logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/08/2014 lúc 06:59:35(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Công an, cảnh sát lạm dụng vũ lực (kỳ 1)

UserPostedImage
Một nhóm cảnh sát cơ động đang vây đánh một thanh niên dự biểu tình chống Trung Quốc vào năm ngoái.

Chuyện cảnh sát, nhân viên an ninh lạm dụng khả năng sát thương của mình không phải là chuyện hiếm trong xã hội loài người. Đương nhiên ở Việt Nam chuyện này cũng không phải là hiếm, nếu phải đoán thì lẽ ra còn nhiều hơn vì tình trạng độc đảng độc quyền và độc tài. Mặt khác, dân Việt nghe đến công an là thường sợ phát run, chẳng mấy ai dám cãi dám chống, cho nên công an lẽ ra cũng không có nhiều dịp phải mạnh tay.

Nhưng tin công an hay cảnh sát đánh đập dân chúng thì lại không thiếu. Thậm chí có một bài trên mạng vietbao.vn vào ngày 28 tháng Tám mang tựa đề “Ai giúp người dân chứng minh… đã bị công an đánh?” nói về hiện tượng công an đánh dân “không những không giảm đi mà còn gia tăng về số lượng, biến tướng về hình thức và mức độ ngày càng nghiêm trọng.” Bài này cũng nhắc đến cái khó của người dân “đa số […] đều nghĩ mình thấp cổ bé họng, không thể làm gì được nên đành câm nín. Một số khác mạnh dạn hơn, làm đơn tố cáo công an lên… công an,” và kết luận “cần có bên thứ ba độc lập” để kiểm tra, xác minh những vụ việc mâu thuẫn giữa người dân và công an để tránh “một vòng tròn khép kín, từ nơi xảy ra vụ việc, đến nơi điều tra, kiểm định thương tích, truy tố và xét xử… đều có mối liên quan hữu cơ với cơ quan công an.”

Có thể nhìn những tin này như tia hy vọng lấp lóe rằng báo chí Việt, tuy chính thức vẫn là quốc doanh, đang thầm lặng nới rộng tự do ngôn luận của mình. Hoặc cũng có thể xem những tin này là những miếng mồi nhỏ nhoi, vài ví dụ trong muôn ngàn trường hợp, được đưa ra để mỵ dân chúng rằng báo chí quốc doanh cũng có tự do ngôn luận như người ta (người ta này không phải ở Việt Nam).

Cần nói thêm là trong vài năm gần đây đã có vụ xử công an dùng nhục hình với nghi phạm như vụ 5 công an tra tấn nghi phạm đến chết ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vào tháng năm 2012. Vụ này mãi đến đầu năm nay mới ra tòa sơ thẩm, với những bản án khá nhẹ nhàng từ án treo cho đến án tù 5 năm. Sau khi gia đình nạn nhân kháng cáo và bất bình trong dư luận, tháng Bảy vừa qua, tòa phúc thẩm Phú Yên đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.

Vụ xử này là một vụ hiếm hoi được ánh sáng báo chí và dư luận soi đến, càng hiếm hoi hơn khi được ra trình tòa.

Đa số những vụ khác dù có lên đến báo cũng chỉ đến giai đoạn “công an làm rõ vụ việc” là chìm xuồng không còn thấy tăm tích. Chẳng hạn như một vụ ở Thanh Hóa, nạn nhân chết trong khi bị giam giữ, trưởng công an huyện chỉ cho biết nạn nhân chết do… đột tử. Dù đã cố gắng khiếu kiện và tìm hiểu, cuối cùng gia đình ông cũng đành buông bỏ vì không có cách gì biết được sau khi ông bị bắt giữ đã xảy ra chuyện gì.

Như thế, những vụ đi đến khởi tố thường có những điểm khó bưng bít hơn bình thường, chẳng hạn như nạn nhân bị thương nặng hoặc chết trong khi bị giam giữ, hoặc lôi kéo được chú ý của báo chí và dư luận, và nếu gia đình nạn nhân dám đứng ra kiện cáo. Có tất cả những điều kiện này, cộng thêm cấp trên công an địa phương không đủ “thế” để bưng bít hoàn toàn, thì mới có có phiên tòa, dù phiên tòa chỉ là có lệ chăng nữa. Trong những vụ khác, nếu nạn nhân chỉ bị đánh đập rồi thả cho về nhà, nếu bị thương hoặc chết do hậu quả của đánh đập thì dù gia đình có muốn kiện cáo cũng khó tìm được bằng chứng không chối cãi được như trường hợp trên.

Điển hình cho loại “khó tố cáo” là vụ một thanh niên phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi từ công an phường trở về ở tỉnh Bình Dương. Vụ này xảy ra vào tháng Hai vừa qua, và tuy các nạn nhân có báo cáo thương tích của bệnh viện, ông trưởng công an phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, nói đã có mặt tại cơ quan trong lúc việc xảy ra, và khẳng định không có chuyện công an phường đánh người. Hai công an phường trực tiếp làm việc với nạn nhân thì bảo không biết tại sao trên người nạn nhân có nhiều thương tích.

