logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 06/05/2013 lúc 08:48:57(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Đòn thù cho dã ngoại nhân quyền
UserPostedImage
Các bạn trẻ phân phát tài liệu về quyền con người cho mọi người tham dự buổi dã ngoại hôm 05/5/2013 tại Sài Gòn. Photo courtesy of huynhngocchenhblog
Tình trạng bị bắt bớ và đàn áp đã xảy ra với những người tham gia buổi dã ngoại nhân quyền ở Sài gòn. Những nạn nhân này đã trải qua nhiều khốn khó, cụ thể các sự việc này gồm có những gì ?

Xịt nước, bắt bớ
Trong số những người bị công an Việt Nam bắt giữ tại công viên 30 tháng Tư vào ngày 5 tháng này, có blogger Hoàng Vi. Chúng tôi tiếp xúc qua điện thoại và được chị ấy cho biết như sau:

“Hôm qua, như thông báo thì đúng 8 giờ 30’ tôi bắt đầu cuộc dã ngoại chia sẻ về nhân quyền. Gặp rất nhiều bạn bè trong công viên, họ đã cùng tham gia với chúng tôi.
Tình hình sáng ngày 5 tháng Năm trong công viên, là họ cưa cây và xịt nước. Khi nhóm người chúng tôi đi đến đâu thì họ xịt nước đến đó, để nhằm gây khó khăn cản trở việc trao đổi chia sẻ nhân quyền.

Tới khoảng 9 giờ 30’, họ bắt Quốc Anh trước, sau đó là đến lượt tôi bị bắt lên xe. Họ đưa tôi về công an phường Phú Thạnh quận Tân Phú.

Tại công an phường, họ tự động lục lọi đồ đạc của tôi và khám xét người tôi. Khám xét giống y chang như lần trước, hồi phiên tòa phúc thẩm Điếu Cày, chỉ khác là không có quay camera
Sau đó họ bắt tôi viết tường trình. Tôi mới trả lời họ rằng, tôi sẽ viết tường trình nếu anh cho biết lý do gì mà đem bắt tôi về công an phường. Họ hỏi rằng, sáng nay tôi đã làm gì ở công viên.
UserPostedImage
h bắt bớ, đàn áp. Photo courtesy of huynhngocchenhblog

Tôi trả lời, sáng nay tôi đi dã ngoại chia sẻ về vấn đề nhân quyền; đồng thời đã phát cho mọi người Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền để mọi người hiểu hơn về quyền của mình.

Khi tôi mới nói như vậy, họ đã trả lời: đây chính là lý do bắt đem tôi về công an phường. Tôi đã quay ngược lại hỏi, có phải chính việc tôi đi dã ngoại để chia sẻ về vấn đề nhân quyền, phát Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là nguyên nhân tôi bị bắt và bị khám xét đồ lẫn người một cách tự tiện hay sao?

Khi tôi hỏi như vậy thì họ bắt đầu im lặng, họ nói rằng là không cần lý lẽ gì nữa hết.”

Một khi lý lẽ không được dùng trong đối thoại thì hành vi bạo quyền sẽ được đem ra cư xử. Sự việc bị công an có những đối xử thô bạo không chỉ xảy ra với blogger Hoàng Vi mà cả mẹ của chị ấy cũng là nạn nhân:

“Mẹ tôi và cả nhà tôi lên công an phường đòi lại cho bằng được tài sản của tôi. Nhưng khi hỏi thì họ bảo rằng không giữ tài sản gì của tôi cả.

Khi họ chối như vậy thì chúng tôi một mực ở lại đòi cho bằng được, vì tôi rất nhiều lần đã bị mất tài sản vào tay của họ.

Khi tôi và mẹ tôi quyết tâm như vậy; họ đã nhào vào lôi, nắm cổ nắm đầu mẹ của tôi để kéo đi.

