logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/01/2015 lúc 10:01:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Diễn đàn xã hội dân sự lớn nhất của ASEAN trao bản tuyên bố chính thức cho các chính phủ ASEAN

Thông cáo báo chí, ngày 24 tháng 1 năm 2015

Để biết thêm thông tin: Yu Ren Chung, renchung.wao@gmail.com

Petaling Jaya. Diễn đàn xã hội dân sự lớn nhất của ASEAN vừa đưa ra một tuyên bố chung ngày hôm nay. Bản tuyên bố nhấn mạnh những vấn đề “ưu tiên trong khu vực và các mối quan tâm bao quát xuyên suốt”, và cũng đưa ra các khuyến nghị để giải quyết những vấn đề này.

Bản tuyên bố, được soạn thảo bởi Diễn đàn Công dân ASEAN (APF) năm 2015, đã được đưa ra ngay trước Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, diễn ra vào ngày 26 và 27 tháng 1.

“Chúng tôi hy vọng rằng thông qua tuyên bố này, tiếng nói của tất cả mọi người dân sẽ được các nhà lãnh đạo ASEAN lắng nghe. Các chính sách của ASEAN phải có lợi cho những cộng đồng bị thiệt thòi nhất, chứ không phải là chống lại họ, “Wathshlah Naidu của Tổ chức Yểm trợ phụ nữ (Women’s Aid Organisation) ở Malaysia, người đã lãnh đạo việc soạn thảo Bản Tuyên bố chung, cho biết.

“ASEAN tìm cách để trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm nay. Thông điệp của chúng tôi chưa bao giờ được cấp bách hơn”, bà nói thêm.

Bản Tuyên bố có tựa đề “Đòi lại Cộng đồng ASEAN cho người dân”, nêu bật lên bốn ưu tiên khu vực:

i. Công lý của sự phát triển;

ii. Các tiến trình xây dựng, lãnh đạo dân chủ, và các quyền tự do căn bản;

iii. Hòa bình và an ninh; và

iv. Phân biệt đối xử và bất bình đẳng.

APF là một hội nghị hàng năm thu hút hàng ngàn thành viên của xã hội dân sự trên toàn ASEAN. Hơn 3.000 người đã tham dự Hội nghị 2014 tại Myanmar. Hội nghị này được tổ chức song song với Hội nghị thượng đỉnh ASEAN. APF 2015 sẽ được tổ chức vào tháng Tư tại Malaysia.

“Tuyên bố này là một kết quả của nhiều tháng thảo luận giữa các xã hội dân sự ASEAN. Dự thảo tuyên bố đã được chuyển đến hàng trăm thành viên của xã hội dân sự, và thảo luận tại ba buổi tham vấn cấp vùng với sự tham dự của hàng chục đại diện xã hội dân sự”, cô Gia Hartman của “Liên minh Bãi bỏ chế độ nô lệ hiện đại ở châu Á”, một tổ chức cấp vùng, cho biết. Cô Hartman cũng là đồng chủ trì quá trình soạn thảo bản Tuyên bố.

“Với một nhóm đa dạng những người đấu tranh cho các vấn đề khác nhau như vậy, chúng tôi tự nhiên đã có một số bất đồng trong quá trình soạn thảo. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã đến được với nhau dựa trên các thể thức ràng buộc như độc lập, minh bạch, dễ tiếp cận, mang tính đại diện, tham dự, đa dạng, và bao quát. ”

Đây là năm thứ mười xã hội dân sự ASEAN tổ chức hội nghị này. Hội nghị đầu tiên được tổ chức tại Malaysia trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN trước của Malaysia vào năm 2005.

“Tại các diễn đàn APF trước, chúng tôi đã soạn thảo các báo cáo trong chính hội nghị, và tuyên bố sẽ được trao cho các chính phủ ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh”, ông Jerald Joseph của Pusat Komas ở Malaysia, chủ tịch của APF 2015 giải thích.

“Tuy nhiên, năm nay chúng tôi đưa ra bản Tuyên bố này ngay tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, chỉ một vài tháng trước Hội nghị thượng đỉnh. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ cho phép có thời gian rộng rãi để các chính phủ và đại diện xã hội dân sự có thể đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng, để tiếng nói của người dân được đưa vào quá trình ra quyết định của ASEAN, “ông nói thêm.

Bản Tuyên bố sẽ được đính kèm theo một bản tóm tắt các khuyến nghị trao cho các chính phủ ASEAN, do APF đưa ra mỗi năm, kể từ năm 2005.

Soe Min Than của Think Centre có trụ sở tại Singapore cho biết, “Thủ tướng Najib Razak của Malaysia cam kết sẽ ‘làm cho ASEAN càng gần với người dân càng tốt’. Chúng tôi hy vọng rằng chính phủ các nước ASEAN sẽ gặp chúng tôi tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN để nhận và thảo luận về bản Tuyên bố”

Thủ tướng Najib Razak đã đưa ra cam kết này trong thời gian tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN từ Myanmar, vào tháng 11 năm ngoái.

“Họ chưa đồng ý gặp chúng tôi-nhưng chúng tôi vẫn sẵn sàng mở cửa nếu họ đổi ý.”

