logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/06/2014 lúc 08:16:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thu là một trong những nhà khoa bảng Úc gốc Việt được biết đến nhiều qua việc giúp xây dựng nên Đại học RMIT ở Việt Nam

Tốt nghiệp tiến sĩ về giáo dục đại học tại Hoa Kỳ trước năm 1975, ông từng làm Giám đốc Nha Nghiên Cứu Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa cho đến tháng 4/1975.

Tại Úc, ông từng soạn chương trình Việt ngữ, từng sáng lập và điều hành tập san Việt học đầu tiên bằng tiếng Anh của người VIệt tại Úc.

Ông đã giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại các Học viện Kỹ thuật Phillip, Footscray, Học viện Công giáo Mercy, và Đại học RMIT sau này.

Chính với vai trò đại diện Đại học RMIT ông đã là người tích cực vận động thành lập trường đại học quốc tế RMIT ở Việt Nam.

Năm nay đại học RMIT đã hoạt động được 13 năm, đã phát triển với 2 cơ sở ở Sài gòn và Hà Nội, với gần 6.000 sinh viên.

Là trường đại học nước ngoài giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, bắng tốt nghiệp do trường RMIT tại Úc cấp.

Mới đây Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thu ra mắt quyển hồi ký của ông, với nhan đề "Hành trình từ trường làng đến đại học RMIT Việt Nam".

Quyển sách gồm 10 chương, nói về cuộc đời ông từ một đứa trẻ mồ côi nghèo đói vùng Quảng Trị, nhờ ý chí mà vươn lên học lấy bằng tiến sĩ tại Hoa Kỳ; từ những năm tháng phục vu dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đến ngày đi tù cải tạo dưới chế độ Cộng Sản; rồi sau này, sau khi đã an cư lạc nghiệp ở Úc, lại quyết định quay về Việt Nam để làm việc cho ngành giáo dục.

Tác giả đã giành cho Phượng Hoàng một cuộc phỏng vấn.
Theo sbs.com.au/
song  
#2 Đã gửi : 11/06/2014 lúc 08:25:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nguyễn Xuân Thu với Hành trình từ trường làng
Giáo sư Nguyễn Xuân Thu

(Bài viết của Giáo sư David Beanland đọc nhân dịp ra mắt sách ngày 01/06/2014)

Tôi rất phấn khởi được phát biểu đôi lời nhân sự kiện quan trọng này: Thứ nhất, hồi ký là một thể loại rất quan trọng, nhưng đặc biệt quan trọng hơnvì người viết là Giáo sư Nguyễn Xuân Thu. Giáo sư Thu đã có đóng góp rất đặc biệt, sự đóng góp tiêu biểu dành cho Việt Nam, cho nước Úc, cho Đại học RMIT và cho tất cả những người mà ông từng tiếp xúc không vì mục tiêu vụ lợi. Giáo sư Thu là một trí thức, một tác giả có nhiều ảnh hưởng, một tác nhân thay đổi, và một nhà giáo dục tận tụy, luôn đặt lợi ích của những người khác (và đặc biệt lớp người trẻ) lên trên bản thân mình. Nhưng, quan trọng hơn cả, ông có nhiều sáng kiến nhằm cải thiện cuộc sống của người khác, và ông kiên trì theo đuổi các mục tiêu đó không biết mệt mỏi.



Tất nhiên tôi chưa được đọc cuốn sách ra mắt ngày hôm nay, và tôi đang nóng lòng được đọc khi phiên bản tiếng Anh được xuất bản trong nay mai. Nhưng, tôi luôn luôn là một đồng nghiệp thân thiết của Giáo sư Thu kể từ lúc ông tham gia giảng dạy tại Đại học RMIT vào năm 1992. Từ đó tôi biết khá rõ những việc Giáo sư Thu đã làm, vì chính tôi, giống như nhiều người khác, cũng bị ông lôi cuốn tham gia. Ông làngười thấy rõ tầm quan trọng củathay đổi và đam mê trong việc giúp đỡ người khác đạt được những mục đích cao quý.