Mặc kệ mẹ của tôi là người già và đang có bệnh trong người, làm cho mẹ tôi trở nên khó thở và cảm thấy khó chịu về mặt sức khỏe.

Tôi cũng bị họ nhào vào đánh đập. Họ làm một hồi thì mẹ tôi khó thở nên phải nằm xuống.

Mấy chị em tôi không sẵn tiền mua nước cho mẹ uống để qua cơn. Trong công an phường cũng có nước nhưng họ đã giả lơ, họ không cho mẹ tôi một miếng nước, để cứu tính mạng của mẹ tôi lúc đó.

Cho đến khi chúng tôi phải lên tiếng, họ mới bắt đầu đi kiếm ly rót nước cho mẹ tôi uống.”


Hành hung, đánh đập
Blogger Hoàng Vi cũng cho chúng tôi biết thông tin về những trường hợp bị bắt khác, như sau:

“Theo như thông tin tôi biết thì có blogger Hành Nhân (tức Vũ Sỹ Hoàng) bị bắt và một trường hợp bị bắt khác là bạn nữ tên Ánh Hiền, một sinh viên của trường Đại học Luật.

Bạn Quốc Anh bị họ đánh đập cho đến lúc đưa về đồn công an phường Cầu Kho quận I thì hình như là bạn ấy bị xỉu luôn. Tức là nó đánh ngay lúc bị bắt, nó đánh người ta tới mức họ bị ngất đi.”
Blogger Vũ Quốc Anh (August Anh) sinh năm 1985, hiện đang làm việc ở Sài Gòn. Để xác minh sự việc, chúng tôi có liên hệ với blogger Vũ Quốc Anh và được cho biết như sau:

“Tôi đến công viên để chia sẻ với mọi người về vấn đề nhân quyền. Nhân viên ở công viên đã xịt nước vào những người đi trao đổi về nhân quyền, họ phá không cho chia sẻ.

Lúc đó có một cô gái bị ướt và tôi đã lên tiếng, các anh không được xịt nước vào người, các anh hãy xịt nước vào cỏ vào đất. Tại sao các anh lại xịt nước vào người khác ?

Lúc ấy, có 5 – 6 người nhào vô người tôi, bắt đầu đánh đập tôi để đưa lên xe. Tôi đã chống cự lại, không chấp nhận lên xe.

Lại có thêm vài người nữa áp lại để bắt tôi. Lúc đó họ đánh vào đầu, vào mặt, vào cổ của tôi. Cuối cùng thì họ bắt tôi vào xe, đưa về công an phường Cầu Kho quận I.”

Sự việc không chỉ dừng lại ở đây, blogger Vũ Quốc Anh còn tiếp tục chịu đựng những tổn thương khác:

“Nhiều người xúm vô đánh tôi, tôi không biết là ai cả vì lúc đó tôi không còn biết gì nữa rồi. Lúc mà đưa về đồn, tôi không còn sức để đi được nữa. Khi ấy họ lôi tôi, kéo tôi và khiêng tôi vào.

Một lúc sau tôi mới tỉnh lại được và họ bắt đầu ghi biên bản.

Trong quá trình ghi biên bản thì họ tiếp tục nạt nộ, chửi bới, chửi tục. Họ có những hành động không phải là để con người đối với nhau.

Bởi vì không chịu hợp tác với họ để lập biên bản; họ lại đánh tôi, tát vào mặt của tôi. Rồi không cho tôi ăn. Mua cơm về để đó; họ nói rằng, chừng nào mày khai để ghi biên bản xong thì mới được ăn.

Tôi cũng không chịu hợp tác, họ tiếp tục đánh, họ tát. Có khi họ dùng cây viết ghi biên bản để quất vào đầu, vào mặt, vào vai và quất vào đùi nữa.

Bên cạnh đó, họ liên tục chửi bới, mắng nhiếc tôi. Kêu tôi là đồ hèn, dám ra đó mà không dám nhận. Rồi thậm chí, họ còn chửi tục rằng “nhân cái l…”.

