logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/07/2016 lúc 07:37:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam, với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông.

Theo các trang tin điện tử lớn ở Việt Nam, cựu Tổng giám đốc tập đoàn FPT Trương Đình Anh mới đây đã “cùng cả nhà sang Mỹ định cư và làm việc lâu dài”. Tin tức trên VietNamNet, CafeF và Trí Thức Trẻ trong các ngày 24 và 25/7 không cho biết thêm ông Anh sẽ làm gì ở Mỹ. VOA chưa liên lạc được với ông Anh để phỏng vấn.

Trong ngày 23/7, cả gia đình ông Anh gồm hai vợ chồng và 4 con trai đã bay sang Mỹ.

Ông Trương Đình Anh là cháu của ông Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn tư nhân FPT với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông. Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam.

Đầu năm 2011, ông Anh trở thành tổng giám đốc của FPT. Vào tháng 9/2012, ông đã xin từ nhiệm với lý do “những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành với Hội đồng quản trị FPT không thể giải quyết”.

Ông Anh nổi danh ở Việt Nam từ năm 1997 khi trở thành người nổi bật nhất trong số 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của năm, đồng thời còn do ông đã tuyên bố: “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”. Ông đã sớm trở thành tỷ phú tiền Việt nhưng giấc mơ làm thủ tướng chưa thành hiện thực. Năm nay ông Anh 46 tuổi.

Việc ông Anh đưa gia đình định cư ở Mỹ diễn ra chỉ ít ngày sau khi báo chí Việt Nam dẫn số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội cho thấy từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư.

Hầu hết những người này đi đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ, với hơn 1,3 triệu người.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA rằng việc nhiều doanh nhân và người giàu Việt Nam rời đất nước đi làm ăn, sinh sống ở nước khác cho thấy có những vấn đề môi trường sống và kinh doanh. Mặt khác, theo ông, điều đó đồng thời cũng dẫn đến những mất mát đối với Việt Nam. Ông nói:

“Đang có cái nguy cơ là không chỉ có tiền vốn mà ngay cả các nhân tài kinh doanh của Việt Nam cũng đi ra ngoài lập nghiệp. Và từ đó, họ sẽ đổ tiền vốn vào đấy, họ tạo công ăn việc làm cho cái nước ấy, họ nộp thuế vào ngân sách cho những nước ấy, và ít đóng góp hơn cho Việt Nam”.

Nhiều nhà quan sát và báo chí Việt Nam nhìn vào sự ra đi của những người được coi là ưu tú của Việt Nam với nhiều lo ngại. Song Tiến sỹ Doanh cho rằng điều đó cũng có mặt tích cực:

“Theo tôi, đấy là một cái sức ép lành mạnh nhưng rất là mạnh mẽ đối với chính phủ Việt Nam phải cải cách cái hệ thống quản trị của Việt Nam, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, giảm các cái chi phí về thời gian và tiền bạc để kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm cả chi phí chính thức và lẫn các chi phí không chính thức hiện nay lên rất cao”.

Trong ấn bản "Sách dữ liệu về di cư và kiều hồi 2016" ở các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.

Ngoài Mỹ, trong 26 năm qua, người Việt đi định cư nhiều ở Pháp - 125,7 nghìn người, Đức - gần 113 nghìn người, Canada - 182,8 nghìn người, Australia - 227,3 nghìn người, và Nam Triều Tiên - 114 nghìn người.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 25/07/2016 lúc 07:45:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dấu ấn Trương Đình Anh tại FPT và Internet VN

UserPostedImage
Ông Trương Đình Anh, Tổng Giám đốc của tập đoàn FPT trong thời gian từ 3/2011 cho tới 9/2012, vừa đưa vợ và bốn con trai sang Mỹ sống, một đồng nghiệp từng làm việc với ông tại FPT xác nhận với BBC Tiếng Việt.

"Ông ấy đi định cư, và tôi nghĩ ông ấy sẽ chẳng định làm cho ai khi ở Mỹ," cựu đồng nghiệp không muốn nêu tên nói. "Có lẽ ông ấy sẽ vẫn tìm phương án làm nhà đầu tư vào các dự án mà ông ấy thấy là thú vị. Tôi nghĩ là ông ấy sẽ không bỏ nhiều công sức để đi làm nữa."

"Kể từ khi rời FPT [tháng 9/2012], ông ấy đã không đi làm cho nơi nào, chỉ tham gia một số tổ chức như ví điện tử MoMo với tư cách nhà đầu tư góp vốn, và có đóng góp một số ý tưởng rất giá trị [cho những nơi đó], chẳng hạn như trong việc kêu gọi hợp tác với các đối tác nước ngoài."

Lý do khiến ông Đình Anh đưa gia đình sang Mỹ, theo cựu đồng nghiệp của ông, là "vì con cái".

