logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/06/2012 lúc 08:30:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImageMột số người đã biểu tình phản đối ông Bùi Tín
Cựu Đại tá Quân đội Nhân dân Bùi Tín mới đây qua Mỹ tham dự sinh hoạt Họp mặt Dân chủ, tổ chức tại Đại học Long Beach ở miền nam California và sau đó được mời đến San Jose nói chuyện.
Sự việc mời ông đến thủ phủ của người Việt ở miền bắc California đã gây ra một luồng tranh cãi trong sinh hoạt cộng đồng.
Sáng thứ Bảy 23/6/2012 ông Bùi Tín có buổi nói chuyện công khai với cộng đồng người Việt San Jose.

Hai ngày trước khi ông xuất hiện thì có tranh luận giữa những người trong cộng đồng về việc có nên mời ông hay không. Cùng lúc, địa điểm dự định tổ chức tại Eastside High School District bị hủy bỏ hợp đồng và hai ủy viên giáo dục của học khu là Lân Nguyễn và Vân Lê ra thông báo nói họ không dính dáng gì với ban tổ chức buổi nói chuyện.

Mời hay không mời

Tranh luận về việc có nên mời ông Bùi Tín được tổ chức tại trụ sở báo Calitoday. Muốn mời là các ông Nguyễn Tường Tâm, Trương Bổn Tài và Trần Mạnh Quỳnh. Phản đối gồm các ông Nguyễn Tâm và Trần Trung Chính.

Những người đứng mời cho rằng ông Tín đã thực sự phản tỉnh, qua những việc làm và nhiều bài viết cho thấy ông muốn có một nước Việt Nam tự do dân chủ. Phía phản đối nói không có gì phải nghe một cựu sĩ quan bộ đội cộng sản nói về tình hình Việt Nam, không cần phải đề cao Bùi Tín vì lập trường của ông thay đổi như mầu da tắc kè và sự ra đi của ông là vì cộng sản tranh giành quyền lợi với nhau, ông bị thất sủng mới bỏ đi chứ thực tâm không phải là con người vì lí tưởng tự do dân chủ.

Sáng thứ Bảy, buổi nói chuyện của ông Bùi Tín đã diễn ra tại địa điểm mới là Thư viện Martin Luther King ở trung tâm thành phố San Jose.

Từ sáng sớm, người biểu tình mang cờ vàng và biểu ngữ dựng trước thư viện để dàn chào. Lúc đông, khoảng 50 người đã lớn tiếng đả đảo, xỉ vả ban tổ chức và người đến dự. Có những lúc căng thẳng, nhưng đã không có sự cố nào.

Trong phòng hội, chừng một trăm người tham dự. Nghi thức khai mạc với chào quốc kỳ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hoà, phút mặc niệm cho những người đã chết vì cải cách ruộng đất, chết năm Mậu Thân, chết vào mùa hè đỏ lửa 1972, chết dịp 30-4-1975, chết để bảo vệ đất nước và vì tự do dân chủ.

Người điều khiển chương trình sau đó yêu cầu mọi người hô to ba lần đả đảo cộng sản Việt Nam. Ông Bùi Tín cùng nhiều người trong phòng vung tay cao.

Liền sau, ông Võ Tư Đản hô đả đảo Hồ Chí Minh, đả đảo Bùi Tín nhưng không được đáp ứng. Một người trong ban tổ chức mời ông Đản rời phòng hội khiến ông Trương Bổn Tài phải can thiệp và để ông được ngồi yên trên hàng ghế đầu. Ông Đản lấy hình Bùi Tín, hình Hồ Chí Minh và cờ đỏ đặt xuống sàn, dẫm chân lên.

