logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 02/03/2015 lúc 06:05:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mới đây, trong ngày 24 tháng 2 năm 2015, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn, “Trong cuộc

trao đổi với báo giới nhân dịp đầu Xuân Ất Mùi, đề cập tới hiện trạng xuất hiện nhiều blog cá nhân đưa thông tin xuyên tạc,

bịa đặt về đảng và nhà nước, bôi nhọ các cá nhân các cấp, gây chia rẽ giữa đảng và nhân dân.”

Ông Tuấn nói rằng, “một giải pháp đối phó, ngăn chặn thông tin xấu, độc hại trên môi trường mạng là cần có những phóng

viên giỏi có khả năng đấu tranh trực diện trên mạng.” [1]

Ông Trương Minh Tuấn cho rằng, những thông tin xấu độc hại đó “nếu không kịp thời ngăn chặn, giải quyết thì sẽ tác động

rất lớn đến tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân, gây tâm lý hoài nghi trong xã hội.”

Trước đó không lâu, ông Trương Minh Tuấn nhận định rằng, “Có thể gọi chung đây là tội phạm không gian ảo, vi phạm

pháp luật Việt Nam. Loại tội phạm này có thể bị xếp vào những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước. Như ở Anh

tội phạm này bị xếp ngang hàng tội phạm tấn công khủng bố, thảm họa hạt nhân...” [2]

Rõ ràng, không gian điện tử vô tận đã trở thành vấn đề nhức nhối và nghiêm trọng đối với bộ máy kiểm duyệt của chế độ

Cộng Sản Việt Nam.

Đặc biệt, nhu cầu sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng của giới trẻ là sự ám ảnh của nhà cầm quyền trước việc dân chúng

tiếp cận với các nguồn thông tin đa chiều, tạo ra nguy cơ mà họ gọi là “diễn biến hòa bình.”

Các cuộc vận động dân chúng xuống đường tranh đấu qua Facebook, Google, Twiter trong cuộc cách mạng mùa Xuân Ả

Rập năm 2011, hoặc sinh viên Hồng Kông sử dụng mạng FireChat để kết nối trong các cuộc biểu tình năm 2014 là trải

nghiệm lo sợ của các chế độ độc tài.

Thông tin là nền tảng của trí thức. Trước một sự kiện, nếu được cung cấp thông tin từ nhiều phía, con người có thể tổng

hợp, sáng suốt đưa ra nhận định chính xác về nguyên do và bản chất của sự kiện xảy ra.

Thông tin một chiều ngăn chặn sự hiểu biết, là một kiểu xúc tác có điều kiện khiến con người trở nên dễ dãi, phản ứng

giống như những con chó của Pavlov trong thí nghiệm khoa học. Do đó, ngăn chặn tự do tiếp cận thông tin nằm trong

chính sách ngu dân hóa để dễ bề cai trị của nhà cầm quyền CSVN.

Để thực hiện chính sách ấy, ngay khi cướp được chính quyền, ĐCSVN đã không ngừng tăng cường và phát triển mạng

lưới kiểm soát thông tin và in ấn, xuất bản. Đây là một cấu trúc liên đới khổng lồ của các Bộ Công An, Bộ Thông Tin và

Truyền Thông, Bộ Văn Hóa và các ban ngành hữu quan. Người đứng đầu là trưởng Ban Tuyên Giáo của Trung Ương

ĐCSVN, cơ quan tham mưu trực tiếp của ĐCSVN và thường xuyên là Bộ Chính Trị về chính trị, tư tưởng và chính sách

trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo.

Ngoài bộ máy hành chính khổng lồ và các phương tiện kỹ thuật và tài chính to lớn, họ còn huy động 80 ngàn tuyên truyền

viên miệng nhằm mục đích phản biện, khiêu khích, làm nhiễu loạn thông tin. [3]

Nếu quan sát, chúng ta dễ dàng nhận ra những tuyên truyền viên miệng xuất hiện trên mạng đa phần dùng nickname giả.

Kiến thức xã hội của họ rất yếu kém, trong khi đi bảo vệ cái sai, nên lý luận ngây ngô. Trong trường hợp bí bách quá thì họ

thường “lặn” luôn hoặc sử dụng ngôn ngữ dung tục, mất văn hóa, đánh lạc hướng chủ đề hoặc cố ý khiêu khích người đối

thoại. Họ hành xử của họ không khác những tên “côn đồ” ở ngoài đời.

Xem ra đội ngũ 80 ngàn dư luận viên không mang lại hiểu quả mong muốn, trong tháng 3 năm 2013, Thủ Tướng Nguyễn

Tấn Dũng đã tuyên bố đầu tư 200 triệu đô la cho Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh xây dựng mạng xã

hội cho giới trẻ.

Chẳng biết dự án của ông Nguyễn Tấn Dũng hiện giờ đi đến đâu, chỉ thấy số người Việt sử dụng Facebook không ngừng

tăng, các trang mạng xã hội khác không có cơ hội sánh kịp. Theo thống kê của Ylinkee đến tháng 5, 2014 tại Việt Nam có

đến 24 triệu người dùng Facebook, trong đó mam giới chiến 55% và nữ giới 45%, độ tuổi sử dụng nhất là 18-30.

