logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/03/2013 lúc 08:29:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp vừa ra phúc trình thường niên một lần nữa liệt kê Việt Nam vào danh sách 5 nước “Kẻ thù của internet 2013” trên thế giới.

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về những điểm nổi bật đáng chú ý của phúc trình năm nay về tình hình Việt Nam.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn với RSF về "Việt Nam Kẻ thù của Internet"
VOA: Những yếu tố nào được RSF xem xét khi quyết định đưa Việt Nam vào danh sách các nước “Kẻ thù của Internet 2013”?

Ông Benjamin Ismail: Chúng tôi đưa Việt Nam cùng với Trung Quốc, Bahrain, Syria, và Iran vào danh sách 5 nước “Kẻ thù của Internet” vì các hoạt động theo dõi những tương tác trên mạng internet của những chính phủ này rất phổ biến và phát triển. Việt Nam còn thành lập cả những đội quân trên mạng. Theo ước lượng, lực lượng này có trên 80.000 nhân viên chuyên giám sát các hoạt động của cư dân mạng, các trang blog hay các trang mạng xã hội chỉ trích đảng cộng sản hay chế độ. Đội ngũ vừa kể được huấn luyện các khả năng nghiệp vụ để truy ra tung tích tác giả của những lời chỉ trích, bất đồng quan điểm với nhà nước.

VOA: Danh sách “Kẻ thù của Internet” không xếp hạng các nước bị liệt kê theo thứ tự dựa trên mức độ vi phạm tự do internet?
Ông Benjamin Ismail: Không, danh sách này không xếp hạng mà chỉ liệt kê các nước đã trở thành “Kẻ thù của internet”. Ngoài ra, chúng tôi còn có danh sách các nước đang nằm trong vòng theo dõi và danh sách các công ty là kẻ thù của internet gồm 5 công ty tư chuyên bán các sản phẩm thường được các chính phủ dùng để vi phạm nhân quyền và quyền tự do thông tin của công dân. Các nước bị xem là “Kẻ thù của internet” là những nơi rõ ràng đang kiểm duyệt internet, kiểm soát các luồng thông tin, áp dụng các kỹ thuật và chiến thuật để theo dõi các hoạt động trên mạng internet của người dân.
VOA: So với các phúc trình về “Kẻ thù của Internet” trong những năm trước, báo cáo năm nay về tình hình Việt Nam có gì khác hơn hay nổi bật?

Ông Benjamin Ismail: Phúc trình năm nay khác biệt ở chỗ chúng tôi chỉ ra một số trường hợp cụ thể và kỹ thuật mà nhà cầm quyền áp dụng. Chúng tôi có một số thông tin gốc và những lời khai chứng từ các blogger là nạn nhân của tình trạng kiểm duyệt. Họ cho chúng tôi biết họ bị giám sát thế nào bằng nhiều cách thức kể cả bị theo dõi qua mạng, qua điện thoại, và thậm chí trong các sinh hoạt hằng ngày. Nhiều blogger bị buộc phải hạn chế việc viết blog vì bản thân họ bị đe dọa, bị cản trở, ngăn cấm hoặc gia đình họ bị sách nhiễu. Những nạn nhân này chịu sự áp bức chỉ vì họ viết về những thông tin liên quan đến nhân quyền, dân chủ hay các chủ đề bị xem là nhạy cảm ở Việt Nam như quan hệ Việt-Trung và tranh chấp Biển Đông, chỉ vì họ bày tỏ quan điểm cá nhân về các vấn đề được công luận quan tâm và truyền tải thông tin cho nhiều người được biết.

VOA: Việt Nam bị liệt kê trong danh sách “Kẻ thù của Internet” bao lâu rồi, thưa ông?

Ông Benjamin Ismail: Việt Nam lọt vào danh sách “Kẻ thù của Internet” kể từ khi danh sách này ra đời. Từ năm 2008, Tổ chức Phóng viên Không biên giới bắt đầu đánh dấu ngày Thế giới chống kiểm duyệt internet. Như vậy tính tới nay, Việt Nam đã có tên trong danh sách này 5 năm liên tiếp.

