logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 11/09/2014 lúc 06:22:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trao đổi với Danlambao ngay sau khi ra tù, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tỏ ra lạc quan, tin tưởng vào con đường đã chọn. Ông khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi lý tưởng đấu tranh đến cùng.


Lúc 23 giờ đêm ngày 11/9/2014, người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa đã về đến nhà riêng tại 828 Trường Chinh, phường Quán Trữ, Kiến An, Hải Phòng.


Đây là hình ảnh đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Nghĩa sau 6 năm chịu cảnh tù đày nghiệt ngã.


Nhà văn 65 tuổi cho biết, lúc 8h giờ sáng cùng ngày, công an đã áp giải ông vào từ trại giam An Điềm, Quảng Nam đưa về địa phương tại Hải Phòng để "quản chế". Ngoài mức án 6 năm tù giam, ông Nghĩa sẽ tiếp tục bị cấm đi khỏi nơi cư trú trong thời gian 3 năm.


Trên suốt quãng đường áp giải hơn 1000 cây số, ông Nghĩa không được cho ăn uống tử tế. Khi về đến Hải Phòng, mặc dù trời đã tối mịt nhưng ông tiếp tục bị đưa đến trụ sở UBND quận để làm việc.


Khi về đến nhà đã là 23 giờ khuya, ông Nghĩa chỉ kịp ăn tối và uống thuốc, sau đó dành thời gian tiếp chuyện bạn bè, trả lời phỏng vấn báo đài.


Không ai 'quản chế' được tự do

Được biết, sau 6 năm tù đày khắc nghiệt, sức khỏe của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã suy yếu đi rất nhiều.


Khi còn bị giam giữ tại trại giam An Điềm, ông bị chứng đau nửa mặt kéo dài, bác sĩ trại giam cho rằng ông bị đau răng. Mặc dù đã nhiều lần yêu cầu được đưa đi khám chữa đúng cách nhưng phía trại giam cố tình tỏ ra chây lỳ.


Phải đến khi đấu tranh quyết liệt thì nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa mới được đưa đi đến bệnh viện đa khoa Quảng Nam chữa trị. Sau khi nhổ hết 3 chiếc răng những vẫn không khỏi, ông Nghĩa mới được bác sĩ thông báo rằng ông bị chứng đau dây thần kinh số V.


Dự kiến trong thời gian gần nhất, gia đình sẽ sắp xếp đưa ông Nghĩa đi khám và điều trị đúng chuyên khoa.


Trước đó, viện lý do giúp ông Nghĩa ‘tái hòa nhập cộng đồng’, phía CA có yêu cầu ông ký vào một bản cam kết chấp hành án quản chế, nhưng cũng đã bị từ chối.


Về bản án quản chế 3 năm tại địa phương, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khẳng định: Không ai có thể ‘quản chế’ một nhà văn có tâm hồn tự do!



Sự trở về trong chiến thắng của người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa chắc chắn sẽ là nguồn khích lệ lớn đối với Phong trào Dân chủ Việt Nam.


Không chỉ là một nhà văn, ông Nghĩa còn là một người đấu tranh tiên phong luôn đi đầu trong các hoạt động xuống đường tại Việt Nam.


Thậm chí, trong thời gian ở tù, ông Nghĩa vấn tiếp tục đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng, bất chấp những hành vi trả thù hèn hạ của công an trại giam.


Trao đổi với Danlambao ngay sau khi ra tù, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa tỏ ra lạc quan, tin tưởng vào con đường đã chọn. Ông khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi lý tưởng đấu tranh đến cùng.


Qua Danlambao, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa muốn gửi tặng tất cả bạn đọc bài thơ vừa được sáng tác trước khi ra tù một ngày:


An Điềm không lều cỏ
Vách tường không kiếm cung
Tảng đá không rồng cuốn
Hạc, phượng không ghé thăm.


Nói tám, chín tiếng Tây
Đọc dăm ba sách Thánh
Nửa đêm dậy vỗ gối
Làm sao thành tôi trung?


Giận khuôn mặt chữ điền
Giận vai u thịt bắp
Giận tả thê nhi hữu
May mà không cháy bùng


Bỗng một chiều tháng sáu (*)
Lòng như đàn đứt dây
Anh hùng nào nghe lén?


Tiếc thua kém người xưa
Lo ngắn tài, sức yếu
Nhưng mà có sao đâu!
Ngày mai ta xuống núi!


(An Điềm trước ngày ra tù.)