Ông đã từng làm việc chặt chẽ với Giáo sư Leo Foster trong chương trình cung cấp những học bổng nhỏ cho các học sinh Việt Nam xuất sắc trong năm cuối của bậc trung học. Đây là một dự án do Giáo sư và các đồng nghiệp người Úc của ông thành lập. Năm 1993, Giáo sư Thu có mời tôi trao học bổng cho những em trúng tuyển và từ đó tôi biết thêm về Việt Nam cùng với vợ tôi Heather, và Leo và Elaine. Dần dần, tôi hiểu thêm về câu chuyện của Giáo sư Thu: về sự nghiệp của ông khi còn ở Việt Nam, vai trò của ông trong chiến tranh, thời gian ông bị học tập cải tạo sau đó, hành trình ông đến Úc, những bất hạnh mà ông và gia đình phải nếm trải, và sự nghiệp của ông về ngành Việt Nam học tại PIT. Dù mình và gia đình bị đối xử như vậy, ở Giáo sư Thu luôn nuôi dưỡng một niềm đam mê giúp đỡ người khác, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sự cam kết này vượt lên trên tất cả những chịu đựng mà ông từngtrải nghiệm. Ông chọn con đường giáo dục vì theo kinh nghiệm của cá nhân ông, giáo dục là phương tiện hữu hiệu nhất để giúp đỡ mọi người đi theo con đường như ông đã trải qua.



Lúc đầu tôi trân trọng sự cam kết vô vị lợi này và trong những năm tiếp theo tôi đã đáp ứng tích cực những sáng kiến và cơ hội mà Giáo sư Thu tạo ra liên quan đến Đại học RMIT và Việt Nam. Những sáng kiến và cơ hội của ông rất phong phú và đa dạng. Lòng nhiệt thành của ông trong việc bắt đầu một vài hoạt động của RMIT ở Việt Nam như xây dựng và giảng dạy chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật Hệ thống, với nguồn lực hạn hẹp từ sự hỗ trợ của một vài giảng viên của RMIT, còn toàn bộ công lao điều phối đều do Giáo sư Thu đảm nhận. Chương trình thạc sĩ này đã thành công trong việc tạo ra một lớp người hiện nay là các chuyên gia hàng đầu trong các ngành công nghệ của Việt Nam.



Tầm nhìn lớn hơn của Giáo sư Thu là xây dựng trường Đại học RMIT ở Việt Nam. Nhiều trường đại học khác ở Úc đã từng làm thử nhưng không thành công. Nếu không có đóng góp của Giáo sư Thu, chắc chắn đã không có trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam. Giờ đây ngôi trường đã trở thành chiếc cầu nối tuyệt vời giữa hai quốc gia. Vì vậy thật dễ hiểu tại sao hình ảnh của ngôi trường lại được đặt ở trang bìa cuốn hồi ký của giáo sư Thu.



Tôi thật vinh hạnh khi có một người, một đồng nghiệp là một trí thức đáng kính, rất mực tận tụy, đầy năng lực và hết sức kỷ luật như Giáo sư Thu. Ông không chỉ đóng góp cho Việt Nam và RMIT, mà còn giúp đỡ các đồng nghiệp của mình, tiếp sức để họ đạt được mục tiêu, cũng như khuyến khích người khác thay đổi cuộc đời mình thông qua giáo dục. Quan trọng hơn, ông đã giúp không biết bao nhiêu sinh viên ở cả Việt Nam và Úc. Chắc hẳn các bạn đã biết hiện nay ông đang tập trung nỗ lực trong việc xây dựng và vận hành Quỹ học bổng ươm mầm tài năng Úc Việt AVEPA nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên người Úc gốc Việt trong việc phát triển tiềm năng của mình.



