logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/09/2016 lúc 06:16:24(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ảnh chân dung Mao Trạch Đông trước cổng Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc
Pixabay

Ngày 09/09/2016 tới đây, Bắc Kinh kỷ niệm 40 năm ngày Mao Trạch Đông qua đời. 40 năm đã trôi qua nhưng « Bóng ma Mao vẫn bao trùm lên Trung Quốc ». Đây cũng là bài nhận định của La Croix, số ra ngày 06/09/2016.

Tại Trùng Khánh, Dorian Malovic, đặc phái viên của nhật báo công giáo đã có dịp tiếp xúc với nhiều nhân chứng, những người đã trải qua giai đoạn đen tối nhất và tàn khốc nhất dưới thời Mao Trạch Đông. Giai đoạn Đại Nhảy Vọt 1957-1961, một thời kỳ điên rồ nhất của chủ nghĩa Mao-ít. Người Cầm Lái Vĩ Đại đã ấn định mục tiêu phải vượt qua Liên Xô và Anh quốc về sản lượng thép.

Nông dân phải rời bỏ ruộng đồng, cày, cuốc để đến nung chảy từng gram kim loại trong những lò nung nhỏ bé. Ruộng bị bỏ hoang, không người chăm sóc trở nên khô cằn không thể canh tác. Lương thực cũng bắt đầu thiếu thốn và nạn đói thảm khốc nhất đã xảy ra. Theo ước tính, có lẽ có hơn 45 triệu người bị chết đói. Đó là chưa tính đến thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, làm ít nhất 10 triệu người chết…

Nhưng đối với những người còn sống sót, điều đáng buồn nhất là cảm giác bị lãng quên. Trong những quyển sách sử dày đặc về những năm tháng Mao, về vị lãnh tụ lớn của Trung Quốc, lại không có đến một hàng chữ nhắc đến những sự kiện đau thương này, những người chết vì đói. Theo lời kể của một nhân chứng với phóng viên La Croix, bà đã từng chứng kiến người dân trong làng phải ăn cả thịt người vì chết đói.

Đương nhiên, các giáo trình sử học đều bị đảng cộng sản kiểm duyệt. Ở trường học, học sinh được dạy là Mao đã đem lại niềm tự hào cho Trung Quốc khi đánh đuổi được phát xít Nhật và các đạo quân tham ô của Quốc Dân đảng ; rằng ông chính là người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vào ngày 01/09/1945 trên quảng trường Thiên An Môn.

Tuyệt đối không một dòng về cách thức đẫm máu mà Mao Trạch Đông tiến hành để chiếm lấy quyền hành và nhất là cách ông giữ lấy quyền lực trong suốt những năm sau đó. Chỉ có vài dòng nói về « 3 năm khó khăn » liên quan đến thời kỳ Đại Nhảy Vọt và nạn đối khốc liệt sau đó.

Trao đổi với giới trẻ ngày nay, những người có điều kiện đi du học ở nước ngoài, tác giả nhận thấy là họ cũng không dễ bị đánh lừa. Dù vậy, họ cũng tỏ ra rất giữ ý khi nhìn nhận rằng Mao Trạch Đông không chỉ có những điểm tốt, rằng « không ai là hoàn hảo, ai cũng có sai lầm ».

Thái độ thận trọng đó không phải là ngẫu nhiên. « Bản tổng kết về Mao » do đảng Cộng sản công bố năm 1981 đã tuyên bố là những gì Mao Trạch Đông thực hiện có « 70% là tích cực và 30% là tiêu cực ». Đó cũng chính là những gì được giảng dạy tại các trường học trong suốt 40 năm qua.

Đối với đảng Cộng sản Trung Quốc, không có chuyện phủ nhận chủ nghĩa Mao-ít. Mao Trạch Đông vẫn luôn là giá đỡ quyền lực cho Đảng Cộng sản, mà ở đó chủ nghĩa tôn thờ cá nhân trường tồn tại dưới muôn mặt của xã hội Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã trở thành một thần tượng luôn sống mãi cùng với thời gian.