Bản Tuyên bố đầy đủ có thể được đọc tại:

aseanpeople.org/reclaiming-the-asean-community

UserPostedImage

ĐÒI LẠI CỘNG ĐỒNG ASEAN CHO NGƯỜI DÂN

HỘI NGHỊ XÃ HỘI DÂN SỰ/DIỄN ĐÀN NGƯỜI DÂN ASEAN 2015

TUYÊN NGÔN CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

1. DẪN NHẬP

1.1. Hội Nghị Xã Hội Dân Sự (XHDS)/Diễn Đàn Người Dân ASEAN (ACSC/APF) này đánh dấu lần thứ 10 kể từ buổi tụ hội khu vực lần đầu của XHDS tại Malaysia. Chúng tôi, XHDS trong khu vực Đông Nam Á[1], chào đón sự cam kết của ASEAN từ nhiều năm nay về việc thiết lập một ASEAN nhân vị và một cộng đồng hoà bình, thịnh vuợng. Đáng tiếc và đáng quan tâm một cách sâu sắc, các khuyến nghị của người dân nộp cho các nước thành viên ASEAN từ năm 2005 đã không được thực hiện và cũng không được áp dụng trong bất kỳ một cách có ý nghĩa nào.

1.2. Trong khi các chính quyền ASEAN đang tiến đến phát triển Viễn kiến hậu 2015 cho Cộng Đồng ASEAN, người dân ASEAN tiếp tục gánh chịu các chế độ độc tài và quân phiệt, tình trạng quân sự hoá gia tăng, bạo lực và xung đột vũ trang, sự can thiệp ngoại lai phi pháp, sự thiếu các quyền tự do căn bản và các vi phạm nhân quyền, các tiến trình phi dân chủ, sự quản lý quốc gia kém và nạn tham nhũng, bất công trong phát triển, nạn kỳ thị, sự bất bình đẳng, và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và không bao dung. Sự diễn giải hạn hẹp của ASEAN về các nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp nội bộ gây trở ngại cho sự hữu hiệu của tổ chức này trong việc đáp ứng các thách đố mang tính khu vực, và người dân tiếp tục bị loại khỏi sự tham gia đầy đủ nhằm ảnh hưởng các tiến trình quyết định chính sách của ASEAN.

1.3. Sự thất bại của ASEAN trong việc đáp ứng có ý nghĩa các vấn đề của người dân bắt rễ sâu từ việc tổ chức đã chọn và tiếp tục theo đuổi phương thức phát triển dựa trên mô hình kinh tế “tân cấp tiến” vốn ưu tiên lợi ích của các tập đoàn doanh nghiệp và các nhóm thượng lưu, bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh, lên trên lợi ích của người dân. Sự tham gia của chúng tôi vào tiến trình ASEAN do đó dựa trên sự phê phán và bác bỏ việc bãi bỏ quy định, việc tư hữu hoá, các chính sách mậu dịch và đầu tư bị điều khiển bởi các tập đoàn doanh nghiệp và nhà nước mà làm tăng những bất bình đẳng, tăng tốc tình trạng gạt ra lề và bóc lột, và cản trở hoà bình, dân chủ, phát triển, và tiến bộ xã hội trong khu vực.

1.4. Kiểm điểm quá trình 10 năm tham gia trong ASEAN, và sau nhiều cuộc tham khảo ý kiến rộng rãi[2], chúng tôi nay nhắc lại các khuyến nghị trước đây và nhấn mạnh bốn ưu tiên mang tính khu vực và những mối quan tâm bao quát và xuyên suốt.

2. CÁC ƯU TIÊN KHU VỰC

2.1. Công lý trong Phát triển

2.1.1. Mô hình phát triển của ASEAN về hội nhập khu vực, và những thoả thuận mậu dịch và đầu tư không cân bằng được thương lượng và thoả thuận bởi các nước thành viên đã thất bại trong việc bảo đảm công lý về tái phân phối, kinh tế, giới tính, xã hội và môi trường, hoặc quy trách nhiệm giải trình. Hậu quả là thêm bất công, thiếu bảo vệ xã hội, từ chối cơ sở hạ tầng cơ bản cho thông tin và truyền thông, suy thoái môi trường, tác động xấu của biến đổi khí hậu, và sự tước đi có hệ thống các quyền truy cập của người dân đối với đất đai, nước, thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, và các nguồn lực khác. Các công trình kích cỡ lớn về quặng mỏ và các công trình khai thác khác, sự tăng trưởng ngành nông nghiệp mang tính cách tập đoàn kinh doanh (kể cả thúc đẩy biến đổi GEN sinh vật), ngành ngư nghiệp mang tính cách thương mại và tập đoàn kinh doanh, và sự tăng trưởng nuôi trồng thuỷ sản theo tập đoàn kinh doanh tiếp tục vi phạm quyền của các cộng đồng địa phương trong ASEAN.

2.1.2. Mặc dù mọi quốc gia thành viên ASEAN bỏ phiếu thuận cho Tuyên ngôn LHQ về Quyền của các Dân tộc Bản địa (UN Declaration on the Rights of Indigenous Peoples, UNDRIP), “phát triển quốc gia” vẫn được dùng làm cớ để vơ vét và trưng thu đất, lãnh thổ và nguồn lực của người dân bản địa. Hơn nữa, chính sách quốc hữu hóa đất đai thuộc sở hữu của cá nhân, cộng đồng tôn giáo, và các dân tộc bản địa biện minh cho hành động chiếm đất và càng gạt ra lề ngày càng đông số người đã và đang bị tước quyền kinh tế, chính trị, và xã hội.

