logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 29/05/2012 lúc 08:47:58(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Ba tờ báo lớn ở Việt Nam công khai chỉ trích nhau vì định nghĩa thế nào là “báo lá cải” và chạy theo lợi nhuận trong bối cảnh chính quyền tăng kiểm soát chung với báo chí.
UserPostedImage
Tranh cãi bắt đầu khi báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh chạy loạt bài phê phán một vài tờ báo có những phụ trương “câu khách, không phù hợp thuần phong mỹ tục”.
Ngay lập tức, báo Đời sống & Pháp luật, một đối tượng bị chê bai, phản kích lại với ngôn ngữ nặng nề không kém.

Cả ba tờ đều trích dẫn những nhân vật có vai vế trong làng báo và chính trường để tăng sức mạnh cho mình.

‘Thảm họa’
Trong ngày 28/5, hai tờ báo có trụ sở ở TP. HCM, Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) và Phụ nữ TP. HCM, đồng loạt đăng bài kêu gọi siết chặt quản lý trước tình trạng “một số cơ quan báo chí chạy theo lợi nhuận, sinh sôi, nảy nở ‘báo lá cải’”.

Báo SGGP, tiếng nói của Đảng bộ Đảng Cộng sản tại TP. HCM, lưu ‎ý hiện tượng các tờ báo ra mắt phụ trương “sa đà vào phản ánh ‘tư, tình, tội’ với văn phong giật gân, câu khách”.

Bài này dẫn lời ông Bùi Huy Lan, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Cục Báo chí - Bộ Thông tin – Truyền thông), rằng “một số cơ quan báo chí, nhà báo đã chạy theo lợi nhuận mà đánh tráo giá trị”.

Cũng trong bài, ông Nguyễn Văn Khanh, Trưởng phòng Báo chí - Xuất bản thuộc Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM, tỏ ‎ý không hài lòng với Bộ.

“Sở cũng đã có văn bản gửi Bộ Thông tin - Truyền thông kiến nghị xử lý, gửi trực tiếp tới các cơ quan báo chí có ấn phẩm vi phạm yêu cầu kiểm tra, báo cáo nhưng kết quả… vẫn như cũ,” ông Khanh được dẫn lời.

Tờ báo vẫn được xem là thuộc dòng báo của Đảng than phiền:
“Trong khi các cơ quan báo chí phải phát huy giá trị xã hội trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thì các ‘báo lá cải’ lại thỏa sức ‘câu’ bạn đọc bằng các thông tin trơ trẽn về tư, tình, tiền, tù tội, vi phạm nhiều quy định của Luật Báo chí nhưng không thấy cơ quan quản lý báo chí xử lý.”

Cùng ngày, báo Phụ nữ TP. HCM kêu than tình trạng “chỉ đua nhau biến trang báo ‘càng lá cải càng tốt’ để câu khách, bất chấp tính định hướng dư luận và giáo dục của báo chí, bỏ qua thuần phong mỹ tục Việt Nam”.

Khác với báo SGGP chỉ viết tắt các ấn phẩm, báo Phụ nữ TP. HCM nêu đích danh một loạt các tờ báo, trang mạng bị cho là “đang tạo nên mối lo ngại lớn cho toàn xã hội”.
UserPostedImage
Vụ án giết người của thanh niên Lê Văn Luyện được báo Việt Nam khai thác triệt để
Chiêu ‘bôi bẩn’
Chừng 24 tiếng sau, tờ Đời sống và Pháp luật (ĐS&PL) vốn bị SGGP gán nhãn “hãi hùng nhất trong việc ‘trồng cải’”, phản công, nói họ đã gặp trò 'cạnh tranh bôi bẩn'.

Như để chứng tỏ ấn phẩm của họ là 'chân chính', tờ báo này, trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam, công kích lại thông qua hai phụ trương bị hai tờ kia xem là 'trơ trẽn, thô tục'.