Mỗi năm, có hàng trăm ngàn người dân ùn ùn đổ về làng Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam, để viếng thăm quê hương của Mao. Hay như đến thăm lăng Mao chủ tịch tại Thiên An Môn. Hình ảnh của Mao hiện diện khắp nơi. Bức chân dung lớn được treo ngay trên cửa Tử Cấm Thành. Đâu đâu cũng thấy tượng Mao kích cỡ khác nhau (từ quảng trường, bờ kè, đại học, nhà ga…). Đương nhiên hình ảnh của ông còn xuất hiện trên cả những tờ giấy bạc.

Người kế thừa Mao chủ tịch là Đặng Tiểu Bình, ba lần bị thanh trừng và ba lần được hồi phục, còn phải nghiêng mình kính cẩn trước nhân vật đáng kính này. Ông Đặng tôn vinh những thành quả, giảm nhẹ tối đa các sai lầm của Mao, để không làm suy yếu tính chính đáng của Đảng Cộng sản, tạo thế ổn định cho chế độ.

Dù vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí người dân, nhưng dưới thời 3 nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, Mao chủ tịch đã tạm thời rơi vào lãng quên. Ông Tập Cận Bình, lên cầm quyền năm 2012, dường như muốn làm sống lại ký ức về Mao, hay nói đúng hơn là để sở hữu Mao, bài viết kết luận.
Theo RFI
phai  
#2 Đã gửi : 06/09/2016 lúc 06:18:47(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hitler còn sống và Mao đã chết

Sự kiện hai buổi hòa nhạc tại Sydney và Melbourne vinh danh Mao nhân dịp 40 năm ngày y qua đời được hủy bỏ sau khi ban tổ chức gặp nhiều sự chống đối từ phía người dân, để lại nhiều suy nghĩ. Tại sao một lãnh tụ độc tài có trách nhiệm cho cái chết của 45 triệu người vô tội trong bốn năm từ 1958 đến 1962 mà vẫn được vinh danh?

Câu trả lời dễ dàng và nhanh chóng nhất là vì ban tổ chức ăn tiền của Trung Cộng qua hình thức nào đó chưa được biết.

Thực tế không đơn giản như vậy. Việc tổ chức vinh danh Mao là một phần trong chính sách tuyên truyền quốc tế (soft power) vô cùng tinh vi và tốn kém của đảng CSTQ.

Theo các báo tường thuật, hai thành phố Sydney và Melbourne chỉ đóng vai “chủ nhà” và “tôn trọng tự do ngôn luận”, nguồn bảo trợ thật sự chính cho hai sinh hoạt này do tổ chức có tên “International Cultural Exchange Association” cung cấp.

Theo Global Advisers, chương trình được quảng cáo ồ ạt bằng Hoa Ngữ như là một dịp để “vinh danh lãnh tụ Mao đời đời”, “người đã lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ Trung Quốc đến thành công”, “giới thiệu đặc tính nhân đạo của Mao Chủ Tịch trong mắt của con người toàn thế giới” v.v...

Tiến Sĩ Chongyi Feng thuộc University of Technology Sydney cho rằng tích cực ủng hộ cho chương trình là các tổ chức thân Trung Cộng trong đó có Liên Hiệp Các Hội Hoa Kiều tại Úc và nhiều phái đoàn theo kế hoạch sẽ từ Trung Quốc đến để tham dự hai buổi hòa nhạc này.

Trong một bài báo đăng trên The Conversation, Giáo sư Chongyi Feng cũng nhắc lại quan điểm của Mao trong văn hóa nghệ thuật là “không có một nghệ thuật nào là vị nghệ thuật cả” mà đều là một phần của chính trị, của đấu tranh giai cấp. Trong quân đội Trung Cộng, một số ca sĩ, vũ công ngay cả được phong lên cấp tướng như trường hợp bà Thiếu tướng Bành Lệ Viên (Peng Liyuan), một ca sĩ chuyên nghiệp và là vợ của Tập Cận Bình.