Tôi chỉ nói rút lại thôi, chứ thực ra họ nói còn trắng trợn hơn nữa. Tôi nói về nhân quyền thì họ nói là như vậy.”

Nhân quyền tại Việt Nam?
Sau những sự việc được tường thuật, chúng tôi vẫn thắc mắc đâu là lý do khiến các hoạt động nhân quyền ôn hòa như của blogger Hoàng Vi và Vũ Quốc Anh phải hứng chịu những ngược đãi khốc liệt từ phía nhà cầm quyền. Blogger Vũ Quốc Anh đã cho biết như sau:

“Tôi có hỏi họ về lý do vì sao mà họ bắt tôi về đây, họ trả lời là tôi đã gây rối đến trật tự tự do của người khác. Họ cũng cho rằng, bởi vì tôi không xin phép nhà nước trước khi làm điều đó.

Tôi đã trả lời là những điều này là bình thường, không bị pháp luật ngăn cấm, tôi có quyền làm. Nhà nước đã ký kết vào bản Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc năm 1977 và cam kết thực hiện, ở đây tôi nghĩ chẳng có gì phải xin phép nữa.

Những sự việc này rất tự nhiên và bình thường giống như tôi ăn, tôi uống. Chẳng lẽ khi tôi ăn, tôi uống, tôi ngủ thì tôi cũng phải đi xin nhà nước? Vậy còn cái gì là quyền cơ bản của con người chứ?

Họ chửi tôi, mày là thằng nhãi thì mày biết cái gì mày nói! Rồi họ lồng lên, vì cùng lý rồi thì họ chỉ biết nạt nộ tôi mà thôi.”

Sau khi trải qua cách hành xử của nhà cầm quyền trước nhu cầu muốn thể hiện quyền con người của các công dân, blogger Hoàng Vi đã chia sẻ những suy nghĩ với thính giả của đài Á châu Tự do như sau:

“Chính khi Việt Nam đang làm cái đơn ứng cử vào chiếc ghế Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, họ lại ngang nhiên chà đạp nhân quyền một cách dã man.

Họ mặc tình đánh đập các công dân chỉ vì những người này chia sẻ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Điều này là đủ bằng chứng để tố cáo sự chà đạp nhân quyền ở Việt Nam và họ không xứng đáng ngồi vào chiếc ghế ủy viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.”

Trong bối cảnh hiện nay, việc những con người đi quảng bá về quyền con người quả là đang gặp nhiều khó khăn.

Trước những sự việc vừa mới xảy ra tại Sài gòn, liệu Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc sẽ có những suy nghĩ gì trong cuộc họp tại Thụy Sỹ, tổng xét về vấn đề thực thi nhân quyền của Việt Nam vào tháng 1 năm 2014 sắp tới.
Source: RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 06/05/2013 lúc 08:52:41(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Công an hành hung 2 bloggers tham gia dã ngoại nhân quyền
UserPostedImage
Blogger Nguyễn Hoàng Vi tại trụ sở CA phường Phú Thạnh. Địa chỉ: 236, Lê Niệm, phường Phú Thạnh, Q. Tân Phú. Courtesy danlambao
5/5 vừa qua, cả ba miền Bắc Trung Nam của Việt Nam đã diễn ra những cuộc dã ngoại để chia sẽ cho nhau nghe về bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền. Thông tin từ trong nước cho biết tại Sài Gòn có trường hợp của blogger Nguyễn Hoàng Vy và bạn Quốc Anh bị tịch thu tài sản cá nhân và bị đánh đập.

Luật rừng ở thành phố

Theo lời kêu gọi từ suốt mấy tuần qua trên các trang mạng xã hội về những buổi dã ngoại từ Bắc chí Nam, với 3 địa điểm tập trung để trao đổi với nhau về bản Tuyên Ngôn quốc tế Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký vào ngày 20/9/1977 và cùng chia sẽ những điều liên quan đến quyền làm người.

