logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/06/2012 lúc 10:03:00(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có đến ba ủy viên Bộ chính trị đã lên tiếng yêu cầu báo chí phải giữ đúng ‘định hướng chính trị’ nhân ngày nhà báo Việt Nam 21/6.
UserPostedImage
Ông Đinh Thế Huynh là người chịu trách nhiệm cao nhất về hệ thống tuyên truyền ở Việt Nam
Trong một bài viết đăng trên trang mạng của báo Công an nhân dân hôm thứ Năm 20/6, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang yêu cầu tất cả các báo chí của ngành công an trong cả nước phải quan tâm đến nhiệm vụ ‘trọng tâm, cơ bản’ này.

Ông cảnh báo báo chí không được ‘thương mại hóa’ mà ‘xa rời mục tiêu chính trị’ và bỏ quên việc ‘định hướng dư luận xã hội’.

Giữ vững trận địa’
“Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về an ninh, trật tự,” ông yêu cầu.

Ông cũng nhắc nhở báo chí công an phải ‘giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng’ để ‘củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước’.

“Báo chí công an nhân dân cần tích cực tham gia và thể hiện vai trò đi đầu trong cuộc đấu tranh chống ‘diễn biến hòa bình’ trên lĩnh vực tư tưởng... phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh phòng, chống ‘diễn biến hòa bình’, ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’,” ông viết.
Tuy nhiên ông cũng thừa nhận rằng các bài viết mang tính lý luận trên các báo công an để phản bác ‘các quan điểm sai trái, thù địch’ số lượng còn ít và ‘tính thuyết phục chưa cao’.

Ông nhận định có nguy cơ ‘phi chính trị hóa lực lượng vũ trang’ mà ‘các thế lực thù địch’ xem là mục tiêu tấn công, do đó ông yêu cầu các cơ quan báo chí của công an phải ‘đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng’.

“Mỗi cán bộ, biên tập viên, phóng viên, nhân viên báo chí công an nhân dân cần thực sự trở thành chiến sĩ tiên phong của lực lượng công an nhân dân trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa,” ông viết.

Hiện nay theo thống kê của Bộ Công an thì chỉ tính riêng trong lực lượng này đã có đến 6 báo in, 14 tạp chí, 1 kênh truyền hình phát sóng liên tục 24 giờ chưa kể 5 tờ báo khác của công an các địa phương và một nhà xuất bản.

Hình ảnh đẹp
Ông cũng yêu cầu báo chí công an phải ‘xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sỹ công an nhân dân trong lòng nhân dân’ bằng cách ‘tuyên truyền sâu rộng về mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa lực lượng Công an với nhân dân với phương châm gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân’.
Ông cảnh báo các báo khi viết về các hiện tượng tiêu cực tham nhũng thì ‘không được để kẻ địch và các phần tử xấu lợi dụng, phá hoại sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự’.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng có lời huấn thị tương tự khi ông đến thăm và chúc mừng báo Quân đội nhân dân vào chiều thứ Tư ngày 20/6.

Theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam thì ông Thanh đã yêu cầu tờ báo này tăng cường ‘giữ vững định hướng chính trị’ để ‘xứng đáng là công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận đấu tranh tư tưởng’.

Ông khen ngợi báo Quân đội nhân dân đã có ‘đóng góp tích cực vào việc giữ gìn và nâng cao bản lĩnh chính trị của lực lượng vũ trang’.

Trong khi đó, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh đã nhắc nhở các cơ quan báo chí mà ông đến thăm hôm thứ Tư ngày 20/6 phải tiếp tục tích cực định hướng dư luận để ‘tăng cường niềm tin trong nhân dân’ với Đảng, Nhà nước và con đường phát triển đất nước
Ông Huynh dẫn đầu một phái đoàn của Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin Truyền thông đến thăm hỏi Hội Nhà báo trung ương, Thông tấn xã Việt Nam và các báo Tiền Phong và Lao động nhân ngày nhà báo.

