logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 01/02/2016 lúc 09:40:32(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Khải Hoàn Môn, Paris, ngày 01/02/2016. REUTERS/Jacky Naegelen

Trái với đồn đãi, các lãnh đạo Cuba tương đối trẻ, các bộ trưởng hiện nay ở lứa tuổi 40-50. Đa số các nhà phân tích từ lâu không còn cho rằng sẽ có việc cha truyền con nối. Trong số bốn người con của ông Raul Castro, chỉ có bà Mariela, nhà đấu tranh cho quyền của người đồng tính, và đại tá Alejandro Castro là được dân chúng biết đến.
Chuyến viếng thăm Pháp cấp Nhà nước đầu tiên từ nhiều năm qua của chủ tịch Cuba Raul Castro. Vòng sơ bộ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ khởi động từ hôm nay 01/02/2016 tại bang Iowa. Đàm phán giữa các bên tham chiến ở Syria bắt đầu tại Genève. Đó là những đề tài chính được các báo Pháp ra ngày hôm nay chú ý.

« Thảm đỏ cho ông Raul Castro », Le Figaro ghi nhận khi lần đầu tiên những lá cờ Cuba phấp phới trên đại lộ Champs-Elysées. Le Monde nhận xét, trước đây khi đệ nhất phu nhân Danielle Mitterand tiếp đón ông Fidel Castro năm 1995, tuy chỉ thăm không chính thức nhưng cũng gây nhiều bối rối. Còn bây giờ « ngoại giao kinh tế » vượt lên trên, và ông Raul Castro được tiếp với những nghi thức cao nhất.

Tổng thống Pháp François Hollande là nguyên thủ châu Âu đầu tiên đến thăm La Habana hồi tháng 5/2015, sau khi Hoa Kỳ và Cuba bình thường hóa quan hệ tháng 12/2014. Pháp hy vọng vào thỏa thuận với Cuba hôm 12/12/2015 giữa Câu Lạc Bộ Paris do Pháp làm chủ tịch, về việc tái cơ cấu món nợ 16 tỉ đô la mà La Habana không trả nổi năm 1986 nên không thể vay tiếp.
Nga là nước đầu tiên đã xóa nợ đến 90%, (khoảng 35 tỉ đô la), số nợ còn lại các nước phương Tây đã miễn lãi phạt trả chậm. Riêng 4,6 tỉ đô la Cuba còn nợ Pháp, Paris muốn thương lượng dành 360 triệu đô la cho các dự án phát triển với sự tham gia của các công ty Pháp. Chẳng hạn mạng lưới thoát nước của La Habana lạc hậu từ nửa thế kỷ, hay giao thông công cộng, du lịch…

Từ khi ông Raul Castro lên nắm quyền, tăng trưởng không vượt quá 2,8%, đất nước vẫn thiếu thốn mọi thứ và lệ thuộc vào nhập khẩu. Bộ trưởng Kinh Tế Rodrigo Malmierca ước tính đảo quốc cần 8 tỉ đô la để có thể cất cánh. Le Monde trích lời một doanh nhân châu Âu nhận định : « Cấm vận của Mỹ không phải là trở ngại chính, mà là sự thiếu an toàn về luật pháp và mơ hồ về quyền sở hữu ». Bên cạnh đó còn là tính thiếu minh bạch trong ngân sách, dự trữ ngoại hối nghèo nàn, thiếu vắng tự do báo chí.

Sau Raul Castro, khó có việc cha truyền con nối
Le Figaro quan tâm đến « Sự kế tục chính trị bất định tại Cuba » : ông Raul Castro khẳng định sẽ không ứng cử sau khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2018. Nhân vật số hai là Miguel Diaz Canel sẽ lên thay, và như vậy ông này sẽ là chủ tịch đầu tiên của Cuba từ năm 1958 chưa hề tham gia cách mạng – một khuyết điểm đáng kể. Ông Canel không tham gia cuộc thương lượng Mỹ-Cuba năm ngoái, dù vị trí của ông chỉ sau Raul Castro.
Năm nay 84 tuổi, mười năm nắm quyền và 58 năm phục vụ cho chính quyền của người anh Fidel, ông Raul Castro có đời sống chính trị hết sức « thọ ». Những người chống đối cho rằng ông chỉ trụ được một thời gian ngắn, chứ không có uy lãnh đạo. Ít có những bài diễn văn hùng biện nhưng tràng giang đại hải, tính cách không nổi bật, nhưng chính con người luôn đứng sau hậu trường, bộ trưởng các lực lượng vũ trang cách mạng suốt 50 năm đã cứu vãn chế độ Castro sau khi Liên Xô sụp đổ.