Tương tự như Mao, Tập Cận Bình cũng chủ trương văn hóa không tách rời khỏi chính trị và các hoạt động văn hóa cũng nhằm phục vụ đường lối của đảng. Tháng 10, 2011 Tập Cận Bình dành nguyên phiên họp khoáng đại của Trung Ương Đảng CSQT chỉ để bàn đến việc đưa Trung Quốc thành một siêu cường văn hóa. Hàng loạt chiến dịch được tung ra như “Giấc mơ Trung Hoa”, “Giấc mơ Á Châu Thái Bình Dương”, “Đường tơ lụa”, “Viện Khổng Tử”, “Mô thức mới trong quan hệ hữu nghị” và nhiều chiến dịch khác.

Do đó, không cần phải phân tích nhiều cũng biết nguồn tài trợ của chương trình chẳng đến từ đâu xa mà được trích ngay từ ngân sách tuyên truyền văn hóa đối ngoại của đảng CS Trung Quốc.

Không có một dữ kiện cụ thể ngân sách tuyên truyền văn hóa đối ngoại nhưng theo các nguồn có giá trị như của David Shambaugh trên Foreign Affairs, Trung Cộng đã dành khoảng 10 tỉ đô la vào mục đích đánh bóng chế độ. Con số này cao gấp 15 lần ngân sách của Mỹ dành cho các hoạt động văn hóa giáo dục quốc tế. Nếu tính cả các kế hoạch gây ảnh hưởng thế giới về mặt kinh tế, ngân sách của Trung Cộng lên đến 1400 tỉ đô la.

Nhân vật đầu tiên và quan trọng nhất cần phải đánh bóng dĩ nhiên là Mao Trạch Đông.

Lý luận tuyên truyền của Trung Cộng về Mao đặt trên quan điểm lịch sử. Đảng thừa nhận Mao có phạm các sai lầm trong thời kỳ “Bước Tiến Nhảy Nhảy Vọt, Công Xã Nhân Dân”, tuy nhiên, những lỗi lầm đó không che lấp được “công lao vĩ đại” của Mao Trạch Đông đã là “người lãnh đạo và dẫn dắt Trung Quốc từ một nước bị hàng trăm năm sỉ nhục thành một nước độc lập tự do và giàu mạnh như hôm nay”. Mao đã qua đời và công trạng của ông ta cần phải được vinh danh như ánh đuốc soi đường không chỉ riêng tại Trung Quốc mà cả trên thế giới. Ngày chết của Mao là ngày vinh danh các thành tựu của y chứ không phải là ngày nhắc lại những sai lầm đã thuộc về quá khứ.

Lý luận này chế ngự trong nhận thức của gần hết người Trung Hoa lục địa mặc dù vẫn còn chưa chinh phục được hết khối người Hoa hải ngoại.

Đối phó với một bộ máy tuyên truyền có một ngân sách 10 tỉ đô la là những tiếng nói lẻ loi, rời rạc của những con người còn có lương tâm và lòng nhân ái nhưng không có phương tiện thông tin gì hữu hiệu trong tay ngoại trừ vài diễn đàn như change.org. Những chiến thắng của cánh dân chủ tại Hong Kong hôm 4 tháng Chín vừa qua là một khích lệ nhưng khó có thể đi xa hơn nếu chỉ dựa vào phương tiện duy nhất là các mạng xã hội.

Bước vào khu sách lịch sử của nhà sách Barnes & Noble để thấy sự tội nghiệp, lẻ loi, cô độc của nạn nhân CS.

