logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 20/10/2015 lúc 07:53:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thu hồi giải thưởng cho thơ Phan Huyền Thư

UserPostedImage

Hội Nhà văn Hà Nội ra quyết định thu hồi giải thưởng đã trao tập thơ Sẹo Độc lập của tác giả Phan Huyền Thư, theo truyền thông Việt Nam.

Nhà thơ Phan Huyền Thư đã gửi đơn xin trao lại giải thưởng từ sáng ngày 20/10, kèm lời xin lỗi tới nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, nhà báo, độc giả và gia đình.

Tuy nhiên lá đơn cũng khẳng định bài thơ Bạch Lộ được viết từ năm 1996 và "gửi cho một số tạp chí ở Mỹ".

Bài báo Tuổi Trẻ đăng ngày 20/10 có đoạn viết: "Phan Huyền Thư không thừa nhận mình đạo thơ, mà chỉ nói rằng, trong thời điểm hiện nay, vì chưa có những chứng cớ chứng minh bài thơ mình viết từ năm 1996, trong khi đó quá trình tìm kiếm lại bản thảo, hay những văn bản về bài thơ, có thể còn kéo dài vì còn phải liên lạc lại với các nơi trong và ngoài nước..."
Tập thơ Sẹo Độc lập ban đầu gây nghi vấn khi có câu thơ trong bài Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn gần giống với một câu thơ của nhà thơ Du Từ Lê.

Sau đó, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng, hai câu thơ, xét về câu chữ có thể giống nhau, nhưng ý tứ phát triển thơ hoàn toàn khác nhau, trong bài viết ông gửi cho mục Diễn đàn của BBC Tiếng Việt.

Tuy nhiên, đến hôm 19/10, nhiều bài báo trích lời nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan cho rằng, bài Bạch lộ trong cuốn Sẹo Độc lập cũng đã 'đạo' lại bài thơ Buổi sáng của bà, viết năm 2000.

Đến năm 2003, bài Buổi sáng được nhạc sỹ Phú Quang phổ nhạc đặt tên là Catinat Cà phê Sáng.
Theo BBC

Sửa bởi người viết 24/10/2015 lúc 09:32:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 21/10/2015 lúc 05:31:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Sẹo độc lập”: Dễ dài và nhạt nhẽo

Nhà xuất bản “Lao động” cho xuất bản tập thơ của Phan Huyền Thư năm 2014, cuối năm 2015 tập thơ này đã giành được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Ngay sau đó, “Sẹo độc lập” đã bị mạng xã hội tố cáo Phan Huyền Thư đạo thơ của Du Tử Lê và Phan Ngọc Thường Đoan, cũng như mấy năm trước tác giả này đã đạo văn của nhà phê bình Đặng Tiến. Lúc đầu, ông Phạm Xuân Nguyên nhảy ra bênh Phan Huyền Thư nhưng tất cả bằng chứng và sự thật đã chống lại Phạm Xuân Nguyên và tác giả tập thơ. Cuối cùng Phan Huyền Thư đã phải xin lỗi Phan Ngọc Thường Đoan, xin lỗi độc giả vì chuyện hai bài thơ giống nhau như hai giọt nước; tuy nhiên bà Thư tuy bị Hội Nhà văn Hà Nội truất (thu hồi) giải thưởng, vẫn gân cổ lên cãi bà không mắc tội đạo thơ. Có nghĩa là “vụ án đạo thơ thế kỷ” này chưa dừng lại vì Phan Huyền Thư đang âm mưu làm phù phép nhờ vả hai ba anh nào đó bên hải ngoại tạo bằng chứng giả để tố ngược lại Phan Ngọc Thường Đoan đạo thơ mình!

Chính vì vậy, chúng tôi phải tìm đọc tập thơ “Sẹo độc lập” để xem nó có đích thực là thơ hay không, hay chỉ là những câu nói tầm thường năng xuống dòng viết theo trường phái “Tân con cóc” do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – một ông công an kiêm Phó chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam làm chủ soái. Chúng tôi xin trích nguyên văn “bài thơ” “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư để xem nó thơ hay không thơ (vì thơ này xuống dòng liên tù tì nên chúng tôi dùng gạch chéo / để thay cho cơn mưa xuống dòng) :

“Ngày mười / chín tháng / hai năm nhâm / tý / tôi / được độc lập / với mẹ / bằng sợi dây / rốn / cắt đứt cơ thể / vết / sẹo làm người / vết sẹo / tôi / cái rốn / độc / lập Phan Huyền / … Thơ 19/2/2004”

Cả “bài thơ” là những câu nói tầm thường, không có câu nào là thơ cả, Phan Huyền Thư viết theo lối cực kỳ dễ dãi, nhạt nhẽo, tầm phào theo tiêu chí “Tân con cóc” của chủ soái Nguyễn Quang Thiều. Hèn gì sáng nay, ông chủ soái trường thơ “Tân con cóc” Nguyễn Quang Thiều lên mạng bênh Phan Huyền Thư, lên án Hội nhà văn Hà Nội thu hồi giải thưởng của Phan Huyền Thư là sai vì bà này có nhận mình đạo thơ đâu.