Cũng rất có thể dự án của Nguyễn Tấn Dũng chỉ là cái cớ để rút tiền ngân sách và có cơ hội đục khoét, nhất là khi con trai

của ông ta, Nguyễn Minh Triết, là thành viên của Ban Chấp Hành Trung Ương Đoàn từ cuối năm 2012.

Nỗ lực đánh phá, ngăn chặn các trang mạng lề dân, triệt hạ các trang mạng ngoài luồng, xây dựng đội ngũ “dư luận viên”

làm “chuyên gia bút chiến,” ra các quy định về biện pháp và trang thiết bị kiểm soát hoạt động Internet ở Việt Nam, quản lý

17 ngàn phóng viên chuyên nghiệp, nhà cầm quyền CSVN đã mở cuộc tổng phản công trên mặt trận không tiếng súng này.

Các nỗ lực kiểm duyệt Internet của nhà cầm quyền đã khiến tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới liên tục đưa Việt Nam

vào danh sách “kẻ thù của Internet.” Các tổ chức nhân quyền và chính phủ phương Tây phương luôn chỉ trích nhà cầm

quyền Việt Nam bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động mạng. Dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez trong năm 2011 đã đưa ra dự

luật “Kêu Gọi Tự Do Internet ở Việt Nam” vào kêu gọi Việt Nam hủy bỏ Điều 88 và những luật liên quan dùng để giới hạn

Internet.

Những kẻ ủng hộ nhà cầm quyền hoặc dư luận viên thường gán cho những người chỉ trích, phê phán chế độ Cộng Sản

trên mạng là những “anh hùng bàn phím.”

Tôi không lấy cách nói mỉa mai đó làm giận mà thấy rằng, được gọi “anh hùng bàn phím” là một điều không có gì phải tự ái,

thậm chí đáng tự hào.

Xem thông tin là mặt trận, nhà cầm quyền Cộng Sản vận dụng mọi khả năng để hành động. Không cầm súng trực tiếp

chiến đấu với họ, nhưng sử dụng ngòi bút, bàn phím làm vũ khí chống lại họ, mà được cho là “anh hùng” thì quả là hãnh

diện.

Trường Chinh, một lãnh đạo tiền bối của ĐCSVN đã từng ý thức được sức mạnh của ngòi bút. Ông ta chẳng viết, “Dùng

cán bút làm đòn xoay chế độ - Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền,” đó sao!

Trong các nước dân chủ vì có báo chí tự do nên nhà nước không phải đẻ ra một cơ quan kiểm soát và đối phó với thông

tin. Quyền tự do ngôn luận dường như bất khả xâm phạm. Nếu báo chí phạm tội vu khống, thóa mạ, người bị tổn hại có thể

đưa ra tòa án giải quyết.

Là không khí của xã hội minh bạch, báo chí tự do lành mạnh hóa xã hội, là công cụ đắc lực giúp nhà nước đưa ra công

luận các tệ nạn, đặc biệt là tội lạm dụng quyền hành của các quan chức hay tham nhũng. Báo chí tự do thực sự là quyền

lực thứ tư, nó có thể làm một tổng thống mất chức. Tổng Thống Nixon trong vụ “Watergate” tại Hoa Kỳ năm 1972 là ví dụ

điển hình.

Hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein của tờ Washington Post đã công bố trên mặt báo về cuộc đột nhập văn

phòng của Đảng Dân chủ tại khách sạn Watergate (Washingtn DC). Quốc hội Mỹ đã phải lập ủy ban điều tra. Trước nguy

cơ bị quốc hội phế truất, ngày 9 tháng 8 năm 1974, Tổng thống Nixon đã tuyên bố từ chức.

Vì bản chất dối trá nên ĐCSVN muốn tiếng nói của họ đối với xã hội phải được định hướng theo cái cách mà họ muốn.

Hàng trăm tờ báo, hàng ngàn đài phát thanh, truyền hình đều được xem là công cụ bảo vệ chế độ.

Trường hợp nếu chẳng may có những thông tin khác ý, bất lợi thì chúng đều nhanh chóng bị loại bỏ và tác giả có thể bị quy

kết chống lại chế độ. Gần đây, báo “Người Cao Tuổi” đụng đến vấn đề tham nhũng ở thượng tầng đã ngay lập tức bị rút

giấy phép và truy tố. Tấm hình về bộ bàn ghế chạm trổ đầu rồng trong tư gia của cựu Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đã bị

gỡ xuống không một lời thanh minh hay xin lỗi sau khi có phản ứng dữ dội của dư luận. Mạng lưới kiểm duyệt vẫn thường

xuyên tạo ra những trò bất tín, trơ trẽn trong tập quán truyền thông.

Tóm lại, mặt trận thông tin là cuộc chiến một mất một còn giữa cái Thiện và cái Ác, phát triển với quy mô ngày một lớn và

quyết liệt. Làm một chiến sĩ thông tin tự do, một “anh hùng bàn phím” đồng nghĩa với việc góp phần khai dân trí, thổi luồng

gió dân chủ vào xã hội bức bí của Việt Nam.

Lê Diễn Đức
________________
Chú thích:

[1]: http://infonet.vn/can-co...ren-mang-post158786.info
[2]: http://dantri.com.vn/xa-...nho-nguy-tao-1021133.htm
[3]: http://laodong.com.vn/xa...yen-vien-mieng-99679.bld


Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.135 giây.