logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/01/2013 lúc 10:12:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phúc trình của Freedom House về tự do thế giới 2013 cho thấy Việt Nam không nằm trong danh sách các quốc gia tồi tệ vì thiếu tự do nhưng vẫn theo đuổi chính sách hà khắc về nhân quyền.

UserPostedImage
AFP photo. Ảnh minh họa về sự thiếu quyền tự do.

Không khoan nhượng đối lậpViệt Nam không nằm trong danh sách những quốc gia hay vùng lãnh thổ thiếu tự do một cách trầm trọng như Bắc Hàn, Syria, Somalia, Sudan, Ả rập Xê Út, Eritra, Turkmenistan, Uzbekistan, Tây Tạng, Tây Sahara, cũng không phải là điểm nóng dễ gây nội chiến như những cuộc nổi dậy dành tự do ở một số nước Trung Đông, nhưng

Việt Nam cũng là một quốc gia thiếu tự do về nhiều mặt trong đó quan trọng nhất là tự do dân sự tức những quyền căn bản của người công dân mà một chính phủ có bổn phận phải tôn trọng và phải bảo vệ.

Đó là lời bà Sara Cook, chuyên gia nghiên cứu Châu Á trong Freedom House, phần phúc trình về Việt Nam.

Theo bà Sara Cook, những gì đã và đang diễn ra ở Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt tính từ lúc Việt Nam gia nhập WTO Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới năm 2007, thì ngoài một vài lãnh vực có vẻ thông thoáng cởi mở hơn, còn lại vẫn là sự tiếp tục của một chính sách không khoan nhượng đối lập, cấm đoán những tiếng nói dân chủ, bắt bớ giam cầm và xét xử một cách bất công những người bất đồng chính kiến.

Bà Sara Cook nhấn mạnh tất cả những hành động ấy khiến Việt Nam bị chỉ trích, lên án là thiếu tự do và không có dân chủ.

Những tiêu cực diễn ra trong năm 2012 mà nổi bật là kiểm soát các nhà hoạt động dân chủ trên Internet, canh chừng, dò la và tìm cách đánh sập các trang mạng xã hội, trong đó có những trang mạng bày tỏ ý kiến về tệ trạng tham nhũng và những hệ lụy phát sinh từ tệ nạn tham ô cửa quyền, sự bao che móc ngoặc giữa những người có quyền thế và các tập đoàn quốc doanh.

Đặc biệt trong đó phải kể đến chuyện Việt Nam luôn tìm mọi cách để đe dọa sách nhiễu các bloggers dám tung những bài viết tố cáo sự thông đồng, tiếp tay giữa vị thủ tướng đương thời với các tập đoàn quốc doanh đã ngốn không biết bao nhiêu công quĩ và tài sản quốc gia do người dân đóng góp.

Về hành động đàn áp các bloggers và các trang mạng xã hội ở Việt Nam, người chuyên trách Châu Á của Freedom House cũng lưu ý trường hợp điển hình của ba bloggers Điều Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Saigon, đang bị cầm tù và bị phán quyết nhiều năm tù giam quá nặng so với tội mà họ bị cáo buộc.

Đó chỉ là một phần trong toàn thể chính sách không khoan nhượng đối lập, không chấp nhận cũng như không cho phép tự do bày tỏ ý kiến, thể hiện qua một luật năm 2012 nhằm kiểm soát và giới hạn điều Việt Nam gọi là lạm dụng Internet để truyền bá tư tưởng xấu hoặc lợi dụng tự do dân chủ để tuyên truyền chống phá hoặc âm mưu lật đổ chính phủ.

Freedom House cũng nhắc trong báo cáo rằng Việt Nam, hệt như Trung Quốc, đã đào tạo những chuyên viên vi tính cực giỏi chỉ để làm một công việc là chận các trang mạng, gây nghẽn các mạch liên lạc trao đổi tin tức trên mạng, chưa kể việc nhận dạng để bắt giữ các cư dân mạng mà họ nghĩ là nguy hiểm cho chế độ.
UserPostedImage
Một nhà sư đang tụng kinh trong chùa. AFP photo
Bất dung tôn giáo

Bất dung tôn giáo cũng là một khía cạnh khác của sự thiếu vắng tự do ở Việt Nam. Freedom House nêu trong phúc trình về tình trạng đàn áp tôn giáo có hệ thống trong cộng đồng các dân tộc ít người ở Việt Nam.

Dưới mắt chuyên gia Sara Cook, tình trạng thiếu tự do tín ngưỡng ở Việt Nam phản ảnh qua qui định là các nhóm tôn giáo muốn hoạt động thờ phượng thì phải đăng ký với chính quyền và phải được nhà nước công nhận. Điều đáng nói là dù các tổ chức tôn giáo đó đã có mặt và có tầm hoạt động ở Việt Nam từ hai thập kỷ qua nhưng thực tế vẫn gặp phải sự đố kỵ và phân biệt đối xử từ phía nhà nước.