Nếu cứ viết phi thơ, viết phứa, viết dễ dãi tào lao chi khươn như Phan Huyền Thư như theo bút pháp “sẹo” trên thì bất cứ ai không cứ kẻ viết bài này, mỗi ngày cũng có thể cho ra hai mươi tập thơ được giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội. Trần Mạnh Hảo xin phóng bút, té nước theo mưa “Sẹo độc lập” mưa thơ rằng:

“MỦ YÊU”: em/ li dị / tôi / khiến trái / tim tôi / mưng mủ / mủ / yêu / em tội /ác / quân / giết người / có tên / là trinh nữ / quái thai / ơi / từ mủ / yêu / tôi /cô / đơn dứt khoát / thành trần / mạnh / hảo ngọt / mủ / ơi…

Xem ra “Mủ yêu” có cơ hay hơn “Sẹo độc lập” mất!

Nhìn bìa tập thơ “Sẹo độc lập” đủ biết Phan Huyền Thư không hiểu bản chất thi ca, chưa rành tiếng Việt khi bà Thư chua dưới tên tập thơ dòng chữ: “Một tập thơ viết để trò truyện với những người bạn”… Xưa nay thơ vốn là lời tâm tình của tác giả với độc giả, là nơi người viết tìm tri âm tri kỷ” sao còn thừa lời trên bìa sách thế này. Giống như chị bán cá ngoài chợ phải viết trên sạp cá của mình rằng đây là cá vì sợ người đi chợ nhầm là con chim hay sao? Vả, nó là “một tập thơ” dĩ nhiên rồi, có phải hai hay ba tập đâu mà thừa lời rằng “Sẹo độc lập” là một tập thơ, không phải hai tập đâu nhá …

Lại nói tí tẹo về bài “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư: nghĩa là khi bà Thư sinh ra bà bị cắt cuống rốn tạo thành cái sẹo để độc lập với bà cụ Thanh Hoa đã sinh ra bà. Lượng thông tin của thơ này chỉ có thế. Thơ bản chất là ngôn ngữ hình ảnh, hình tượng, là ngôn từ bề sâu, hàm xúc, ngôn từ biểu tượng, hồn nhiên nhưng ngầm chứa triết học. Cái “sẹo” cắt rốn kia sao đã có thể làm đứa con “độc lập” với bà mẹ được. Về nghĩa đen đã sai (xin lỗi, thơ Phan Huyền Thư không có nghĩa bóng)… Đứa trẻ sinh ra cho tới chết cũng không thể độc lập khi nó còn phụ thuộc vào sữa mẹ, mũi nó phụ thuộc từng giây vào dưỡng khí là bà mẹ bầu trời… Con người là một sinh vật phụ thuộc vào muôn thứ khách quan…Chỉ một vết cắt rốn mà đứa trẻ độc lập được thì độc lập ơi ta chào mi, vì mi chẳng có thật trên đời…

Phan Huyền Thư, kẻ vắt mũi chưa sạch trong thi ca, lẽ nào dám chê bai nền thi ca dân tộc với những đại thi hào như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, với những thi hào như Ôn Như hầu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Đoàn Thị Điểm, Tản Đà, Hàn Mặc tử, Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…lại dám viết những lời phỉ phui, rẻ rúng chê bai nền thi ca dân tộc thế này:

“Trăm năm quốc ngữ / hay cả ngàn năm Hán Nôm / không tìm ra câu thơ nào viết đủ / cho khổ đau và cay đắng / khi tôi hiểu ra một danh tính: thi nhân…” (trang 25)

Một Lê Đạt mà Phan Huyền Thư coi là thầy, hay nhắc đến ông trong “Sẹo độc lập” cũng có nhiều câu thơ hay, rất “khổ đau và cay đắng”, lẽ nào bà Thư chưa đọc ông này với hai câu thơ thôi: “Cột đèn rớm điện” và: “Mẹ già ta ngơ ngác? Lưng còng đau gậy tre”?

Cho hay kẻ hậu sinh quen dùng thước vũng trâu đằm đo biển cả cha ông do thiếu học vấn, thiếu tâm hồn thi ca mới dám gần chùa gọi bụt bằng mày tao như thế?

Thơ Phan Huyền Thư trong “Sẹo độc lập” không chỉ dễ dãi, nhạt nhẽo mà rất đại ngôn, triết lý vớ vẩn:

“để giới hạn an toàn trong giới hạn / bằng chân lý: bất động / sự bất động của nghệ thuật /là tượng đài hình chiếc cột /đợi tương lai thi hành án / tử hình” (trang 31 bài “Giới hạn”)

Triết lý dởm này là thế nào hả giời? Ôi, có thứ chân lý bất động à giời? Dân gian định nghĩa “ chân lý là cái lý có chân” mà…Chân lý là cái bọn đến gần nó thì nó biến mất, nó sợ thi ca vớ vẩn hành hạ nên chạy mất dép, chỉ có thứ chân lý “ngu tín” mới bất động mà thôi! Làm sao bà Thư lại bắt nghệ thuật phải tử hình? Chính vì vậy, nghệ thuật nó sợ vãi mà không dám ở lại cùng thơ Phan Huyền Thư chăng?