Trái với đồn đãi, các lãnh đạo Cuba tương đối trẻ, các bộ trưởng hiện nay ở lứa tuổi 40-50. Đa số các nhà phân tích từ lâu không còn cho rằng sẽ có việc cha truyền con nối. Trong số bốn người con của ông Raul Castro, chỉ có bà Mariela, nhà đấu tranh cho quyền của người đồng tính, và đại tá Alejandro Castro là được dân chúng biết đến.

Trừ phi có một cuộc nổi dậy, các nhà quan sát ưu tiên cho giả thiết một sự thay đổi dần ban lãnh đạo. Quân đội Cuba, sở hữu các công ty quốc doanh béo bở nhất, giám sát rất kỹ. Phe đối lập thì chia rẽ với hàng trăm phong trào khác nhau, không được người dân biết đến. Cho đến nay, chưa có lãnh tụ đối lập nào đề ra được một chương trình cho đất nước ; và chế độ tố cáo – không phải là không có lý - các nhà ly khai nhận tiền từ « các tổ chức nước ngoài thù địch ».
Ẩn số vẫn là Mỹ. Nếu ít nhất đến năm 2012 Hoa Kỳ vẫn còn dùng bàn tay CIA để mưu toan lật đổ chế độ, thì La Habana cho Washington biết sẵn sàng đối thoại về mọi thứ, trừ việc đụng đến hệ thống chính trị Cuba.

Người dân Cuba có ý kiến khác nhau về ảnh hưởng trong tương lai của Hoa Kỳ, đặc biệt là việc giao trả những tài sản của người Mỹ bị cách mạng tịch thu thời trước. Gia đình của Meyer Lansky, một ông trùm mafia, chủ cũ khách sạn nổi tiếng Riviera ở thủ đô Cuba tháng trước đã đòi lại tài sản, và bộ Tư Pháp Mỹ phụ trách thương lượng. Vụ này đã đến tai người dân La Habana.

Liệu Hoa Kỳ có thay đổi quan điểm trong việc xích lại gần Cuba ? Các chuyên gia cho rằng mọi việc đã tiến triển rất nhanh, khó thể quay lui, dù nếu ông Trump hay ông Rubio lên thì sẽ khó khăn hơn. Còn đối với người dân Cuba, họ sợ nói đến chính trị nhưng ngày càng khao khát được tự do nhiều hơn và có thu nhập khá hơn. Tóm lại theo Le Figaro, là mong muốn dân chủ tuy không nhìn nhận điều này.
Theo RFI
co  
#2 Đã gửi : 01/02/2016 lúc 09:43:07(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Cuba trên con đường bình thường hóa bang giao với châu Âu

UserPostedImage
Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Paris ngày 01/02/2016. REUTERS/Jacky Naegelen

Chuyến viếng thăm nước Pháp của chủ tịch Raul Castro đánh dấu một bước mới trên con đường bình thường hóa bang giao giữa Cuba với châu Âu.
Cuba đã xích gần lại cựu thù Hoa Kỳ một cách ngoạn mục, nhất là qua việc mở lại đại sứ quán của hai nước ở La Habana và Washington vào mùa hè năm ngoái. Nhưng từ tháng 04/2014, La Habana cũng thảo luận với Liên Hiệp Châu Âu về việc thiết lập một « khung đối thoại chính trị và hợp tác », nhằm chấm dứt những tranh cãi triền miên về vấn đề nhân quyền giữa hai bên.

Chuyến viếng thăm tại Paris là dịp để chính quyền Cuba tạo một vị thế quốc tế, đưa ra một bộ mặt « dễ coi » hơn đối với thế giới. Không phải vô cớ mà ông Raul Castro chọn Paris là nơi đầu tiên để viếng thăm châu Âu. Chính nước Pháp đã thúc đẩy việc đạt được một thỏa thuận vào tháng 1/2015 về việc giải quyết các món nợ tổng cộng 16 tỷ đôla của Cuba với các nước chủ nợ trong Câu lạc bộ Paris (từ năm 1986, Cuba đã không còn khả năng trả các món nợ này). Thỏa thuận về việc xóa 8,5 tỷ đôla nợ của Cuba sẽ được chính thức ký kết nhân chuyến viếng thăm Pháp của chủ tịch Castro.