Ngày chủ nhật 5/5 vừa qua đông đảo các bạn trẻ đã đáp ứng lời kêu gọi này. Tuy nhiên, các cuộc dã ngoại đã không diễn ra suông sẻ, khắp nơi vẫn diễn ra những cuộc đàn áp của công an với cường độ nặng nhẹ khác nhau.
UserPostedImage
Buổi Dã ngoại thảo luận Quyền Làm Người 5.5.2013. Chụp từ video clip
Riêng tại Sài Gòn, blogger Nguyễn Hoàng Vi người thứ 5 trong số 7 phu nữ được tổ chức IFEX ( International Freedom of Expression Exchange network) có trụ sở tại Canada vinh danh vì đã có những nỗ lực tranh đấu cho quyền tự do phát biểu – cũng lại bị công an phường Phú Thạnh bắt về đồn và tước đoạt các vật dụng cá nhân mà cô mang theo. Hoàng Vy cho biết :

« Khi em đi dã ngoại về Nhân quyền thì họ bắt em đưa về đồn công an phường Phú Thạnh, họ giữ ở đó cho tới chiều tối luôn. Họ tự làm biên bản, họ tự làm việc với nhau. Họ giữ đồ của em trong khi em không đồng ý cho họ giữ đồ của em : điện thoại, một cái thẻ nhớ và cái bóp tiền của em. Sau đó họ kêu em đi về, em nói không , tài sản của em ở đâu thì em ở đó chứ em không đi về, họ phải trả lại đồ thì em mới đi về. Họ không chịu trả lại đồ, em không đi về thì họ khiêng em, họ cưỡng chế em về nhà »

Sau khi về đến nhà, Hoàng Vi cùng mẹ trở lại đồn công an phường Phú Thạnh để đòi tài sản lại thì công an tại đây nói rằng những người bắt cô đã tịch thu đồ của cô, còn tại đồn thì họ không biết ai là người đã lấy tài sản cá nhân của cô. Hoàng Vị nói tiếp :
« Về đến nhà thì em , mẹ em và cả nhà mới lên đồn công an phường lên đòi lại tài sản. Lúc đó thì tại đồn công an chỉ có gia đình em với phía công an thôi, cho nên khi đòi thì họ chối phăng đi, họ nói là không có giữ cái gì hết đó. Khi mẹ em nói họ này nọ, bắt đầu họ đánh em và nắm đầu mẹ em lôi làm cho mẹ em rất là mệt. Sau đó có rất là nhiều bạn bè kéo đến hổ trợ gia đình em thì bị công an đuổi về, nhưng em phản kháng, cuối cùng là các bạn cũng được ở lại chung với tụi em »

Mặc dù công an phường Phú Thạnh nói không biết ai đã tịch thu tài sản cá nhân của Hoàng Vi, nhưng sau đó họ lại nói Hoàng Vi ngày mai trở lên đồn để lấy lại vật dụng của mình. Tuy nhiên Hoàng Vi nghi ngờ không biết mình có lấy lại được tài sản cá nhân không vì khi họ tịch thu, họ không đưa cho cô một biên bản nào cả.

« Họ chưa trả lời, họ đổ cho phía công an thành phố, có gì thì 2 giờ chiều ngày mai lên công an thành phố lấy đồ lại nhưng họ không đưa biên bản gì cả »

Người thứ hai bị hành hung trong buổi dã ngoại này là blogger Vũ Quốc Anh (August Anh), sáng ngày 5/5 Quốc Anh ra công viên để nói về bản Tuyên Ngôn Nhân quyền cũng như chia sẽ những điều mình biết với các bạn trẻ thì có nhiều người cầm vòi xịt nước, nói là tưới công viên, nhưng không xịt nước lên cỏ hay vào công viên mà thực tế là xịt vào các bạn tham gia dã ngoại.