VOA: Những điểm đáng lưu ý về trường hợp của Việt Nam trong phúc trình năm nay là gì?

Ông Benjamin Ismail: Trường hợp của Việt Nam năm nay chúng tôi nêu bật các đội quân công an mạng của nhà nước và các luật lệ hỗ trợ cho việc đàn áp, sách nhiễu quyền tự do internet, tự do báo chí, và tự do ngôn luận của công dân. Hà Nội không chỉ nỗ lực theo dõi các blogger và những người bất đồng chính kiến trên mạng mà còn ban hành các quy định hầu buộc tội và kết án các blogger chỉ trích nhà nước, quy kết họ vào các tội danh liên quan đến an ninh quốc gia như “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, hay có liên hệ với đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị hải ngoại cổ xúy dân chủ ôn hòa mà Việt Nam gọi là “khủng bố”. Khi không đủ yếu tố kết tội quyền viết blog chính đáng của các công dân mạng, để bắt giữ, giam cầm những người hành xử nhân quyền căn bản, nhà cầm quyền Việt Nam thường dùng các cáo buộc về “an ninh” kiểu này như trong vụ án của hàng loạt các blogger thanh niên Công giáo, hoặc dùng các cáo buộc về tội “trốn thuế” như đối với blogger Điếu Cày và luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân. Qua chiêu thức sử dụng các cáo buộc này, Hà Nội tìm cách tránh những chỉ trích về vi phạm nhân quyền từ cộng đồng quốc tế.

VOA: Trong khi Tổ chức Phóng viên Không biên giới liệt kê Việt Nam vào danh sách “Kẻ thù của Internet”, Hà Nội khẳng định Việt Nam là một trong những nước phát triển internet nhanh nhất trên thế giới, xếp hạng 18 trên toàn cầu, đứng thứ 8 ở Châu Á, và hạng 3 ở khu vực Đông Nam Á về số người sử dụng net với trên 31 triệu người mà theo Liên hiệp Viễn thông Thế giới, Việt Nam đang đứng nhì Châu Á-Thái Bình Dương trong việc phát triển internet. Ý kiến của RSF thế nào?

Ông Benjamin Ismail: Phạm vi nội dung khảo sát mà Liên hiệp Viễn thông Thế giới dùng trong việc xếp hạng về phát triển internet hoàn toàn khác so với phạm vi khảo sát của chúng tôi. Dĩ nhiên một nước có thể có đông dân sử dụng net, đó là sự phát triển internet. Nhưng điều đó không có nghĩa là các cư dân mạng ở đó được truy cập, tiếp nhận, và phổ biến thông tin trên mạng internet một cách tự do. Tất cả các hoạt động mạng của cư dân net tại Việt Nam đều bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ và Hà Nội không ngừng nâng cấp thiết bị, kỹ thuật để theo dõi, kiểm duyệt nội dung trao đổi trên mạng internet để cấm chặn những ý kiến chỉ trích, bất đồng với nhà nước. Nói cách khác, Việt Nam phát triển internet nhưng là kẻ thù của quyền tự do internet.

UserPostedImage
Tình hình tự do báo chí trên thế giới năm 2013 do RSF thực hiện
VOA: Vai trò và tầm quan trọng của phúc trình về “Kẻ thù Internet 2013” ra sao?
Ông Benjamin Ismail: Thông điệp mà phúc trình của Tổ chức Phóng viên Không biên giới muốn gửi đến cộng đồng quốc tế và người dân tại Việt Nam là chúng tôi đang theo sát tình hình tại Việt Nam, ủng hộ cư dân mạng Việt Nam, những người nỗ lực tranh đấu cho các nhân quyền căn bản của con người bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do thông tin. Qua việc bênh vực các blogger bị đàn áp, chúng tôi ủng hộ quyền của công dân Việt Nam như các công dân khác trên thế giới phải được tiếp cận độc lập các nguồn thông tin tự do. Chúng tôi muốn thế giới biết rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam đang ngày càng tồi tệ hơn, đáng được cộng đồng quốc tế lưu tâm hơn nữa. Năm ngoái, RSF có phát động chiến dịch tại Pháp kêu gọi những người hoạt động du lịch và du khách Pháp chú ý tới Thái Lan, Việt Nam, và Mexico rằng ba nơi này có thể là địa điểm du lịch hấp dẫn, nhưng thực tế cuộc sống của người dân tại đây thì hoàn toàn khác. Phúc trình của chúng tôi năm nay là một thông điệp đánh động sự quan tâm của công luận thế giới và các cơ chế quốc tế như Liên hiệp quốc và Liên hiệp Châu Âu về tình hình tự do ngôn luận, tự do internet tại Việt Nam.