Nạn công an lạm quyền lạm vũ lực còn chưa giải quyết nổi, Bộ Công An mới đây lại ra dự thảo trao thêm quyền cho công an xã, phường thực hiện điều tra sơ khởi những vụ mâu thuẫn giữa dân và công an, vì theo ông Trương Quốc Hưng (Vụ Pháp Chế - Bộ Công An): “công an xã, phường… là nơi gần dân nhất, sát dân nhất nên giao cho họ một số nhiệm vụ điều tra cơ bản trên là điều nên làm.”

Đề nghị này đã khiến người dân khá hoảng sợ, theo một bài của vietbao.vn. Bài này cũng nêu ra hai lý do tại sao dự thảo này là không nên. Thứ nhất, việc bảo mật thông tin ban đầu là vô cùng quan trọng. Việc này công an xã khó đáp ứng được và sẽ có nhiều tiêu cực phát sinh như “tuồn” thông tin ra ngoài, bao che tội phạm… gây khó cho điều tra sau này. Thứ hai, quyền lực của “quan xã” càng cao bao nhiêu thì việc quản lý càng gặp khó khăn bấy nhiêu. Sự thảo này mà thành sự thật, thì lại càng có thêm nhiều những vụ thương vong, đột tử ở trụ sở công an, và nơi ấy sẽ thành “dễ đến, khó về” hơn nữa.
Nguyễn Phương
phai  
#2 Đã gửi : 28/08/2014 lúc 07:03:15(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Công an, cảnh sát lạm dụng vũ lực - kỳ 2
Công an là trùm an ninh từ cấp phường xã trở lên, quyền độc nhất vô nhị, dễ mắc bệnh lạm quyền và lạm dụng vũ lực. Nhưng ở Việt Nam đến cảnh sát giao thông cũng muốn ra oai bằng vũ lực. Chuyện cảnh sát giao thông (CSGT) đánh đập dân xuất hiện trên báo và trên mạng như chuyện “thường ngày ở huyện”. Mới đây, CSGT còn bị tố đạp người đi xe máy trong khi truy đuổi khiến tài xế ngã xuống đường và chết vì chấn thương não. Tuy điều tra của cảnh sát sau đó đã thu thập được nhiều lời khai của nhân chứng rằng tài xế xe máy bị truy đuổi đã tự gây tai nạn, bao gồm lời khai của một người bạn của nạn nhân đang đi cùng xe, những lời khai ấy là sự thực hay chỉ là không dám nói thực còn cần phải được xét lại.

Cho đến nay, dường như chưa có CSGT nào bị khởi tố về những vụ đánh người hoặc gây tử vong. Tuy thế, có lẽ vì tiếng CSGT ít oai hơn công an nên cảnh sát giao thông cũng có thể bị hành hung, bị xe đâm. Mặt khác, CSGT Việt dùng dùi cui cũng đã “vô tình” đập chết nhiều người. Giờ đây CSGT lại cũng mang súng, dẫn đến những vụ nổ súng ngoài đường phố và thậm chí nổ súng bắn lẫn nhau như vụ đại úy CSGT bắn thượng úy CSGT chết ở Suối Tre, tỉnh Đồng Nai, vào năm ngoái. Nguyên nhân chỉ là chuyện “dám” gọi nhau bằng “thằng”, bằng “mày”, hơn thua vài tiếng là đấm đá bắn nhau rồi. Vụ này cũng khó thể bưng bít giải biện, nên tỉnh Đồng Nai đành phải khởi tố.

Khác với những việc hành hung dân của công an thường xảy ra trong những tòa nhà nên có ít nhân chứng, hành vi của CSGT lồ lộ ngoài đường phố rất dễ đưa vào những đoạn phim thu từ những điện thoại đa năng và tải lên YouTube cho thiên hạ xem. Chẳng hạn như vụ một thiếu tá CSGT say rượu đôi co với dân, hành hung dân rồi rút súng dọa bắn ở tỉnh Lạng Sơn. Nhưng đấy lại là một ngôi sao trong ngành, “luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được lãnh đạo và anh em tin tưởng, yêu mến [...] đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” năm 2013 (vietq.vn)? Đã đến chức tá mà còn uống rượu trong giờ làm việc, không thi hành nhiệm vụ đúng quy luật, nhưng xem ra chỉ cần một tờ kiểm điểm và vài câu hối hận là đã xong nợ trần ai, một lúc xui xẻo bị quay phim. Khó có thể tưởng tượng đây là lần duy nhất hoặc hiếm hoi ông tá CSGT này say xỉn trong khi làm việc. Cũng khó tin đây là lần duy nhất hoặc hiếm hoi ông hành hung dân và khoe súng đạn.