Một loạt quan chức, đương nhiệm hay đã về hưu, được Người đưa tin (báo điện tử của ĐS&PL) dẫn lời, khen ngợi giá trị tờ báo.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, cảm thấy 'bị xúc phạm' khi ĐS&PL bị khinh rẻ là tờ báo 'trơ trẽn'.

Còn ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội, khen tờ này đã 'phân tích sâu' vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, và “không đồng tình với chuyện báo này chê báo kia lá cải".

Dường như không kiềm được phẫn nộ, ĐS&PL phê báo Đảng SGGP là “bị người đọc quay lưng, ngoảnh mặt”, còn Phụ nữ TP. HCM “chỉ chạy theo phục vụ các ‘đại gia’ nhiều tiền”.

ĐS&PL nói qua loạt bài phê phán họ, hai tờ báo kia đã thể hiện cách làm báo “lá cải”.

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều than phiền cả trong độc giả và giới quản l‎ý về xu hướng “lá cải hóa” trên báo chí.

Thậm chí trên trang mạng một số tờ báo được xem là có uy tín cũng không hiếm gặp những dạng bài bị xem là “rẻ tiền”.

Nhưng dường như đây là lần đầu tiên các tờ báo nhà nước công khai phê phán nhau với ngôn ngữ nặng nề như vậy.

Có ý kiến cho rằng vụ việc một phần phản ánh sự khó khăn tài chính của nhiều tờ báo hiện nay, vốn cho rằng thị phần của họ bị báo hoặc tin lá cải chiếm lĩnh.

Đây cũng là tâm l‎ý bực bội có thật trong một số nhà báo trước tin giật gân câu khách tràn ngập và chính họ thì bất lực nhìn dạng bài 'Cướp - Giết - Hiếp' chiếm thượng phong trên mặt báo.
Source: BBC
khi  
#2 Đã gửi : 29/05/2012 lúc 08:52:12(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Báo chí Việt Nam ngày càng 'sexy hóa'?
Đang có một loạt tiếng nói lo ngại báo chí Việt Nam ngày càng trở nên 'lá cải' mà lờ đi những bức xúc trong đời sống xã hội hiện nay.
UserPostedImage
Việt Nam có hàng trăm tờ báo, nhưng nhiều người lo ngại về chất lượng báo in và báo mạng hiện nay
Đặc biệt, các nhà bình luận chỉ trích việc ngày càng nhiều tờ báo và trang mạng tìm cách câu khách bằng việc khai thác yếu tố tình dục.

Trong một chuyên đề đặc biệt, tờ Thể thao - Văn hóa đặt câu hỏi cho nhiều nhân vật có tiếng trong nước quanh sự "hở hang" của báo chí hiện nay.

Bà Nguyễn Thế Thanh, từng là Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin TP. HCM, nói: "Các hình ảnh kiểu playboy thế này xuất bản trước đây mấy năm thì có mà phạt tiền không kịp đếm, có khi người phụ trách báo còn bị kỷ luật nữa ấy chứ."

Cũng trên tờ báo này, đạo diễn điện ảnh Lê Hoàng lo ngại về sự nhập nhèm - cả báo tự nhận "nghiêm túc" lẫn "lá cải" đều mạnh tay khai thác yếu tố tình dục.

"Đáng ra những tờ báo, những trang mạng đứng đắn thì phải rất đứng đắn còn những tờ lá cải thì cứ để cho họ lá cải vì có ngăn cũng khó ngăn được."

"Sau khi khoanh vùng như thế mới có thể giáo dục lớp trẻ một cách cụ thể, cho họ biết đâu là những giới hạn mà họ sẽ vượt qua và đâu là rào cản về đạo đức," vị đạo diễn nhận xét.

Đạo đức báo chí
Nhiều người đi xa hơn, cho rằng truyền thông đang bỏ quên trách nhiệm xã hội khi mà hiện trạng đạo đức ở Việt Nam bị nhiều người xem là ngày càng tụt dốc.