2.1.3. Nhân quyền của phụ nữ bị đe dọa về cơ bản bởi các chính sách và chương trình thoái hoá đang công cụ hoá và khai thác phụ nữ dưói danh nghĩa phát triển. Phụ nữ, trẻ em gái, và các nhóm bị gạt ra lề khác tiếp tục bị buôn bán và gánh chịu bạo lực tình dục và giới tính đe dọa đến nhân phẩm và nhân quyền.

2.1.4. Việc tự do hóa thị trường lao động đã tăng số việc làm bấp bênh và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến quyền của người lao động, đặc biệt là phụ nữ, và bao gồm người lao động địa phương và di công, lao động tình dục, lao động ô sin, và những người lao động trong khu vực không chính thức bất kể tình trạng có hay không có giấy tờ hợp pháp của họ.

2.1.5. Tình trạng di công cưỡng bức trở nên trầm trọng hơn khi nhà nước khước từ người lao động việc làm tốt và lương đủ sống, quyền tổ chức và thành lập nghiệp đoàn, điều đình tập thể, bảo đảm thời kỳ hưởng dụng, an sinh xã hội, an toàn nghề nghiệp, tiếp cận dịch vụ y tế an toàn và giá phải chăng, gồm sức khỏe và quyền tình dục và sinh sản, tiếp cận giáo dục có phẩm chất, bảo vệ khỏi bạo hành, và một quy trình hiệu quả nhằm quy trách nhiệm đối với các kẻ buôn người. Sự thất bại của các quốc gia gốc trong việc bảo vệ công dân bị xuất khẩu lao động của họ, và sự truy tố của chính quyền nhắm vào những công nhân tố giác sự bóc lộc, làm tăng nguy cơ lạm dụng và buôn người.

2.1.6. Kế hoạch hội nhập kinh tế khu vực không quy trách nhiệm cho các công ty về các vi phạm nhân quyền, và các tiêu chuẩn xã hội và môi trường. Quả thực, các tập đoàn doanh nghiệp được tăng quyền hạn qua các biện pháp bảo vệ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính quyền (investor-state dispute settlement, ISDS) ghi trong Thoả Thuận Toàn Diện về Đầu Tư của ASEAN về bản kế hoạch thực hiện Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN. Cơ chế ISDS này tạo uy thế cho các công ty kiện chính quyền đối với các luật địa phương phục vụ công ích nhưng bất lợi cho các tập đoàn kinh doanh.

2.2. Tiến Trình Dân Chủ, Quản Trị, và các Quyền Con Người và Tự Do Cơ Bản

2.2.1. Trong nhiều năm, ASEAN cam kết phát huy dân chủ và nhân quyền khu vực. Trong một nền dân chủ thực sự, người dân có quyền tham gia đầy đủ, có ý nghĩa, bao hàm mọi thành phần và mang tính đại biểu bởi người dân. Ý dân phải được thể hiện qua sự quản lý quốc gia minh bạch và bầu cử tự do, công bằng và công khai trong một hệ thống đa đảng và đa nguyên. Thế nhưng vẫn không có cơ chế khu vực về tham khảo ý kiến để XHDS trong ASEAN tham gia vào việc biên soạn và phê phán các chính sách khu vực. Các tiến trình bầu cử trong khu vực vẫn bị trục trặc có hệ thống; ý dân tiếp tục bị khống chế ở cả cấp khu vực và quốc gia.

2.2.2. Con số đáng lo ngại của các hạn chế trong khu vực đang khước từ người dân quyền tự do ngôn luận và thông tin, tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, hội họp ôn hoà, và lập hội, cả trong không gian trực tuyến và ngoài đời. Luật ở một số quốc gia khước từ quyền thành lập các tổ chức XHDS, các phong trào quần chúng, các định chế tôn giáo độc lập, các đảng chính trị, và các công đoàn tự do và độc lập.

2.2.3. Các nhân tố nhà nước và phi nhà nước tiếp tục, một cách không bị truy tố, những xâm phạm nhân quyền, kể cả bạo hành bởi công an, tra tấn, và bắt cóc, nhắm vào các nhà hoạt động XHDS. Chẳng hạn, đã không có sự điều tra cấp thời và minh bạch vụ Sombath Somphone[3] bởi các chính quyền ASEAN, Uỷ hội Nhân quyền Liên Chính phủ ASEAN (AICHR), hoặc bất kỳ cơ chế nhân quyền nào trong khu vực. Các người bảo vệ nhân quyền tiếp tục bị đàn áp bởi các luật mang tính áp bức, bao gồm luật chống lại các hoạt động như “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ “, và các luật chống xúi dục nổi loạn; các luật này khước từ người dân khoảng không gian chính trị an toàn và xây dựng.

2.2.4. Mặc dù có sự gia tăng vi phạm nhân quyền ở Đông Nam Á , không một cơ chế nhân quyền nào trong ASEAN có khả năng đáp ứng những quan tâm này. Cả Uỷ hội Nhân quyền Liên Quốc gia ASEAN (ASEAN Intergovernmental Comission on Human Rights, AICHR) và Uỷ Hội ASEAN cho Phụ nữ và Trẻ em (ASEAN the Promotion and Protection of the Rights of Women and Children, ACWC) thiếu các cơ chế vững chắc để theo dõi, quy trách nhiệm và thực hiện, và không thể bảo vệ nhân quyền nhất quán với luật và các tiêu chuẩn quốc tế.