Sự nghiệp của Giáo sư Thu là một hành trình với nhiều thành quả hoàn toàn mang tính vị tha. Đó là những cống hiến cho lợi ích của người khác thông qua giáo dục và các chương trình học bổng. Những mục tiêu và ưu tiên của Giáo sư Thu luôn gồm các hoạt động mang lại những lợi ích làm thay đổi cuộc sống của người khác. Đó là điều khiến ông cảm thấy hài lòng. Đó là một câu chuyện phức tạp nhưng hết sức thú vị và tôi chắc rằng rất đángđọc, và tác giả đã kể câu chuyện đó rất hay. Tôi xin chúc mừng Giáo sư Thu đã biến câu chuyện đời thành cuốn hồi ký, và xin chúc cuốn hồi ký thành công. Tôi rất mong được đọc phiên bản tiếng Anh khi được xuất bản.



Tôi xin trân trọng cảm ơn vì tôi có vinh hạnh được nói lời giới thiệu cho câu chuyện của ông. Tôi chúc cuốn hồi ký sẽ thành công như tầm quan trọng mà nó xứng đáng được hưởng. Chúc mừng Nguyễn XuânThu.


Giáo sư Danh dự David Beanland, AO

Cựu Giám đốc Đại học RMIT

1-6-2014
song  
#3 Đã gửi : 11/06/2014 lúc 08:28:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
TS. Nguyễn Xuân Thu: “... Dù có đi đâu rồi tôi cũng sẽ trở về”