Hồi đầu năm nay, trang mạng lacai.org được một người giấu tên lập ra, chuyên điểm những tin có thể xem là "nhảm" nhưng được khai thác mạnh trên báo trong nước hiện nay.

Trả lời BBC, người quản lý trang này nói mục đích của trang web là "thay đổi nhận thức của người đọc báo về chất lượng và mục đích của báo chí."

Người quản lý trang này hy vọng truyền thông trong nước "tập trung hơn về những vấn đề cốt lõi (chính trị, xã hội, văn hóa lành mạnh) và cần coi trọng đạo đức báo chí."

Nhiều người làm báo dường như đang buồn cho nghề của mình, như thể hiện qua một bài châm biếm của tác giả Quỳnh Tun trên báo Phụ Nữ TP. HCM.
"Thôi thì, bao nhiêu ảo vọng về “quyền lực thứ 4”- như trong trường các thầy cô (không bao giờ làm báo) dạy mình, giờ quyết xếp lại. Mình đi trồng cải cho lành!" nhà báo này tự diễu.

Trong khi đó, ở một bài viết gây chú ý tuần này có tựa "Sexy tất cả, trừ lòng yêu nước!", nhà văn Thùy Linh nhận xét cay đắng rằng báo chí trong nước hiện có thể "phơi bày tất cả, trừ sự thật".

Tác giả viết: "Nếu có cô gái đẹp nào đã dám khỏa thân vì môi trường (hay vì gì gì đó) thì xin hãy một lần sexy lòng yêu nước để người dân được một lần ngưỡng mộ?"

"Xin tất cả mọi người hãy sexy lòng yêu nước và sự tử tế, còn những gì thuộc về riêng tư xin hãy kín đáo, lựa lời…"

"Đừng để các bạn trẻ chỉ thấy sự phồn hoa, phù phiếm mà quên đi hơi thở nặng nhọc của người dân và đời sống nghèo nàn, cực khổ của bao kiếp người đang vật lộn mưu sinh, trong đó có thể là cha mẹ họ," nhà văn Thùy Linh viết.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lại phân biệt hiện nay có hai làng báo: "'Làm báo nói láo ăn tiền' và 'làm báo nói thật ăn đòn' nghe thật chua xót, nhưng đó lại cũng là một sự thật song hành đang hiện diện."

Ý ông muốn nhắc đến sự lớn mạnh của những "nhà báo - blogger" trong nước, mà theo ông là "lực lượng tự phát có thể làm thay đổi sự già nua của báo chí quan phương".

Chính lực lượng này đã tường thuật khá đầy đủ các sự kiện chính trị lớn, ví dụ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam mới đây, trong khi hầu hết báo chí chính thức đều im lặng hay viết sơ sài.

Một số ý kiến gửi về Diễn đàn BBC liên quan đến chủ đề tranh chấp biển đảo và quan hệ Việt - Trung:

Hạnh, Hà Nội:

Chúng tôi buồn với nhiều tờ báo mạng: nào là cô A lộ hàng, anh B khoe cơ bắp, cô B ngực khủng...những điều đó đang" kích dục" cả XH chưa đủ kỹ năng, đủ sức để đề phòng, những đứa trẻ tưởng đó là điều chính thống, chúng ăn nói xô bồ, nhìn người phụ nữ chỉ bấy nhiêu thôi. Tất cả những điều đó xuất phát từ việc nghèo tri thức của các nhà báo. Sự thiếu tự do báo chí, các nhà báo thấy mình không cần cố gắng. Nói suy nghĩ thật của mình bị cấm, moi móc người khác, công khai nói bẩn thì được phép.
Source: BBC
xuong  
#3 Đã gửi : 15/06/2012 lúc 01:19:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có tồn tại báo lá cải ở Việt Nam?
Chính vì sự nhập nhằng ở cả ba mặt: chính trị, người làm báo và công chúng nên dẫn đến sự nhập nhằng trong việc tiếp nhận thông tin.
UserPostedImage
Báo lá cải ‘kiểu Việt Nam’
Vào cuối tháng 5 vừa qua, hai tờ báo lớn tại Việt Nam là Sài Gòn Giải Phóng và Phụ nữ TP.HCM đã đồng loạt đăng bài kêu gọi siết chặt quản lý trước tình trạng “một số cơ quan báo chí chạy theo lợi nhuận, sinh sôi, nảy nở báo lá cải”.