Kết hôn năm 1998, hai vợ chồng ông có bốn người con trai, cách nhau chỉ độ năm một; người con đầu lòng sinh năm 2000.

Tuy nhiên, với tính cách của ông, ít người tin rằng ông sẽ từ bỏ hoàn toàn công việc sau khi sang Mỹ.

Ông Trương Đình Anh, sinh năm 1970, gia nhập FPT từ năm 1993, với vị trí là chuyên gia máy tính.
Người tiên phong trong cung cấp dịch vụ internet

Trở thành Giám đốc Trung tâm Internet FPT, một công ty con của tập đoàn mẹ FPT, vào năm 1997 ở tuổi 27, ông cũng nổi danh trong cùng năm đó với tuyên bố: "Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành thủ tướng năm 40 tuổi."

Ông từng được đánh giá là "người kinh doanh internet hiệu quả nhất Việt Nam" khi đưa FPT từ vị trí khởi điểm rất khiêm tốn với bốn nhân viên vào năm 1997 và số vốn 100 triệu đồng, trở thành một nhà cung ứng dịch vụ internet dial-up khổng lồ vào cuối năm 1998 có doanh thu nửa triệu đôla Mỹ.

Ông cũng là người táo bạo ra quyết định kéo cáp khi mảng dịch vụ internet của FPT bị đe dọa phá sản trước dịch vụ ADSL của VDC hồi 7/2003, bất chấp những rào cản pháp lý khi đó.

Mạng Trí Tuệ Việt Nam, một địa chỉ quen thuộc với hầu hết những ai là người dùng internet trong thời dịch vụ internet và chatroom còn rất sơ khai ở Việt Nam, là do ông tham gia thành lập.

Bên cạnh việc ra các quyết định sống còn về kỹ thuật, ông còn là người tung ra những 'chiêu khuyến mại' chưa từng có trước đó tại Việt Nam, như tặng miễn phí modem, tặng thời gian lướt mạng, v.v... khiến thị phần FPT vượt lên áp đảo các đối thủ khác.

Theo VietnamNet, dịch vụ internet dial-up của FPT từng đạt 1 tỷ phút điện thoại cố định hồi 2002, chiếm 10% tổng lượng sử dụng dịch vụ điện thoại bàn trên toàn quốc.

Dịch vụ cáp quang mà FPT Telecom của ông tiên phong tung ra thị trường hồi đầu 2008 giúp tăng lợi nhuận công ty 50% so với năm trước.

Sau thời gian lãnh đạo Trung tâm Internet FPT từ 1997 đến 2003 và trước khi được bổ nhiệm vào vị trí CEO của cả tập đoàn, ông từng giữ các chức vụ Tổng giám đốc Công ty Truyền thông FPT, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT rồi Tổng giám đốc công ty này.
'Nhà lãnh đạo thực sự'
Đánh giá về tầm ảnh hưởng của ông Trương Đình Anh tại FPT, cựu đồng nghiệp không muốn nêu tên nói: "Ông ấy thực sự là một nhà lãnh đạo. Ông đưa ra định hướng về chiến lược kinh doanh, và từ định hướng kinh doanh đó ông sẽ vạch đường đi nước bước cho các yếu tố về kỹ thuật, về đối tác, về định hướng thị trường, khách hàng. Ông có tầm nhìn cả về chiến lược kinh doanh lẫn kỹ thuật."

Vai trò của Trương Đình Anh trong việc đem lại thành công cho FPT là điều không ai phủ nhận được, được chứng minh bằng những kết quả kinh doanh, những con số phát triển thực tế.

Tuy nhiên, ông cũng bị đánh giá là có phần "quân phiệt" trong công việc, "không dành thời gian nhiều cho công tác quản trị, điều hành" mà đòi hỏi nhân viên dưới quyền "nhất nhất thực hiện" những mệnh lệnh đưa ra.

Kể từ khi rời khỏi FPT, ông hầu như không liên hệ với các đồng nghiệp cũ tại FPT, điều khá phù hợp với tính cách của ông, người được đánh giá là rất coi trọng giá trị gia đình và không thích giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp sau giờ làm.

Sau khi rời FPT, cái tên Trương Đình Anh lại nổi lên trong một số dự án có tiếng, trong đó có MoMo của Công ty Cổ phần M_Service, một dự án chuyên nhận tiền trực tuyến, được nhận khoản đầu tư 28 triệu đôla từ hai nhà đầu tư danh tiếng nước ngoài, Standard Chartered Private Equity (25 triệu đôla) và Ngân hàng Đầu tư Toàn cầu Golman Sachs (3 triệu đôla).

Tại MoMo, ông Trương Đình Anh được đăng ký là một nhà đầu tư và là thành viên quản trị của MoMo.vn.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.