Trong bài “Chuyến bay” trang 32: gửi hộp đen báo bão Phan Hoàng (hèn gì Phan Hoàng bênh bà Thư không đạo thơ đâu), nhiều câu triết lý kinh hãi đến mất ngáp:

“Biết trước những ánh mắt tiễn đưa / Nhọn hoắt màu hả dạ. Một rừng cọc gỗ / Bạch Đằng giang bịt sắt / hoen gỉ đâm vào sự bình thản / Cái mũ của người đội nó / không che được thái độ của họ…”

“Nhọn hoắt màu hả dạ” là sao giời? Chả lẽ chiều nay tôi ăn canh rau mùng tơi nấu cua hả dạ quá, thì cái hả dạ này cũng nhọn hoắt hay sao? Chị kia yêu chồng đêm qua sướng lắm, hả dạ lắm chắc cũng do cái nhọn hoắt đâm vào màu hả dạ than ôi! Hả dạ ơi hả dạ, thi ca kiểu này làm tôi khiếp, bố bảo không dám hả dạ nữa, thơ ơi!

Đọc đến đây, kẻ viết bài này hãi quá, sao lại: “hoan gỉ đâm vào sự bình thản”? Than ôi, ta chào sự bình thản vì ngươi đã bị sự hoen gỉ xuyên thấu tim… Ai hoen gỉ hay thi ca “tân con cóc” làm hoen rỉ cả nền thơ?

Bà Thư chưa tha người đọc khi nổi cơn tam bành triết lý mà đi nói xấu cái mũ thế này thì ai dám đội mũ nữa: “Cái mũ của người đội nó / Không che nổi thái độ của họ”… Phải chăng cái mũ và người đội nó là hai việc khác nhau, cớ sao đưa thái độ vào để ghét mũ thế này?

Thơ với chả thẩn!

Những triết lý vớ vẩn như thế này tràn ngập trong “Sẹo độc lập”:

“Khóc / chỉ là bài tiết của dục vọng” (trang 139)

Thơ thẩn như thế, ai cấm lớp trẻ học theo thứ triết lý kinh dị này khi viết:

“Cười / chỉ là nôn mửa của khoái lạc” hay: “mếu / chỉ là trung tiện của đớn đau”?

Viết đến đây, gần như tôi đã bị tẩu hỏa nhập ma vì thứ thơ tào lao tầm phào của Phan Huyền Thư làm choáng váng? Tôi bắt đầu nghi ngờ mình không biết cách đọc thứ thư “lỗ thủng” này:

“Kể từ đó. Mọi người thậm chí có thể /làm tình với nhau qua lỗ thủng là tôi” (Sẹo độc lập trang 45)

Vậy kính xin các nhà văn nhà thơ trong ban giám khảo giải thưởng văn học hội nhà văn Hà Nội lên tiếng để chỉ giáo cho tôi thẩm được thứ thơ xưng là “tôi – lỗ thủng” đang mời mọi người đến làm tình này. Amen!

Sài Gòn 21/10/2015
Trần Mạnh Hảo

song  
#3 Đã gửi : 21/10/2015 lúc 05:41:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhà thơ Sẹo Độc Lập xin lỗi, trả lại giải thưởng

UserPostedImage
Phan Huyền Thư và tập thơ Sẹo Độc Lập

HÀ NỘI – Một vụ đạo văn, hay đúng hơn là đạo thơ, đã gây xôn xao trong văn giới ở trong nước. Một nữ thi sĩ đã bị nghi đạo thơ của người khác được đăng trong một tuyển tập được nhà nước cộng sản trao giải thưởng, và nay thi sĩ này viết thư xin lỗi, đồng thời trả lại giải thưởng.

Theo báo chí trong nước, vào ngày thứ Ba, nhà thơ Phan Huyền Thư đã viết thư gửi Hội Nhà Văn Hà Nội để xin lỗi về sự việc xung quanh bài thơ được cho là “đạo văn” của tác giả Phan Ngọc Thường Đoan.
Phan Huyền Thư viết rằng cô muốn “xin lỗi mọi người phải lâm vào sự tổn thương, suy sụp vì những gì xảy ra trên truyền thông mấy ngày qua, là điều tôi sẽ không bao giờ có thể tự tha thứ cho mình.”
Thế nhưng nữ thi sĩ cũng cho biết gián tiếp rằng không có chuyện đạo văn, mà chỉ có sự “trùng lặp nội dung giữa hai bài thơ.”

Chiều cùng ngày, ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội đã họp khẩn cấp, quyết định thu hồi giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội 2015 từng được công bố cho tập thơ Sẹo Độc Lập của Phan Huyền Thư.
Báo chí trong nước đã đăng nguyên văn lá thư xin lỗi dưới đây:

“Tôi là Phan Huyền Thư, tác giả vừa chính thức được nhận Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội 2015 cho tập thơ Sẹo Độc Lập. Lời xin lỗi đầu tiên tôi xin gửi đến Ban chấp hành HNVHN và Hội đồng xét giải của Hội cũng như toàn thể các hội viên về sự việc đáng tiếc xảy ra quanh tác phẩm này của mình. Và tôi xin tuyên bố:

“Vì những vướng mắc về bản quyền tác giả cho một bài thơ trong tập thơ được giải, tôi xin trả lại giải thưởng này để tránh những phiền phức dư luận tiêu cực về chất lượng giải thưởng, ảnh hưởng đến Ban chấp hành và các thành viên hội đồng xét giải, đồng thời để bảo vệ uy tín giải thưởng hàng năm của Hội Nhà văn Hà Nội - một giải thưởng đã có truyền thống về danh tiếng văn chương của mình.

