Vẫn thấy bị oan dù đã ra tùNhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa bị hết án tù hôm 08/10/2009 tại tòa án Hải Phòng. AFP
Hai tù nhân chính trị vừa mãn hạn tù trong mấy ngày qua là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và blogger- nhà văn Phạm Viết Đào. Dù bị bắt và kết án tù do những bài viết cũng như hoạt động của bản thân, nhưng cả hai đều cho rằng họ không làm gì sai trái và chuyện bắt giam và bỏ tù họ như thế không thể buộc họ thay đổi chính kiến.
Phạt tù vô lýTròn sáu năm tù đối với nhà văn bất đồng chính kiến Nguyễn Xuân Nghĩa và đúng 15 tháng tù giam đối với blogger- nhà văn Phạm Viết Đào.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đi tù chỉ vì ông công khai bày tỏ chính kiến của bản thân thông qua những bài viết và những việc làm như tham gia Khối 8406, một tổ chức chính trị đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do tôn giáo cho người dân Việt Nam.
Vào tháng 8 năm 2008 ông đã cùng những bạn đồng chí hướng treo khẩu hiệu với ba điểm ‘bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo của Việt Nam; dân chủ nhân quyền cho người dân nước Việt và phải có đa nguyên đa đảng.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa còn cùng với người khác tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Việt Nam. Ông đã bị bắt vào ngày 11 tháng 9 năm 2008 và bị kết án tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ luật hình sự của Việt Nam.
Còn nhà văn Phạm Viết Đào, người lập trang blog chuyên về Thế sự- Văn Chương- Tâm linh, bị bắt vào ngày 13 tháng 6 năm 2013 và sau đó bị kết án theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam là ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân’.
Sau khi mãn hạn tù 15 tháng, ông Phạm Viết Đào cho biết trong số 91 bài viết mà cơ quan chức năng nêu ra để cáo buộc ông, hầu hết là những bài mà ông lấy từ các nguồn khác, chỉ có ba bài ông viết để góp ý với Nhà nước. Một vấn đề ông góp ý là sửa đổi Hiến pháp theo như kêu gọi được chính lãnh đạo chính quyền đề ra. Có một số góp ý của ông đã được thể hiện trong Hiến pháp sửa đổi; thế nhưng ông vẫn bị ghép tội và bị tù mà ông cho là quá nặng.
Một nhà văn mà không viết thì không còn là nhà văn nữa. Một nhà văn mà viết ra không đúng sự thật thì không còn là một nhà văn. Tôi đã làm văn 30 nay và tôi chưa bao giờ là một nhà văn ‘cung đình’.
- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
Ông Phạm Viết Đào nói với Đài RFA sau khi ra tù được hơn một ngày như sau:
Ra tòa tôi nói rằng những bài mà tôi lấy lại ở các trang khác, lỗi là ở FPT. Trong khi đó FPT lại tố cáo tôi, tôi thấy buồn cười. Họ bắt tôi theo tố cáo của FPT. Tôi nói rằng FPT cũng giống như một cái siêu thị thông tin, tôi chỉ là một khách hàng mua vé vào siêu thị đó. Hằng tháng tôi phải trả cho FPT hơn 400 ngàn đồng để tôi dựng một ‘cái lều’ trong đó và lấy một số hàng đưa vào. Ví dụ tôi lấy một số bài của RFA, của BBC đưa vào trang của tôi là tôi lấy từ kho của FPT, chứ tôi có tự lên trời lấy được đâu. Vậy thì, nếu có tội là phải FPT chứ sao lại bắt bỏ tù tôi là làm sao? Thế nhưng họ vẫn không nghe; và căn cứ trên Luật thì họ chỉ xử mình từ 6 đến 9 tháng là cùng; nhưng khi ra tòa họ xử tôi 15 tháng, đẩy từ khoản 1 lên khoản 2.
Là một tù nhân chính trị, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết ông phải trải qua bốn nhà tù trong thời gian sáu năm trời. Dù gia đình, vợ con ông sống tại thành phố Hải Phòng, thế nhưng ông bị đưa đi giam giữ ở Nghệ An và Quảng Nam là nơi xa nhất.
