãnh tụ như thế không phải dễ. Đó là lối thơ dân gian, lối thơ bút tre của những cụ

đồ hóm hỉnh. Tính chất hóm này những ai đã từng nghe Nguyễn Chí Thiện nói chuyện thường bắt gặp:

trong cái bi thảm tột đỉnh, tâm hồn ông bao giờ cũng hướng về một lối thoát, dù rất bé, về phiá mặt trời:

ông là người của niềm vui, của lạc quan. Ông thích cười nhưng cuộc đời đã làm môi ông chụm lại che

kín hàm răng. Nhưng mắt ông thường lộ một ánh lửa trêu ngươi, nhạo báng, thách thức, chơi khăm,

những thế quyền, những bạo lực.

Bị tuyệt vọng đè nát cuộc đời, nhưng ông không chết vì tuyệt vọng.

Bên cạnh tiếng cười, thơ ông là một cõi mênh mông lệ, cõi nước mắt trong vắt như thủy tinh:

Trong muôn dòng trái đất tuôn đi

Dòng trong nhất là dòng nước mắt (Lệ, 1971)

Nguyễn Chí Thiện, nhà thơ thời thế

Trong tù, không gian chật lại, bốn mùa co lại, thời gian không gian cùng chui chung một kiếp với tù nhân.

Và mùa xuân, mùa hy vọng cũng chịu cực hình như người tù phạm:

Bốn bức rào nứa

Cứa vào mùa xuân

Một cách bất nhân

Mùa xuân máu ứa! (Đoản thơ, 48)

Không gian và thời tiết trong tù cũng là không gian và thời tiết của đất nước. Nhưng người tù không

được biết gì về thời thế, về chiến tranh, về tình cảnh dân tộc. Người tù cũng giống như người nhà nông

xưa, phải xem trời để biết nắng, xem mây đoán mưa. Người tù cảm nhận thời thế gián tiếp qua thiên

nhiên, vũ trụ. Khi đất nước bị suy vong, khi con người bị trấn áp, cơn thịnh nộ của đất trời giáng xuống

núi rừng như một lời cảnh giác:

Đêm bão giật, lửa loè muôn tiếng sét

Nổ đùng đùng như đánh phá sơn lâm

Nước từ trời cao đổ xuống ầm ầm

Cả rừng núi lồng lên gầm quát thét (Đoản thơ, 95)

Trước cơn thịnh nộ của đất trời, người tù Nguyễn Chí Thiện đã hiểu tất cả. Ông phẫn nộ và hờn oán

chính mình, người mình, về chuyện nước non tan tác:

Giận thân rồi lại giận đời

Giận thời chuyên chính, giận người hèn ngu

Giận trời, giận đất âm u

Giận sông, giận núi quân thù dọc ngang (Đoản thơ, 140)

Nguyễn Chí Thiện sống trong tù trong suốt thời gian chiến tranh, nhưng chắc ông đã hy vọng miền Nam

sẽ thắng. Những câu thơ sau đây đánh dấu sự tuyệt vọng của nhà thơ khi miền Nam thua trận, cả nước

quy về một mối cộng sản:

Miền Nam ơi, từ buổi tiêu tan

Ta sống trọn vạn ngàn cơn thác loạn (Vì ấu trĩ, 1975)

Và trong con người ốm o, tù tội ấy, luôn luôn có sẵn ý định lật đổ định mệnh của mình và của dân tộc. Ý

chí sắt đá ấy toát thành những lời thơ vũ bão, đặc dị, khác thường:

Trong bóng đêm đè nghẹt

Phục sẵn một mặt trời

Trong đau khổ không lời

Phục sẵn toàn sấm sét

Trong lớp người đói rét

Phục sẵn những đoàn quân

Khi vận nước xoay vần

Tất cả thành nguyên tử (Trong bóng đêm, 1976)

Sau này, khi chế độ toàn trị chỉ còn là quá khứ, những Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Hoàng Cầm,

Kiều Duy Vĩnh, Nguyễn Chí Thiện, Bùi Ngọc Tấn... sẽ trở thành chứng nhân của lịch sử; một lịch sử

sống động, trực tiếp, thành thực về vùng đồng lầy, viết bằng những từ trần trụi, không khoan nhượng,

mô tả chính sách triệt hạ nhân quyền ở Việt Nam, trong hậu bán thế kỷ XX:

Đạo lý tối cao ở xứ đồng lầy

Là lừa thầy, phản bạn

Và tuyệt đối trung thành vô hạn

Với Đảng, với Đoàn, với lãnh tụ thiêng liêng

Hạt thóc, hạt ngô phút hoá xích xiềng

Hoạ, phúc toàn quyền của đảng (Đồng lầy, 1972)

Không ai kêu nổi một lời

Mồm dân Đảng khoá đã mười mấy năm (Gửi Bertrand Russell, 1968)

Lời thơ tuy như nói, nhưng có tác dụng bằng trăm lời nói thường, bởi nó có cấu trúc nội tâm là sự thật.

Bài Đồng lầy là một bản trường ca về thời đại Nguyễn Chí Thiện đã sống, một cõi đồng lầy với những

kiếp người như những con giun, với bọn ếch nhái lên làm chủ và lũ sậy lau co đầu cúi rạp. Cõi mộng chỉ

đến trong giây lát, rồi nhà thơ lại phải quay về với thực tại, của đêm đen, của dân tộc đẫm trong ám khí

đồng lầy:

Trời cao biển rộng có cũng như không!

Một tiếng quạ đêm ảo não rỏ xuống đồng

Tôi tỉnh hẳn, trở về cơn ác mộng

Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang động

Những con cưng của ngừng đọng tối tăm

Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm

Nên chúng tưởng màn đen là ánh sáng!

Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng

Chửi bới mặt trời, ca ngợi đêm đen

Lũ sậy lau còm cõi đứng chen

Hơi có gió là cúi đầu rạp hết

Bát ngát xung quanh một mầu khô chết (Đồng lầy)

Cả đoạn thơ trên bị một tiếng quạ đêm rỏ xuống đồng làm tan nát. Đúng ra, chỉ một chữ rỏ thần tình,

chua xót, một chữ rỏ xác định phong cách thơ.

Đồng lầy làm năm 1972, tóm tắt cuộc đời Nguyễn Chí Thiện, từ tuổi hai mươi, đầy tin tưởng vào tương

lai, vào ánh sáng cách mạng mùa thu:

"Mơ ước

Đợi chờ

Vĩ đại...

Nhưng rồi một sớm đầu thu mùa thu trở lại

Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại

Ngỡ cờ sao rực rỡ,

Tô thắm mầu xứ sở yêu thương

Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường

Hung bạo phá bờ kim cổ

Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông

Mặt trời sự sống

Thổ ra từng vũng máu hồng (Đồng lầy)

Lời thơ cổ điển theo lối kể các truyện nôm xưa: Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh, lại mang sắc hiện đại của

Một mùa thu năm qua cách mạng tiến ra đất Việt. Nhưng cơn mộng cách mạng của Nguyễn Chí Thiện

-chậm hơn các bậc đàn anh, vì ông ra đời sau, và cũng chấm dứt sớm hơn nhiều người khác, bởi ông

đã nhìn thấy trước sự thật: Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường- kéo theo một chuỗi dài rùng rợn:

Hung bạo phá bờ kim cổ

Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông

Mặt trời sự sống

Thổ ra từng vũng máu hồng

Lời thơ mạnh mẽ. Chí khí vẫy vùng.

Thơ mang bạo lực như cách mạng, nhưng một bạo lực phản cách mạng.

Phùng Cung và Nguyễn Chí Thiện là hai nhà thơ miền Bắc chối bỏ rất sớm Cách mạng mùa thu. Ông đã

nhận ra trách nhiệm lớn nhất của cuộc cách mạng này là du nhập chính sách đấu tranh giai cấp (của

Mác, qua lăng kính Mao, vào đất Việt) là một dòng lũ, bùn, cuốn trôi tổ quốc:

Một mùa thu nước lũ

Trở thành bùn nước mênh mông

Lớp lớp sóng hồng man dại

Chìm trôi quá khứ tương lai

Máu, lệ, mồ hôi, rớt rãi

Đi về ai nhận ra ai!