“Lời xin lỗi tiếp theo, tôi muốn công khai trước công luận xin dành cho nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan. Qua vụ việc trùng lặp nội dung giữa hai bài thơ, được biết chị đã có bề dày tác phẩm và tuổi nghề mà một hậu sinh như tôi không biết đến, đối với tôi, đó cũng là một niềm hổ thẹn, nhất là khi lại được biết đến chị trong tình huống trớ trêu này. Tôi xin lỗi chị về sự giống nhau của hai bài thơ này đã làm chị tổn thương và phải trải qua nhiều buồn bực.

“Lời xin lỗi thứ ba, tôi muốn dành cho độc giả, bạn bè và các đồng nghiệp. Tôi đã làm các bạn thất vọng khi ngay thời điểm hiện tại xảy ra những thắc mắc của công luận và tác giả Phan Ngọc Thường Đoan về bài thơ Bạch Lộ, tôi chỉ có các bản thảo cũ mà ngay lập tức chưa có đủ chứng cứ xuất bản, in ấn tại nước ngoài để chứng minh, bảo vệ cho giá trị hợp pháp của tác phẩm gốc được viết từ năm 1996 của mình. Điều đó có thể khiến cho các bạn cảm thấy thất vọng vì đã trót yêu thích, quý mến, hoặc là kết bạn với một tác giả là tôi.

“Lời xin lỗi tiếp theo, tôi muốn dành riêng cho các nhà báo trong báo giới. Không riêng gì trong lĩnh vực thi ca, ngay cả trong công việc viết lách kiếm sống hàng ngày, như viết đề cương, kịch bản phim tài liệu, không riêng gì cá nhân tôi, các nhà biên kịch phim tài liệu cũng đã có những lần phải tham khảo, sử dụng những tin tức, câu chuyện có thật mà các bạn đưa lên báo chí truyền thông như những chất liệu phụ trợ cho ý tưởng kịch bản phim của mình. Đó cũng là điều tôi cần cảm ơn và xin lỗi các nhà báo. Mặc dù, khi thực sự đi vào sản xuất rất ít khi những thông tin, dữ liệu đó được thực hiện.

“Sau vụ việc đáng tiếc này xảy ra, ngay lập tức tôi sẽ phải rà soát lại toàn bộ các bản thảo tác phẩm của mình đã và chưa xuất bản để đi đăng ký tại Trung tâm Bản quyền Hội Nhà văn Việt Nam, tránh mọi sự cố về văn bản có thể xảy ra sau này.

“Tôi cũng xin cam kết với tác giả Phan Ngọc Thường Đoan và các đơn vị xuất bản, từ thời điểm hiện tại cho tới khi tìm được chứng cứ có tính thuyết phục về mặt in ấn, xuất bản tại nước ngoài của bản thảo đầu tiên viết năm 1996, tôi sẽ không sử dụng bài thơ Bạch Lộ trong bất kỳ ấn phẩm nào hoặc khi tái bản tập thơ Sẹo Độc Lập.

“Tôi xin hứa sẽ cố gắng hết sức trong việc tìm kiếm các chứng cứ và văn bản thuyết phục nhất để bảo vệ cho tính hợp pháp về thời điểm sáng tác của bài thơ này.

“Lời xin lỗi sau cùng, tôi xin dành cho gia đình mình. Để mọi người phải lâm vào sự tổn thương, suy sụp vì những gì xảy ra trên truyền thông mấy ngày qua, là điều tôi sẽ không bao giờ có thể tự tha thứ cho mình.
“Tôi vô cùng xin lỗi.
“Hà Nội ngày 20 tháng 10 năm 2015”
Như vậy thư xin lỗi của Phan Huyền Thư cho biết bài thơ Bạch Lộ được viết từ năm 1996 và gửi cho một số báo ở hải ngoại, và hiện nay cô đang tìm kiếm lại bản thảo hãy những văn bản của bài thơ cho thấy cô không đạo văn.
Vào ngày thứ Hai 19/10, nhiều bài báo trong nước đã trích lời nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan cho rằng, bài Bạch Lộ trong cuốn Sẹo Độc Lập cũg đã “chôm” ý bài bài thơ Buổi Sáng của bà được viết năm 2000. Vào năm 2003, bài Buổi Sáng được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc đặt tên là Catinat Cà phê Sáng.
Theo báo Viễn Đông
xuong  
#4 Đã gửi : 22/10/2015 lúc 07:47:52(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đạo văn trong văn học Việt Nam?

UserPostedImage

Đâu là ranh giới giữa bị ảnh hưởng, lấy cảm hứng từ một tác giả, tác phẩm nào đó, và đạo sáng tác?

Các khách mời trong Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt tuần này bàn về sở hữu trí tuệ trong sáng tác văn học, và tác giả Việt Nam cần làm gì để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của chính họ.

Chương trình được phát trực tiếp lúc 19h30 (giờ Việt Nam), thứ Năm 22/10 trên YouTube của BBC Tiếng Việt tại:


Báo Tuổi Trẻ hôm 22/10 đăng lá thư xin lỗi mới nhất của nhà thơ Phan Huyền Thư tới bà Phan Ngọc Thường Đoan:

"Trên công luận, hôm nay tôi chính thức gửi lời xin lỗi tới cá nhân chị. Tôi sẽ coi đây là một bài học lớn trong đời mình, một bài học sâu sắc nhất về thái độ sống và viết.