(*) Tháng 6/2014, thời điểm luật sư Lê Quốc Quân bị chuyển đến trại giam An Điềm và bị giam chung với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.
UserPostedImage

Chia sẻ cảm nghĩ về sự trở về của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên thành viên MLBVN viết:


Sáu năm trước, anh em - chú cháu tôi, cả thảy gần chục con người đã lần lượt bị bắt giam vào đúng cái “ngày khủng bố” ngày 11 tháng 9.


Hôm nay, chú Nguyễn Xuân Nghĩa - người cuối cùng cũng là người cao tuổi nhất mới được trở về. Sự trở về không phải để bắt đầu một cuộc sống tự do, mà để mở đầu cho những năm tháng bị cầm tù tại ngôi nhà của mình. Chúng tôi, những người tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đều phải chịu hình thức cầm tù như thế.


Hôm nay chỉ có mình tôi khóc. Chú không khóc khi nói chuyện điên thoại với tôi. Chú cười, vỗ về: “Được rồi. được rồi. Chú biết rồi. Mọi sự qua rồi cháu ạ”. Nếu ở gần chắc chú đã xoa đầu tôi như hồi hai chú cháu còn chưa bị bắt.


Lần chú khóc sau cùng với tôi, theo trí nhớ có lẽ là lần tôi bị hành hung trên đường từ nhà chú trở về. Đó là vào tháng 6 năm 2008, sau khi chúng tôi viết đơn khởi kiện UBND Tp Hà Nội vì không cho biểu tình theo luật định.


Người tù chú mới ra tù đã gặp người tù cháu, lại nói về những người tù khác. Chú nói về khí phách của họ, nhất là về anh Điếu Cày và anh Lê Quốc Quân. Giọng nói chú trở nên gấp gáp hơn khi nhắc đến những câu chuyện như thế.


Tối nay tôi đi ngủ, lòng bình an vì biết Hải Phòng giờ đây tôi đã có chú Nghĩa để cùng tôi tiếp tục đồng hành con đường đã phải bị dở dang vào cái ngày khủng bố 9/11 năm 2008 ấy, cũng tại thành phố cảng này.


Danlambao
phai  
#2 Đã gửi : 11/09/2014 lúc 06:24:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi biết ơn họ

6 năm trước, chỉ một biểu ngữ với nội dung như trên đã khiến nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cùng 5 người bạn bị kết án tổng cộng 22 năm tù.


Cùng thời điểm đó, Phạm Thanh Nghiên bị kết án 4 năm tù giam chỉ vì treo tấm biểu ngữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” trong nhà.


Hai sự kiện trên để nhắc lại rằng, Phong trào Dân chủ Việt Nam đã từng bị đàn áp khốc liệt đến mức độ nào trong những ngày đầu còn sơ khai.



Những con người tiên phong tranh đấu ấy, điển hình là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã hiên ngang nhập cuộc, chấp nhận hy sinh cho lý tưởng cao đẹp nhất của cuộc đời. Các hoạt động của ông trở thành niềm hy vọng cho rất nhiều người


Đã có lúc, Phong trào Dân chủ trở nên suy yếu bởi nhà cầm quyền gia tăng đàn áp. Những kẻ luôn trong tư thế ngoài cuộc liền chất vấn: Có hay không cái gọi là ‘Phong trào Dân chủ’ tại Việt Nam?


Tấm biểu ngữ có nội dung “Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo Việt Nam. Dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam. Đa nguyên, đa đảng cho Việt Nam” được nêu trong cáo trạng, trở thành bằng chứng để kết án 6 năm tù đối với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.


6 năm sau, những nội dung trên vẫn còn nguyên giá trị, người dân công khai xuống đường giơ cao những biểu ngữ thậm chí còn mạnh bạo hơn thế.


Ông Nghĩa và những người đấu tranh tiên phong chấp nhận cảnh tù đày nghiệt ngã để minh chứng rằng: Phong Trào Dân Chủ Việt Nam hoàn toàn có thực.


Những nỗ lực ấy đã giúp con đường của Chúng Ta ngắn lại rất nhiều.


Chiến dịch ‘Chúng Tôi Muốn Biết’ của Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã minh chứng điều đó. Hàng trăm người, từ Nam chí Bắc, đủ mọi thành phần, họ công khai giơ cao những biểu ngữ đòi quyền được biết.
Trong số đó, tôi nhận ra có vợ ông Nghĩa là bà Nguyễn Thị Nga - người phụ nữ suốt 6 năm qua đã luôn âm thầm sát cánh bên chồng.


Vượt lên những đau thương tủi nhục, người phụ nữ ấy đã phải lo gánh vác gia đình, vừa lo chuyện thăm nuôi và cũng lên tiếng đấu tranh cho chồng.


Con đường của Chúng Ta ngắn đi rất nhiều cũng nhờ những người phụ nữ như thế.


