logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/03/2015 lúc 06:21:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

“Người Việt Nam có Hồ Chí Minh thì người Singapore có Lý Quang Diệu”. Cả Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu đều là người khai sinh ra dân tộc, đều là những là lãnh tụ vĩ đại. Một người đưa dân tộc nhỏ bé thắng người khổng lồ Mỹ, một người đưa đảo quốc tý hon không tài nguyên thành cường quốc kinh tế.
Nếu phải so sánh, trước đây có lẽ không ít người sẽ chọn Việt Nam và Hồ Chí Minh là hình ảnh vĩ đại hơn, vì phát triển kinh tế thì nhiều nước có thể làm được, còn thắng Mỹ "duy nhất có Việt Nam".
Nhưng mọi việc gần đây đã có sự thay đổi, người ta thấy rằng Việt Nam tuy lập được chiến công hiển hách như thế nhưng sau 40 vẫn không phát triển hơn được bao nhiêu và không biết đến bao giờ mới bằng được Singapore, đất nước mà trước đây chính lãnh tụ của nó mong một ngày được như Sài Gòn của Việt Nam.
Hóa ra phát triển kinh tế không dễ như thế. Đánh giặc cũng khó, nhưng làm kinh tế cũng khó không kém. Mỗi lĩnh vực có một đặc thù riêng mà nếu không hiểu thì không thể thành công.
Mỗi thời đại cần một anh hùng
Việt Nam thành công trong chiến tranh là nhờ có Hồ Chí Minh. Có thể nói rằng Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho kiểu anh hùng thời chiến, người có thể kêu gọi toàn thể dân tộc hy sinh tất cả cho sự nghiệp kháng chiến.
Cách mạng của Đảng Cộng sản lấy tầng lớp nhân dân lao động là Công nhân và Nông dân làm nòng cốt, vì những người này nghèo khổ nhất, có ý chí căm thù giặc sâu sắc nhất, có thể chịu gian nan khổ cực, bất chấp tính mạng để chiến đấu.
Đảng Cộng sản đã phát huy một cách cao độ khả năng của những tầng lớp không được học cao hiểu rộng này, vì trong chiến đấu, ý chí mới là thứ quan trọng nhất. Cho dù có khỏe mạnh được trang bị vũ khí đến mấy cũng khó có thể địch lại mười người lao vào đòi chết. Không sợ hy sinh gian khổ mới là yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh.
UserPostedImage
Nhưng trong thời bình thì khác hẳn, làm kinh tế không phải cứ liều chết mà thành. Chủ nghĩa Cộng sản đã chiến thắng Chủ nghĩa Tư bản trong chiến tranh ở thế kỷ 20 và trên khí thế đó, ai cũng nghĩ rằng Kinh tế bao cấp của các nước Xã hội Chủ nghĩa sẽ tiếp tục làm được điều tương tự trước Kinh tế thị trường của các nước Tư bản. Kết quả đã rõ. Tất cả đều phải quay lại Kinh tế thị trường như một sự thừa nhận: muốn giàu có thì đó là con đường tất yếu.
Đến lạ là sau khi làm được những điều thần kỳ như thế trong chiến tranh, các nước Xã hội Chủ nghĩa lại chịu thua trong một trận chiến tưởng chừng êm đềm và dễ dàng hơn nhiều. Sự hô hào không còn tác dụng trong thời bình, nó chỉ giúp Công nhân và Nông dân có thêm ý chí chứ không giúp họ có thêm hiểu biết mà làm kinh tế thì cần phải có kiến thức và khoa học.
Nhìn sang những “thần tượng” của Việt Nam hiện tại như Nhật Bản và Singapore thì thấy rằng cuộc cách mạng của họ “bình dị” hơn nhiều, nhưng cách thức thì như nhau. Cách mạng Giải phóng dân tộc là đề cao vị trí của người Nông dân, Công nhân, giúp họ tự tin rằng “châu chấu có thể đá voi lòi ruột”; còn cách mạng về kinh tế thì gần như ngược lại: phải tìm ra những điểm yếu, những cái dốt nát kém cỏi của dân tộc mình để mà sửa chữa.