2.2 Hoà bình và An ninh

2.2.1. Các tranh chấp lãnh thổ và xung đột biên giới tiếp tục diễn ra trong khu vục ASEAN và giữa các quốc gia ASEAN và không thuộc ASEAN. Việc thiếu sự cam kết của các quốc gia trong việc thi hành toàn diện nghĩa vụ ngoài lãnh thổ của họ cũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xuyên biên giới. Những xung đột này thường được sử dụng bởi các nhà nước để duy trì sự bài ngoại, thành kiến với nữ giới, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Sự thất bại và bó tay của ASEAN trong việc đem lại hoà bình, công lý và phát triển bền vững trong khu vực đã góp phần cho bất ổn chính trị, tản cư nội địa, tình trạng vô quốc gia, khủng hoảng tị nạn, buôn người, di dân cưỡng bức, tranh chấp biển và hàng hải, vi phạm nhân quyền, sinh kế không an toàn cho ngư dân vùng duyên hải, cạnh tranh tiếp cận và kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bạo hành giới tính và tình dục và các loại bạo hành khác, và mất an ninh tổng quát cho con người.

2.2.1 Tuân thủ sát nguyên tắc không can thiệp nội bộ cho phép các chính quyền hành xử một cách vô tội vạ, duy trì hoặc bỏ qua các vi phạm nhân quyền, như các vi phạm nhắm vào cộng đồng Rohingya; Montagnard, Hmong và Khmer Krom; Bangsamoro; Patani; Papuan và trong các vụ xung đột khác trong khu vực.

2.3.3. Trong các cuộc đàm phán hòa bình và tái thiết sau xung đột, khu vực này đã thất bại trong việc thiết lập một quá trình toàn diện và mang tính đại diện bao gồm tất cả các cộng đồng bị ảnh hưởng và trong việc nhận ra tầm quan trọng của sự đóng góp của phụ nữ và các nhóm bị gạt ra lề khác cho quá trình này. Các cơ chế hiện có[4] về giải quyết xung đột không bao quát các tình trạng xung đột vũ trang cục bộ và chưa hề được dùng một cách hữu hiệu để hoá giải các xung đột đang diễn ra. Không có cơ chế rõ ràng để thực thi các thoả thuận giải quyết tranh chấp và không có các công cụ hoặc cơ chế ngăn ngừa xung đột có tính pháp lý ràng buộc và tính khu vực. Sự thiếu quyết tâm chính trị dẫn đến việc không tuân thủ các thoả thuận về đình chiến và hoà bình.

2.3.4. Các tác nhân nhà nước và phi nhà nước như các doanh nghiệp và định chế tài chánh mà làm nặng thêm khủng hoảng đang diễn ra và/hoặc vi phạm nhân quyền trầm trọng khi xẩy ra xung đột không bị áp dụng khuôn khổ khu vực hay quốc tế nào về quy trách nhiệm. Hơn nữa, lực lượng quân sự và bán quân sự được sử dụng để bảo vệ các khoản đầu tư, chẳng hạn như các dự án khai thác mỏ nước ngoài, các đập, và các đồn điền, làm trầm trọng thêm tình trạng chiếm dụng đất, và vi phạm hòa bình và an ninh của các cộng đồng bị ảnh hưởng.

2.4. Phân biệt Đối xử và Bất bình đẳng

2.4.1. Phân biệt đối xử từ chối người dân những quyền vốn có của họ và duy trì sự mất cân bằng trong quan hệ quyền lực, ngăn chặn việc thực hiện sự bình đẳng về cơ hội, tiếp cận và lợi ích / thành quả. Phân biệt đối xử trong và giao nhau giữa nhiều lĩnh vực, mà có thể dẫn đến sự đàn áp, tác động đến mọi chủng tộc, sự thực hành nội bộ hoặc giữa các tôn giáo hay tín ngưỡng, sắc dân, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, giai cấp, quy chế chính trị và kinh tế, năng lực, vị trí địa lý, tình trạng HIV, tình trạng hôn nhân và mang thai, và khuynh hướng/biểu hiện tình dục và bản sắc giới tính (SOGIE). Điều này được thấy trong đời sống cá nhân cũng như trong các lĩnh vực công cộng trong cuộc sống của người dân ở Đông Nam Á.

2.4.2. Sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục được duy trì, một cách trực tiếp và gián tiếp, trong luật và tập quán của các tác nhân nhà nước và phi nhà nước, đặc biệt trong khu vực tư nhân và các nhóm cực đoan. Các tập quán văn hóa, truyền thống, và tôn giáo không phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền vẫn không được điều chỉnh bởi các chính phủ và đôi khi được sử dụng để biện minh cho các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Họ hành động để áp đặt các hình thức gia trưởng của các chuẩn mực và thông lệ truyền thống, dẫn đến hạn chế và từ chối tư cách pháp nhân riêng biệt, tăng bạo lực đặc biệt trên cơ sở giới tính và tình dục, và thường được dùng để tăng giới hạn trên sự di động và tiếp cận đời sống công cộng của người dân, bao gồm giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản, việc làm, và giữ vị trí lãnh đạo. Vẫn không có các điều lệ rõ ràng và các cơ chế quy trách nhiệm để xử lý các vi phạm bởi các tác nhân phi nhà nước.

2.4.3. Với ASEAN tiến đến hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng kinh tế không đồng đều và không bền vững sẽ dẫn đến tình trạng nghèo đói ngày càng tồi tệ, bất bình đẳng về tài sản, tài nguyên, năng lượng và các cơ hội giữa các nước, giữa người giàu và người nghèo, giữa nam và nữ giới. Sự bất bình đẳng kinh tế này liên tục ngăn cản người dân ASEAN thụ hưởng những lợi ích của tăng trưởng kinh tế hay thay đổi tái phân phối.