Chính phủ Việt Nam tiếp tục bằng cách này hay cách khác can thiệp vào tôn giáo, vào tín ngưỡng tâm linh của người dân, Việt Nam muốn rằng nhà nước phải kiểm soát được nội bộ các tôn giáo, bà Sara Cook kết luận.

Đó là phúc trình thường niên về tự do thế giới của Freedom House phần đề cập tới Việt Nam. Nhìn một cách tổng quát, sự trỗi dậy của các phong trào đòi hỏi cải cách là động lực thúc đẩy quan trọng cho những thành quả tại khu vực Trung Đông năm vừa qua. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy tự do tại một số khu vực khác lại có chiều hướng thụt lùi do giới chức cầm quyền gia tăng trấn áp và có nhiều biện pháp chống trả khôn khéo hơn.

Theo kết quả, số các quốc gia được xếp hạng Tự Do trong năm 2012 là 90, bổ sung thêm 3 quốc gia vào danh sách này. Tuy vậy, vẫn có đến 27 quốc gia được đánh giá là tự do bị suy giảm, trong lúc 16 quốc gia khác được xem là có cải thiện.

Đây là năm thứ 7 liên tiếp, Freedom House cho thấy mức tự do ở các quốc gia trên thế giới bị giảm đi hơn là tăng lên. Đồng thời, báo cáo cũng cho thấy các chiến dịch đàn áp của giới độc tài nhắm vào các tổ chức xã hội dân sự và truyền thông độc lập tăng lên mạnh mẽ.
Source; RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 17/01/2013 lúc 10:40:35(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Freedom House: Việt Nam không tự do về quyền chính trị, dân sự
UserPostedImage
Phúc trình hàng năm của Freedom House.
Theo phúc trình “Tự do Thế giới 2013” của tổ chức Freedom House vừa công bố, Việt Nam tiếp tục bị đánh giá là quốc gia không có tự do trong lĩnh vực quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự của công dân.

Báo cáo thường niên của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ cho thấy Việt Nam bị liệt kê trong số 47 nước không có tự do dù nằm ngoài danh sách 9 nước bị xem là thiếu tự do tệ hại nhất trên thế giới trong đó có Bắc Triều Tiên và Syria.

Về lĩnh vực quyền tự do chính trị, Việt Nam bị đánh giá mức điểm thấp nhất trong thang từ 1 tới 7. Về các quyền tự do dân sự, số điểm của Việt Nam là 5/7.

Freedom House nói quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân tại Việt Nam bị vi phạm trầm trọng.

Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng của tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới2012”, “Tự do Báo chí 2012”, và “Tự do trên mạng Internet 2012”.

Vẫn theo Freedom House, kể từ năm 2008 tới nay Việt Nam tăng cường sách nhiễu các nhà hoạt động trên mạng với chiến dịch đàn áp mạnh tay nhắm vào những tiếng nói chỉ trích nhà nước, các blogger, và các trang mạng xã hội.
Source: Xinhuanet, CNTV
xuong  
#3 Đã gửi : 18/01/2013 lúc 09:45:03(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
P/V chuyên gia của Freedom House về Việt Nam
UserPostedImage
Bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House
Việt Nam tiếp tục bị xem là nước Không Tự do trong lĩnh vực quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự của công dân, theo phúc trình về “Tự do Thế giới 2013” của tổ chức Freedom House vừa công bố.
Trên bảng xếp hạng của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ, Việt Nam có điểm thấp nhất về quyền tự do chính trị và nhận điểm 5/7 về các quyền tự do dân sự, với 7 là mức điểm tệ nhất. Báo cáo này được dựa trên những cơ sở nào? Điểm số của Việt Nam năm nay so với các năm trước ra sao? Nhận xét của Freedom House về tình hình tự do tại Việt Nam và tầm quan trọng của phúc trình Tự do Thế giới thường niên như thế nào? Mời quý vị nghe cuộc trao đổi giữa Trà Mi Ban Việt ngữ với bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House

Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn


VOA: Phúc trình “Tự do Thế giới” năm nay phản ánh tình hình tại Việt Nam thế nào, thưa bà?