Ngay sau đó, báo Đời sống & Pháp luật, vốn bị Sài Gòn Giải Phóng gắn nhãn “hãi hùng nhất” trong việc “trồng cải”, đã phản kích lại với ngôn ngữ nặng nề không kém.

Sự kiện này đã làm dấy lên những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề ‘báo lá cải’ ở Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn đã phát biểu trên các phương tiện truyền thông Việt Nam rằng: “Ở nước ta không có báo gọi là báo ‘lá cải’. Tất cả cơ quan báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích. Báo nào có sai phạm, đi lệch tôn chỉ, mục đích thì phải xem xét xử lý”.

Còn Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ thì khẳng định: “Chúng ta chưa thể cho báo lá cải tồn tại”.

Thế nhưng, liệu ‘báo lá cải’ có thật sự tồn tại ở Việt Nam?

Anh Đức - Giảng viên Khoa Báo chí Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện đang là nghiên cứu sinh ngành Truyền thông tại Đại học Macquarie ở Sydney, Australia, nhận xét nền báo chí ở Việt Nam trên các văn bản của nhà nước cũng như sách vở giảng dạy ở nhà trường luôn được khẳng định là một nền báo chí cách mạng, vì thế nên không thể chấp nhận sự tồn tại của báo lá cải. Thế nhưng, trên thực tế, báo lá cải đang tồn tại và thậm chí là tồn tại rất khỏe trên rất nhiều tờ báo ở Việt Nam.

“Chúng ta không thừa nhận một điều tất yếu là báo lá cải thật sự tồn tại trong xã hội do sự quan tâm của độc giả, những lý do kinh tế và văn hóa”.

“Xét về khía cạnh kinh tế, báo lá cải nuôi sống một lực lượng đông những người làm báo, kích thích những ngành khác phát triển như quảng cáo, những mặt hàng tiêu dùng được lồng ghép vào những tờ báo như vậy. Còn về văn hóa, mỗi nhóm văn hóa trong xã hội có những cách diễn ngôn về thế giới và xã hội xung quanh theo góc nhìn của họ, do vậy không thể áp đặt góc nhìn của nhóm văn hóa cao (high culture) cho nhóm văn hóa thấp (low culture)”, Anh Đức nói.

Theo Anh Đức, cả báo chí nước ngoài và Việt Nam luôn có một ranh giới mong manh về chuyện báo chí được đưa tin và không được đưa tin tới đâu. Tuy nhiên, về mặt thượng tầng, ở nước ngoài có sự phân biệt rõ ràng vì báo chí của họ phát triển hơn Việt Nam rất nhiều, quan niệm và chế độ xã hội dân chủ cũng khác với Việt Nam nên họ thừa nhận có báo lá cải tồn tại cũng như có 2 hệ thống trong nền báo chí.

Nhu cầu bạn đọc

Về cơ bản, dân trí của Việt Nam là có cải thiện nhưng vẫn thấp so với một số nước khác trên thế giới. Chính vì vậy mà chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa các nhóm đối tượng bạn đọc.

“Những độc giả trí thức và bình dân cùng xem một tờ báo, những tầng lớp trí thức cũng bị ngả nghiêng và say sưa với những tin tức lá cải như thường”, Anh Đức nói.

Trong khi đó, ở phương Tây, ví dụ như ở Úc, có sự phân rõ trong đối tượng khán giả. Những người thích tin thời sự nghiêm túc thì tìm đến các tờ báo chính thống hoặc kênh truyền hình nghiêm túc, còn những người thích xem những tin scandal hoặc có xu hướng lá cải thì cũng có những tờ báo phù hợp. Ngoài ra, tự bản thân những người thích đọc tin tức trí thức cũng nhận thấy những tin tức đó hấp dẫn, do đó báo chí chính thống vẫn tồn tại, phát triển được và thậm chí là tồn tại khỏe.