"Tôi cũng xin chính thức tiêu hủy bài thơ "Bạch lộ" trong các lần ấn bản, tái bản sau này, để từ nay trong gia tài văn học Việt nam chỉ còn tồn tại một bài thơ "Buổi sáng" của Phan Ngọc Thường Đoan đã từng xuất bản trong tập thơ“Đếm Cát” năm 2003 mà thôi."

Bài Bạch lộ trong tập thơ Sẹo Độc lập của Phan Huyền Thư bị cáo buộc đạo lại bài Buổi sáng của bà Phan Ngọc Thường Đoan.

Hôm 20/10, Hội Nhà văn Hà Nội quyết định thu hồi giải thưởng đã trao tập thơ Sẹo Độc lập.

Nhà thơ Phan Huyền Thư đã gửi đơn xin trao lại giải thưởng trong sáng cùng ngày, kèm lời xin lỗi tới nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, tuy nhiên bà Đoan không chấp nhận do cho rằng những lời này 'không chân thành', theo truyền thông Việt Nam.

Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, việc thu hồi giải thưởng là vội vã, khi chưa xác minh được bài thơ nào được sáng tác trước.

Dịch giả Đinh Bá Anh viết trên Facebook cá nhân nói, dù là nếu có một bài đạo đi nữa, Phan Huyền Thư vẫn "có nhiều bài thơ hay".

Hơn nữa, "...có ai tỉnh táo đi đạo thơ mà lại đạo cả cụm như trường hợp PHT [Phan Huyền Thư] không? Một người làm thơ có phong cách, đã trên 40 tuổi, sống ở thời đại google, sao lại không biết điều đó? Đạo văn gì mà lại ngây ngô thế. Nên nếu PHT đạo thật thì có thể là cô ấy bệnh. Không nên phán xét đạo đức trong trường hợp này. Có phán xét thì phải xét các trường hợp đạo tinh vi và có chiến lược kia!", dịch giả viết.

Các khách mời là nhà văn, nhà thơ, chuyên gia về luật sở hữu trí tuệ cũng sẽ thảo luận về việc làm thế nào để tác giả có thể tự bảo vệ sáng tác của mình.
Theo BBC
chung  
#5 Đã gửi : 23/10/2015 lúc 01:52:45(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

'Nên chơi đẹp trong văn chương'

UserPostedImage
Nhà văn Thuận tham gia thảo luận của BBC từ Paris

Nhà văn Thuận nhắn các bạn trẻ, "nếu cần danh vọng, cần tiền tài thì không nên viết văn viết thơ," trong Bàn tròn thứ Năm của

BBC hôm 22/10 về chủ đề đạo văn.

Tác giả của nhiều tiểu thuyết xuất bản ở Việt Nam và Pháp khẳng định, "văn thơ đối với tôi là một cuộc chơi và đã chơi thì nên

chơi cho đẹp." (Xem lại thảo luận tại: http://bit.ly/1NVAjfc)

Nhà thơ Lý Đợi cũng cho rằng, tuy sự việc Phan Huyền Thư có lẽ đã kết thúc, "nhưng vấn đề đạo văn ở Việt Nam chưa bao

giờ kết thúc mà càng lúc càng nhiều hơn vì nhiều lý do, trong đó có chuyện thành tích trong nghiên cứu, sáng tạo, những

thành tích mà người cầm bút muốn hướng đến, vì thế mà rất nhiều người đã đi vào con đường đạo văn."

"Chúng ta nếu soi vào các văn bản khoa học, văn bản hàn lâm ở cấp độ nghiên cứu này kia thì mức độ đạo văn vừa kinh

khủng, trắng trợn mà tinh vi lắm. Cái tạm gọi là giới tinh hoa đã như vậy rồi thì cái đại chúng, cái phổ thông nó sẽ đi theo hệ

quả tất yếu." nhà phê bình văn học nhận xét.

Nhà thơ đương đại với bút danh Lu, cho rằng đạo văn trong thời công nghệ thông tin "là hành động rất dại dột".

"Khi đạo văn người khác tức là mình đã nghĩ mình không đủ tài năng để tạo ra tác phẩm hay, hoặc là do lười biếng."

Bài Bạch lộ trong tập thơ Sẹo Độc lập của Phan Huyền Thư bị cáo buộc đạo lại bài Buổi sáng của bà Phan Ngọc Thường

Đoan.

Hôm 20/10, Hội Nhà văn Hà Nội quyết định thu hồi giải thưởng đã trao tập thơ Sẹo Độc lập. Và đến hôm 22/10, nhà thơ Phan

Huyền Thư đã chính thức xin lỗi lần thứ hai bà Phan Ngọc Thường Đoan về vụ việc này.

'Ranh giới mỏng manh'?
Khi được hỏi đâu là ranh giới giữa việc bị ảnh hưởng, lấy cảm hứng từ một tác giả, tác phẩm nào đó và sao chép, nhà thơ Lý

Đợi cho rằng, ranh giới này rất mỏng manh, dễ vỡ ở Việt Nam.