Ngỏ lời khai mạc, ông Trần Mạnh Quỳnh thừa nhận biểu tình là quyền của mọi người tại một đất nước dân chủ, tự do; nhưng không phải trong phòng họp này. Ông phản đối những ai nhân danh chống cộng để mạ lị người khác
UserPostedImage
Ông Bùi Tín đã có phần trả lời câu hỏi từ người tham dự
Ý ông nhắc đến những âm vang thô lỗ bên ngoài thư viện vài phút trước đó. Nói về khách mời, qua những gì ông Bùi Tín làm, viết ra trong nhiều năm qua, ông Quỳnh tin ông Tín đã thật sự phản tỉnh, từ bỏ cộng sản. Ông nói Hà Nội chống Bùi Tín là điều dễ hiểu còn người chống cộng mà phản đối thì không hiểu tri thức của họ đâu.

Ông Nguyễn Tường Tâm điều hợp chương trình cho biết buổi nói chuyện gồm ba phần, với ông Bùi Tín là diễn giả. Phần đầu nói về hiện tình Việt Nam. Phần hai dành cho những ai muốn tìm hiểu về tiểu sử ông Bùi Tín. Phần ba là làm sao để giải thể chế độ cộng sản, dân chủ hóa Việt Nam.

Hai phần sau rất khác với đề tài ban tổ chức đưa ra ban đầu là “Thế và lực của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trong khi đó tờ giấy ghi sinh hoạt trong ngày của thư viện thì chủ đề lại là “Human Rights in Vietnam” được dán ở lối vào thư viện và trước cửa phòng họp số 225.

Về cách thức thảo luận, sau khi diễn giả nói chuyện mỗi người có hai phút để nêu câu hỏi. Muốn hỏi, người tham dự viết tên và 4 số cuối của điện thoại rồi ban tổ chức bốc thăm. Ông Nguyễn Tường Tâm giải thích cách làm như thế để khỏi thiên vị. Riêng hai ông Liên Thành và Võ Tư Đản mỗi người sẽ được 5 phút để phát biểu.

Ông Bùi Tín đăng đàn. Mở đầu với lời chúc cho bà con ta được thành công trong công việc, con cái học hành tốt, cộng đồng phát triển, đóng góp vào việc vận động thế giới yểm trợ người dân trong nước trong cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ thực sự.

Ông phân tích tình hình quê nhà với nhận định xã hội Việt Nam ngày nay trông bên ngoài có vẻ hấp dẫn, nhà cửa mọc lên nhiều, đời sống dân chúng có khá lên, quang cảnh nông thôn thay đổi và người dân ngày nay có dễ thở hơn. Bề ngoài như thế, nhưng ông thấy Việt Nam cũng đầy những khủng khoảng nghiêm trọng. Kinh tế lạm phát, thất nghiệp cao. Xã hội đầy sự vũ phu, cướp giựt, hối lộ, đạo đức suy sụp. Nguyên nhân là do du nhập chủ thuyết ngoại lai, thế mà lãnh đạo vẫn chưa tỉnh.

Nếu đã đọc những bài ông viết trên Blog VOA trong vài năm qua, hay thường xuyên theo dõi tin tức bên nhà thì những nhận xét, phân tích của ông không có gì mới lạ.

Hội họp bát nháo

Sau bài phân tích tình hình chừng 30 phút, phòng hội nhiều lúc trở nên bát nháo mà người điều hợp cũng không kiểm soát được.
Ông Nguyễn Phước Đáng lên phát biểu nhưng người nghe không hiểu được điều ông muốn nói. Ông đi qua, đi lại trước cử toạ. Hình như ông chỉ muốn cho mọi người biết ông có mặt để phản đối.

Ông Võ Tư Đản muốn kéo ông Bùi Tín về phiá mình, hay bày tỏ quan điểm của riêng ông, nên có lúc ông trao cho ông Tín lá cờ vàng, lúc ông đưa tờ giấy một bên là hình Hồ Chí Minh, bên là cờ đỏ đã bị gạch xéo.

Khi ông Đản phát biểu, ông tố cáo ông Tín giết cha ông ở Quảng Trị vào tháng 3-1947. Ông kể khi ông cụ thân sinh của ông bị Bùi Tín bắt đem đi giết, Bùi Tín đã xưng: “Tao là Bùi Bằng Tín, con của Bùi Bằng Đoàn.” Ông Đản nói ông còn nhớ như in các chi tiết trong ngày đó.