Xem xét những ưu tiên khu vực này, các tổ chức XHDS ở Đông Nam Á nhắc lại các khuyến nghị trước đây của chúng tôi và kêu gọi ASEAN và các nước thành viên ASEAN cấp thời thông qua và thực thi các khuyến nghị bao quát và cụ thể sau đây:
phai  
#2 Đã gửi : 27/01/2015 lúc 10:04:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
3. CÁC KHUYẾN NGHỊ BAO QUÁT
Chúng tôi kêu gọi các nước ASEAN:

3.1. Tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế

3.1.1. Phê chuẩn và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ ngoài lãnh thổ, được quy định trong tất cả các hiệp ước nhân quyền quốc tế, kể cả các Nghị Định Thư Không Bắt Buộc; dẹp bỏ mọi dè dặt, nếu có; và thông qua luật cho phép hoặc thiết lập các cơ chế quy trách nhiệm khác để định chế hoá và hỗ trợ việc thực thi. Mọi quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc không làm mất phẩm giá bằng cải cách và xoá bỏ tất cả các luật làm yếu quyền sống, quyền tự do và nhân phẩm, bao gồm cả hình phạt tử hình.

3.1.2. Các văn kiện nhân quyền ASEAN phải tuân thủ đúng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát.

3.2. Bảo đảm trách nhiệm giải trình trước người dân ASEAN

3.2.1. Bảo vệ, phát huy, thoả mãn và thực thi nhân quyền cá nhân và tập thể của mọi người dân, đặc biệt những người dễ bị tổn thương và bị gạt ra lề. Điều này bao gồm nghĩa vụ ngoài lãnh thổ và sự công nhận tính tối thượng của các nguyên tắc quốc tế về nhân quyền là bao trùm và ở trên mọi nghĩa vụ khác.

3.3. Củng cố trách nhiệm của AICHR, ACWC, ACMW (Tuyên ngôn ASEAN về Phát huy và B ảo vệ Quyền của Di công) và các cơ chế nhân quyền tương lai

3.1.1. Củng cố các điều khoản quy trách nhiệm và quyền hạn của các thực thể này nhằm bao gồm thẩm quyền thực hiện các cuộc giám sát tại chỗ và điều tra, đưa khuyến nghị có tính ràng buộc cho các quốc gia thành viên, tổ chức kiểm điểm định kỳ tình trạng nhân quyền, lập các tổ công tác theo các vấn đề chủ đề đang nổi lên, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, và định chế hoá một khuôn khổ làm việc bao hàm mọi thành phần có lợi ích hữu quan, đặc biệt là XHDS, các định chế quốc gia về nhân quyền, và các nạn nhân / cộng đồng bị ảnh hưởng.

3.1.2. Tuân thủ nguyên tắc minh bạch, vô tư và độc lập, và, cũng như được chỉ ra trong văn bản quy phạm của AICHR và ACWC[5], bảo đảm nhân sự bổ nhiệm thoả mãn những đòi hỏi tối thiểu như là kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực nhân quyền, có thành tích tốt về nhân quyền, và có khả năng đảm đương các nghĩa vụ một cách công minh, thẳng thắn và độc lập đối với chính quyền bổ nhiệm.

3.1.3. Triển khai một quá trình minh bạch, có tính tham gia, và bao hàm với sự tham gia của XHDS, các định chế nhân quyền quốc gia, và các bên liên quan trong việc lựa chọn và bổ nhiệm.

3.4. Ghi nhận các cam kết quốc tế trong Tầm nhìn Hậu 2015 của Cộng đồng ASEAN[6]

3.4.1. Bảo đảm các tiêu chuẩn và các yếu tố trong Tầm nhìn Hậu 2015 của Cộng đồng ASEAN và Các Mục tiêu Phát triển ASEAN được đề xuất sẽ đáp ứng các cam kết quốc tế về quyền con người và không làm suy yếu các nguyên tắc phổ quát của sự bình đẳng và không phân biệt đối xử. Cam kết một khuôn khổ nhằm dỡ bỏ các quy tắc và hệ thống cho phép sự bất bình đẳng nghiêm trọng về tài sản, quyền lực, và các nguồn lực giữa các quốc gia, giữa người giàu và người nghèo, giữa đàn ông và phụ nữ và các nhóm xã hội khác. Áp dụng một phương thức bao hàm và xây dựng để cho XHDS tham gia vào quá trình soạn thảo, và vào việc giám sát sự thực hiện Tầm nhìn Hậu 2015.

4. CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÁC ƯU TIÊN T ỒN TẠI TRONG KHU VỰC
ASEAN và các quốc gia thành viên cần:

4.1.1. Phát triển sự hội nhập của Cộng đồng ASEAN bắt rễ vào các giá trị thúc đẩy hợp tác, đóng góp tích cực cho sự phát triển, sự tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các tổ chức XHDS, và công lý phát triển mà bảo đảm công lý về tái phân phối[7], kinh tế[8], môi trường[9], giới tính và xã hội [10] cũng như trách nhiệm giải trình[11].