Khiếp sợ, sững sờ, tê dại!

Lịch sử quay tít vòng ngược lại

Thời hùm beo rắn rết công khai

Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai (Đồng lầy)

Chỉ có Phùng Cung và Nguyễn Chí Thiện dám mô tả cách mạng mùa thu như thế. Nguyễn Chí Thiện bị

bắt năm 1960. Phùng Cung, 1961. Nguyễn kể năm 1970 gặp Phùng trong trại tù Phong Quang, Yên Bái.

Tình cờ chăng? Phùng và Nguyễn cùng tố cáo chiến tranh Nam Bắc?

Súng ống từng đoàn run run, nhớn nhác

Đảng lùa đi, tan tác, thương vong

Mái ngói, mái gianh, lệ thảm ròng ròng

Nhỏ xuống bốc hơi trong lòng vạc bỏng

Đảng dữ thét gào, hóc xương ngang họng

Giọng thều thào, gượng gạo hung hăng

Lưới thép nền chuyên chính tung quăng

Khốc liệt, bậy xằng, ức oan, cay đắng

Dân đen tay trắng cam đành

Từ núi rừng hoang vu tới phố xá thị thành

Từ hải đảo xa xôi tới ruộng đồng bát ngát

Mầu áo vàng cảnh sát

Tràn lan, nhợt nhạt cả mầu xanh!

Cuộc sống đồng lầy rộp rát, nhoét tanh

Bom đạn chiến tranh còn giật giành chút xương da thảm hại

Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại. (Đồng lầy, 1972)

Đồng lầy là một bài thơ thời thế, bài thơ dấn thân, bài thơ tranh đấu, luận tội cộng sản và kết án chiến

tranh. Đồng lầy cũng là một bài diễn ca trong phong cách Hà Thành chính khí ca, Đại Nam quốc sử diễn

ca... Sau này, khi mọi chuyện lắng xuống, người ta mới có thể đánh giá bản trường ca này một cách

công bình hơn. Nhưng chắc chắn nó sẽ là một bài thơ cần phải đọc để tìm hiểu thời đại này.

Bài Con tầu rêu, là một thành công khác, một giá trị nghệ thuật và tư tưởng.

Dùng Con tầu rêu Nguyễn Chí Thiện muốn mượn hình ảnh con tầu say (bateau ivre) của Rimbaud, để

chỉ những con tầu tự do, hay sự tự do của chính mình. Thơ buồn bã như một lời tâm sự:

Con tầu say như ních chật không gian

Giữa mùa điên không biết lực điêu tàn

Xô vỡ vụn nơi ngời băng tuyết loá

Trong trắng xoá những ngày mưa tầm tã

Con tầu đau vật vã trước bờ xanh

Phiá mờ xa thôn xóm đứng yên lành

Thân tầu đã tan tành trên mũi đá.

Cay đắng quá những bến nghèo tàn tạ

Đón trông tầu lui tới, đứng buồn thiu

Khi tầu tôi men đến cũng dập dìu

Gây sóng gió đắm dìm cho nhục nhã

Ôi tiếp tới nước triều dâng vật vã

Con tầu run chưa tiến đã chờn lui

Đành một mai nơi đáy nước rêu vùi

Làm chỗ ở cho tôm, sò, ốc, cá

Tôi đã biết những đêm dài dòng dã

Con tầu câm trôi giữa đám trăng sao

Biết dừng đâu, không bóng hải cảng nào

Ra tín hiệu đón con tầu buồn bã

Tôi đã biết những bình minh đói lả

Biến sang mầu loang tím của chiều hoang

Con tầu đi, sức kiệt, lệ dòng hàng

Thương xót những mảnh tầu trôi vạn ngả... (Con tầu rêu, 1965)

Niềm tuyệt vọng của Nguyễn Chí Thiện về tự do đã dấy lên rất sớm, từ thời thanh niên, tù tội, Từ năm

1965.