Cách mạng từ blog
Trong khi đó, một nhà báo nước ngoài lại lưu ý về một xu hướng trái ngược trong môi trường truyền thông của Việt Nam.

Trong bài báo có nhan đề ‘Các blogger đang ngày càng định hướng thông tin ở Việt Nam’ được The Diplomat, tạp chí về quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có trụ sở tại Tokyo, đăng tải trên trang mạng vào ngày 20/6, tác giả Marianne Brown đã phân tích về vai trò ngày càng nổi bật của báo chí lề trái ở Việt Nam.

Marianne Brown là thông tín thường trú tại Hà Nội của hãng thông tấn Đức DPA.

Tác giả bài báo đã dẫn lời một nhà báo nữ giấu tên ở Việt Nam nhận định rằng các trang blog hiện là ‘động lực thay đổi’ môi trường báo chí của Việt Nam hiện nay.

“Sự quan tâm đến vụ Văn Giang gần như hoàn toàn là nhờ vào sự tường thuật sâu rộng của các cây viết blog,” phóng viên này nói.

“Các trang blog đã thúc đẩy các việc tường thuật các vụ việc với việc đưa thêm nhiều thông tin lên các diễn đàn,” bà nói, “Chính quyền không thể làm gì với các thông tin được đưa trên mạng internet.”

Bài báo này cho biết một số phóng viên trong nước đã tìm cách vượt qua sự phong tỏa bằng cách dùng bút danh viết blog. Tuy nhiên chính quyền cũng không hề làm ngơ trước ảnh hưởng ngày càng lớn mạnh của loại hình báo chí độc lập kiểu này.
“Nội dung trên các trang blog được sử dụng ngày càng nhiều ở các phiên tòa để kết án tù các blogger,” bài báo viết.

Bài báo dẫn lời một blogger lấy tên giả là Lê Đức Thích để bảo vệ danh tính cho biết ông thường xuyên bị cảnh sát theo dõi và bài viết của bị săm soi kỹ lưỡng.

“Họ cố gây sức ép để buộc tội đừng viết về các chủ về nhạy cảm,” blogger này cho biết.

Nhà báo Brown cũng đưa dẫn chứng trường hợp của ông Nguyễn Xuân Diện ở Viện Hán Nôm, người vừa bị chính quyền bắt đóng cửa trang blog và bị quấy rối để chứng tỏ chính quyền đang rất bất an với các tay viết blog.

Trong vụ Văn Giang các blog đã đưa thông tin và hình ảnh rất đậm nét và được lan truyền nhanh chóng. Tuy nhiên, báo chí chính thống thì gần như im hơi lặng tiếng về vụ việc nóng bỏng này.
Bài báo dẫn lời một nhà báo trong nước lấy tên giả là Phạm Văn Linh nói ông tin rằng hệ thống kiểm duyệt ở Việt Nam không hề thay đổi mà chỉ có hà khắc hơn mà thôi.

Ông cho rằng chính quyền phải hạn chế báo chí bởi vì họ lo ngại sẽ mất kiểm soát đối với dư luận.

“Nếu họ mất kiểm soát đối với dư luận thì họ sẽ mất chế độ,” ông nói.

Việt Nam hiện được tổ chức Phóng viên không biên giới xếp hạng 172 trong tổng số 179 nước về chỉ số tự do báo chí.
‘Tuyên truyền không hiệu quả’
Trao đổi với BBC, ông Dương Xuân Nam, nguyên tổng biên tập báo Tiền Phong, nói rằng phê bình báo chí ‘thương mại hóa’ là ‘không chuẩn’.

“Báo chí muốn tuyên truyền có hiệu quả thì phải bán được chứ,” ông nói và giải thích thêm rằng báo chí cũng là một loại hàng hóa.