Như vậy, anh hùng thời chiến và anh hùng thời bình về căn bản có sự khác nhau. Làm người ta tự tin lên đã khó, nhưng làm người ta chịu thừa nhận rằng mình kém cỏi có lẽ còn khó hơn.
Bài học Nhật Bản
Đối với những dân tộc nhỏ bé, không có con đường nào khác ngoài học tập.
Sự học của người Nhật có được nhắc tới trong tác phẩm Tôtem Sói của Khương Nhung: “Nhật Bản học Trung Quốc hơn ngàn năm Nho học mà không thấy có tiếng vang gì trên thế giới, vậy mà học phương Tây mới hơn ba mươi năm mà đã cất cánh bay cao”.
Nhật Bản bắt đầu học theo phương Tây từ thời Tokugawa, họ đã làm nên một cuộc dịch thuật vĩ đại trong hai thế kỷ để tiếp thu mọi trí thức từ nền văn minh xa lạ này. Bác sỹ Sugita Genpaku - người đã khởi đầu cho phong trào Lan học (Học tập Hà Lan) cuối thế kỷ 18 đã nói: “Chúng ta cảm thấy xấu hổ làm sao khi khám phá ra sự ngu dốt của mình”.
Ngược lại, ở Trung Quốc cũng có một cuộc dịch thuật nhưng do các nhà truyền giáo thực hiện nên không trung thực và càng không có kết quả do sự tự mãn của văn hóa Trung Hoa.
UserPostedImage
Đáng nói là hai trăm năm dịch thuật ở thời Tokugawa chính là thời gian mà ở châu Âu bùng nổ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghiệp tạo ra sự khác biệt to lớn giữa các nền văn minh dẫn tới những thay đổi chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Nhờ vậy, Nhật Bản đã không bị bỏ xa và họ nhanh chóng trở thành cường quốc đi xâm chiếm lại chính ông thầy Trung Quốc của mình ngày xưa.
Có thể nói, nguồn gốc của sự khác biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản trước đây chính là cách tự nhìn nhận chính dân tộc mình: Một tự hào về bản thân và một tự nhận mình là kém cỏi.
Ngay cả trong thời kỳ phát triển vũ bão sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản cũng phải học từng ly từng tý phương Tây, thậm chí có lúc bị chỉ trích là sao chép, ăn cắp bản quyền như trong cuốn “Những bài học từ sự thành công của nền Kinh tế Nhật Bản” của Martin Wolf. Đó đơn giản là những thứ mà người Nhật biết rằng nếu họ không học thì không thể tự làm ra được.
Bài học Singapore
Biết rằng tự thân cái làng chài nhỏ bé thì khó có thể làm nên trò trống gì, mọi thứ đều phải có căn bản, nên giữa lúc các nước đang phát triển dè bỉu các đế quốc kinh tế thì Lý Quang Diệu lại trải thảm đỏ mời các “tên đế quốc” đó vào Singapore. Nếu ở thời điểm đó hành động này có thể xem như một bước lùi. Đến nay chúng ta đã biết “bước lùi” đó đem lại bước tiến như thế nào.
Lý Quang Diệu cũng cho phép mở sòng bạc tại Singapore vì “Thế giới đã thay đổi, nếu không có những khu nghỉ dưỡng kết hợp kiểu như ở Las Vegas, chúng tôi sẽ thua” và “Tôi nghĩ chúng tôi phải đi theo bất kỳ hướng nào theo tiếng gọi của tình hình thế giới nếu chúng tôi muốn tồn tại và là một phần của thế giới hiện đại này. Nếu chúng tôi không kết nối với thế giới hiện đại, chúng tôi chết. Chúng tôi sẽ quay trở lại cái làng chài trước đây.”
Toàn là những quyết định mà nếu nhìn ở một khía cạnh khác thì đều là “chịu thua trước thế giới tư bản” cả, nhưng bây giờ Singapore đã thắng nhiều nước tư bản khác.
Một điểm chung nữa của Singapore và Nhật Bản là đặt giáo dục lên hàng đầu.