Tuy nhiên, Anh Đức cho rằng bản thân những người làm báo chính thống ở Việt Nam cũng chưa biết cách khiến những thông tin của mình hấp dẫn với những đối tượng bạn đọc loại tin này.

Khủng hoảng thông tin - lũng đoạn báo chí

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, đã có nhiều năm làm báo chuyên nghiệp, hiện đang là một người viết báo tự do, viết blog, trong cuộc phỏng vấn với Radio Australia đã từng nhận xét về báo chí Việt Nam như sau: “Báo chí tại đất nước này đang giống như một trái bong bóng được thổi căng rồi bóp lại. Phần phì ra của quả bóng giống như báo chí lá cải, khai thác các khía cạnh của đời sống như: tình dục, ma quỷ, tôn giáo, bí ẩn... nở rộ. Đây là điều cấm kỵ đối với văn hóa xã hội chủ nghĩa trước đây. Còn phần về chính trị, xã hội đang bị bót nghẹt lại”.

Anh Đức nhận xét: “Dù gì đi chăng nữa thì chúng ta chưa có một nền báo chí thật sự cởi mở và dân chủ nhằm tạo ra một không gian công để mọi người có thể tiếp xúc, trao đổi với nhau về bất kỳ đề tài nào mà không bị kiểm soát, kiểm duyệt”.

Tuy nhiên, Anh Đức cho rằng có một thực tế là nếu báo chí không được kiểm soát dựa trên những nguyên tắc về mặt đạo đức nghề nghiệp, xã hội thì rất dễ dẫn đến khả năng lũng đoạn của báo chí.

Ở nước ngoài hay Úc, dù có là báo chính thống hay lá cải đi chăng nữa thì vẫn phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt về mặt đạo đức nghề nghiệp. Có thể có những quốc gia không có luật báo chí nhưng vấn đề đạo đức được quy định rất chặt chẽ trong cương lĩnh hoạt động của tổ chức truyền thông, trong đó có những điều khoản như không được khêu gợi những quan hệ tính dục một cách lộ liễu, vi phạm đời tư của người khác hay dựng lên những thông tin không có thật. Phàn nàn của công chúng về thông tin cũng được xem trọng. Đó là chưa kể đến khả năng kiện báo chí để đòi bồi thường khi bị xúc phạm hay thiệt hại. (*)

Nếu tìm thông tin trên mạng mà chỉ toàn thông tin lá cải, ngay cả báo chính thống cũng kèm tin lá cải thì khi đó công chúng không còn sự lựa chọn nào khác.

Ngay cả những độc giả của báo lá cải cũng bị bủa vây bởi những thông tin này. Ban đầu thì họ thấy hấp dẫn, nhưng về tác động lâu dài thì họ sẽ không có khả năng thoát khỏi những thông tin đó và nhìn nhận những câu chuyện khác ngoài cướp, hiếp, giết, hết chuyện vụ án này đến vụ án kia với mức độ ngày càng leo thang.

Đối với những người bị lệ thuộc nặng nề vào những thông tin loại này thì theo Anh Đức, nó sẽ “tước đoạt cách nhìn về xã hội, thế giới xung quanh một cách hài hòa và bình thản hơn”.

“Khi đó, bức tranh chung của xã hội như nhiều người lo ngại sẽ bị méo mó đi. Truyền thông bị lũng đoạn sẽ làm méo mó hiện trạng của đời sống. Và sự nhập nhằng càng khiến báo chí có nguy cơ bị lũng đoạn”, Anh Đức kết luận.
Source: ABC Australia
xuong  
#4 Đã gửi : 19/06/2012 lúc 11:04:47(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Làm báo thời thổ tả
- Liệu bài có được đăng không?

