logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 06/05/2015 lúc 05:24:50(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trong ít giờ đồng hồ nữa phiên họp đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 19 sẽ diễn ra tại Hà Nội. Phái đoàn Hoa Kỳ do Đại sứ Mỹ tại Việt NamTed Osius, và ông Tom Malinowski Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách dân chủ nhân quyền và lao động dẫn đầu. Phía Việt Nam do ông Vũ Quang Anh Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế làm trưởng đoàn.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt sẽ thảo luận rộng rãi về các vấn đề nhân quyền, bao gồm cải cách pháp luật, pháp quyền, tự do hội họp và ngôn luận, tự do tôn giáo, các quyền về lao động và quyền của người khuyết tật. Phái đoàn Hoa Kỳ sẽ viếng thăm vùng cao nguyên Tây Bắc Việt Nam và sẽ thảo luận với các giới chức chính quyền địa phương, cũng như các thành viên của các tổ chức xã hội dân sự.

Cải thiện nhân quyền hiện vẫn là chủ thuyết của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và là một phần nội dung đối thoại trong khuôn khổ đối tác toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam.
Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 06/05/2015 lúc 05:52:22(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hoa Kỳ – Việt Nam đối thoại nhân quyền lần thứ 19
HÀ NỘI (NV) .- Đại diện của hai chính phủ Hoa Kỳ và CSVN bắt đầu cuộc đối thoại về nhân quyền kỳ thứ 19 tổ chức tại Hà Nội hôm Thứ Năm 7 tháng 5 năm 2015.

UserPostedImage
Một số phụ nữ bị bắt khi biểu tình ngày 26/4/2015 tại Hà Nội phản đối nhà cầm quyền địa phương ra kế hoạch chặt 6,700 cây xanh, tàn hại môi trường.(Hình: Facebook)

Bản tin của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Ba loan báo rằng Phụ tá Ngoại trưởng Đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, ông Tom Malinowski và đại sứ Ted Osius, sẽ có cuộc đối thoại nhân quyền với Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức Quốc tế của Bộ Ngoại Giao CSVN, ông Vũ Anh Quang.

Cuộc đối thoại thường niên này bao gồm đủ mọi mặt về nhân quyền từng được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố trong bản phúc trình về tình hình nhân quyền trên thế giới hàng năm. Từ cải cách luật pháp, luật lệ và áp dụng luật lệ minh bạch, tự do diễn đạt và hội họp, tự do tôn giáo, quyền của người lao động cũng như quyền của các người tàn tật.

Theo bản tin này, phái đoàn của ông Malinowski có cuộc du hành tới khi vực cao nguyên vùng Tây Bắc, khu vực có nhiều sắc tộc thiểu số sinh sống thường xuyên bị đàn áp về tôn giáo trong khi đời sống kinh tế của họ rất cực khổ. Tại đó phái đoàn sẽ thảo luận với các nhà cầm quyền địa phương cũng như các tổ chức dân sự.

“Cổ võ nhân quyền vẫn là điều cốt yếu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và cũng là một phần của cuộc đối thoại đang diễn ra trong khuôn khổ thỏa hiệp đối tác toàn diện giữa hai chính phủ”. Bản thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ viết
UserPostedImage
Ông David Shear khi còn là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tới thăm bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một người bất đồng chính kiến và là sáng lập viên Cao Trào Nhân Bản. (Hình: Internet)

Không thấy Bộ Ngoại giao CSVN hay TTXVN loan báo gì về cuộc đối thoại nhân quyền diễn ra vào ngày Thứ Năm. Chỉ thấy trên các mạng xã hội đưa tin về việc nhà cầm quyền các địa phương cấm ra khỏi nhà những người được mời tới gặp ông Phụ tá đặc trách nhân quyền Malinowski.

Bên cạnh các cuộc tiếp xúc, đối thoại với các viên chức CSVN, các phái đoàn chính phủ hoặc Quốc hội Mỹ đều muốn tiếp xúc với các thành phần xã hội dân sự để nghe ý kiến đa chiều. Nhà cầm quyền CSVN sợ những người đó tố các tình trạng đàn áp nhân quyền. Hiến pháp có nói tôn trọng nhân quyền trong khi luật hình sự lại siết nhân quyền. Tồi tệ hơn nữa, chính nhà cầm quyền lại ngồi xổm lên pháp luật để khủng bố, bỏ tù nhân dân.

Theo Blogger Vũ Quốc Ngữ viết trên diễn đàn thông tin Thanh Niên Công Giáo, “Lực lượng an ninh ở khắp Việt Nam đã bắt giữ hoặc chặn nhà riêng của nhiều nhà bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền trong một nỗ lực để ngăn cản họ tham gia vào một cuộc gặp mặt với các nhà ngoại giao Mỹ trước phiên đối thoại nhân quyền Việt Nam- Hoa Kỳ được ấn định vào thứ Năm tuần này.”