Quốc Anh lên tiếng phản đối và bỏ đi thì thì bị một nhóm người ùa vào bắt lên xe.

Khi Quốc Anh chống cự thì bị họ thì bị đánh vào mặt, vào cổ và vào đầu. Quốc Anh ngất đi, và bị nhóm người đó khiêng về đồn công an. Sau khi tỉnh dậy tại đồn công an, Quốc Anh không đồng ý hợp tác vì cho rằng công an đã bắt người vô cớ.

Bạn Quốc Anh kể lại diễn tiến sự việc xảy ra trong đồn công an như sau :

« Trong đồn, khi tỉnh lại thì họ bắt đầu làm việc với em. Lúc đầu em không hợp tác với họ vì họ bắt người vô cớ. Tự nhiên đi ngoài công viên chia sẻ tự nhiên bắt vào đồn, không có một văn bản hay giẩy mời nào cả thì họ vẫn cứ nói là bọn tao có quyền, chắc chắn mày có cái gì sai nên tụi tao mới bắt vào đây. Họ lên tiếng nạt nộ, thậm chí là chửi thề em, hăm doạ em »

Khi Quốc Anh không chịu hợp tác thì công an chửi mắng, hăm doạ, sau đó Quốc Anh đòi phải sửa chửa lại biên bản cho đúng và chỉ ký vào biên bản với điều kiện phải được giữ 1 bản sao của biên bản này.

Công an đã làm một bản sao như yêu cầu, nhưng đến khi thả Quốc Anh ra về thì họ giữ lại tất cả : từ bản sao biên bản điều tra, những vật dụng cá nhân như điện thoại, chứng minh Nhân dân, chìa khoá xe cho đến tài liệu về Nhân Quyền….v.v…. Quốc Anh cho biết tiếp :

« Cuối cùng, trước khi về, họ đã lấy hết cả lại trong đó có photocopy của tờ biên bản, một tờ biên bản ghi những số điện thoại trong danh bạ, biên bản tạm giữ điện thoại, tài liệu về Nhân Quyền, giấy chứng minh Nhân dân của em họ cũng lấy lại luôn, vì vậy em không có giấy gì để ngày mai em đi lấy những vật sở hữu của em cả. Em bị mất luôn chìa khoá xe lúc họ bắt em lên xe. Bây giờ em không còn gì trong tay nữa cả »

Tại đồn công an, Quốc Anh bị công an hành hung bằng những hành vi và ngôn từ thô bạo :
« Lúc em không chịu hợp tác thì họ tát vào mặt em, vào cổ vào đầu. Lúc đó em la lên là : công an ở đâu mà để cho họ đánh tôi. Họ nói là ở đây tụi tao là công an chứ không có ai hết cả, tụi tao có quyền . Lúc chiều tối thì họ mới cho em ăn, nhưng em không ăn, lúc đó em không chịu làm việc nữa và em không chấp nhận ăn uống gì nữa nếu họ không chịu thả em ra. Đến 8 giờ tối họ mới chịu thả em ra khi mà họ đã lấy được cái biên bản có chữ ký của em. Họ cũng lấy lại cái bản photo mà họ photocopy cho em. »

Bị giữ nhiều giờ tại đồn công an, bị đánh đập, bị hăm doạ, Hai người bạn trẻ ra về mà vẫn không đòi lại được các tài sản cá nhân của mình.