Nhưng nhà thơ Lu nói tuy việc tác giả bị ảnh hưởng vẫn thường xảy ra, và ngay khi tác giả dùng ngôn ngữ đã là một sự mô

phỏng, song người sáng tác cần có "nỗ lực của riêng mình, nỗ lực truyền tải cảm giác cho người khác", nhà thơ trẻ đương đại

nói thêm, "và sớm muộn gì ăn cắp của người khác cũng bị phát hiện thôi".

Đồng tình với quan điểm của Lu, hay tên thật là Nguyễn Hoàng Nam, nhà văn Thuận khẳng định, đây là ranh giới rất rõ ràng,

"không có gì nhập nhờ".

"Không một tác phẩm nghệ thuật nào xuất phát từ số 0 cả, trong mọi ngành. Bây giờ sống ở năm 2015, tất nhiên bạn có bị ảnh

hưởng, nhưng nó chỉ dừng lại ở ảnh hưởng thôi."

Nhà văn dẫn lại lời của tác giả Phạm Thị Hoài: "Những người như thế hệ của chị Hoài đã học được rất nhiều từ nhà thơ Trần

Dần, nhưng nó chỉ là hạt giống thôi. Nếu muốn làm nên một tác phẩm thì phải bỏ sức cá nhân mình vào đó."

"Sáng tác đối với tôi là công việc hoàn toàn cá nhân. Nó rất riêng tư. Tôi không hiểu làm sao có thể lấy tác phẩm của người

khác và lấy tên mình vào đó."

Chữ 'Đạo'
Từ khía cạnh luật pháp, ông Phan Vũ Tuấn, chánh Văn phòng Hội Sở hữu Trí tuệ TPHCM nhận xét, cách dùng từ đạo văn

không chính xác khi pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế không có khái niệm này.

"Chúng ta không thể quy kết một người vào tội mà pháp luật không quy định.

"Sao chép như thế nào thì được coi là vi phạm? Như ở một số quốc gia, sao chép trên 20% đã bị coi là sao chép rồi. Ở Việt

Nam không có quy định cụ thể về vấn đề này mà quy định là nếu sao chép phần trọng yếu của tác phẩm mới là sao chép.

"Toàn bộ những sự mà chúng ta cho rằng trường hợp này có đạo thơ, đạo văn hoàn toàn là mang tính cảm tính," luật sư

chuyên về bản quyền nói.

Tuy nhiên nhà thơ và là một trong những thành viên chính của nhóm Mở Miệng cho rằng, cách dùng từ 'đạo' như để chỉ tới một

thứ bị ăn cắp.

"Chữ đạo văn ở Việt Nam, người ta muốn đánh vào yếu tố đạo đức, cách dùng của người ta cũng như đạo chích, đạo tặc

vậy," anh Lý Đợi nói trong chương trình của BBC.

Tác giả của Paris 11/8', và gần đây nhất là tiểu thuyết 'Chỉ còn 4 ngày là đến tháng Tư' nhận xét, chuyện ăn cắp đã quá phổ

biến ở Việt Nam, đến nỗi "ăn cắp một bài thơ thì nhiều người cũng nói là thôi bỏ qua đi, phụ nữ mà".

"Tôi nghĩ tinh thần làng xã, tinh thần ba phải của người Việt cũng khá cao.

"Các bạn biết là làng văn làng thơ Việt Nam bây giờ nó yếu kém lắm. Tôi không hiểu là bao giờ nó sẽ mạnh lên, bao giờ sẽ đi

được với các làng văn quốc tế, nhưng tôi chỉ muốn làm sao là ít ra nó yếu thì cũng phải trong sạch một chút."

'Tài sản trí tuệ'
Luật sư Phan Vũ Tuấn bày tỏ sự bất đồng quan điểm đối với một số thông tin về bản quyền được đưa trên truyền thông Việt

Nam gần đây. Anh cho rằng, một tác phẩm được bảo hộ ngay khi tác giả đặt bút xuống viết ra tác phẩm đó, mà không cần

phải đăng ký bản quyền.

"Khi anh đặt cây bút lên trên tờ giấy hay khi bàn phím của anh khắc được vào trong ổ cứng những dấu hiệu liên quan đến bài

thơ đó thì bất cứ hình thức nào anh đã viết ra thì anh được bảo hộ ngay thời điểm đó."

Việc đăng ký bản quyền sẽ giúp tác giả đó không phải chứng minh khi có tranh chấp xảy ra mà nhiệm vụ chứng minh quyền

tác giả thuộc về người còn lại.

"Cơ quan duy nhất tại Việt Nam có thể chứng minh rằng tờ giấy đó có hiệu lực để đẩy nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên còn

lại là Trung tâm Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và thể thức đăng ký rất rõ ràng, chi phí thấp," luật sư

nhấn mạnh.

Anh cũng đưa ra lời khuyên tới các nghệ sỹ 'lười' đi đăng ký bản quyền là mỗi năm tự gom tác phẩm của mình lại rồi gửi đảm

bảo qua bưu điện và giữ phong bì đó làm bằng chứng.

Luật sư Tuấn nói việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) gần đây khiến người tiêu dùng Việt

cũng như các nhà kinh doanh sản phẩm trí tuệ buộc phải nâng cao ý thức.

"Tuy nhiên việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng phụ thuộc nhiều vào việc cộng đồng được giáo dục về sở hữu trí tuệ như

thế nào.