UserPostedImage
TS. Nguyễn Xuân Thu (bên trái) tại buổi hội thảo về nguồn nhân lực do Báo Giáo Dục TP.HCM tổ chức
Hơn 30 năm trước, người thanh niên trẻ Nguyễn Xuân Thu rời mảnh đất Bình Định để tiếp tục cuộc hành trình trang bị tri thức. Nay, tên tuổi của thầy được nhắc đến khá nhiều tại các hội thảo khoa học quốc tế; ở những trường đại học nổi tiếng của Mỹ hoặc trên lĩnh vực kinh doanh. Thầy đã bỏ lại tất cả ở Mỹ để trở về Việt Nam chỉ với lý do “nơi đó là quê hương tôi”.
Quê hương là chùm khế ngọt
Gặp thầy lần đầu tiên trong buổi hội thảo về nguồn nhân lực do Báo Giáo Dục TP.HCM tổ chức mới đây, tôi hỏi: “Thầy thấy thế nào khi trở về Việt Nam?”. Thầy cười thật tươi, thật sảng khoái: “Đó là khoảng thời gian vui nhất, hạnh phúc nhất!”. Rồi thầy nói: “Có một bài hát: Quê hương là chùm khế ngọt… quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người. Bài hát đó thật chính xác. Vì có ở trên đất Mỹ được xem là tráng lệ, xa hoa, tôi cũng chỉ là kẻ lẻ loi, bên lề giữa dòng người tấp nập ngược xuôi”.
Đang nói, thầy bỗng dừng lại để trở về với những ký ức cách đây hơn 30 năm, những tháng ngày đầu tiên thầy đặt chân đến đất Mỹ. Ngày đó, hành trang của thầy mang theo là một bằng cử nhân luật, một bằng cao học kinh tế, một bằng cao học hành chính tại Việt Nam và với vốn tiếng Anh, tiếng Pháp thông thạo nhưng cũng chỉ giúp thầy có được một công việc làm anh nhân viên tập sự. Bởi theo thầy, ngày ấy ở Mỹ chưa công nhận bằng cấp của các trường ở Việt Nam. Họ chỉ tuyển vào làm việc dựa trên năng lực thực tế. Chân ướt chân ráo vào công ty làm việc hết mình để chứng tỏ năng lực, nhưng một lần trò chuyện với một nhân viên đã có nhiều năm làm việc ở đây, thầy biết được mức lương cũng chỉ có vài ngàn USD/tháng và điều đặc biệt là tương lai mờ mịt. Với đồng lương và công việc như vậy đã không giữ chân nổi người thanh niên đã trót ôm hoài bão vượt nửa vòng trái đất từ Việt Nam đến Mỹ lập nghiệp. Và mấy ngày sau trên bàn của ban giám đốc công ty có tờ đơn xin nghỉ việc của người thanh niên này.
Đến bây giờ thầy cho đó là thời gian khó khăn nhất của đời mình. Làm sao để lập nghiệp được trên đất Mỹ, là câu hỏi luôn xuất hiện trong đầu người thanh niên trẻ Nguyễn Xuân Thu. Rồi những đồng tiền cuối cùng trong túi cứ cạn dần, xung quanh toàn những người xa lạ, khác nhau về văn hóa. Thế rồi một ý định lóe lên trong đầu thầy là phải học. Để nuôi ước mơ được tiếp tục học thầy xin được “chân” bảo vệ tại một công ty. Và thầy lại có thời gian đi học. Sau nửa năm cố gắng, nhờ vượt qua những môn thi theo quy định, thầy được tuyển thẳng vào học thạc sĩ kinh tế của Trường Đại học Old Dominion (bang Virginia) mà không cần phải thi lại đại học. Tiếp tục khẳng định mình với những thành tích học tập xuất sắc, thầy lại tiếp tục nhận được học bổng học tiến sĩ tại Đại học Maryland (bang Maryland).
Khi hoàn tất chương trình tiến sĩ, thầy được GS. hướng dẫn luận văn ở Đại học Maryland (lúc đó là cố vấn cao cấp cho Ngân hàng Thế giới) tuyển vào làm việc. Đây là công việc mà nhiều trí thức trẻ ở Mỹ mơ ước lúc bấy giờ, nhưng một lần nữa thầy lại “bỏ cuộc chơi” để theo đuổi nghề giáo. Nhờ mấy năm làm việc ở Ngân hàng Thế giới có kinh nghiệm từ thực tế, khi chuyển sang giảng dạy ở Đại học Towson State thầy không bị chút trở ngại nào. Song song đó, thầy còn làm việc cho Bộ Lao động Mỹ và bắt đầu kinh doanh. Thầy nói vui, lúc ấy, “thương hiệu” Nguyễn Xuân Thu được biết đến ở một số siêu thị lớn như Sweet Water Shopping Plaza và chuỗi 3 nhà hàng Việt House tại bang Miami.