Theo ông Ngữ cho biết “Trong số những người bị quấy rối là những cựu tù nhân chính trị như bác sĩ Phạm Hồng Sơn, Phạm Văn Trội, luật sư nhân quyền Nguyễn Bắc Truyền, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Hòa thượng Thích Thiện Minh, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các nhà hoạt động xã hội Nguyễn Văn Đề, Lê Hồng Phong và Mai Phương Thảo.”

Ông Vũ Quốc Ngữ kể rằng “Bác sĩ Sơn, một cựu tù nhân chính trị tại Hà Nội và một trong những bất đồng chính kiến hàng đầu tại các quốc gia cộng sản, đã phàn nàn trong trang facebook của mình rằng cảnh sát địa phương đã chặn nhà riêng của ông ở quận Ba Đình trong những ngày gần đây. Một sĩ quan cảnh sát thông báo với ông rằng ông sẽ không được phép đi ra ngoài trong vài ngày. Bác sĩ Sơn đã từng gặp một số khách nước ngoài cao cấp khi họ viếng thăm Hà Nội.”

“Ông Trội và ông Nghĩa, những người đang bị quản thúc tại nhà sau những án tù dài hạn với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, đã được công an điạ phương cảnh báo không được đi khỏi địa phương trong tuần này. Nhà riêng của hai ông đang bị giám sát chặt chẽ bởi cảnh sát địa phương.”
Theo báo Người Việt
song  
#3 Đã gửi : 07/05/2015 lúc 08:12:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,742

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HRW: Đối thoại Nhân quyền phải đem lại những bước tiến cụ thể
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại New York, hôm nay lên tiếng về cuộc đối thoại nhân quyền Việt Nam- Hoa Kỳ lần thứ 19 diễn ra tại Hà Nội trong ngày 7 tháng 5.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc phân vụ Châu Á của Human Rights Watch nêu rõ không nên nhầm lẫn việc tổ chức một vòng đối thoại ngoại giao khác như vừa nêu có nghĩa Việt Nam đã cam kết thực hiện những bước đi thực sự nhằm cải thiện thành tích nhân quyền bị cho là ‘khủng khiếp’ của Hà Nội.

Theo ông Phil Robertson thì Việt Nam vô cùng vui vẻ khi tham gia đối thoại nhân quyền khi mà kết quả cuối cùng thường là một ‘sự thỏa thuận bất đồng’, hơn là những cải tổ có ý nghĩa như trả tự do cho các tù nhân chính trị hoặc bãi bỏ những qui định hà khắc trong luật cho hình sự hóa các quyền tự do chính trị và dân sự.

Đại diện của Human Rights Watch đề nghị Hoa Kỳ cần phải nói với Việt Nam cách thức duy nhất mà Hà Nội có thể được xem như là một đối tác trong đàm phán Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương là tiến hành những cải cách thực sự nhằm chấm dứt biện pháp hình sự hóa quyền tự do ngôn luận, cho phép thành lập công đoàn độc lập, tập trung công khai ôn hòa, cũng như cho quyền tự do tôn giáo, và thả hết tù chính trị ra.

Danh sách các tù chính trị mà Human Rights Watch đưa ra yêu cầu Hà Nội cần phải trả tự do ngay bắt đầu từ Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Đặng Xuân Diệu, Hồ thị Bích Khương và rồi nhiều tù nhân chính trị khác nữa.

Những điều trong Bộ Luật hình sự của Việt Nam lâu nay hình sự hóa các quyền tự do ngôn luận, hội họp và quyền tự do tôn giáo như các điều 79,87 và 258 cần phải được bãi bỏ.

Phó giám đốc Châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, còn cho rằng kế hoạch mà ông này gọi là chơi trò đổi số bằng cách thay đổi số thứ tự của những điều khoản vi phạm như thế trong dự thảo luật hình sự sửa đổi chỉ là một mưu mẹo thâm độc mà thôi.

Theo RFA

Sửa bởi người viết 07/05/2015 lúc 08:13:17(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#4 Đã gửi : 08/05/2015 lúc 08:12:42(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc gặp mặt giữa đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ với các tổ chức XHDSVN
UserPostedImage
Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách dân chủ- nhân quyền và lao động, ông Tom Malinowski trong buổi họp báo tại Hà Nội ngày 26 tháng 10, 2014. AFP

Công an cản trở
Sáng 6/5/2015, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc gặp giữa đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ với các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam. Có 14 đại diện các tổ chức Xã hội dân sự nhận được lời mời đã đến tham dự. Một số không có mặt được vì bị cản trở.

Đại diện các tổ chức XHDS Việt Nam gồm có: Ls Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Tam, Ls Lê Thị Công Nhân, Nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, Ts Nguyễn Quang A, các nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hà Thị Vân, Ngô Duy Quyền, Nguyễn Lê Hùng, Bùi Quang Viễn, Trần Thị Nga, Nguyễn Đình Hà, Võ Trường Thiện, Lê Công Vĩnh.