"Nếu như ngay từ nhỏ chúng ta không cho rằng sao chép bài của bạn bè là việc xấu, thì lớn lên chúng ta có thể sao chép

nhiều thứ khác nhau.

"Nên gọi là tài sản trí tuệ. Nếu là những gì chúng ta làm ra, là tài sản của chúng ta thì chúng ta sẽ bảo vệ nó tốt hơn, chúng ta

thấy đó là tài sản của người khác thì chúng ta sẽ không xâm phạm."
Xem lại toàn bộ chương trình

Theo BBC

Sửa bởi người viết 23/10/2015 lúc 01:56:21(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#6 Đã gửi : 24/10/2015 lúc 09:36:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
‘Buổi sáng’ và ‘Bạch lộ’, câu chuyện buồn trong giới thơ văn

UserPostedImage
Tác giả Phan Huyền Thư (trái) và Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan. Courtesy photo

Chúng ta hay nói “tư tưởng lớn gặp nhau’ để diễn đạt cho một ý tưởng, sáng kiến, hay một trường phái hội họa, âm nhạc nào đó của 2 hoặc một nhóm người. Nhưng nếu giống nhau về từng câu, chữ, cú pháp, thì là một chuyện…khó xảy ra. Và người ta sẽ gọi đó là “đạo”, đạo thơ, đạo văn, đạo nhạc… Mà khi đã xảy ra “đạo” thì trong nghệ thuật hay bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ liên quan đến hai việc, đó là tranh chấp bản quyền, và sau đó là xác minh bản quyền.

Một sự việc đang xảy ra trong giới văn thơ Việt Nam đang gây chú ý rất nhiều cho dư luận mấy ngày qua, giữa hai nhà thơ nữ có tên tuổi.

Giống nhau đến kỳ lạ

Bài thơ Bạch Lộ, bị nghi là đạo thơ nằm trong tập thơ Sẹo độc lập vừa được Hội nhà văn Hà Nội trao giải thưởng, tác giả là Phan Huyền Thư, một nhà thơ nữ có tên tuổi của văn đàn thi ca Việt Nam, và bài thơ được cho là bài gốc là bài thơ Buổi sáng, từng được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành ca khúc “Catinat cafe sáng” vào năm 2000.

Sau đó, nhà thơ Phan Huyền Thư đã gửi thư xin trả lại giải thưởng và đồng thời, ngỏ lời xin lỗi nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan, xin lỗi độc giả. Tuy nhiên, bà hoàn toàn không cho rằng mình đã đạo thơ.
UserPostedImage
Các tác phẩm nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015. Courtesy photo.

Liên lạc với ông Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội về sự việc này, ông cho chúng tôi biết:
“Khi sự việc xảy ra như vậy, báo chí công luận nói, thì Hội nhà văn Hà Nội cũng đã tìm hiểu, xem xét, đề nghị nhà thơ Phan Huyền Thư giải trình, báo cáo. Và khi sự việc đến những lúc căng thẳng thì liên quan đến giải thưởng. Chúng tôi thấy là có thể phải rút lại giải thưởng. Lúc đó thì nhà thơ Phan Huyền Thư, dù là sự việc chưa có kết luận nhưng chị đã có lá thư gửi đến xin trả lại giải thưởng.Vì cảm thấy vinh dự nhưng bây giờ có những người ta thán như vậy nhưng chưa thể đi đến kết luận là có đạo hay không nhưng để kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh của hội nên chị xin trả lại giải thưởng. Xem xét lá đơn của Phan Huyền Thư, chúng tôi quyết định thu hồi lại giải thưởng.”

Tập thơ Sẹo độc lập của nhà thơ Phan Huyền Thư đã được phát hành năm 2014, được cấp giấy phép, được in ra, được lưu hành, cho phổ biến. Và ông Phạm Xuân Nguyên xác nhận trong suốt 1 năm đó, không có phản ảnh nào về việc Bạch Lộ giống với bài Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan.

“Từ khi được xuất bản cho đến khi được trao giải thì đã có mấy bài viết khen ngợi, phân tích về tác phẩm này, không có bài viết nào vạch ra nghi đạo thơ. Căn cứ vào đó, chúng tôi đọc thơ, chúng tôi thấy có chất lượng, và chúng tôi trao giải. Còn việc tác giả Phan Huyền Thư có đạo thơ trong tập thơ này hay không thì đó không phải là trách nhiệm chính của Hội nhà văn Hà Nội nữa.”
Bài thơ Buổi sáng trong tập thơ Đếm cát của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan được sáng tác năm 2000 và được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc năm 2001. Còn Tập thơ Sẹo độc lập với bài Bạch Lộ của nhà thơ Phan Huyền Thư được xuất bản năm 2014. Nghĩa là 14 năm sau đó, thì Bạch Lộ, được chú thích thêm là Độc ẩm với Lã Bất Vy mới ra đời. thế nhưng, Nhà thơ Phan Huyền Thư khẳng định với truyền thông rằng mình sáng tác bài Bạch Lộ 4 năm trước khi bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan ra đời.