Bận nhiều việc cùng lúc, nhưng thầy luôn biết sắp xếp để hoàn thành nó một cách tốt nhất. “Tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm, lại sống giữa quê người, ngoài phấn đấu học tập và làm việc ra tôi ít quan tâm đến chuyện gì khác”, thầy Thu tâm sự. Tôi hỏi. “Vậy công việc nhiều có làm ảnh hưởng đến chất lượng?”. Thầy cười: “Nếu để bị ảnh hưởng có lẽ tôi đã không làm được cho đến bây giờ”. Rồi thầy tiếp lời: “Có lẽ tôi là người may mắn, bởi mọi công việc đều diễn ra như những gì tôi mong muốn. Vừa được giảng dạy ở trường đại học theo niềm đam mê, vừa có cuộc sống thoải mái nhờ kinh doanh”. Nhưng rồi cuối cùng tình yêu quê hương đã khiến thầy dừng lại tất cả, để lại gia đình ở bên Mỹ, thầy trở về Việt Nam. “Chim có tổ, người có tông. Dù ở Mỹ hưởng cuộc sống sung sướng về vật chất nhưng làm sao bằng được ở Việt Nam sống giữa quê hương, đồng bào mình. Được cống hiến cho đất nước dù là nhỏ bé tôi cũng thấy mình hạnh phúc. Bởi Việt Nam là nơi tôi sinh ra, lớn lên, nơi mà cha mẹ tôi còn nằm ở đó và nơi tôi đã được tắm mát trong nền văn hóa Việt. Ngày ra đi tôi đã hứa với lòng mình dù có đi đâu rồi tôi cũng sẽ trở về”, thầy Xuân Thu tâm sự.
Và những dự án tại quê nhà
Tại các hội thảo về đào tạo nhân lực, các trường, doanh nghiệp trong và ngoài nước không còn xa lạ hình ảnh TS. Nguyễn Xuân Thu với những bài thuyết trình say sưa về những vấn đề liên quan tới giáo dục, đào tạo. Thầy có mặt tại nhiều quốc gia để tham gia hội thảo, thuyết trình nhưng vui nhất, hạnh phúc nhất với thầy là được trao đổi kinh nghiệm mình học được ở nước ngoài mang về Việt Nam. Không phải khi thành danh thầy mới nghĩ về quê hương mà từ khi đặt chân đến Mỹ, thầy đã mang theo khát khao được cống hiến cho quê hương.
Thầy Nguyễn Xuân Thu trở về Việt Nam lần đầu năm 1997, trong hành trang trở về ngày ấy của thầy còn có một dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục. Nhiều bạn bè bảo thầy không thức thời, cổ hũ vì đang có một sự nghiệp lớn ở Mỹ lại bỏ hết, về Việt Nam làm lại từ đầu. Thầy chỉ mỉm cười: “Đó là mong ước của cả đời tôi. Tôi về Việt Nam không chỉ vì kinh doanh mà hơn hết là tôi lại được “sống” trong môi trường giáo dục tại quê nhà”. Thầy bảo những ngày mới tạo dựng ở Việt Nam, do Chính phủ chưa có nhiều chính sách cho Việt kiều nên thầy không thể làm được nhiều. Lúc đầu thầy phối hợp với Trường Đại học Văn Lang mở Trung tâm Đào tạo quốc tế chuyên dạy các khóa quản trị. Năm 1999, Chính phủ cho phép Việt kiều mở công ty riêng, thầy đã cho ra đời Công ty TNHH Xuân Vinh, chuyên đào tạo nhân lực quản lý. Trong những năm qua công ty của thầy đã đào tạo nhân viên cho nhiều khách sạn lớn như: Equatorial, Movenpic, Sofitel, Carvenlle. Bên cạnh việc đào tạo nhân lực thầy còn mở trường đào tạo Anh ngữ và thành lập Công ty Đầu tư và Phát triển giáo dục Viễn Đông…
Tuy mở trường, mở công ty và điều hành một “ê kíp” thầy cô giáo, nhân viên nhưng thầy vẫn dành nhiều thời gian đứng lớp. Bởi với thầy không có niềm vui nào bằng niềm vui là được làm thầy. Rồi thầy lấy ví dụ: “Không ít học sinh, sinh viên gặp tôi ở đâu đó vẫn cúi đầu chào thầy. Nghe nó ấm lòng lắm, tự hào về nghề giáo ghê lắm! Những niềm vui đó có tiền cũng không mua được”. Ngoài những công việc đó ra, thầy còn tham gia tư vấn miễn phí cho học sinh, sinh viên kỹ năng kiếm việc làm và xin học bổng. Đến bây giờ trải qua hơn nửa đời người thầy Xuân Thu vẫn khẳng định với nhiều người rằng: “Cả cuộc đời bôn ba, phấn đấu chỉ đổi lấy hai thứ: tiền và tri thức. Tiền để lo cuộc sống và đóng góp cho xã hội; còn tri thức để truyền lại cho thế hệ trẻ sau này”.
Được nói chuyện, trao đổi với thầy, tôi thấy thầy còn nhiều dự định lắm; có những dự định đã được thầy cụ thể hóa thành hành động, nhưng có nhiều dự định còn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Nhìn mái tóc thầy đã có sợi bạc. Tôi thưa, vậy đến bao giờ thì thầy mới có ý định khép lại cuộc hành trình? Thầy cười lớn: “Tôi còn nhiều dự định lắm và trên hết là tâm sức của tôi với giáo dục quê nhà. Chắc có lẽ khi chết tôi mới có thể dừng lại cuộc hành trình mang tâm huyết của cả đời mình”.
Văn Mạnh
Theo Giáo dục Online
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.