Phái đoàn Mỹ đông hơn, một số thành viên phải ngồi ghế phụ. Đoàn Mỹ gồm các quan chức đại diện cho Nhà trắng, Cơ quan Hợp tác phát triển, đại diện Quyền con người và Lao động.

Dẫn đầu phái đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ trong buổi gặp gỡ là ông Tom Malinowski, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Mục đích của cuộc gặp này là do Đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ muốn tham khảo ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự trước khi diễn ra cuộc đối thoại về nhân quyền Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ 19 vào ngày 7/5.

Ông Tom Malinowski cho biết, ngày mai 7/5 dẽ diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ. Đây là tiêu điểm trong quá trình thúc đẩy về vấn đề Nhân quyền. Hiện nay, phía Việt Nam muốn hợp tác với Hoa Kỳ trên các mặt: thương mại, quốc phòng, mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai nước.

Tuy nhiên, ông nói: quan hệ giữa hai nước phải gắn với vấn đề nhân quyền. Trong nội bộ Ban lãnh đạo Việt Nam, cũng đã có những cá nhân nhận thức được vấn đề này. Ông cho biết cuộc đàm phán với Việt Nam về TTP đã đến lúc kết thúc chứ không kéo dài mãi. 435 dân biểu Mỹ sẽ biểu quyết về vấn đề này.

Ông Tom nhận xét, trong vài tháng qua, phía Việt Nam cũng đã có những chỉ dấu tiến bộ. Mặc dù vậy, còn nhiều vấn đề trong đó có việc hợp tác giữa các tổ chức Xã hội Dân sự với chính quyền Việt Nam.

Ông nói: Chúng tôi đánh giá cao những việc Xã hội Dân sự làm được trong thời gian qua. Ông cho biết vừa qua đã nhận được bức thư các tổ chức XHDS gửi tới Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết bức thư này đã có trên 30 nghìn chữ ký. Một số người ký bức thư ấy bị gặp rắc rối từ phía chính quyền).

Lên án chính quyền VN đàn áp nhân quyền
Thời gian chủ yếu được dành để Phái đoàn Hoa Kỳ lắng nghe ý kiến của các tổ chức XHDS. Các ý kiến xoay quanh việc, ở Việt Nam, tình trạng vi phạm nhân quyền còn rất nghiêm trọng. Những người hoạt động nhân quyền bị đánh đập. Quyền tự do đi lại bị vi phạm trắng trợn. Các quyền con người khác như, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do biểu đạt chính kiến đều bị hạn chế, cản trở. Nhiều điều luật của Việt Nam đi ngược lại với các công ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết. Chính quyền tạo cớ để bắt bỏ tù bất kể những ai họ muốn bắt.

Công an đánh đập bắt bớ người một cách tuỳ tiện. Điều đặc biệt lo ngại là việc người dân bị chết khi làm việc với công an. Trong 3 năm gần đây đã có 200 trường hợp chết trong đồn công an, hầu hết đều bị đổ cho là tự tử.

Về Bản Dự luật Tín ngưỡng Tôn giáo, nhiều ý kiến cho rằng, Dự luật này đã đi ngược lại với Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế và Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 Đây là một bước thụt lùi so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004.

Trả lời câu hỏi của ông Tom Malinowski về thắc mắc tại sao những người hoạt động, có người bị đàn áp nhiều, người bị ít, người không bị, Luật sư Lê Thị Công Nhân nói luôn: “Những hành động đàn áp, bắt bớ của chính quyền nó như là cướp. Thích cướp ai thì người đó chịu chứ không có nguyên tắc, tiêu chí hay qui định nào.

Có một điều khá thú vị: khi ông Tom đặt ra câu hỏi tham khảo: Tới đây, 435 dân biểu Mỹ sẽ biểu quyết về việc có ký kết TPP với Việt Nam hay không trong tình trạng Nhân Quyền ở Việt Nam như hiện nay. Chúng tôi muốn tham khảo ý kiến quí vị, các vị hãy trả lời ngắn gọn Yes hay No, thì có một vài ý kiến trả lời Yes còn hầu hết trả lời No.

Cuộc gặp mặt kết thúc, nhiều ý kiến chưa nói ra được vì thời gian quá ngắn chỉ diễn ra trong 1 giờ 20 phút, từ 10 h15 đến 12 h 05. Mặt khác, một số ý kiến có phần lan man, thiếu tập trung, trùng lặp nên những người còn lại không có cơ hội nêu lên ý kiến của mình.

Cuộc Đối Thoại Nhân Quyền Hoa Kỳ - Việt Nam lần thứ 19 sẽ được tổ chức vào ngày 7/5/2015 tại Hà Nội. Phía Hoa Kỳ có ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tom Malinowski, Trợ lý ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Quyền Con Người và Lao Động dẫn đầu. Phía Việt Nam là ông Vũ Quang Anh, Vụ Trưởng Vụ các Tổ chức Quốc Tế, Bộ Ngoại Giao.

6/5/2015

Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.