4.1.2. Thiết lập các cơ chế giải trình ràng buộc lên các tác nhân nhà nước và tư nhân, và công nhận và phát huy quyền của mọi người dân ASEAN. Điều này bao gồm: bảo đảm mọi biện pháp giảm nghèo phải hài hoà với sự bền vững sinh thái và môi trường; hưởng ứng các đề xuất như Hợp tác Chính quyền Mở (Open Government Partnership) tuân thủ Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh và Nhân quyền; chấm dứt các chính sách trưng thu đất dưới vỏ bọc của phát triển kinh tế mà đã dẫn đến tác động tàn phá đối với người dân bản địa và sinh thái của họ; và ban hành pháp luật tôn trọng quyền sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tập thể của các cộng đồng về đất đai.

4.1.3. Đề phòng nới rộng quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định mậu dịch quốc gia hay khu vực mà giới hạn việc tiếp cận hạt giống, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ miễn phí hay với phí phải chăng, cũng như thông tin bao gồm nghiên cứu công cộng và nội dung sáng tạo, và làm suy yếu sức khoẻ công cộng, quyền của nông dân, và kiến thức và các tập quán truyền thống của các dân tộc bản địa, giữa các hậu quả không mong muốn khác.

4.1.4. Thiết lập Trụ cột Môi trường và chấp nhận một quan điểm chung về biến đổi khí hậu, nhấn mạnh trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, và bảo vệ nó tại Hội nghị của các Bên Lần Thứ 21. Kết hợp các nguyên tắc của Tuyên Bố Rio và Công Ước Khung của LHQ về Biến Đổi Khí Hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change), ASEAN cần thực hiện sự hợp tác khu vực về thích ứng và giảm nhẹ, mà tiêu điểm là bảo vệ an ninh thực phẩm, tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và cung cấp nguồn tài trợ lâu dài, đặc biệt để làm giảm các mất mát và thiệt hại.

4.1.5. Cung cấp sự công nhận hợp pháp cho người dân bản địa là công dân có quyền bình đẳng tập thể về sự đồng ý tự do, trước, và có thông tin, và về đất đai, lãnh thổ, và các nguồn lực như được ghi nhận trong UNDRIP và các văn kiện quốc tế khác bao gồm Tài liệu Kết quả của Hội nghị Thế giới về các Dân tộc Bản địa.

4.1.6. Bảo đảm rằng việc quyết định chính sách và các đàm phán mậu dịch phải minh bạch và nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền, đặc biệt ở cấp địa phương. Điều này bao gồm: Tiếp nhận ý kiến của XHDS và các phong trào xã hội, bao gồm các phong trào đại diện nông dân, phụ nữ, giới trẻ, các người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, cộng đồng nông thôn, và công nhân trong thiết kế, thực hiện và giám sát các phương thức viện trợ, và các chương trình và chiến lược phát triển.

4.1.7. Ban hành các luật và chính sách quốc gia tuân thủ mọi hiệp ước nhân quyền quốc tế và các định mức và tiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) trong dự đoán về thị trường lao động mở thuộc Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN 2015. Điều này bao gồm: Bảo đảm người lao động có quyền về sự bảo đảm việc làm, việc làm tốt, mức lương đủ sống, lương bổng như nhau cho công việc có giá trị ngang nhau, môi trường làm việc an toàn và an ninh với bình đẳng giới, thương lượng tập thể, và tổ chức công đoàn; tránh cho phụ nữ khỏi gánh nặng chăm sóc không lương và làm việc gia nhân thông qua việc cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng về chăm sóc xã hội, chính sách bảo trợ xã hội, và sự thúc đẩy việc chia sẻ trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng; và xóa bỏ nạn lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, buôn người và các chương trình xuất khẩu lao động của chính phủ mà bóc lột di công, tăng xu hướng dịch vụ mai mối hôn nhân quốc tế cho mục tiêu thương mại và dẫn đến tình trạng buôn người.

4.1.8. Áp dụng một công cụ pháp lý ràng buộc phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế để bảo vệ và phát huy quyền của tất cả các di công và gia đình của họ bất kể tình trạng di trú.

4.2. Bảo vệ Tiến trình Dân chủ, Quản lý Quốc gia, và các Quyền và Tự do Căn bản

4.2.1. Tuân thủ và thiết lập các cơ chế để bảo đảm sự tham gia có ý nghĩa và đáng kể, sự bao hàm và tính đại diện cho mọi người dân ASEAN trong mọi tiến trình ở cấp quốc gia và cấp vùng mà không bị định kiến hoặc hạn chế.

4.2.2. Cải tổ ngay các hiến pháp và luật pháp mà hạn chế hay từ chối sự tham gia dân sự và chính trị đầy đủ của người dân trong tiến trình dân chủ và các tiến trình khác, kể cả các luật phù hợp với Tuyên Bố Bangkok về Bầu Cử Tự Do và Công Bằng, và thiết định các luật để phát huy sự minh bạch và sự tham gia của người dân trong việc quản lý quốc gia, kể cả quyền thành lập đảng chính trị và có tiếng nói đối lập.

4.2.3. Ngưng mọi vi phạm nhân quyền và đàn áp nhắm vào các người bảo vệ và người hoạt động nhân quyền. Điều này bao gồm: Xoá bỏ các luật hạn chế tự do ngôn luận, cả trực tuyến lẫn ngoài đời, và tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng; trả tự do cho những người bị bỏ tù hoặc bị giam giữ chiếu theo các luật này; cải cách pháp luật mà hạn chế việc tiếp cận thông tin một cách tự do và mở; ngay lập tức ký, phê chuẩn và thực hiện các biện pháp phù hợp với Công Ước về Bảo vệ Tất cả Mọi Người Trước Nạn Mất tích Ép buộc và Nghị quyết về Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ; và nghiêm cấm và trừng phạt tất cả các hình thức bạo lực bởi các tác nhân nhà nước hay phi nhà nước, bao gồm hành vi bạo lực, tra tấn và bắt cóc bởi công an.