Sau một ngày mệt mỏi, một số bạn trẻ cùng an ủi nhau bên một quán nước ven đường để chờ sáng. Họ không dám trở về nhà khi trời đã quá khuya vì biết rằng công an vẫn còn rình rập đâu đó. Hoàng Vi cho biết :

« Bây giờ thì em và 10 bạn nữa đang ở gần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, hiện giờ tụi em mệt mỏi và đói và cũng là do an ninh theo dõi nhiều quá cho nên tụi em không dám tách ra để mà đi về nên tìm một cái quán ăn nào đó để ngồi cùng với nhau. Chứ còn đi riêng thì có thể mỗi người bị bắt thế này, thế kia trong đêm nguy hiểm. Thiệt ra đang trong đêm như vậy và an ninh đi theo như vậy thì tụi em không dám tách riêng ra để về nhà, chắc có lẽ là tụi em sẽ ngồi cùng với nhau cho tới sáng rồi tụi em mới về »

Để có được quyền làm người, một thứ quyền mà trên các quốc gia Dân chủ là một chuyện đương nhiên, nhưng tại Việt Nam, người dân đã phải trả một giá quá đắt. Đã hơn nửa đêm mà 11 người bạn trẻ vẫn còn ngồi đó sau một ngày sóng gió, xa mái ấm gia đình. Trong tâm trạng lo sợ trước sự rình rập đâu đó của công an, họ vẫn mơ ước được một ngày không còn nổi sợ hãi khi nói lên hai chữ Nhân Quyền.
Source: RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 06/05/2013 lúc 09:35:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Công an trấn dẹp buổi Dã ngoại Nhân quyền, đánh đập người tham gia

UserPostedImage
Blogger Hoàng Vi (trái) và các nhà hoạt động trẻ thảo luận về bản Tuyên ngôn Nhân quyền tại một công viên ở Sài Gòn. (Ảnh: Dan Lam Bao).

Buổi dã ngoại ôn hòa để trao đổi kiến thức về nhân quyền đầu tiên tại Việt Nam sáng 5/5 theo lời kêu gọi của nhóm Công dân Tự do lan truyền trên mạng internet bị chính quyền cản trở, nhiều người tham gia bị lực lượng an ninh bắt giữ và hành hung.

Tin tức trên các trang mạng công dân cho biết tại Hà Nội và Nha Trang, dù không xảy ra căng thẳng, nhưng công an đã dùng nhiều biện pháp để phá rối, ngăn chặn những người tham gia tập trung tại các công viên theo dự định.

Riêng tại Sài Gòn, lực lượng an ninh đã dùng vũ lực bắt giữ và đánh đập nhiều người khi họ phân phát Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cho những thành viên tham gia dã ngoại. Trong số những người bị hành hung và đưa về đồn công an có blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng, và Vũ Quốc Anh.

Đến chiều nay, 6/5 nhóm bạn trẻ tham gia buổi Dã ngoại Nhân quyền này tiếp tục bị đánh đập thô bạo tại trụ sở công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn và bị cản trở không cho đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trao đổi với VOA Việt ngữ ngay sau khi vụ hành hung xảy ra, một người trong nhóm, bạn trẻ Châu Văn Thi, tường thuật lại chi tiết.

Tải để nghe công an trấn dẹp buổi Dã ngoại Nhân quyền, đánh đập người tham gia


Châu Văn Thi: Hôm qua trong cuộc dã ngoại ở công viên 30/4 có mười mấy người bị bắt. Trong đó có những người bị giữ lâu nhất là Vũ Quốc Anh, Vũ Sĩ Hoàng, và Nguyễn Hoàng Vi. Vi và Hoàng bị đánh nặng nhất ngay tại chỗ, trước khi họ đưa lên xe công an. Lúc họ thả Vi ở đồn công an quận Phú Thạnh, quận Tân Phú, họ còn cướp đi Ipad của Vi. Hai giờ chiều nay, tụi em lên để lấy lại máy thì họ cho phụ nữ và an ninh thường phục ra đánh tụi em. Chi em của Vi bị đánh gãy mấy cái răng, dập mặt, mặt mày giờ te tua hết. Vi, mẹ Vi, bé Nhung, và em cũng bị đánh luôn. Họ đánh vào đầu không. Công an và dân phòng bao vây tụi em lại cho họ đánh, không cho dân vô can. Họ đánh tàn ác rồi kêu xe taxi chở đi cấp cứu. Tới bệnh viện Tân Phú trên đường Âu Cơ, vừa xuống xe, ba người của họ bay vào tới tấp đánh tụi em tiếp. Mẹ của Vi đưa người ra đỡ, họ lấy điếu thuốc châm vào mặt mẹ của Vi. Sau đó, họ cứ đi theo xe để uy hiếp. Bây giờ tụi em chạy lên Dòng Chúa Cứu thế để nhờ mấy cha bảo vệ. Chứ giờ dân thường như tụi em không dám chạy vào đồn công an nữa.