Nhật Bản bắt đầu bùng nổ giáo dục ngay từ thời Tokugawa. Nhà nước không sợ sự phát triển giáo dục trong nhân dân, phát triển đất nước cần những người có học. Như học giả Khổng giáo Dazai Jun (1686-1747) viết: “Việc đầu tiên cần thiết cho sự trị vì một nhà nước là năng lực con người. Mà năng lực con người thì đến từ sự học”.
Còn Lý Quang Diệu cũng đã nói với nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”.
UserPostedImage
Singapore treo cờ rủ để quốc tang ông Lý Quang Diệu

Nhớ đến Phan Châu Trinh
Sự khác biệt của Phan Châu Trinh với những nhà yêu nước ở Việt Nam cùng thời là không mị dân, không nhắm mắt ca ngợi dân tộc mình một cách mù quáng, không nâng cao đồng bào bằng những tự hào hão và đặc biệt, không chửi bới tất cả những thứ thuộc về ngoại bang. Ông dám lớn tiếng nói: Dân tộc ta thua vì dân tộc ta đã quá kém cỏi, mà là kém ở tận gốc, ở văn hóa.
Ông xác định nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất nước là sự thua kém của xã hội ta so với phương Tây và con đường giải thoát là phải rút ngắn khoảng cách, đưa dân tộc mình ngang tầm thời đại với đối thủ.
Chính vì vậy, ông chủ trương đấu tranh bất bạo động: “Nước Pháp là một nước làm tiền đạo văn minh cả hoàn cầu, nay hiện bảo hộ nước ta, mình nhân đó mà học theo, chuyên dụng tâm về mặt khai trí trị sinh các việc thực dụng. Dân trí đã mở, trình độ một ngày một cao tức là cái nền độc lập ngày sau ở đấy”.
Phan Châu Trinh cho rằng Việt Nam phải phát triển kinh tế và giáo dục để tự lực tự cường, hội nhập vào thế giới văn minh rồi mưu cầu độc lập chứ không cầu viện ngoại bang dùng bạo lực giành độc lập.
Phan Châu Trinh cho rằng Việt Nam phải phát triển kinh tế và giáo dục để tự lực tự cường, hội nhập vào thế giới văn minh rồi mưu cầu độc lập chứ không cầu viện ngoại bang dùng bạo lực giành độc lập.
Chỉ như vậy mới bảo đảm Việt Nam sẽ có một nền độc lập chân chính, lâu bền về chính trị lẫn kinh tế trong quan hệ với ngoại bang cũng như nhân dân sẽ được hưởng độc lập và tự do cá nhân trong quan hệ với nhà nước.
Chính vì thế ông đã đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tinh lân cận để vận động cuộc Duy tân nhằm phổ biến các giá trị của nền văn minh phương Tây, cải cách giáo dục, mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay…
Như chúng ta đã biết thì Phan Châu Trinh đã thất bại do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt so với phương pháp đấu tranh của Đảng Cộng sản thì không hiệu quả bằng, ít nhất là trong thời điểm ấy, trong hoàn cảnh lịch sử và trong điều kiện của nước Việt Nam hồi ấy. Nhưng sẽ không ít người phải giật mình nếu tình cờ đọc “Tỉnh hồn quốc ca” của ông vì sự đúng đắn và thời sự của nó cho đến tận ngày hôm nay.
Phan Châu Trinh có lẽ đã sinh ra nhầm thời rồi, ông là kiểu anh hùng trong thời bình chứ không phải trong thời chiến. Ông đặt vấn đề Phát triển dân tộc để Giải phóng dân tộc, nhưng hoàn cảnh lúc đó không giúp ông thực hiện thành công nhiệm vụ này. Cuộc cách mạng của ông rất giống với cuộc cách mạng của người Nhật và người Singapore, nhưng Nhật Bản và Singapore lúc đó không có chiến tranh như Việt Nam.
Dù thế, chúng ta không được phép quên Phan Châu Trinh, người mà theo nhà sử học Daniel Héméry là: “Khuôn mặt đáng chú ý nhất trong lịch sử văn hóa và chính trị Việt Nam ở thế kỷ 20, bởi chính ông đã xác định một cách rành mạch, sáng rõ nhất những vấn đề nan giải đặt ra lâu dài mà các thế hệ người Việt Nam sẽ phải và mãi mãi còn phải đảm nhận”.