Ngoài khuôn khổ song phương của chuyến viếng thăm nước Pháp, Paris còn có thể giúp Cuba tiếp cận một số thị trường tài chính, trong khi chờ Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận, được ban hành từ năm 1962 và từ lâu vẫn bị Pháp lên án.

Nước Pháp sẽ nhân chuyến viếng thăm tại Paris của ông Raul Castro để khẳng định vai trò đối tác chính trị và kinh tế hàng đầu của Cuba. Nhiều tập đoàn Pháp đã đầu tư vào Cuba, như tập đoàn rượu Pernod-Ricard, tập đoàn khách sạn Accord, tập đoàn xây dựng Bouygues, tập đoàn viễn thông Alcatel-Lucent …. Nhưng hiện giờ, trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn, chỉ vào khoảng 180 triệu euro/năm.

Paris đang cố tăng cường sự hiện diện kinh tế tại một quốc gia đang dần dần chuyển sang nền kinh tế thị trường, qua một loạt hiệp định được ký kết hôm nay tại Paris trong các lĩnh vực du lịch, giao thông và thương mại. Tuy Hoa Kỳ chưa dỡ bỏ cấm cận Cuba, nhưng các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ đã bắt đầu tranh nhau thị trường này, ai cũng muốn đặt chân lên trước.

Pháp cũng xem Cuba là một « yếu tố chủ chốt » trong việc thúc đẩy trở lại quan hệ với các nước châu Mỹ Latinh. Trong chiều hướng này, cuối tháng 2/2016, tổng thống Hollande sẽ viếng thăm ba nước Peru, Achentina và Uruguay.

Về nhân quyền, lĩnh vực mà Cuba thường xuyên bị quốc tế chỉ trích, tổng thống Hollande chắc cũng sẽ đề cập với ông Raul Castro, nhưng ông sẽ tỏ ra kín đáo để không làm ảnh hưởng đến chuyến viếng thăm của chủ tịch Cuba.
Theo RFI
co  
#3 Đã gửi : 01/02/2016 lúc 09:45:15(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Chủ tịch Cuba công du Pháp

UserPostedImage
Chủ tịch Cuba Raul Castro trước tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh tại Khải Hoàn Môn, Paris, ngày 01/02/2016. Reuters

Ngày 01/02/2016, chủ tịch Raul Castro bắt đầu thăm chính thức nước Pháp. Đây là chuyến công du đầu tiên của một nguyên thủ Cuba từ 21 năm qua. Hoạt động ngoại giao này đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ giữa La Habana với châu Âu.
Ông Castro đã đến Paris từ Thứ Bảy 30/01/2016 để viếng thăm riêng, trước khi bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Pháp hôm nay. Chủ tịch Cuba đã được đón tiếp với những nghi thức long trọng dành cho các cuộc viếng thăm cấp Nhà nước. Đây là lần đầu tiên một vị lãnh đạo chế độ La Habana được hưởng vinh dự này.

Tiếp đến, ông Raul Castro đã đi xe trên đại lộ Champs-Elysées, hai bên đường treo quốc kỳ Cuba và Pháp. Nhưng ngoài các nhóm nhỏ ủng hộ chế độ La Habana, có rất ít người trên đại lộ nổi tiếng này của Paris.

Chiều nay, chủ tịch Castro gặp tổng thống François Hollande. Hai nhà lãnh đạo Cuba và Pháp sau đó chứng kiến lễ ký kết khoảng một chục hiệp định song phương và ra một tuyên bố chung. Vào buổi tối, tổng thống Hollande sẽ mở dạ tiệc khoản đãi chủ tịch Castro.

Theo chương trình dự kiến, ngày mai chủ tịch Cuba sẽ gặp chủ tịch Hạ viện và Thượng viện Pháp, thủ tướng Manuel Valls và đô trưởng Paris Anne Hidalgo.

Chuyến viếng thăm đầu tiên tại châu Âu của ông Castro diễn ra sau chuyến viếng thăm Cuba của tổng thống Hollande vào tháng 05/2015. Chuyến viếng thăm Paris lần trước của một vị nguyên thủ quốc gia Cuba là vào năm 1995, khi ông Fidel Castro hội kiến tổng thống François Mitterrand.

Năm nay 84 tuổi, ông Raul Castro kế nhiệm người anh Fidel Castro làm chủ tịch Cuba vào năm 2006.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.