4.3. Cam kết Hoà bình và An ninh

4.3.1. Chứng minh sự cam kết về an ninh toàn diện và tập thể như đã nêu trong Kế hoạch Thực hiện về Chính trị-An ninh của ASEAN bằng cách cắt giảm chi tiêu quân sự, bảo đảm sử dụng có trách nhiệm và minh bạch ngân sách nhà nước cho phát triển cộng đồng, và cung cấp một môi trường thuận lợi cho sự tham gia có ý nghĩa và có sự đại diện của phụ nữ trong các quá trình làm quyết định, bao gồm hỗ trợ cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, và giáo dục cộng đồng để chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới tính.

4.3.2. Thiết lập Cơ chế Ngăn ngừa và Giải quyết Xung đột như là một công cụ khu vực để ngăn ngừa và đáp ứng khẩn cấp. Cụ thể, bao hàm điều khoản ngăn ngừa trong Cơ chế Giải quyết Xung đột[12]trong kỳ duyệt xét Hiến chương ASEAN kế đến.

4.3.3. Hành xử trong sự tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về hoà bình và an ninh được ghi trong Hiến chương LHQ và phê chuẩn và/hoặc thực hiện mọi luật quốc tế về nhân quyền, luật quốc tế về nhân đạo, đặc biệt các Công ước Geneva năm 1949, Công ước Liên quan Tình trạng Người Tị nạn (1951) và Nghị định thư 1967, cũng như Công ước Liên quan Tình trạng Người Vô Quốc gia (1954); các nghĩa vụ chiếu theo Nghị định thư Không Bắt buộc về Trẻ em Tham gia Xung đột Vũ trang của Công ước về Quyền của Trẻ em; Quy điều Roma về Toà án Tội phạm Quốc tế, và ấn định các biện pháp rõ rệt như là một phần của quyền tài phán quốc gia về truy tố tội phạm chiến tranh, và các tội chống nhân loại hay diệt chủng.

4.3.4. Bảo đảm rằng các hệ thống công lý và bồi thường phù hợp với khuôn khổ nhân quyền quốc tế, bao gồm Bộ nguyên tắc Cập nhật của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ và Thúc đẩy Nhân quyền Thông qua Hành động để Chống Việc không bị Trừng phạt (2005), là tiền đề về quyền biết sự thật, quyền công lý và quyền được bồi thường/bảo đảm không bị tái phạm.

4.3.5. Công nhận những đóng góp đáng kể của phụ nữ và người dân bản địa trong quá trình xây dựng hoà bình và phục hồi chức năng và tái thiết sau xung đột. Điều này bao gồm: Đề xuất và thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh phù hợp với các nguyên tắc được ghi trong Nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ số 1325 về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ số 1820 và 1888, Công ước CEDAW và Khuyến nghị chung số 30; cung cấp các biện pháp hiệu quả và kịp thời cho các loại hành vi vi phạm khác nhau được trải nghiệm bởi tất cả phụ nữ và trẻ em và sự bồi thường đầy đủ và toàn diện; và giải quyết tất cả các hành vi vi phạm trên cơ sở giới, trong đó có hành vi vi phạm về quyền tình dục và sinh sản, bắt làm nô lệ gia nhân và tình dục, hôn nhân cưỡng ép, và cưỡng bức di dời bên cạnh bạo lực tình dục, cũng như vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

4.3.6. Giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và xung đột biên giới theo nguyên tắc là các nguồn tài nguyên ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia là di sản chung của tất cả các dân tộc và các quốc gia. Điều này bao gồm: Làm việc với tất cả các bên và các quốc gia liên quan để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển (1982), Tuyên bố về Cách Ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa và làm việc hướng tới Bộ luật Ứng xử ở Biển Nam Trung Hoa; giải quyết các vấn đề biển và hàng hải theo nguyên tắc mà các đại dương được mở cho tất cả các nước, và rằng không một quốc gia nào có thể nhận một cách hợp lệ bất kỳ một phần nào của đại dương là thuộc chủ quyền của mình. Cuối cùng, khai phá những phương án quản trị chung giữa các quốc gia tranh chấp trên khu vực tranh chấp.

4.4. Chấm dứt Phân biệt Đối xử và Bất bình đẳng

4.4.1. Chấp nhận ngay lập tức định nghĩa “không phân biệt đối xử” được định nghĩa bởi luật nhân quyền quốc tế, nhất là Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử vì Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination, CERD), Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women, CEDAW) và Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities, CRPD); xóa bỏ ngay mọi hình thức phân biệt đối xử, gồm phân biệt trên cơ sở chủng tộc, thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng trong nội bộ hay giữa các tôn giáo, sắc dân, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, giai cấp, tình trạng chính trị và kinh thế, năng lực, vị trí địa dư, tình trạng HIV, tình trạng hôn nhân và mang thai, và khuynh hướng tình dục và bản sắc/biểu hiện giới tính.

4.4.2. Thừa nhận sự xẩy ra ở nhiều nơi và sự giao nhau giữa nhiều lĩnh vực trong phân biệt đối xử và thực hiện sự bình đẳng thực chất thông qua những biện pháp bảo đảm về cơ hội bình đẳng, tiếp cận bình đẳng và phúc lợi bình đẳng cho mọi dân tộc, mọi thành phần, kể cả phụ nữ, người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, trẻ em và giới trẻ.