Bà Sarah Cook: Điểm số của Việt Nam cơ bản vẫn y như nhiều năm trước đây, và nhìn chung, chúng tôi cảm nhận Việt Nam đang gia tăng xu hướng đàn áp các quyền căn bản của công dân. Về mặt quyền tự do internet, có nhiều blogger phản ánh thực trạng xã hội như nạn quan chức tham nhũng hay chỉ trích nhà nước bị tuyên án tù nặng nề. Nhà cầm quyền cũng gia tăng áp lực đối với các công ty cung cấp dịch vụ internet, yêu cầu vừa theo dõi kiểm duyệt nội dung, vừa cung cấp thông tin của người dùng net. Chúng tôi cũng ghi nhận rằng công dân mạng tại Việt Nam ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc truy cập các trang mạng thông tin. Trước đây mức độ tinh vi của Việt Nam trong việc khóa chặn các trang mạng không cao lắm so với Trung Quốc hay Ả Rập Xê Út chẳng hạn. Nhưng năm này có chỉ dấu cho thấy điều này đã thay đổi và cư dân mạng tại Việt Nam đã bắt đầu phải dùng tới các kỹ thuật tinh vi hơn ngoài những proxy để vượt tường lửa vào các trang mạng bị nhà nước khóa chặn. Internet là một trong những lĩnh vực chứng tỏ Việt Nam lo ngại về khả năng dân chúng có thể tự do bày tỏ tư tưởng và không dung chấp ý kiến bất đồng, không chỉ là các ý kiến chỉ trích nhà nước hay đảng cộng sản mà cả những quan điểm phản ánh về các vấn đề được quần chúng quan tâm như tham nhũng. Mặt khác, chúng tôi cũng ghi nhận tình trạng đàn áp tiếp diễn đối với quyền tự do tôn giáo, thể hiện qua việc vẫn có tín đồ tôn giáo bị bắt bớ hay bị tuyên án cũng như qua Nghị định 92 quy định biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ đầu năm nay. Nghị định này tạo thêm điều kiện cho nhà nước có quyền trấn áp các sinh hoạt tôn giáo, với quy định khắt khe hơn trong việc đăng ký. Chẳng hạn như một tổ chức tôn giáo phải đủ 20 năm có sinh hoạt tôn giáo ổn định kể từ ngày được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo thì mới được đăng ký hoạt động tôn giáo. Chúng tôi quan ngại rằng Nghị định này sẽ được dùng để giới hạn thêm nữa quyền tự do tôn giáo của công dân.

VOA: Việt Nam bị liệt kê là nước Không Tự do trong báo cáo thường niên của tổ chức Freedom House kể từ bao giờ, thưa bà?

Bà Sarah Cook: Việt Nam bị đánh giá là nước Không Tự do dường như là kể từ khi báo cáo thường niên ‘Tự do Thế giới’ của chúng tôi ra đời, đặc biệt là trong 10, 20 năm qua. Trước đây, Việt Nam bị điểm 7 về quyền tự do chính trị, tức mức thấp nhất, và điểm 6 về quyền tự do dân sự cho tới năm 2006 thì lên được mức 5 điểm về lĩnh vực này. Đó là trong giai đoạn chúng ta thấy Hà Nội tỏ vẻ nới lỏng hơn đôi chút trước khi gia nhập WTO. Rồi kể từ sau đó, chúng ta lại thấy một xu hướng tuột dốc dù có đỡ hơn thời kỳ trước, nhưng rõ ràng là họ đã khép lại giai đoạn ‘nới lỏng’. Thời gian qua, Việt Nam luôn ở mức điểm giữa 5 và 6 về lĩnh vực quyền tự do dân sự và hiện nay là 5.

VOA: Báo cáo của Freedom House có tầm quan trọng thế nào so với rất nhiều phúc trình khác của các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác nhau trên thế giới?

Bà Sarah Cook: Phúc trình của Freedom House quan trọng vì nó hằng năm đánh giá rõ ràng, khách quan mức tự do về quyền chính trị và dân sự của công dân tại tất cả các nước trên thế giới và điểm số xếp hạng trong báo cáo có thể giúp người ta so sánh tình hình giữa các nước. Ví dụ như nhìn vào đây, chúng ta thấy tình hình Việt Nam có đỡ hơn Trung Quốc, nhưng trong năm này, Miến Điện cho thấy đã qua mặt Việt Nam và Trung Quốc trong việc cải thiện từ điểm 7 lên điểm 6 về quyền tự do chính trị, từ mức 6 điểm lên mức 5 điểm về quyền tự do dân sự. Chúng tôi hy vọng bản báo cáo thường niên này đề ra áp lực cho các chính phủ phải thay đổi để tiến bộ khi họ nhìn vào điểm số của mình so với các nước khác.

VOA: Phúc trình của Freedom House được tiến hành dựa trên những cơ sở nào, thưa bà?

Bà Sarah Cook: Chúng tôi có một chuyên gia chính phụ trách từng quốc gia, chuyên phân tích tình hình của nước đó. Họ theo dõi tin tức và thông tin về tình hình quốc gia ấy, hỏi thăm những người liên quan trong nước đó hay những người thường xuyên lui tới nước đó, nói chuyện với các tổ chức kể cả các nhóm hoạt động bên ngoài nước đó, phối hợp và tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Phân tích gia này sẽ soạn ra bản báo cáo trước khi đưa cho các chuyên gia và nhà tư vấn khác xem xét và chung cuộc đưa ra đánh giá.

VOA: Xin cảm ơn bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House, đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Phúc trình Tự do thế giới của Freedom House công bố thường niên kể từ năm 1972 khảo sát và xếp hạng 195 quốc gia và 14 lãnh thổ trên thế giới. Báo cáo này thường được các nhà làm chính sách, giới truyền thông, các tập đoàn quốc tế, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền tham khảo để theo dõi xu hướng dân chủ, ghi nhận những tiến bộ hay thụt lùi của các nước về quyền tự do chính trị và dân sự của công dân.
Source: VOA

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.094 giây.