logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/06/2016 lúc 12:16:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Người dân Hà Nội biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016.
AFP PHOTO

Hannah Arendt, trong cuốn “Bản chất của chủ nghĩa toàn trị” có viết câu này: “Bởi vì nếu ta chỉ biết, mà không hiểu [tôi nhấn mạnh – NTTH]

rằng ta đấu tranh chống lại cái gì, thì chúng ta sẽ còn ít biết và ít hiểu hơn nữa rằng ta đấu tranh cho cái gì.” (La nature du totalitarisme,

Payot, 1990, p.43).

Câu này đọc qua dường như khó hiểu. Ý của Arendt là, vào thời điểm bà làm nghiên cứu về chủ nghĩa toàn trị, nó là một hiện tượng rất mới

trong lịch sử, chưa hề có một hình thái chính trị nào giống nó trong quá khứ, nên rất khó để hiểu được nó, bởi vì các công cụ được dùng để

hiểu các hình thức quyền lực của quá khứ không thể áp dụng để hiểu chủ nghĩa toàn trị. Nhưng dù nó khó hiểu như thế, dù chưa hiểu được nó

thì vẫn phải đấu tranh chống lại nó. Vấn đề là ở chỗ: liệu có thể chống lại một thứ mà ta không hiểu hay không? Và vì ta đã không hiểu ta

đang đấu tranh chống lại thứ gì nên lại càng khó mà biết rõ ta đấu tranh để xây dựng cái gì.
Đấy là lí do khiến châu Âu trong đại chiến II đã rơi vào một tình thế mà C.Day Lewis (1904-1972), một nhà thơ Anh diễn tả hết sức đúng khi

nói rằng: “Chúng ta đã từng sống với những giấc mơ cao quý và giờ đây bảo vệ cái ác chống lại cái tồi tệ nhất” (La nature du totalitarisme,

Payot, 1990, p.43). Nghịch lý của nhân loại là như vậy: trong khi mơ một giấc mơ cao quý, và để chống lại cái tồi tệ nhất, thì con người lại

bảo vệ cái ác.

Điều này chẳng phải đã diễn ra ngay chính với lịch sử thế kỷ XX của Việt Nam chúng ta hay sao? Người Việt Nam đã liên tục tiến hành các

cuộc cách mạng, rồi các cuộc chiến tranh, nhưng chúng ta có thực sự hiểu chúng ta chống lại điều gì, và nhất là chúng ta có thực sự hiểu

chúng ta đấu tranh cho cái gì? Câu hỏi được đặt ra, bởi vì sau bao nhiêu hy sinh xương máu, người Việt giờ đây đối diện với rất nhiều thảm

họa, trong đó có thảm họa mất độc lập, thảm họa diệt vong do bị đầu độc và môi trường bị hủy diệt. Sau bao nhiêu hy sinh xương máu để

chống lại thân phận nô lệ, giờ đây người Việt vẫn mang tròng nô lệ, dù rằng nhiều người sẽ không thừa nhận rằng họ đang mang thân phận

nô lệ này.

Hai câu hỏi này : “chúng ta đấu tranh chống lại cái gì?” và “chúng ta đấu tranh vì cái gì?” cũng chính là hai câu hỏi mà giới tranh đấu hiện nay

ở Việt Nam cần đặt ra cho mình, và cần tìm câu trả lời, nếu họ thực sự muốn thành công trong cuộc đấu tranh của họ.

Hơn nữa, nếu những người đang tranh đấu hiện nay không đặt ra cho mình câu hỏi này và không tìm cách trả lời, thì giả định (một giả định

mang tính chất không tưởng ở thời điểm này): trong trường hợp may mắn, họ thành công, thì không có gì đảm bảo rằng họ sẽ không lặp lại

lịch sử, cái lịch sử vẫn còn là đương đại: Hồ Chí Minh đã dẫn dắt cả dân tộc đấu tranh cho cái mà ông ấy gọi là tự do, nhưng rốt cuộc, thực

tế mà dân tộc phải gánh chịu lại là tình trạng nô lệ. Lộ trình mà Hồ Chí Minh vạch ra cho dân tộc là như vậy: đường đến tự do cũng lại chính

là đường về nô lệ. Lộ trình này, những người đang tranh đấu hiện nay hoàn toàn có thể lặp lại, nếu họ không xác định được họ đấu tranh để

xây dựng cái gì.

24/6/2015
Nguyễn Thị Từ Huy (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.040 giây.