Hai tác phẩm ra đời cách nhau 14 năm, hoặc 19 năm (theo nhà thơ Phan Huyền Thư) với những câu chữ giống nhau đến kỳ lạ. Như với Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan bắt đầu với:

Những gương mặt người

Quen và không quen

Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh

Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh

Em ngồi một mình…

Và Bạch Lộ của Phan Huyền Thư thì:

Những gương mặt người

Quen mà không quen

Từng giọt sương nén trong veo câm nín

Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh

Em một mình…

Hay

Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm

Người đã vội quên cung bậc cuối

Nụ hôn nửa vời

Trái tim không cửa (trong Buổi sáng)



Bản Blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm

Người thiên di cung bậc cuối cùng

Nụ hôn nửa vời

Trái tim không cửa (Bạch Lộ)

Với nhận xét cá nhân, ông Phạm Xuân Nguyên xác nhận rằng:

“Rõ ràng hai bài thơ có sự giống nhau. Như vậy, hai bài thơ của hai tác giả thì rõ ràng sẽ có một bài đạo, người này lấy của người kia. Nhưng mà chúng ta phải thấy đây là một vụ việc tranh chấp, mà tranh chấp thì phải xem xét cả hai bên. Thế nhưng đứng ở mặt lý hiện tại thì bài thơ của Phan Huyền Thư trong tập Sẹo độc lập, xuất bản năm 2014, và bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan in năm 2003. Đứng về mặt văn bản, rõ ràng thế bất lợi là Phan Huyền Thư sẽ bị nghi đạo thơ của Phan Ngọc Thường Đoan nhiều hơn. Nhưng chúng ta phải nghe hai chiều. Chị đã trình bày với tôi là chị viết năm 1996. Có thể là viết trước, in sau, bây giờ mới in ra thành sách.”

Ông Phạm Xuân Nguyên có nói thêm rằng nhà thơ Phan Huyền Thư xác nhận nếu bà không chứng minh được bài thơ Buổi sáng của mình nằm trong tập thơ năm 95-96 và được gửi ra hải ngoại, lúc đó thì bà sẽ “đuối lý”.

Xác định không dễ dàng

Thế nhưng, xác định một tác phẩm, nhất là tác phẩm nghệ thuật, có lẽ không phải là một điều dễ dàng. Theo lời của một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ về gia đình, người vừa giã từ tuần báo Mực tím sau hơn 10 năm, và được mọi người biết đến với tên gọi thân mật là Mặt Trời bày tỏ nhận định của ông cương vị là người thưởng lãm thơ, chứ không ở vai trò người sáng tác:

“Chữ nghĩa nó hiện rõ trên văn bản là đương nhiên. Vấn đề ở chỗ là người ta tìm cái nguồn gốc cái văn bản đó xuất hiện lúc nào. Ví dụ như có bản viết tay như ngày xưa. Hay là bản bây giờ người viết bằng máy vi tính. Nhưng có điều là cái bản đó có được công bố hay không và công bố lúc nào thì chỉ có bản thân tác giả là biết được. Người ta có thể lợi dụng chỗ này để nói là tôi viết trước.”

Trong thời gian xét duyệt và quyết định trao giải thưởng cho tập thơ Sẹo độc lập, vì sao Hội nhà văn Hà Nội đã không nhận ra sự giống nhau của Bạch Lộ năm 2014 và Buổi sáng năm 2000? Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Thanh Ngiêm cho biết:

“Bài thơ mà nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc so với các bài hát khác của cùng nhạc sĩ thì cũng không phải phổ biến lắm, không phải nhiều người biết đến. thứ hai, thơ của Phan Ngọc Thường Đoan, đứng về sự phổ cập, thì so với các nhà thơ khác cũng không phải là phổ cập nhiều. Thứ ba nữa là chúng ta phải thống nhất 1 điều là không phải ai cũng đọc được hết thơ của mọi người, và càng không thể nhớ hết. Nếu hỏi chúng tôi có nhận ra không và có biết không thì là không.”

Có lẽ chúng ta ai cũng nhận thấy rằng trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều sự việc xảy ra giống nhau, có thể là ở sự bắt đầu hoặc kết thúc, hoặc là ở tính chất, diễn biến của sự việc đó. Và người ta cũng dùng từ ‘ngẫu nhiên’ hay ‘vô tình’ để lý giải cho sự giống nhau đó. Thế nhưng, đó là những ngẫu nhiên hay vô tình không lý giải được, và cũng không cần phải đem ra giải quyết vì những sự việc đó mang tính chất trừu tượng trong những vòng quay của nhịp sống. Như lời chia sẽ rất riêng của nhà thơ Mặt Trời, ông gọi đây lĩnh vực của trí tuệ, không như cái giống nhau của anh chị em sinh đôi, là lĩnh vực con người. ông xin được chia sẻ với tâm trạng của một người yêu văn thơ, nghệ thuật, chứ không trên vai trò của người sáng tác:

“Tôi cảm thấy chán chê quá. Một sự kiện nó đã quá rõ ràng rồi. Hội nhà văn cũng đã thu hồi giải thưởng.”

Theo tin trong nước, vào Sáng 20/10, nhà thơ Phan Huyền Thư cho biết bà đã giải trình với Hội Nhà văn Hà Nội về quá trình sáng tác bài thơ Bạch lộ và cũng nộp cho Hội đồng xét giải thưởng bản thảo bài thơ. Dự kiến trong thời gian ngắn sắp tới, sau khi xem xét vụ việc dưới góc độ chuyên môn, Hội Nhà văn Hà Nội có đánh giá về vụ việc này.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 24/10/2015 lúc 09:38:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.378 giây.