Trong phần trả lời, ông Tín cho rằng những điều trên về ông không đúng vì không bao giờ ông xưng là Bùi Bằng Tín, vì tên lót Bằng chỉ dành cho bậc cha chú. Hơn nữa trong lúc đó ông Tín là đại đội trưởng, có bí danh Lê Thành chứ không dùng tên Bùi Tín. Nhiều chi tiết khác ông Võ Tư Đản kể cũng bị ông Tín bác bỏ.

Phần ông Liên Thành, cựu thiếu tá phó trưởng ty cảnh sát đặc biệt ở Huế khi Mậu Thân xảy ra, ông lên tiếng nhân danh oan hồn của hơn 5000 nạn nhân đã bị cộng sản giết hại vào tết Mậu Thân 1968. Là chủ tịch Ủy ban Truy tố Tội ác Đảng Cộng sản Việt Nam, ông phản bác lại những điều ông Tín đã viết về cuộc thảm sát này, như là nhiều người chết là do bom đạn của Mỹ bắn vào.

Ông Liên Thành nói bom đạn nào đã giết những người khi họ bị trói tay, bị đánh vỡ sọ.

Ông Bùi Tín thường gặp phản đối trong cộng đồng người Việt một phần cũng vì nhận định của ông về thảm sát Mậu Thân. Trong cuốn “Mặt thật” ông viết như sau:
“Tôi nghĩ con số 5000, 6000 người bị giết là con số cố tình thổi phồng lên quá đáng. Con số 3000 cũng là con số có thể cao hơn thực tế, nếu chỉ kể số thường dân bị giết. Sau này cần nắm cho chắc xem thực tế là bao nhiêu...”

Ông Tín cũng ghi nhận rằng sau khi bộ đội miền Bắc chiếm Huế ngày 4-2-1968 thì “đã có tới 5 ngàn sĩ quan, quân nhân đủ loại ra trình diện.”

Ông Liên Thành cực lực phản đối những điều trên và thách thức ông Bùi Tín tranh luận ngay lúc này, ngay trong phòng hội này hay ở ngoài sân. Ông muốn ông Bùi Tín cho một câu trả lời là “YES hay NO” mà thôi.

Chuyện tranh luận giữa ông Liên Thành và ông Bùi Tín không diễn ra. Tuy nhiên ông Bùi Tín trách ông Liên Thành là chủ tịch một ủy ban điều tra về tội ác cộng sản mà đã không tỏ ra khách quan từ đầu.

Trong lúc đang sôi nổi lại có sự việc giáo sư Nguyễn Châu bị đuổi khỏi phòng, dù ông chẳng gây ồn ào mà chỉ lên xuống chụp hình. Nhiều người phản đối nên ban tổ chức đã phải xin lỗi.

Ngoài những căng thẳng với phát biểu của hai ông Võ Tư Đản và Liên Thành, một số câu hỏi, nhận định khác đã được đặt ra cho diễn giả. Như vai trò của trí thức hiện nay mà ông Bùi Tín có nhắc đến, theo nhận định của một khách dự thì không thể nào có người trí thức cộng sản.

Về nhận định của ông Bùi Tín cho rằng ngày xưa có những cán bộ tốt, đi xe đạp, sống gần dân còn bây giờ cán bộ tha hoá đi xe hơi, ở nhà lầu xa rời dân. Anh thanh niên nói giọng miền nam đã phản bác rằng ngày xưa Việt Nam nghèo, dân không có gì thì cán bộ đã có xe, đài như thế là giầu hơn bao người rồi. Anh nói thời trước cán bộ cộng sản cũng tham ô, giàu có hơn dân chứ không phải chỉ bây giờ.

Đề tài thứ ba của buổi nói chuyện là làm sao giải thể chế độ cộng sản không được bàn nhiều. Một vài câu hỏi nêu lên, cho rằng diễn giả không đưa ra được kế hoạch cụ thể.