Con tầu tự do trong tim người tù trẻ phóng đi tìm một bến bờ, tìm sự đồng thanh tương ứng. Nhưng con

tầu của chàng đơn độc một mình. Nó đã mắc nạn. Không ai cứu giúp. Không ai cho cập bến, đến cả

các bến nghèo, họ cũng đuổi tầu đi. Họ cũng dìm cho tầu chìm, dường như trên mảnh đất này, tự do là

yếu tố đã bị yểm, bị mọi người bỏ qua, bị sa thải như một vật phù phiếm, người ta không cần dùng đến.

Tất cả những đắng cay của con tầu rêu, chìm dưới đáy biển, vận vào thơ, làm nên linh hồn tập Hoa địa

ngục.

Không ai hiểu hơn tác giả, không ai có thể định nghiã đúng thơ ông bằng vài đoản thơ sau đây mà chúng

tôi chép lại như lời kết của chính tác giả về đời mình, về tự do và về thân phận dân tộc:

Hoa địa ngục tưới bằng xương máu thịt

Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan

Hoa trưởng sinh trong tù, bệnh, cơ hàn

Hương ẩm mốc, mầu nhở nham, xám xịt.



Toàn bộ thơ tôi nặng nề cay cực

Không một sắc mầu mang khí lực xanh tươi

Vần điệu nghe như quỷ khóc ma cười

Do sáng tạo tận cùng sâu đáy vực (Đoản thơ, 112, 113)

Nguyễn Chí Thiện đã chết. Một cái chết đột ngột, không ai ngờ, trừ "tác giả". Một cái chết nhanh, trần

trụi, phanh phui sự thực như thơ ông: Cái chết đứng của Từ Hải trước trận tiền, bằng những cơn ho xé

phổi, bằng lục phủ ngũ tạng tan tành như trái phá, trong một ngoại hình gần như vô bệnh.

Cái chết làm câm đi những lời ngụy biện trong các chiến dịch "Nguyễn Chí Thiện thật giả, giả thật" nối

tiếp nhau bôi nhọ ông trong vòng nhiều năm, dường muốn chôn ông lần nữa, bắn ông bằng thứ ám khí

tàn ác không kém gì 27 năm tù cộng sản, của những kẻ sống dưới xã hội tự do, những kẻ tạm gọi là

"đồng hội, đồng thuyền".

Khi Hồ Thích bị các đồng chí trong Quốc Dân Đảng Trung Hoa đánh, Phan Khôi viết: "Thà chịu cái độc

thủ của kẻ cường quyền, của bọn tiểu nhân; không thà chịu cái chó má của bạn đồng chí, của người

quân tử".

Đấy là Phan Khôi nói về cái chó má của người quân tử, còn trường hợp Nguyễn Chí Thiện, lại là cái chó

má của bọn tiểu nhân, phỏng có đáng nhắc đến chăng?

Sự lựa chọn, luôn luôn sự lựa chọn làm nên con người. Trong muôn vàn lời tiếng ném ra, con người có

khả năng lựa chọn tiếng nào hữu tình, hữu lý; tiếng nào phản, ngụy, trắc, gian.

Trong muôn ngàn tiếng muốn tìm ra

Tiếng nào thiết tha

Tiếng nào trung thực

Hãy lắng nghe tiếng vọng từ đáy vực (Đoản thơ, 114)

Chúc thư Nguyễn Chí Thiện để lại là chúc thư ngôn ngữ và tư tưởng: Mặc kệ ngục tù, mặc kệ xác thân

rữa nát, tư tưởng và ngôn ngữ vẫn sống, sống lâu, sống dài, sống mãi:

Song ngôn ngữ ngày đêm vẫn sống

Âm thầm đưa tư tưởng sang sông

Qua muôn trùng hệ thống xiềng gông

Đang ra sức dựng thay cầu cống

Thoát khỏi đầu là tư tưởng sống (Từ tư tưởng, 1971)



Thụy Khuê

Paris tháng 6-8/2013
__________________

[1] Do Ủy Ban Tranh Đấu Cho Tù Nhân Chính Trị Tại Việt Nam, nhóm Nguyễn Hữu Hiệu, Viên Linh in tại

Washington DC, 1980.

[2] Do Phong trào thanh niên hành động, in ronéo tại Pháp, không đề năm.

[3] Mắt thuyền: chữ của Lưu Trọng Lư.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 2.857 giây.