Vì không chịu nhận tội, ông đã bị hai lần biệt giam và một lần bị đánh do đưa thông tin một bạn tù tuyệt thực ra ngoài. Đó là trường hợp của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Bản thân ông có một số bệnh tật và khi chữa ông không được điều trị theo những phương pháp mới như cắt trĩ. Ông đau thần kinh số 5 lại bị đưa đi nhổ ba chiếc răng tốt.
Nhiệm vụ nhà văn chân chínhNhà văn, blogger Phạm Viết Đào, tại phiên xử ở Toà án nhân dân Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2014. AFP photo
Nhà văn- blogger Phạm Viết Đào cho rằng bản thân là nhà văn nên ông trăn trở trước tình hình đất nước, và việc nêu lên những thực trạng như thế là quyền của người dân, nhất là một nhà văn như bản thân ông. Nhà văn Phạm Viết Đào trình bày:
Tôi đề xuất với các ông ở Bộ Công an rằng tốt nhất các ông có một trang mà cấp thẻ đọc cho khoảng 50-70 người chứ không cần nhiều, và chúng tôi sẽ gửi bài vào đó và khẳng định bài được đọc để tham khảo; chứ chúng tôi chẳng có tham vọng gì cả. Không cần trả tiền cho chúng tôi cũng được; nhưng chúng tôi phải được nói, được viết gửi vào đó những suy nghĩ thực và phải có người đọc.
Bây giờ nếu tôi không làm như thế mà viết gửi cho ông A, ông B, ông C nào đó thì lại nói chúng tôi khiếu kiện, đòi hỏi quyền lợi cá nhân rồi các ông bắt theo cớ chính trị.
Bởi vì không có được những nơi như thế, chúng tôi đành phải lên “trời’, lên mạng để viết lên những suy nghĩ chứ không thể không viết vì để trong bụng như những khối u nặng nề. Người viết văn có những tâm sự, những vấn đề cuộc sống hằng ngày; chứ mình không phải là loại người mà không có cảm giác trước những bất công, những vụ án oan, những cách làm cho người dân khổ; rồi những việc làm của chính quyền hơi lạm quyền… mà chúng tôi la người dân.
Tôi đề xuất với các ông ở Bộ Công an rằng tốt nhất các ông có một trang mà cấp thẻ đọc cho khoảng 50-70 người chứ không cần nhiều... chúng tôi phải được nói, được viết gửi vào đó những suy nghĩ thực...
- Nhà văn Phạm Viết Đào
Trong khi đó nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng suốt ba chục năm trời viết văn, ông chưa bao giờ là một nhà văn ‘cung đình’, tức chỉ nói những điều tốt cho chính quyền. Trong nhà tù ông bị cơ quan chức năng nhiều lần mua chuộc, thế nhưng ông thẳng thừng bác bỏ và cho rằng đó là một sự lố bịch.
Dù sức khỏe không tốt nhưng ông cho biết ngoài thời gian để chữa bệnh, ông vẫn tiếp tục con đường đã chọn. Ông khẳng định:
Một nhà văn mà không viết thì không còn là nhà văn nữa. Một nhà văn mà viết ra không đúng sự thật thì không còn là một nhà văn. Tôi đã làm văn 30 nay và tôi chưa bao giờ là một nhà văn ‘cung đình’.
Tôi có thể làm cùng anh em cho cuộc cách mạng dân chủ nhân quyền này khi nào tôi còn đủ sức khỏe và đủ minh mẫn. Đó là điều tôi khẳng định.
Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa hiện nay cũng như tiền thân trước đây đều luôn ca ngợi những chiến sĩ cộng sản trong thời kỳ đấu tranh chống Pháp và Mỹ qua những tấm gương được nói là kiên cường không khuất phục dù bị tra tấn, tù đày trong nhà tù.
Bài học đó nay lại được lặp lại nơi những người bất đồng chính kiến, những nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam như trường hợp các cựu tù nhân lương tâm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Đỗ thị Minh Hạnh, cô Phạm Thanh Nghiên, luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê thị Công Nhân, ký giả Trương Minh Đức… Thời gian tù tội giúp họ thêm vững mạnh trên con đường tranh đấu cho một Việt Nam phồn thịnh, xã hội công bằng, người dân có quyền sống và mưu cầu hạnh phúc, được nói lên ý kiến của họ…
Theo RFA
Sửa bởi người viết 14/09/2014 lúc 10:05:01(UTC)
| Lý do: Chưa rõ