Ông Bùi Tín nói cần yểm trợ trí thức, những người dân chủ trong nước, liên kết với những người phản tỉnh; cần có những cuộc xuống đường rầm rộ, đứng lên đòi quyền lợi cho nông dân, công nhân, dùng những khẩu hiệu mà công an không có lí do để bắt bớ.

Hỏi về ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Tín nói Bộ Chính trị đã ngả về phiá Trung Quốc hết rồi.
UserPostedImage
Ông Liên Thành hỏi ông Bùi Tín có chấp nhận tranh luận về vụ thảm sát Tết Mậu Thân hay không
Buổi nói chuyện chấm dứt ở đó, sau ba giờ căng thẳng cho ban tổ chức.

Ra khỏi thư viện lại vang vang những tiếng đả đảo. Có hai phụ nữ đuổi theo người đến dự qua tận bên kia đường, một bà nhổ nước bọt vào mặt cô Võ Ngọc Trang, biên tập viên của báo mạng Đàn chim Việt.

Cảnh sát tra vấn, nói làm thế là phạm luật. Bà nói bà không biết điều đó. Cảnh sát hỏi cô Trang có muốn đưa vụ việc ra toà hay không. Cô từ chối.

Về ông Bùi Tín

Khi ông Bùi Tín qua Pháp dự hội nghị năm 1991 rồi quyết định không trở về Việt Nam, từ đó ông đã đến Mỹ nhiều lần theo lời mời của các dân cử, các đại học, trung tâm nghiên cứu vì ông là sĩ quan bộ đội cao cấp nhất có mặt tại Dinh Độc lập khi chính quyền Việt Nam Cộng hoà đầu hàng ngày 30-4-1975.

Ông cũng là sĩ quan cao cấp duy nhất đã rời bỏ hàng ngũ cộng sản đi tị nạn ở nước ngoài.

Đến Mỹ ông gặp sự chống đối của một số người Việt vì cho rằng sự phản tỉnh của ông mang tính cuội, vì ông vẫn ca ngợi Hồ Chí Minh và vì những nhận định của ông về vụ thảm sát Mậu Thân.

Ông cũng bị một số người Mỹ chất vấn liên quan đến việc tìm kiếm tù binh và lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (POW-MIA). Họ phản đối và không tin những điều ông phát biểu về vấn đề này.

Tại vùng Vịnh San Francisco, trong quá khứ ông Tín đã có nhiều cuộc gặp gỡ, nhưng chỉ giới hạn tại nhà người quen. Như cuộc tiếp xúc do bác sĩ Bùi Duy Tâm tổ chức vào tháng 10-1991 hay họp mặt tại nhà bà Quản Mỹ Lan cách đây một thập niên.
© Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
song  
#2 Đã gửi : 29/06/2012 lúc 08:36:04(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhận xét về buổi nói chuyện của ông Bùi Tín
UserPostedImage
Ông Bùi Tín tại cuộc hội thảo
Người ta đã tổ chức và gọi đó là một cuộc hội thảo; hiểu nôm na là họp nhau lại để trao đổi ý kiến, hay thảo luận về một đề tài. Đề tài được đưa ra là hiện tình Đất Nước, việc giải thể chế độ CS và xây dựng Dân chủ cho VN. Do một sự thỏa thuận nào đó, Ban Tổ Chức đã mời ông Bùi Tín làm diễn giả chính của buổi thảo luận, và đã đưa ra một vài quy tắc về thời lượng cho phần thuyết trình cũng như phần đặt câu hỏi của cử tọa dành cho diễn giả.

Những gì đã thật sự diễn ra cho thấy rằng dường như không có thảo luận, chẳng có mấy trao đổi đàng hoàng, và cũng chẳng có gì gọi là bàn luận quanh đề tài đặt ra. Chỉ có diễn giả trình bày quan điểm mình, còn cử toạ thì phần đông mượn dịp để bình phẩm và công kích cá nhân diễn giả. Thế thôi!