Trong tình hình bùng nổ thông tin qua mạng Internet hiện nay, ông Nam cho rằng nhiệm vụ tuyên truyền của báo chí trong nước không còn hiệu quả như trước.

“Chỉ viết một chiều thì không ai đọc thì làm sao mà hiệu quả,” ông nói, “Những tờ báo được cho thì chỉ để trưng trên tủ mà thôi.”

“Không có thông tin đa chiều, ngay cả tôi còn không đọc,” ông nói.

Sự xuất hiện của các trang blog, theo ông Nam, chưa đủ để làm thay đổi diện mạo báo chí Việt Nam, nhưng nó lại thay đổi cách nhận thức, cách tiếp cận thông tin của độc giả theo hướng đa chiều.
“Độc giả không chỉ tìm đến một loại thông tin chính thống mà họ còn tìm kiếm sự phản biện xã hội,” ông nói.

Tuy nhiên ông cho biết hiện nay đa số người dân Việt Nam còn nghe, xem Đài và đọc báo của Nhà nước nên các blog độc lập chưa thật sự có ảnh hưởng cơ bản.

Điều này sẽ thay đổi dần dần, ông cho biết.

“Các blog nếu vì cái chung của đất nước thì tốt chứ sao,” ông nói.
Source: BBC
xuong  
#2 Đã gửi : 21/06/2012 lúc 10:09:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam không có 'vùng cấm' báo chí?
Một cựu bộ trưởng truyền thông vừa tuyên bố rằng Việt Nam không cấm báo chí đưa tin mà chỉ có báo chí 'sợ không dám vào' một số lĩnh vực.
UserPostedImage
Ông Lê Doãn Hợp có những phát biểu cấp tiến hơn so với khi ông còn tại chức
Ông Lê Doãn Hợp, người là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam nhiệm kỳ 2007-2011, nói với trang tin VietnamNet của bộ này hôm 21/6:

Các bài liên quanVN gần chót bảng về tự do báo chíNhà báo Hoàng Khương đối mặt án tùTin Văn Giang: báo đưa thưa thớt
Chủ đề liên quanXã hội Việt Nam, Chính trị Việt Nam"Tôi xin khẳng định ngay là không có vùng cấm nào [đối với báo chí], chỉ có báo chí ngại không vào mà thành vùng cấm.

"Báo chí, nếu phản ánh đúng, bản thân cái đúng tự bảo vệ mình."

Ông Hợp được biết tới với tuyên bố mà người ta gọi là báo chí "lề phải", ý chỉ báo chí nhà nước và "lề trái", tức các báo chỉ trích chính quyền.

Tuy nhiên bản thân ông nói phóng viên đã trích dẫn sai lời nói của ông, vốn ông có ý nói rằng báo chí cần tuân thủ pháp luật cũng như các phương tiện giao thông trên đường phải đi phía bên phải.

Trong phỏng vấn đăng đúng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Hợp cũng nói:

"Hãy nhớ rằng tiêu cực luôn sợ báo chí.

"Một thiết chế chính trị mà báo chí đủ uy trước tiêu cực là thiết chế chính trị tuyệt vời.

"Mà để làm được điều đó, báo chí chỉ có cách làm tốt công tác phản biện."

Bản thân ông Hợp nói chính ông đã cùng các đồng nghiệp "đưa hai chữ "phản biện" vào Nghị quyết 11 [của Đảng Cộng sản]" và ông có cảm giác "lâng lâng " khi đạt được điều này.

Tuyên truyền đường lối

Những tuyên bố của ông Hợp có vẻ thẳng thắn và lý tưởng hơn so với thời ông còn làm bộ trưởng. Người thay thế ông Hợp, ông Nguyễn Bắc Son, có những phát biểu nặng về đường lối chính sách hơn nhiều.
UserPostedImage
Hai phóng viên VOV từng bị hành hung tại Văn Giang khi đến đưa tin
Trong cuộc giao lưu trực tuyến hôm 12/6, ông Son nói trong phần phát biểu trước khi trả lời câu hỏi của người theo dõi:

"Có thể nói, báo chí cách mạng đã khẳng định vai trò, hoàn thành tốt nhiệm vụ là phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước."