VOA: Tình trạng của người cần được cấp cứu hiện giờ ra sao?
Châu Văn Thi: Hoàng Vi bị họ đánh người bầm dập hết. Thảo Chi em Vi bị gãy mấy cái răng, mặt mày nát hết rồi. Mẹ của Vi rất mệt, đang nằm ở đây hồi sức. Tụi em giờ không dám đi đâu, dân thường bây giờ không được ai bảo vệ hết. Công an với dân phòng bu lại cho mấy người kia đánh, không ai can thiệp.

VOA: Vụ đánh người xảy ra ở đâu, trước sự chứng kiến của ai?

Châu Văn Thi: Ngay trước đồn công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM. Họ cho dân phòng chặn hai đầu đường không cho dân chúng vào chứng kiến hay chụp hình quay phim gì cả. Tụi em bây giờ không biết tin vào đâu.

VOA: Nhóm các bạn hôm nay tới đồn gồm bao nhiêu người, bao nhiêu người bị ẩu đả?

Châu Văn Thi: Nhóm em gồm Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Thảo Chi, mẹ của Vi, hai cô bé tên Nhung và Trinh, và em là Châu Văn Thi. Lúc ẩu đả xong không thấy Trinh đâu cả, không biết họ bắt em đi đâu rồi. Tất cả mọi người đều bị đánh bầm dập hết.

VOA: Các bạn có biết lý do tại sao họ ra tay?

Châu Văn Thi: Trước khi họ đánh, họ đi vào đồn công an. Công an kêu họ lên trên phòng họp. Họp xong, họ xông ra nói cưỡng chế tụi em, không cho tụi em ngồi trong đồn nữa, rồi họ xông vô đánh luôn tại chỗ.

VOA: Hôm qua khi công an tới giải tán buổi Dã ngoại, họ có nêu lý do hay không? Có sự kháng cự nào không khiến họ ra tay hành hung?
Châu Văn Thi: Không có sự kháng cự nào cả. Họ dùng số đông áp đảo. Khi họ xông vào, họ la lên rằng tụi em buôn bán ma túy, rạch giỏ xách này kia trong khi tụi em đang ngồi vừa mới hát xong bài “Nối vòng tay lớn”, trên tay đang cầm Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc để chuẩn bị nói chuyện về quyền con người. Họ xông vào đánh, bắt, đưa lên xe, chia mỗi người mỗi đồn. Khi vụ việc xảy ra, họ la lên rằng “Bọn này là bọn phản động, chống đối chính quyền, đánh cho nó chết” trong khi tụi em chỉ nói về quyền con người, về những gì công dân đáng được hưởng. Sinh hoạt của tụi em rất ôn hòa nhưng công an, an ninh rất là sợ người dân biết về những điều đó nên ra tay rất dã man. Tụi em làm việc rất công khai và ôn hòa, không nghĩ là sẽ bị đàn áp và đánh đập dã man như vậy. Trong khi Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc mà không ngờ họ lại ra tay rất mạnh với những người tham gia Dã ngoại Nhân quyền. Không hiểu Việt Nam ứng cử vào Hội đồng này để làm gì nữa.