Ngày này 89 năm trước, ngày 24/3/1926 đã diễn ra một sự kiện lớn chưa từng có trong lịch sự người An Nam lúc bấy giờ, đó là đám tang của Phan Châu Trinh. Việt Nam bây giờ đã quên mất sự kiện này, không một cơ quan báo đài hay phương tiện truyền thông đại chúng nào kỷ niệm ngày ra đi của ông cả. Đó có lẽ là một thiếu sót lớn nếu thật sự là một dân tộc biết coi trọng lịch sử, biết nhìn thẳng vào sự thật để tiến lên phía trước.

Trần Công Hưng gửi tới BBC từ Hà Nội

Sửa bởi người viết 27/03/2015 lúc 06:27:01(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 27/03/2015 lúc 07:02:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giỗ nhà cách mạng Phan Châu Trinh

GARDEN GROVE - Hàng năm Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng đều tổ chức lễ giỗ nhà cách mạng Phan Châu Trinh mà trường được vinh dự mang tên ngài. Buổi lễ giỗ năm nay được tổ chức vào trưa Chủ Nhật, ngày 22 tháng Ba, 2015, tại Diamond Seafood Restaurant thuộc thành phố Garden Grove.
UserPostedImage
Trước bàn thờ cụ Phan Châu Trinh trong lễ giỗ năm 2015. (Thanh Phong/Viễn Đông)

Trước giờ khai mạc, chúng tôi được tiếp xúc với chị Lê Phương Lan, Trưởng Ban Tổ Chức. Chị nói với Viễn Đông, “Tôi là cựu học sinh Phan Châu Trinh niên khóa 1963 – 1970. Trường tôi được thành lập năm 1952 có Đệ Nhất và Đệ Nhị Cấp. Lúc tôi học thì thầy Trần Vinh Anh là Hiệu Trưởng. Sau khi bị một biến cố làm thầy qua đời, kế đến là Thầy Thái Doãn Ngà làm Hiệu Trưởng.
“Theo truyền thống, hàng năm, ngay cả trước năm 1975, trường đều có làm lễ Tưởng Niệm nhà cách mạng Phan Châu Trinh. Sau khi ra hải ngoại và thành lập được Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Châu Trinh thì năm nào chúng tôi cũng tổ chức lễ giỗ cụ.
“Vào tháng Bảy năm nay, chúng tôi sẽ tổ chức Đại Hội Phan Châu Trinh toàn thế giới kỳ 3. Tôi hy vọng vào thời điểm đó, chúng tôi sẽ được gặp lại quý Thầy, Cô và bạn cũ. Còn hôm nay tôi được gặp thầy Trần Gia Phụng và thầy Mai là các giáo sư đã dạy tôi mấy chục năm về trước.
“Khi gặp lại các thầy, cô, tôi rất xúc động nhưng vui mừng vì các thầy cô nay đã 80 hay hơn 80 rồi nhưng vẫn còn đến với học trò của mình được. Đó là điều làm Hội chúng tôi rất cảm kích.”
Chị Lê Phương Lan cũng nói với chúng tôi, ngày đó, lớp của chị toàn là nữ sinh và lại là lớp học giỏi nhất và đa số đều rất dễ thương nên được các thầy, cô rất thương yêu.
Được hỏi, chị biết gì về nhà cách mạng Phan Châu Trinh, chị Lê Phương Lan nói rất thông suốt, “Cụ Phan Châu Trinh là một người nồng nàn yêu nước. Trong thời gian nước nhà bị Pháp cai trị thì cụ là người đứng ra hô hào phải Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí và Hậu Dân Sinh, nghĩa là dân của mình cần phải thay đổi cách suy nghĩ và phải vùng lên đánh đuổi ách nô lệ của thực dân Pháp. Không những cụ là nhà cách mạng lo cho dân, cho nước, cụ còn là một nhà văn, một nhà thơ. Cụ dùng văn chương, thơ phú để kêu gọi lòng ái quốc của toàn dân nên đó là điều chúng tôi rất hãnh diện được học dưới mái trường mang tên Cụ.”