Trước hết về phía diễn giả, thì những gì ông trình bày về hiện tình Đất Nước, về các lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, v.v… là hết sức cô đọng, đến độ sơ sài, không đạt được mức sâu sắc cần thiết cho một cuộc thảo luận. Có thể là vì thời lượng quá ngắn so với đề tài, hoặc vì diễn giả đã không có một trợ cụ nào khi thuyết trình (như Power Point, hay slider, hay projector,…) , và có lẽ cũng do tuổi tác của diễn giả nữa, nên phần thuyết trình không đủ bao quát, kém hấp dẫn, và thiếu gợi mở suy tư thắc mắc về một đề tài quan trọng như vậy.

Do tư thế đặc biệt của diễn giả, và do cách mà Ban Tổ Chức đặt đề tài, cử toạ nghiêm túc chắc hẳn sẽ mong đợi ở Ông một sự trình bày sâu sắc hơn về hiện tình nội bộ đảng CSVN, đặc biệt là ở cấp cao nhất, trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư và Uỷ Ban Trung Ương Đảng; về những khuynh hướng khác biệt nếu có, hay phe nhóm chính, trong giới lãnh đạo; về căn bản sâu xa của chính sách đối ngoại của đảng CS hiện nay; từ đó dự đoán những tình huống (scenarios) trong tương lai của việc thay đổi-kế thừa lãnh đạo. Có lẽ người ta cũng mong đợi được nghe ở diễn giả về tình hình chung của đảng CS, về mức độ gắn bó của đảng viên đối với lý tưởng, đối với chế độ, về phẩm chất đảng viên. Cử toạ có lẽ cũng mong muốn được nghe xem lòng dân trong Nước bây giờ ra sao, thái độ của các tầng lớp dân chúng đối với hiện tình Đất Nước, đối với đồng bào ở hải ngoại; quan trọng nhất là đâu là yếu tố dân tâm mà các nhà hoạt động ở hải ngoại cần nắm bắt để vận động và thuyết phục họ. Người ta cũng cần nghe xem là có thời cơ nào gần nhất cho những chuyển biến chính trị trong tương lai gần hay không; về khả năng tổ chức và huy động quần chúng; về năng lực, uy tín và tầm ảnh hưởng của các nhà đối kháng tên tuổi hiện nay . V.v… và v.v…

Nghĩa là, phần thuyết trình là quá sơ sài so với đề tài đặt ra và so với sự mong đợi của những người tham dự đứng đắn. Dường như Ban Tổ Chức, và có lẽ cả diễn giả, đã đưa ra một nghị trình quá rộng lớn trong một khung cảnh và thời lượng hết sức hạn chế, nói như người Mỹ là ” they bite off more than they can chew”; có vẻ như họ hơi tham lam. Hoặc cũng có thể là chủ ý không phải là để tạo ra một cuộc thảo luận đúng nghĩa, mà chẳng qua để tạo ra dịp nhằm thăm dò xem phản ứng của người Việt ở San Jose sẽ đối với nhân vật Bùi Tín như thế nào. Và về phần mình, ông Bùi Tín có lẽ cũng muốn có dịp để phản biện những cáo buộc đã dành cho Ông lâu nay từ phía những người của chiến tuyến mà hơn 20 năm nay Ông đang muốn đứng cùng?

Lâu nay trong cộng đồng người Việt tị nạn CS ở Mỹ tỏ lộ hai thái độ trái ngược đối với trường hợp ông Bùi Tín. Một phía thì đón nhận Ông với thái độ ân cần dành cho một người, trước đây có chỗ đứng vững vàng trong hàng ngũ CS, nay đã phản tỉnh và quay về với chính nghĩa. Phía này tìm thấy ở ông BT một người am hiểu nội tình đảng CSVN, kiến thức quảng bác, có lòng yêu Nước, luôn nặng ưu tư về việc dân chủ hoá VN. Nhiều nhân sĩ, trí thức ở hải ngoại đã cộng tác với Ông trong công cuộc vận động cho một VN đa nguyên-đa đảng, xem Ông là một cây bút, một diễn giả quan trọng, đã đóng góp tích cực cho nổ lực giải thể chế độ CSVN bằng đường lối hoà bình.