VOA: Với ý định Dã ngoại vì Nhân quyền mà lại bị chà đạp nhân quyền như vậy, những gì đang diễn ra là một tín hiệu như thế nào trong ánh mắt của bạn?

Châu Văn Thi: Việc Dã ngoại vì quyền con người là việc làm rất đỗi bình thường. Những việc tụi em làm rất công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Không điều gì có thể ngăn cản tụi em tiếp tục nói về quyền con người của chính mình, nếu được làm người. Nếu được, tụi em vẫn tiếp tục làm như vậy.


Trả lời VOA Việt ngữ ngay sau khi bị hành hung, blogger Nguyễn Hoàng Vi cho biết cô hết sức bàng hoàng trước cách đối phó của nhà cầm quyền trước những sinh hoạt ôn hòa của công dân yêu chuộng nhân quyền:

“Từ trước giờ họ đối với em thế nào cũng được. Em không ngờ hôm nay họ đối xử với gia đình của em như vậy, một cách trả thù man rợ nhất từ trước tới giờ mà em chứng kiến.”

9 giờ tối cùng ngày 6/5, chúng tôi liên lạc với công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, nơi những người tố cáo vụ hành hung xảy ra chiều nay để ghi nhận ý kiến từ phía những người hữu trách.

Công an phường Phú Thạnh: Alô, công an phường Phú Thạnh nghe.

VOA: Xin vui lòng cho tôi gặp công an trưởng.

Công an phường Phú Thạnh: Chút nữa có gì cô gọi lại.

VOA: Tôi có thể hỏi thăm anh được không? Anh là người trực điện thoại của công an phường?

Công an phường Phú Thạnh: Dạ đúng rồi.

VOA: Có một vụ việc ngay chiều nay họ tố cáo họ bị đánh đập trước sự chứng kiến của công an mà không ai can thiệp. Anh có thể cho biết thông tin này chính xác không?

Công an phường Phú Thạnh: Tại vì đổi ca rồi, không biết cô ơi.

VOA: Vậy tôi có thể hỏi thăm ai lúc này, thưa anh?

Công an phường Phú Thạnh: Tại vì ca hồi chiều hiện giờ đã đổi hết.

VOA: Để tìm hiểu vụ việc này, tôi có thể hỏi thăm ai?

Công an phường Phú Thạnh: Sáng cô điện lên gặp trực ban. Giờ đổi ca hết rồi. Cô ở đâu gọi tới?

VOA: Tôi gọi từ đài VOA. Thưa anh, khi đổi ca chắc phải bàn giao lại công việc, phải tường trình những gì xảy ra trong ngày, phải không? Anh có được báo cáo vụ việc xảy ra chiều nay?

Công an phường Phú Thạnh: Ca hồi chiều giờ nghỉ hết rồi cô.

VOA: Nhưng khi giao ca, bàn giao lại công việc chắc cũng tường trình những gì diễn ra ngay tại trụ sở công an?

Công an phường Phú Thạnh: Bàn giao là sáng họp giao bàn mới bàn giao.

VOA: Như vậy người ca chiều vào làm việc thì không biết những gì diễn ra trong ngày, thưa anh?

Công an phường Phú Thạnh: Dạ, dạ. Có gì sáng cô gọi lại đi.

Trong một bài viết của mình, Nguyễn Hoàng Vi cho biết hôm 2/5 trước khi buổi Dã Ngoại Nhân quyền diễn ra, ông Faubrice Maurice, Tổng Lãnh sự Pháp tại TPHCM đã có buổi trao đổi với cô và blogger Vũ Sĩ Hoàng bày tỏ sự quan tâm về sinh hoạt chưa từng có trước nay tại Việt Nam này.

Vi đã bày tỏ với ông Maurice rằng giữa lúc Việt Nam muốn trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thì không có lý do gì để ngăn cản công dân thảo luận nội dung của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng như chia sẻ tài liệu này cho nhiều người khác cùng tham khảo.
Source: VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.211 giây.