Buổi lễ giỗ cụ Phan Châu Trinh có sự tham dự của một số giáo sư trường Phan Châu Trinh: Thầy Thái Doãn Ngà (Hiệu Trưởng), Thầy Trần Hữu Duân (Tổng Giám Thị) và các giáo sư Phạm Tạo, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Tạ Quốc Bảo, Phan Thị Hiền Viên, Trần Gia Phụng, Lữ Bá Diệp và Trần Xuân Mai.
Quan khách có ông Nguyễn Mai (Tổng Thư Ký Hội Liên Trường), ông Phan Thanh Thằng (hậu duệ của nhà cách mạng Phan Châu Trinh và hiện là Bí Thư Đảng Vụ VNQDĐ); ông Đoàn Ngọc Đa (Hội Trưởng Hội Quảng Nam Đà Nẵng), ông Phạm Văn Thuận (Hội Trưởng Hội BĐQ Nam Cali), ông Trần Văn Căn (Hội Trưởng trường Trần Quý Cáp Hội An và phái đoàn), và các cơ quan truyền thông.
Quan khách, giáo sư và cựu học sinh trường Phan đã nghiêm chỉnh làm lễ chào quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ, đồng thời dành một phút tưởng niệm anh linh Quân, Dân, Cán, Chính VNCH đã hy sinh vì lý tưởng tự do, tưởng niệm các Thầy, Cô và học sinh trường Phan Châu Trinh đã quá vãng. Sau đó ban hợp ca trình bày nhạc phẩm “Phan Châu Trinh Hành Khúc” do giáo sư Hoàng Bích Sơn sáng tác.
Chị Lê Phương Lan lên ngỏ lời chào quý Thầy, Cô, quan khách, thân hữu và trình bày sơ lược công đức của nhà cách mạng Phan Châu Trinh, và khẳng định những tư tưởng của cụ Phan Châu Trinh luôn là kim chỉ nam cho công cuộc đấu tranh đòi độc lập, tự do, dân chủ cho quê hương chúng ta.
Tiếp theo, Thầy cựu Hiệu Trưởng, Thầy Tổng Giám Thị, ông Hội Trưởng Hội Ái Hữu Phan Châu Trinh Đà Nẵng, niên trưởng Phan Bá Sáu, ông Huỳnh Tuấn, ông Nguyễn Đăng Nam và chị Lê Phương Lan lên dâng hương trước bàn thờ chí sĩ Phan Châu Trinh. Trong lúc dâng hương, nhà văn Võ Ý cựu học sinh Phan Châu Trinh đọc bài Văn Tế, lời lẽ xúc động, ý nghĩa sâu sắc, ghi nhớ công đức của nhà ái quốc Phan Châu Trinh.
Giáo sư Trần Gia Phụng, một nhà nghiên cứu lịch sử được mời lên trình bày về hoàn cảnh lịch sử, địa dư của tỉnh Quảng Nam, trong đó có ngôi trường mang tên cụ Phan Châu Trinh. Nhà văn Trần Gia Phụng nêu bật những tư tưởng ái quốc và sự tranh đấu của cụ Phan và kết luận, cụ Phan Châu Trinh chính là nhà vận động dân quyền và nhân quyền đầu tiên ở Việt Nam.
Sau lời phát biểu ngắn gọn của Thầy Hiệu Trưởng Thái Doãn Ngà, buổi tiệc bắt đầu và kèm theo là chương trình văn nghệ, mở đầu với bài “Phan Châu Trinh, Đường Chúng Ta Đi” của nhạc sĩ Nhật Ngân. Sau đó nhiều tiết mục đặc sắc khác được liên tục trình bày và kết thúc với nhạc phẩm “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang và ông Vũ Đình Huân (Hội Trưởng) đại diện ban tổ chức lên cám ơn và tuyên bố bế mạc, hẹn tái ngộ trong dịp Đại Hội Phan Châu Trinh toàn cầu sắp tới.
Theo báo Viễn Đông


THANH PHONG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.158 giây.