Phía khác thì ngược lại, không tin rằng ông Bùi Tín đã thật lòng phản tỉnh, trở thành người chống CS quyết liệt và kiên định như họ. Phía này hoài nghi rằng ông Bùi Tín hoặc chỉ là kẻ đón gió, trở cờ, hoặc có thể là người được đảng CSVN gài ra hải ngoại, đóng kịch, trà trộn vào hàng ngũ phe quốc gia để hoạt động cho lợi ích của Đảng…Những người thuộc phía này đã từ lâu tung ra nhiều cáo buộc về ông Bùi Tín, tập trung vào quá khứ trước đây của Ông, ngay cả đưa ra những chi tiết liên quan đến công việc thông dịch của thân phụ Ông, trong thời Pháp thuộc, nữa. Nhưng những cáo buộc như vậy, tuy được đưa ra một cách hùng hồn, lại không tỏ ra có đủ chứng cứ khả tin hổ trợ, và ông Bùi Tín đã nhiều lần tỏ ra không ngần ngại để đối chất với những người buộc tội Ông.

Sự chống đối dành cho ông Bùi Tín ít nhiều có những nét tương tự như những chống đối dành cho một số các cựu CS phản tỉnh khác, như đối với nhạc sĩ Tô Hải, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, hay ông Vũ Thư Hiên, v.v…Nó tương tự cả về thành phần những người chống đối, lẫn nội dung của sự chống đối. Đa số những người chống đối là những vị có thái độ chống CS quyết liệt, là những người hoạt động trong các cộng đồng người Việt với chủ trương duy nhất là chống Cộng đến cùng, bằng mọi phương cách, và không chấp nhận hoà hợp hoà giải. Đặc điểm dễ nhận ra ở những vị này là tỏ ra hết lòng gắn bó với quá khứ của VNCH và với ngọn cờ Vàng. Đặc điểm khác nữa là hoạt động chống CS của họ tập trung nhiều vào nổ lực ngăn chận sự xâm nhập của CS vào các cộng đồng tại hải ngoại, hơn là quan tâm đến sự vận động quần chúng ở trong Nước, trong một chiến lược lâu dài và rộng lớn hơn để giải thể chế độ CS tại VN. Bề ngoài, nội dung của sự chống đối thường quay quanh việc hoài nghi mức độ kiên định về lập trường và, nhất là, năng lực của những người phản tỉnh. Nhưng sâu bên trong, sự chống đối là để nhằm khẳng định rằng chỉ có các cựu viên chức sĩ quan của chế độ VNCH trước đây là có lập trường kiên định nhất, và họ là thành phần duy nhất có đủ năng lực, xứng đáng để lãnh đạo các cộng đồng ở hải ngoại trong công cuộc chống Cộng.

Trở lại cuộc thảo luận của ông Bùi Tín thì rõ ràng cuộc thảo luận đó không thành công, xét theo ý nghĩa đích thực của sự thảo luận. Tiếng thì thảo luận, nhưng trên thực tế lại được tổ chức theo lối một buổi thuyết trình, trong đó diễn giả trình bày đề tài và cử toạ chỉ có mỗi người vài phút để đặt câu hỏi. Tất nhiên đặt câu hỏi thì không phải là trao đổi ý kiến, không phải là thảo luận. Ở đây không hiểu vô tình hay cố ý người ta đã lẫn lộn giữa thuyết trình và thảo luận. Bởi nếu muốn thảo luận về một đề tài nào đó thì chí ít phải có từ hai diễn giả trở lên, trình bày hai hay nhiều quan điểm khác nhau về đề tài, để rồi từ trao đổi luận bàn với nhau, và cử toạ có thể nêu câu hỏi cho bất kỳ diễn giả nào mình muốn.