- Không biết… nhưng hy vọng là ổn. Anh TBT đã bảo là “có gì sẽ trao đổi với phóng viên trực tiếp trong ngày hôm nay”. Tinh thần chỉ là sửa bớt những chỗ quá cụ thể, còn thì sẽ đăng và phải đăng.

- Ái chà chà. Thế cơ à?

- Vì ảnh bảo, có những lúc, nếu chúng ta không nói, sẽ là có tội. Sau này về già, còn mặt mũi nào nhìn con cháu mà chém gió: “Ngày xưa ông làm báo thế đấy!”.

- Quá chuẩn! Thế mới là TBT chứ! Sao anh “tổng” nhà tôi không được như thế?

- Há há, lêu lêu…

- Sướng nhỉ? Đang nghĩ là nếu bài được đăng, bà con bên Văn Giang sẽ mừng lắm đây. Nhớ mua lấy mấy chục tờ mang về biếu bà con.

- Ấy, đừng vội mừng sớm… Nói thế chứ vẫn lo lắm. Đã đăng đâu, mới là “sẽ đăng” thôi. Mà đưa một bài lên, bị thổi còi ngay chẳng hạn, là xong…

*
“Ngày xưa ông làm báo thế đấy!”.

Mô típ “chúng ta nói gì với con cháu chúng ta” hẳn là đã được sử dụng nhiều trong văn học, sách báo, phim ảnh. Như nhà văn Phan Tứ (1930-1995) viết trong tiểu thuyết nổi tiếng “Mẫn và tôi” về tình yêu thời chiến tranh: “Bầy cháu nội ngoại sẽ nghe tôi kể: “Ông gặp bà giữa hồi núi sụp rầm rầm, nước dâng như chưa hề ghi trong sử sách…”. Chúng cười khì, tưởng tôi mượn chuyện thời vua Hùng. (…) Đành vậy, lớn lên chúng sẽ biết, sẽ nhớ. Tôi phải giúp chúng nhớ. Đừng để những bông hoa mai sau tự rứt mình ra khỏi cây vì không muốn dính dáng với bầy rễ cắm vào bùn”.

“Đánh Chu Lai, chắc Mẫn lại kẹp cácbin đưa các anh đặc công lội trắng đêm trên cát và đời nào em tôi chịu vắng bóng trong đợt pháo hoa cuối cùng. Tôi chia lửa cho Mẫn là phải, riêng tây gì đâu. Phải không em, Mẫn, dù anh đi khắp chân trời góc biển, mỗi lần ra trận chúng mình lại gặp nhau; có phải lúc này em đang quấn quít bên anh, em gần đến nỗi anh chỉ đẩy ngón tay đặt nên tim là nghe ngay tiếng người thương rủ rỉ trong tai, kể rằng quê ta thắng Mỹ rất ngon, và hai đứa mình là bông bạc vẫy hai ngón giữa dòng?”.

Nghe nhà văn viết những dòng thủ thỉ, thấy tình yêu của hai nhân vật chính – Mẫn và Thiêm – sao mà đẹp đến lý tưởng. Đúng là cuốn tiểu thuyết “một thời khuấy động hàng triệu con tim”, cũng chẳng khác gì “những nhạc phẩm lừng danh của Trịnh Công Sơn”, “đầy phẫn nộ, khát khao cho một niềm hy vọng chung của cả dân tộc”… (*)

Lũ nhà báo bây giờ sau này kể lại cho con cháu nghe chuyện làm báo của mình thời nay, sợ rằng không được đẹp như thế. Nó thảm hại hơn nhiều, lố bịch hơn nhiều, hèn nhát hơn nhiều…

*
Nó là câu chuyện của những nhà báo hễ xuất hiện ở điểm nóng nào là chỉ đi cùng “lực lượng chức năng”, áo nhiều túi, máy ảnh trước ngực, vẻ mặt nghiêm trọng. Cũng là câu chuyện của những phóng viên về Văn Giang lúc xế chiều để chứng kiến một cánh đồng tung tóe, cây cối đổ nát nghiêng ngửa. Dân quê thấy người lạ vào, chẳng ai buồn ngẩng lên, vẫn cắm cúi đào bới, nhặt nhạnh, xúc, đổ đất… Nhưng đến khi thấy “người lạ” lúi húi lấy máy ghi âm, sổ và bút ra, thì họ vây lấy thẫn thờ: “Sao đến giờ nhà báo mới về? Mất rồi. Mất hết rồi!”.