Ông Son không nhắc gì tới vai trò "phản biện" hay "giám định" mà ông Hợp đề cập tới trong phỏng vấn với VietnamNet.

Vị bộ trưởng đương quyền không nhắc gì tới chuyện người dân có thể làm gì với báo chí ngoại trừ khẳng định Việt Nam "không có báo tư nhân".

Phóng viên Nguyễn Hùng của BBC nói rằng chỉ có tại những nước đang phát triển người ta mới công khai tuyên bố truyền thông phục vụ chính quyền thay vì người dân.

Anh nói các nước tư bản phát triển có cách gây ảnh hưởng tới báo chí tinh vi và tế nhị hơn nhiều.

Họ cũng cho phép người dân sở hữu báo chí và coi đây là diễn đàn của công chúng chứ không phải của chính quyền, phóng viên BBC nói.

Việt Nam cũng bị cáo buộc tăng cường trấn áp báo chí và thế giới mạng trong vài năm gần đây.

Một tổ chức bảo vệ báo chí tây phương thậm chí liệt Việt Nam vào danh sách các nước mà họ gọi là "kẻ thù của internet".
Source: BBC

Sửa bởi người viết 21/06/2012 lúc 10:12:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#3 Đã gửi : 21/06/2012 lúc 10:17:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VN gần chót bảng về tự do báo chí
Việt Nam xếp gần cuối bảng trong tổng số 197 nước được khảo sát về tự do báo chí trên toàn thế giới, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House (Ngôi nhà tự do) được công bố thứ Ba ngày 1/5.
Theo đó, nước này đồng hạng với các nước Bahrain, Lào, Ả Rập Saudi và Somalia ở vị trí 182.

Tính trong tổng số 197 nước thì nền tự do báo chí của Việt Nam chỉ xếp trên Miến Điện, Trung Quốc, Syria, Cuba, Guinea xích đạo, Iran, Belarus, Eritrea, Uzbekistan, Turkmenistan và Bắc Hàn.

Phúc trình của Freedom House, tổ chức có trụ sở tại Washington, phân loại các quốc gia ra làm ba nhóm: có tự do, tự do một phần và hoàn toàn không có tự do báo chí.

Việt Nam nằm trong nhóm nước không có tự do báo chí vốn chiếm 30% tổng số các quốc gia được khảo sát.

Bản phúc trình này được đưa ra chỉ 2 ngày trước Ngày tự do báo chí thế giới do Liên Hiệp Quốc đánh dấu vào ngày thứ Năm 3/5.

Nếu tính theo khu vực châu Á-Thái Bình Dương thì Việt Nam chỉ đứng trước Miến Điện, Trung Quốc và Bắc Hàn và đồng hạng với nước láng giềng cộng sản Lào.

“Khu vực châu Á có quốc gia đội sổ, Bắc Hàn, cũng như một vài quốc gia hạn chế truyền thông khác như Trung Quốc, Lào và Việt Nam,” bản phúc trình viết.

“Tất cả những quốc gia này đều có sự kiểm soát báo chí sâu rộng của Đảng và Nhà nước.”

Trung Quốc và Miến Điện
Bản phúc trình này đề cập kỹ đến trường hợp của Trung Quốc, quốc gia lớn nhưng xếp hạng kém về tự do báo chí.

“Chính quyền (Trung Quốc) ngăn chặn truyền thông đưa tin về các cuộc nổi dậy của người dân tại Trung Đông và Bắc Phi, tiếp tục phong tỏa các mạng xã hội nước ngoài như Twitter và thắt chặt kiểm soát với các bài báo điều tra vào trước thời điểm nhạy cảm chuyển giao lãnh đạo vào năm 2012,” bản phúc trình viết.
“Các chỉ thị chi tiết của Đảng cộng sản mà các biên tập nhận được mỗi ngày cũng hạn chế đưa các tin liên quan đến bệnh tật, các thảm họa môi trường, những tù nhân bị chết khi đang bị cảnh sát giam giữ và chính sách đối ngoại cũng như các vấn đề khác.”