Mặt khác, hầu hết cự toạ đều đã lạc đề (digression), đã không hề đặt ra một câu hỏi nào đi đúng trọng tâm của đề tài đặt ra, và đã được diễn giả trình bày. Thay vì đặt câu hỏi thì hoặc là người ta nêu lên nhận xét hay bình phẩm nhân cách của diễn giả, hoặc là công kích hay buộc tội diễn giả, còn không thì đặt những câu hỏi mang tính hoài nghi quan điểm của diễn giả. Chưa kể có người chỉ đến và tìm cơ hội để la ó! Có thể nói đó không phải là cử toạ của một cuộc mạn đàm hay thảo luận, mà là những người tham dự một cuộc đấu tố cá nhân thì đúng hơn. Nó cũng cho thấy rằng dường như người Việt chúng ta chưa quen với tinh thần đối thoại của thảo luận, mà chỉ quen với tinh thần độc thoại, với việc chỉ muốn nghe những điều quen thuộc hoặc điều mình ưa thích thôi.

Tuy nhiên xét từ một góc độ khác thì có vẻ như Ban Tổ Chức và diễn giả đã đạt được một vài thành công. Về phía Ban Tổ Chức thì chí ít người ta cũng đã tạo được dịp để giới thiệu ông Bùi Tín với giới quan tâm trong cộng đồng ở San Jose. Ban Tổ Chức có lẽ cũng cảm thấy hài lòng vì có được dịp để chứng tỏ với nhiều người rằng họ đã không ủng hộ sai người.

Có thể nói người thành công hơn hết là ông Bùi Tín. Ông không thành công về việc trình bày đề tài đã được đưa ra, nhưng đã thành công trong việc chứng tỏ được con người thật của mình trước công chúng, trước những kẻ chống đối Ông, lẫn những người gặp và nghe Ông nói chuyện lần đầu.

Một cụ già đã ngoài 80 tuổi, tuy sức khỏe tỏ ra không được tốt nữa, đã đứng trình bày quan điểm của mình một cách rạch ròi, mạch lạc, ứng đối trôi chảy, tỏ ra hiểu biết rộng với một thái độ khoa hoà nhã nhặn ngay trước một cử toạ, mà phần đông tỏ ra thù địch, trong hàng giờ đồng hồ. Chưa kể, việc với tuổi tác như vậy, Ông đã lặn lội ngàn dặm, đến một nơi mà thù nhiều hơn bạn, để bàn luận quốc sự , chứng tỏ Ông là một người thật lòng nặng mối ưu tư về hiện tình Quê hương và đồng bào trong Nước. Một người ở tuổi ấy chắc chỉ làm như vậy vì một động cơ tinh thần, chứ không vì một danh lợi phù du nào khác? Tạm gác ra ngoài vấn đề lập trường hay giá trị của các quan điểm, một nhân cách như vậy không lẽ không đáng được tôn trọng sao?

Điểm đáng chú ý ở đây, là những người muốn mượn cuộc thảo luận để lên án và cáo buộc ông Bùi Tín, đã một cách vô tình giúp ông ta một dịp tốt để bào chữa thành công cho mình. Trước hết là vì sự cáo buộc, tuy hùng hồn trong cách diễn đạt, là quá yếu ớt ,không được minh chứng vững vàng, và kém tính thuyết phục. Ông Bùi Tín đã dễ dàng để phản bác những lời buộc tội yếu ớt như vậy, và qua đó thanh minh cho mình. Có vẻ như người ta đã cho Ông cơ hội bằng vàng!

Mặt khác sự tương phản giữa phong cách của đôi bên cũng đã giúp, nhiều hơn là hại, ông Bùi Tín. Thái độ thù địch, ít nhiều kiêu căng và hơi hung hãn của những người buộc tội đã khiến cho cung cách ôn nhu, hoà nhã của ông Bùi Tín trở nên nổi bật và có sức thu hút hơn. Có thể dự đoán mà không sợ sai là phần đông khán giả tại hải ngoại, và nhất là ở trong Nước, khi xem những video clips về cuộc thảo luận này, sẽ hoặc bớt ác cảm hoặc nghiêng thiện cảm của mình về phía ông Bùi Tín, hơn là về phía những người chống Ông.

Sunnyvale, 6/27/2012
© Trương Đình Trung

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.234 giây.