Bên cạnh một giá sách hàng trăm cuốn về Hitler và Đức Quốc Xã, chỉ một hai cuốn về tội ác của các lãnh tụ CS như Stalin hay Mao Trạch Đông. Các nhà sử học và nhà văn gốc Do Thái có một trách nhiệm đạo đức mà họ luôn gánh trên vai là không bao giờ để Holocaust rơi vào quên lãng. Họ cũng tìm mọi cách để chứng minh Hitler là tội nhân hàng đầu của nhân loại chứ không ai khác và dường như y vẫn còn đang sống đâu đây.

Trong lãnh vực phim ảnh cũng vậy, hàng trăm cuốn phim và gần như mỗi năm đều có nhiều phim mới về Holocaust. Nhiều phim được xếp hạng cao trong danh sách phim được ưa chuộng và được trao nhiều giải Oscar như Schindler's List, The Pianist v.v... nhưng chưa có một phim nào về tội ác của Mao trong các giai đoạn đau thương nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại của những thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất, Công Xã Nhân Dân, Bước Tiến Nhảy Vọt, Cách Mạng Văn Hóa. Lý do đơn giản, nếu có cũng không thu hút khán giả Mỹ vì Mao chỉ giết dân Trung Quốc và đương nhiên không được phép chiếu tại Trung Quốc, nơi có thị trường phim ảnh thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

Không ai cho rằng Hitler là người không đáng nguyền rủa nhưng so với Mao Trạch Đông, Hitler chỉ là một học trò về tâm địa ác độc lẫn phương pháp giết người. Tuy nhiên, với phần lớn người đọc Mỹ, Mao đã chết, Chiến tranh Lạnh đã tàn và chủ nghĩa CS là bóng mờ trong quá khứ. Nhu cầu của các cường quốc ngày nay là nhu cầu kinh tế và do đó các liên minh hay chống đối nhau đều phát xuất từ các lý do kinh tế chứ không phải vì ý thức hệ như trước năm 1990.

Thông tin hướng dẫn dư luận và chi phối nhận thức con người nên Mao đến nay vẫn còn là một bóng mờ bên cạnh Hitler.

Kết luận đó đúng, ít nhất với hai Thị trưởng Sydney và Melbourne. Bởi vì nếu có một nhóm người nào đó tổ chức một buổi hòa nhạc vinh danh Hitler, đơn xin phép của nhóm đó chắc bị bác bỏ ngay từ đầu. Giới chức hai thành phố Sydney và Melbourne chấp nhận đơn xin vì lý do Úc có truyền thống tôn trọng tự do ngôn luận, nhưng theo Tiến sĩ sử học Chongyi Feng, người đã viết hàng chục tác phẩm về lịch sử Trung Quốc hiện đại, liệu có nên tha thứ những điều không thể tha thứ được và có nên dùng lý do tự do ngôn luận để ca ngợi một chế độ ngăn cấm tự do ngôn luận hay không. Theo ông là không nên.

Các giới chức hai thành phố có thể nghe con số 45 triêu người chết dưới tay Mao đâu đó hay ngay cả đã đọc Mao’s Great Famine: The History of China’s Most Devastating Catastrophe, 1958-62 của Frank Dikötter, nhưng nghe, đọc là một chuyện và cảm thông với nỗi đau của nạn nhân, sự chịu đựng triền miên của gia đình nạn nhân là chuyện khác.

Trong con đường dài của lịch sử nhân loại, sự thật sẽ thắng và về lâu dài, dù 10 tỉ đô la hay 100 tỉ đô la cũng không che giấu được tội ác của chủ nghĩa CS. Nhưng trước mắt, thực tế đấu tranh của các thành phần dân chủ tại các quốc gia còn bị chế độ Lenin không có Marx cai trị là một thực tế cô đơn, đau lòng và đầy chịu đựng. Đối diện với thực tế và nhìn nhận khó khăn không phải để rồi bỏ cuộc nhưng để biết phải kiên nhẫn hơn và đừng mong ai đến cứu mình.

7/9/2016

Trần Trung Đạo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.