4.4.3. Loại bỏ các khoản đạo đức công cộng và các biện minh theo thuyết tương đối văn hóa dùng để từ chối và vi phạm các quyền của người dân, đặc biệt là phụ nữ, người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, và các nhóm bị gạt ra lề và dễ bị tổn thương khác; và tạo ra các cơ chế trách nhiệm giải trình đặc biệt để đối phó các vi phạm bởi các tác nhân phi nhà nước.

KẾT LUẬN
5.1. Chúng tôi, XHDS của ASEAN, hướng dẫn bởi các nguyên tắc nhân quyền, dân chủ, quản lý tốt, thượng tôn luật pháp, không phân biệt đối xử, bình đẳng thực chất, cấp tiến và không thoái hoá, tiếp tục đoàn kết trong mưu cầu cho sự phát triển khu vực ở Đông Nam Á mà đề cao dân chủ, hoà bình và an ninh, nhân quyền cá nhân và tập thể, và phát triển bền vững, cho một “ASEAN nhân vị” và biến đổi.

5.2. Chúng tôi, do đó, nhắc lại các khuyến nghị trước đây và kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN hãy nghiêm chỉnh cứu xét các ưu tiên mang tính khu vực vẫn tồn tại và các khuyến nghị, và có biện pháp tức thì và tích cực để thực hiện chúng.




[1] Xã hội dân sự của ASEAN được đại diện bởi các tổ chức XHDS, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các phong trào xã hội của phụ nữ, trẻ em, thanh thiếu niên, di công, công nhân chính thức và không chính thức trong khu vực thành thị và nông thôn, người khiếm dụng, nghiệp đoàn, người lao động tình dục, dân tộc bản địa, sắc dân thiểu số, nông dân, ngư dân hoạt động tầm vóc nhỏ, người tị nạn và vô quốc gia, gia nhân, các người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, các người bảo vệ nhân quyền và các nhóm khác.

[2] Bản tuyên bố này được chấp thuận tại kỳ Họp Tham Khảo Khu Vực lần 3 của ACSC/APF 2015 (23 – 24 tháng 1, 2015) ở Malaysia. Trước đó là Họp Tham Khảo Khu Vực lần 1 ngày 24 – 25 tháng 9, 2014 và Họp Tham Khảo Khu Vực lần 2 ngày 11 – 12 tháng 12, 2014. Việc biên soạn cũng được thông qua một tiến trình tham khảo nghiêm ngặt của các nhóm chủ đề ở cấp vùng và quốc gia.

[3] Sombath Somphone, nhà phát triển cộng đồng lừng danh quốc tế và nhân vật nổi tiếng trong xã hội dân sự Lào, mất tích sau khi cảnh sát chặn xe của ông ngày 15 tháng 12 năm 2012 tại thủ đô. Sau đó ông ta bị chuyển sang một xe khác, dựa theo video của cảnh sát, và biệt tăm cho đến giờ. Các báo cáo nói rằng chính quyền Lào tiếp tục phủ nhận trách nhiệm trong vụ mất tích này.

[4] 1976 Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (TAC), ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần đầu tiên ngày 24 tháng Hai năm 1976 tại Denpasar, Bali; 2004 Nghị định thư ASEAN về Tăng cường Cơ chế giải quyết tranh chấp, được thông qua bởi các Bộ trưởng kinh tế tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 10 tại Vientiane, Lào ngày 29 tháng 11 năm 2004; 2010 Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp, được thông qua tại Hà Nội, Việt Nam ngày 08 tháng 4 năm 2010.

[5] Văn kiện quy phạm của AICHR Chương 5, và Văn kiện quy phạm của ACWC Chương 6.

[6] Tuyên bố Nay Pyi Daw về Tầm nhìn 2015 của Cộng Đồng ASEAN, Nay Pyi Daw, 12 tháng 11, 2014

[7] Công lý về tái phân phối nhắm làm giảm sự bất bình đẳng giữa và trong các quốc gia, ở phụ nữ và nam giới, và giữa các nhóm xã hội và sắc dân khác nhau thông qua các chính sách phân phối lại nguồn lực, sự giàu có, quyền lực và cơ hội.

[8] Công lý về kinh tế nhắm phát triển kinh tế để tạo cuộc sống đàng hoàng, phù hợp với nhu cầu và tạo điều kiện cho khả năng, việc làm và sinh kế sẵn có cho tất cả mọi người.

[9] Công lý về môi trường thừa nhận trách nhiệm lịch sử của những người chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền, sự nóng lên toàn cầu và thảm họa môi trường, và buộc họ phải giảm bớt và bồi thường các nhóm thiệt thòi do hành động của họ.

[10] Công lý về giới tính và công lý xã hội loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử, cách ly, loại trừ và bạo lực.

[11] Quy trách nhiệm giải trình trước những đòi hỏi của người dân về chính quyền dân chủ và công bằng, minh bạch và quản trị tốt cho phép mọi người dân làm quyết định cho cuộc sống riêng, cho cộng đồng và cho tương lai của chính họ.

[12] Nghị định thư năm 2010 của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp. Được thông qua tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 08 tháng 4 2010.

Bản dịch không chính thức – bởi BPSOS 24/01/2015

Theo Danchimviet
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.404 giây.