“Ta bay song song qua ba năm dằng dặc thiếu nhau lần thứ nhất
Rồi rẽ qua sáu năm tù ngục lần này...
Qua tiếng thì thầm “Lâu lắm, đừng chờ” mà ta bỏ lại.
...để tìm hạnh phúc”
(Bài thơ gửi vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa)


Tôi biết ơn họ, những người đấu tranh tiên phong trong Phong trào Dân chủ Việt Nam.


Tôi biết ơn gia đình họ, những người đã luôn âm thần sát cánh cạnh người thân trong những năm tháng tù đày khắc nghiệt.


Tôi biết ơn những nỗ lực của họ đã giúp tôi vượt qua nỗi sợ. Và, mỗi khi có thêm một người bớt sợ thì con đường của Chúng Ta cũng ngắn đi thêm rất nhiều.


Trọng
xuong  
#3 Đã gửi : 14/09/2014 lúc 09:55:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vẫn thấy bị oan dù đã ra tù

UserPostedImage
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị hết án tù hôm 08/10/2009 tại tòa án Hải Phòng. AFP

Hai tù nhân chính trị vừa mãn hạn tù trong mấy ngày qua là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và blogger- nhà văn Phạm Viết Đào. Dù bị bắt và kết án tù do những bài viết cũng như hoạt động của bản thân, nhưng cả hai đều cho rằng họ không làm gì sai trái và chuyện bắt giam và bỏ tù họ như thế không thể buộc họ thay đổi chính kiến.

Phạt tù vô lý
Tròn sáu năm tù đối với nhà văn bất đồng chính kiến Nguyễn Xuân Nghĩa và đúng 15 tháng tù giam đối với blogger- nhà văn Phạm Viết Đào.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đi tù chỉ vì ông công khai bày tỏ chính kiến của bản thân thông qua những bài viết và những việc làm như tham gia Khối 8406, một tổ chức chính trị đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do tôn giáo cho người dân Việt Nam.

Vào tháng 8 năm 2008 ông đã cùng những bạn đồng chí hướng treo khẩu hiệu với ba điểm ‘bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo của Việt Nam; dân chủ nhân quyền cho người dân nước Việt và phải có đa nguyên đa đảng.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa còn cùng với người khác tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Việt Nam. Ông đã bị bắt vào ngày 11 tháng 9 năm 2008 và bị kết án tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ luật hình sự của Việt Nam.

Còn nhà văn Phạm Viết Đào, người lập trang blog chuyên về Thế sự- Văn Chương- Tâm linh, bị bắt vào ngày 13 tháng 6 năm 2013 và sau đó bị kết án theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam là ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân’.

Sau khi mãn hạn tù 15 tháng, ông Phạm Viết Đào cho biết trong số 91 bài viết mà cơ quan chức năng nêu ra để cáo buộc ông, hầu hết là những bài mà ông lấy từ các nguồn khác, chỉ có ba bài ông viết để góp ý với Nhà nước. Một vấn đề ông góp ý là sửa đổi Hiến pháp theo như kêu gọi được chính lãnh đạo chính quyền đề ra. Có một số góp ý của ông đã được thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi; thế nhưng ông vẫn bị ghép tội và bị tù mà ông cho là quá nặng.

Một nhà văn mà không viết thì không còn là nhà văn nữa. Một nhà văn mà viết ra không đúng sự thật thì không còn là một nhà văn. Tôi đã làm văn 30 nay và tôi chưa bao giờ là một nhà văn ‘cung đình’.
- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

Ông Phạm Viết Đào nói với Đài RFA sau khi ra tù được hơn một ngày như sau:

Ra tòa tôi nói rằng những bài mà tôi lấy lại ở các trang khác, lỗi là ở FPT. Trong khi đó FPT lại tố cáo tôi, tôi thấy buồn cười. Họ bắt tôi theo tố cáo của FPT. Tôi nói rằng FPT cũng giống như một cái siêu thị thông tin, tôi chỉ là một khách hàng mua vé vào siêu thị đó. Hằng tháng tôi phải trả cho FPT hơn 400 ngàn đồng để tôi dựng một ‘cái lều’ trong đó và lấy một số hàng đưa vào. Ví dụ tôi lấy một số bài của RFA, của BBC đưa vào trang của tôi là tôi lấy từ kho của FPT, chứ tôi có tự lên trời lấy được đâu. Vậy thì, nếu có tội là phải FPT chứ sao lại bắt bỏ tù tôi là làm sao? Thế nhưng họ vẫn không nghe; và căn cứ trên Luật thì họ chỉ xử mình từ 6 đến 9 tháng là cùng; nhưng khi ra tòa họ xử tôi 15 tháng, đẩy từ khoản 1 lên khoản 2.