Rồi họ nhất định kéo nhà báo vào nhà, để họ pha trà, mời nước, và nghe họ kể lể chuyện “mất hết rồi”. Hàng xóm lục tục kéo đến, người nào cũng phải xán lại, nhìn, chạm tay vào áo khách một cái, khẩn khoản: “Nếu nhà báo giúp được chúng tôi đòi lại được đất, thì chúng tôi mang ơn nhà báo suốt đời”. Màn đêm buông xuống, trai tráng trong làng rầm rập đưa xe máy hộ tống nhà báo về. Người dân nông thôn bao giờ cũng là vậy, họ có thể khôn ngoan hay thực dụng, nhưng vẫn có cái hồn hậu chất phác – nên không để ý thấy nhà báo đang cúi gằm mặt, lủi thủi rời khỏi hiện trường.

Và từ ấy, ngày nào họ cũng ngong ngóng ra bưu điện huyện, chờ xem có báo nào đưa tin, viết bài “về xã mình” không. Những mảnh báo hiếm hoi nhắc đến vụ việc của làng họ được photocopy ra hàng chục bản, và truyền tay nhau nhiều quá, đã nát ra rồi…

*
Họ không nhìn thấy cảnh nhà báo phóng xe máy rời làng, đầu cúi gằm. Họ cũng không biết đến chuyện, có những lần, nhà báo về làng khi trời vẫn còn chưa tối. Trên đường đi, dưới ánh hoàng hôn, cây lá trong vùng vẫn xanh biếc như thế, triền đê vẫn mườn mượt cỏ, gió vẫn lồng lộng, và nhà báo dở hơi bỗng nghĩ tới lời thề của danh tướng Trần Quốc Tuấn thời xưa: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, quyết không về bến sông này nữa”. Thì chúng cháu cũng vậy, Hưng Đạo Đại Vương ơi! Chúng cháu cũng muốn đứng trên đê, nhìn xuống cánh đồng xanh mượt mà thề: “Chuyến này không đăng được bài, quyết không về chốn này nữa”. Nhưng nói vậy thôi, chúng cháu sao dám gở miệng như thế – vì chúng cháu hiểu, sẽ còn nhiều, rất nhiều những vụ cưỡng chế đất đai, những bạo lực, đổ máu, hận thù, bất mãn… mà nếu còn nghĩ tới chuyện làm báo thì còn phải chứng kiến, và viết. Không ở đây thì cũng ở nơi khác mà thôi.

Những người dân quê chất phác. Họ chẳng biết gì tới sự căng thẳng của ban biên tập, nỗi dằn vặt của phóng viên. Họ cũng chẳng biết đến Internet, cùng những cuộc cãi vã xô xát trên đó, bảo rằng họ tham lam, đã nhận tiền rồi nay thấy ít nên lại đòi tăng, rằng họ bất mãn nên bị bọn phản động lợi dụng, rằng cưỡng chế đất đai là việc không thể tránh khỏi trên con đường phát triển của Việt Nam (chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tóm lại là “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”).