VOA: Xin chân thành cảm ơn ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Source: VOA
song  
#2 Đã gửi : 15/03/2013 lúc 08:56:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam chỉ trích quốc tế trao giải cho các blogger Việt Nam

UserPostedImage
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (G) và các đại diện của RSF và Google France trong lễ trao giải thưởng Netizen 2013, Paris, 12/03/2013
RFI/Thanh Phương

Tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong số ra ngày hôm nay, 15/03/2013, đã có bài chỉ trích việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế trao giải cho một số blogger Việt Nam, như Tạ Phong Tần, Nguyễn Hoàng Vi và Huỳnh Ngọc Chênh.
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã vinh danh blogger Tạ Phong Tần, hiện đang ngồi tù ở Việt Nam, là một trong 10 « Phụ nữ can đảm nhất thế giới năm 2013 ». Trong cùng thời gian đó, ngày 07/03, tổ chức Tự do ngôn luận quốc tế IFEX, trụ sở chính tại Canada, đã vinh danh blogger Nguyễn Hoàng Vi là một trong bảy phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ tự do ngôn luận.

Sau đó, nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet 12/03 vừa qua, Phóng viên không biên giới đã trao giải Công dân mạng Netizen 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh trong một buổi lễ được tổ chức tại trụ sở công ty Google France ở Paris.

Nhưng đối với tờ Nhân Dân, những người được vinh danh nói trên chỉ là những người « sử dụng Internet để xuyên tạc, bôi nhọ và chống phá Việt Nam », « hành vi vi phạm pháp luật ». Theo nhận định của tờ Nhân Dân, khi trao giải cho Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Hoàng Vi và Tạ Phong Tần, Bộ Ngoại giao Mỹ và hai tổ chức Phóng viên không biên giới và IFEX đã « bỏ qua, thậm chí đi ngược lai tôn chỉ, mục đích và ý nghĩa ban đầu của các giải thưởng mà họ khởi xướng » và đây là hành động khuyến khích « tự do chống đối » Nhà nước Việt Nam.

Tờ Nhân Dân nhắc lại tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 09/03 cho rằng, việc trao giải « Phụ nữ can đảm nhất thế giới năm 2013 » là « việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam ».

Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt lên án blogger Huỳnh Ngọc Chênh là « đã đi quá xa » khi phát biểu tại lễ trao giải Netizen, cụ thể là đã « vu cáo » Nhà nước Việt Nam cản trở các blogger, hạn chế tự do báo chí, cho rằng ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, nên các thông tin đăng tải trên báo chí đều theo định hướng của đảng cầm quyền.

Trong bài phát biểu nhận giải thưởng Netizen tối 12/03, ông Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên phóng viên báo Thanh Niên, đã nhấn mạnh rằng chính Internet đã giúp người dân « nói lên nguyện vọng đích thực của họ trong hoàn cảnh tự do ngôn luận bị bóp nghẹt ». Nhưng ông Huỳnh Ngọc Chênh nhắc lại là nhiều blogger và nhà đấu tranh dân chủ đã phải trả giá đắt vì đã « dũng cảm đi tiên phong chọc thủng bức màng bưng bít thông tin ở Việt Nam ».

Theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh, « những hy sinh ấy đã không uổng công », vì hàng trăm trang blog cổ xúy cho dân chủ thu hút lượng người đọc khổng lồ và kết nối với nhau thành một hệ thống « báo lề dân » đối lại với hệ thống báo chí do Nhà nước kiểm soát. Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói rằng, những lá phiều bầu ông là Công dân mạng 2013 cũng là những lá phiếu dành cho phong trào đấu tranh cho tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.