Là một tù nhân chính trị, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết ông phải trải qua bốn nhà tù trong thời gian sáu năm trời. Dù gia đình, vợ con ông sống tại thành phố Hải Phòng, thế nhưng ông bị đưa đi giam giữ ở Nghệ An và Quảng Nam là nơi xa nhất.

Vì không chịu nhận tội, ông đã bị hai lần biệt giam và một lần bị đánh do đưa thông tin một bạn tù tuyệt thực ra ngoài. Đó là trường hợp của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

Bản thân ông có một số bệnh tật và khi chữa ông không được điều trị theo những phương pháp mới như cắt trĩ. Ông đau thần kinh số 5 lại bị đưa đi nhổ ba chiếc răng tốt.

Nhiệm vụ nhà văn chân chính

UserPostedImage
Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, tại phiên xử ở Toà án nhân dân Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2014. AFP photo

Nhà văn- blogger Phạm Viết Đào cho rằng bản thân là nhà văn nên ông trăn trở trước tình hình đất nước, và việc nêu lên những thực trạng như thế là quyền của người dân, nhất là một nhà văn như bản thân ông. Nhà văn Phạm Viết Đào trình bày:

Tôi đề xuất với các ông ở Bộ Công an rằng tốt nhất các ông có một trang mà cấp thẻ đọc cho khoảng 50-70 người chứ không cần nhiều, và chúng tôi sẽ gửi bài vào đó và khẳng định bài được đọc để tham khảo; chứ chúng tôi chẳng có tham vọng gì cả. Không cần trả tiền cho chúng tôi cũng được; nhưng chúng tôi phải được nói, được viết gửi vào đó những suy nghĩ thực và phải có người đọc.

Bây giờ nếu tôi không làm như thế mà viết gửi cho ông A, ông B, ông C nào đó thì lại nói chúng tôi khiếu kiện, đòi hỏi quyền lợi cá nhân rồi các ông bắt theo cớ chính trị.

Bởi vì không có được những nơi như thế, chúng tôi đành phải lên “trời’, lên mạng để viết lên những suy nghĩ chứ không thể không viết vì để trong bụng như những khối u nặng nề. Người viết văn có những tâm sự, những vấn đề cuộc sống hằng ngày; chứ mình không phải là loại người mà không có cảm giác trước những bất công, những vụ án oan, những cách làm cho người dân khổ; rồi những việc làm của chính quyền hơi lạm quyền… mà chúng tôi la người dân.

Tôi đề xuất với các ông ở Bộ Công an rằng tốt nhất các ông có một trang mà cấp thẻ đọc cho khoảng 50-70 người chứ không cần nhiều... chúng tôi phải được nói, được viết gửi vào đó những suy nghĩ thực...
- Nhà văn Phạm Viết Đào
Trong khi đó nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng suốt ba chục năm trời viết văn, ông chưa bao giờ là một nhà văn ‘cung đình’, tức chỉ nói những điều tốt cho chính quyền. Trong nhà tù ông bị cơ quan chức năng nhiều lần mua chuộc, thế nhưng ông thẳng thừng bác bỏ và cho rằng đó là một sự lố bịch.

Dù sức khỏe không tốt nhưng ông cho biết ngoài thời gian để chữa bệnh, ông vẫn tiếp tục con đường đã chọn. Ông khẳng định:

Một nhà văn mà không viết thì không còn là nhà văn nữa. Một nhà văn mà viết ra không đúng sự thật thì không còn là một nhà văn. Tôi đã làm văn 30 nay và tôi chưa bao giờ là một nhà văn ‘cung đình’.

Tôi có thể làm cùng anh em cho cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền này khi nào tôi còn đủ sức khỏe và đủ minh mẫn. Đó là điều tôi khẳng định.

Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa hiện nay cũng như tiền thân trước đây đều luôn ca ngợi những chiến sĩ cộng sản trong thời kỳ đấu tranh chống Pháp và Mỹ qua những tấm gương được nói là kiên cường không khuất phục dù bị tra tấn, tù đày trong nhà tù.

Bài học đó nay lại được lặp lại nơi những người bất đồng chính kiến, những nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam như trường hợp các cựu tù nhân lương tâm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Đỗ thị Minh Hạnh, cô Phạm Thanh Nghiên, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê thị Công Nhân, ký giả Trương Minh Đức… Thời gian tù tội giúp họ thêm vững mạnh trên con đường tranh đấu cho một Việt Nam phồn thịnh, xã hội công bằng, người dân có quyền sống và mưu cầu hạnh phúc, được nói lên ý kiến của họ…
Theo RFA

Sửa bởi người viết 14/09/2014 lúc 10:05:01(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.