Ít ra đoạn phim này có thể khiến một ông tá CSGT phải xin lỗi. Nhiều đoạn phim khác cũng chiếu cảnh CSGT “khống chế” nghi phạm đến thương tích hoặc truy đuổi đến thiệt mạng đã được cán bộ cấp trên khẳng định lý giải kiểu: CSGT không hề đánh dân, nghi phạm đột tử không rõ lý do, hoặc như trong một vụ vào tháng 6 vừa rồi ở quận Tân Bình, TP HCM, nạn nhân bị giữ xe vì nồng độ rượu cao quá mức quy định, rồi bị hai người mặc thường phục đánh, sau đó nạn nhân chết trong bệnh viện tuy đã qua ca mổ vì bị bể ruột. Vụ này chỉ kéo được vài ngày đến khi phó chánh văn phòng Công An Sài Gòn tuyên bố “Chưa có dấu hiệu về quan hệ nhân quả giữa sự kiện ông Chín bị xử phạt vi phạm giao thông và bị chết sau cấp cứu cho dù là do bị đánh” (tuoitre.vn). Tức là bị phạt là việc hoàn toàn riêng rẽ với chuyện người bị phạt bị đánh ngay gần chốt CSGT. Hơn thế, ngài phó chánh văn phòng Công An còn suy diễn rằng lời tường thuật của nạn nhân là thiếu nhất quán (diễn dịch: không đúng), có thể do say rượu. Ngay sau đó, công an lại báo tin một trong hai hung thủ trong vụ đã ra đầu thú.

Vụ này từa tựa giống một vụ xảy ra ở quận Tân Phú, TP HCM vào tháng 4 năm 2013. Một người đàn ông sau khi bị giữ xe và cãi vã với CSGT đã bị hai người chặn đánh đến tử vong gần chốt CSGT. Một tuần sau đó thì hai hung thủ ra đầu thú.

Chuyện ra đầu thú này cũng rất thú vị, vì cả trong 2 trường hợp không có thông tin cho thấy nhân chứng biết cách nhận diện hung thủ. Hai tên hung bạo dám đánh người đến bể ruột và tử vong lại nhát đến mức sợ quá phải đầu thú sao? Trong cả hai trường hợp CSGT đều nói chắc không biết gì về người hành hung, trong trường hợp thứ nhì CSGT còn nói hoàn toàn không hay biết nạn nhân bị đánh.

Theo một phóng sự trên trang mạng Pháp luật (plo.vn), “sau một thời gian theo dõi, ngày 28-6-2013, các nhà báo đã trực tiếp quay được cảnh một người đàn ông mặc thường phục luôn “sánh đôi” cùng nhóm CSGT trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Sài Gòn). Người này đã lao vào đánh người vi phạm giao thông mà cảnh sát thổi lại ngay trước mắt nhóm cảnh sát. Đáng nói là nhóm CSGT này chỉ đứng nhìn chứ không có bất cứ hành động can thiệp nào. Sau chừng 2 phút để người này tự do đánh đấm, CSGT mới bước tới nhắc nhở. Không ít người đã bị kẻ “đứng gần” công an dằn mặt. Theo nhiều nhân chứng kể lại, nhân vật này vẫn luôn theo sát nhóm CSGT mỗi ngày, không chỉ ở chốt chặn đường Nguyễn Hữu Cảnh mà còn ra cả đường Nguyễn Thị Minh Khai [...]có thể thấy một hiện tượng chung là có tồn tại một nhóm người “bí ẩn” luôn có mặt trong một số trường hợp người đi đường xảy ra tranh chấp với CSGT [...] Nhóm người ấy phải có động lực, có năng lượng nuôi sống và có mục tiêu rõ ràng, thậm chí là sự bảo vệ mới có thể liều mạng tự biến mình thành kẻ hành hung, thậm chí sát nhân vì những chuyện, trên bề mặt, không hề liên quan đến họ”.

Những vụ lạm dụng bạo lực của CSGT được cho qua dễ dàng như thế, nên khi CSGT bị hành hung thì người dân cũng đứng nhìn thắng thua chứ không ai muốn cản ngăn. Trong một vụ xảy ra ở Thanh Hóa vào tháng 5 vừa qua, một thanh niên đi xe máy bị thổi còi và truy đuổi đã đấm đá CSGT, thậm chí cũng không chịu thôi sau khi CSGT bắn súng chỉ thiên. Chung quanh vụ xô xát là một đám đông dân chúng tò mò đứng xem và quay phim, bao gồm hai bảo vệ của một trung tâm thương mại. Được hỏi tại sao, ai nấy đều trả lời sợ bị đòn thù, vì “công an mà nó đang còn đánh lại huống gì người dân chúng tôi” (vietnamnet.vn). Một kiểu biện giải rất suôn sẻ, khó xác thực và không có lương tâm như kiểu “không có không biết” của CSGT.



Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.