Họ càng không biết tới Hiến pháp, tới bài toán phát triển kinh tế của đất nước – toàn những thứ vĩ mô đến thế. Họ chỉ biết vào cái buổi sáng hôm ấy, hàng chục xe cam nhông, xe tải chở lính, đã “bò như cua” vào thôn làng họ, và , họ bị xô đẩy, dồn ra ngoài cái mảnh đất cho đến rạng sáng vẫn còn là của họ trong tiếng loa oang oang nhắc nhở: “Không phận sự miễn vào”. Không chống lại được thì họ cự lại, phản ứng, họ chửi, khóc, ngồi bệt, rồi lăn cả ra đấy, uất ức như những đứa trẻ bị cướp đồ ăn.

Lúc ấy, ai còn dám lý luận với họ về những vấn đề cao siêu, ví dụ, về sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất?

Nhưng nếu đặt câu hỏi ngược lại, rằng giả sử cuộc cưỡng chế diễn ra căng thẳng và khốc liệt, rồi một nhân viên công vụ bị đánh trọng thương, máu me be bét, lực lượng cưỡng chế buộc phải rút lui trong thất bại, thì có ai vui mừng hả hê với chiến thắng của “phe nhân dân” không? Câu trả lời, với những người làm báo nghiêm túc, sẽ là không. Đơn giản bởi vì người ta ai cũng xương cũng thịt. Ai cũng là tinh cha huyết mẹ mà thành.

Báo chí không thể ủng hộ, cổ vũ bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào. Một điều mà các nhân viên an ninh “ít chữ” rất hay muốn làm rõ là “Anh/chị viết bài vì động cơ gì?”. Họ không hiểu rằng với nhà báo, sự thật là tối thượng, và nếu có thể gọi đấy là “động cơ”, thì nhà báo chỉ có động cơ duy nhất là phản ánh sự thật. Đôi khi, một nhà báo viết hết, phản ánh hết – đúng 100% – những gì một bên đưa ra (ý kiến, bằng chứng…), mà vẫn là không chấp nhận được. Bởi vì như vậy là không đủ khách quan, công bằng: Mọi bên đều phải có cơ hội thể hiện quan điểm như nhau.

Nếu dân sai thì ngay cả có bị dí súng vào đầu bắt viết “vu vạ” cho công an, người làm báo cũng không viết. (Ở đây, phải giới hạn là không phải tất cả các nhà báo đều như nhau, ngoài ra, nhiều khi họ không viết xấu về chính quyền không phải vì tôn trọng sự thật khách quan, mà là vì không đủ bằng chứng, hoặc vì sợ bị trừng trị). Ngược lại, nếu chính quyền sai thì dù có cố đến đâu cũng khó lòng bênh nổi.

Ai đó đã nói về “chiến dịch” đưa tin của báo chí trong và sau các vụ Tiên Lãng, Văn Giang như sau: “Một cuộc vật lộn để được nói sự thật”. Thực tế còn hơn thế nữa: Một cuộc vật lộn để được biết sự thật, để được viết sự thật, và để được khách quan (tất nhiên cũng chỉ dám mong ở mức độ tương đối). Thế mà, cho đến giờ, cái đích ấy vẫn chưa đạt được.

*
37 năm sau ngày thống nhất đất nước. Hơn nửa thế kỷ sau cải cách ruộng đất. 67 năm sau ngày thành lập nước. Sáu thế kỷ sau thời kỳ tích lũy tư bản nguyên thủy ở phương Tây. Bước vào thời đại toàn cầu hóa, hội nhập, ở Việt Nam, vẫn còn diễn ra những cuộc cưỡng chế đất đai nhốn nháo, tiếng la hét chửi bới của dân lẫn trong khói hơi cay và tiếng oàng oàng chói tai của “quả nổ nghiệp vụ”.

Tệ hơn nữa là chuyện ấy lại diễn ra cùng với đây đó những mệnh lệnh (miệng) yêu cầu báo chí “hạn chế đưa tin”, và những cuộc tranh cãi ầm ĩ, đầy ngụy biện, trên mạng, về quan tham, dân gian và bọn báo chí lề phải, blogger lề trái ngu dốt, phản động.

“Ngày xưa ông làm báo thế đấy”.
Source: Nhịp Cầu Thế Giới

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.187 giây.