Bản phúc trình cũng cho biết trong thời gian qua hàng chục cây viết và các nhà hoạt động thu hút đông đảo cộng đồng Internet đã bị mất tích, bị tra tấn khi giam giữ và trong một số trường hợp bị kết án nhiều năm tù sau khi nhiều thông điệp ẩn danh lan truyền trên mạng kêu gọi làm một cuộc cách mạng giống như Tunisia ở Trung Quốc.

Riêng về trường hợp Miến Điện, nước từng đứng áp chót trong cuộc khảo sát cách đây hai năm, Freedom House đánh giá nước này đã có sự cởi mở quan trọng vào năm 2011 và nhờ đó điểm số về tự do báo chí của họ cũng được cải thiện nhiều.

Các diễn biến tích cực ở nước này, theo bản phúc trình, bao gồm thả các cây viết blog bị cầm tù, nới lỏng kiểm duyệt, các vụ việc sách nhiễu hoặc tấn công nhà báo giảm nhiều, sự gia tăng số lượng báo chí tư nhân và việc một số nhà báo lưu vong có thể trở về nước.

Hoa Kỳ xuống hạng
Trên phạm vi toàn cầu, ba quốc gia thuộc bán đảo Scandinavia là Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển là những nước có nền báo chí tự do nhất trên thế giới.

Hầu hết các quốc gia nắm giữ những vị trí đầu trên bảng xếp hạng đến từ châu Âu.

Hoa Kỳ bị đánh tụt xuống hạng 22 trong năm nay do cách hành xử mạnh tay của cảnh sát nước này đối với các nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình phản đối ‘Chiếm phố Wall’ trong năm 2011, Freedom House cho biết.

Trước đó, hồi tháng Giêng năm nay thì tổ chức Nhà báo không biên giới cũng giảm thứ hạng của Hoa Kỳ từ 20 xuống đến vị trí 47 về tự do báo chí cũng với lý do tương tự.

Ý là trường hợp quốc gia Tây Âu hiếm hoi không nằm trong nhóm có tự do báo chí.
Freedom House đánh giá Ý chỉ ‘có tự do phần nào’ do ảnh hưởng sâu rộng của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi đối với truyền thông.

Trong khi đó, cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập đã giải phóng cho báo chí ở một số nước như Ai Cập, Tunisia và Libya.

“Môi trường báo chí vừa được mở ra ở các quốc gia như Tunisia và Libya... có vai trò trọng yếu đối với tương lai phát triển dân chủ ở khu vực và cần phải được bảo vệ và nuôi dưỡng,” Chủ tịch Freedom House David J. Kramer nói.

Trong tổng số 197 quốc gia được khảo sát, có 66 nước được xếp hạng ‘có tự do’, 72 nước ‘tự do một phần’ và 59 nước ‘không có tự do báo chí’.

Tuy nhiên, do sự hiện diện của Trung Quốc, một trong những quốc gia đàn áp báo chí tinh vi nhất, nên tính trên bình diện toàn cầu thì có đến 40,5% dân số thế giới sống trong môi trường không có tự do báo chí so với 14,5% dân số ở chiều ngược lại.

Freedom House là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1941 chuyên tiến hành các hoạt động nghiên cứu và cổ súy dân chủ, tự do chính trị và nhân quyền.

Bản phúc trình cũng lưu ý xu hướng báo chí ngày càng tự do trên thế giới thể hiện trong các kết quả khảo sát qua từng năm: số lượng quốc gia bị đánh giá là không tự do đã giảm từ 86 vào năm 1981 xuống còn 59 nước vào năm 2011.
Source: BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.