logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/11/2016 lúc 10:18:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Kinh tế học thể chế vẫn còn là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Thể chế và kinh tế học thể chế

Thể chế (institution), theo định nghĩa của nhà kinh tế học người Mỹ Douglass North, là những ràng buộc do con người tạo ra để dàn xếp hoạt

động tương tác chính trị, kinh tế và xã hội.

Kinh tế học thể chế (institutional economics) bao hàm mối quan hệ hai chiều giữa kinh tế học và các thể chế. Nó quan tâm đến ảnh hưởng của

các thể chế đối với nền kinh tế cũng như cách thức các thể chế ứng phó với một thế giới năng động.

Kinh tế học thể chế bao gồm hai trường phái chính là kinh tế học thể chế cũ (Old Institutional Economics) và kinh tế học thể chế mới (New

Institutional Economics).

Kinh tế học thể chế cũ ra đời ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, với đại diện tiêu biểu là các nhà kinh tế học Thorstein Veblen, John R. Commons, Wesley

Mitchell và Clarence Ayres. Trọng tâm của trào lưu học thuật này là tìm hiểu vai trò của quá trình tiến hóa cũng như vai trò của các thể chế

trong việc định hình hành vi của các chủ thể kinh tế. Giữa hai cuộc đại chiến thế giới, đây là một trong những trào lưu học thuật trung tâm trong

kinh tế học ở Mỹ.

Sau đại chiến thế giới thứ hai, kinh tế học thể chế cũ nhanh chóng suy giảm vị thế và uy tín, trong bối cảnh nó đã bộc lộ những bất cập về mặt

học thuật và cuộc cách mạng Keynes nổi lên đầy ấn tượng. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thập niên 1960, một số khía cạnh của phương pháp tiếp

cận này được quan tâm trở lại và kết hợp với phương pháp tiếp cận chi phí giao dịch của Ronald Coase, Oliver Williamson và Douglass North,

trào lưu học thuật mang tên kinh tế học thể chế mới đã ra đời.

Trong vài ba thập niên qua, kinh tế học thể chế ngày càng giành được vị thế ảnh hưởng trên thế giới. Thậm chí nó còn được ví như một cuộc

cách mạng Copernic trong kinh tế học. Việc nhiều nhà kinh tế học gắn liền với sự ra đời và phát triển của trào lưu học thuật này lần lượt được

trao giải Nobel Kinh tế (Friedrich Hayek [1974], James Buchanan [1986], Ronald Coase [1991], Douglass North [1993], William Vickrey [1996],

Elinor Ostrom [2009] và Oliver Williamson [2009]) cho thấy hoạt động nghiên cứu kinh tế học thể chế cũng như vị thế của nó trên thế giới ngày

càng tăng tiến.

Kinh tế học thể chế ở Việt Nam

Mặc dù là một chuyên ngành khoa học ngày càng giành được ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới nhưng ở Việt Nam kinh tế học thể chế vẫn còn

là một khái niệm mới mẻ. Cho đến nay, hai sự kiện đáng kể nhất gắn với chủ đề này là seminar “Kinh tế học thể chế và sự vận dụng vào các

nền kinh tế chuyển đổi” do Khoa Kinh tế Chính trị của Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào ngày 20/9/2010 và

seminar “Giới thiệu kinh tế học thể chế mới và tiềm năng ứng dụng tại Việt Nam” do F-Group tổ chức dưới sự bảo trợ về chuyên môn của Viện

Kinh tế Việt Nam vào ngày 6/12/2012.

Năm 1998, Nhà xuất bản Edward Elgar ở Cheltenham (Anh) và Northampton (Hoa Kỳ) đã công bố tác phẩm Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội

và chính sách công (Institutional Economics: Social Order & Public Policy). Hiện nay, tác phẩm này vẫn được coi là cuốn sách giáo khoa công

phu, bài bản và đầy đủ nhất về chuyên ngành kinh tế học thể chế. Năm 2010, bản dịch tiếng Việt của tác phẩm đã được hoàn chỉnh, nhưng đáng

tiếc là nó đã không thể đến tay độc giả dưới dạng ấn bản thông thường vì một cán bộ công an cao cấp đã đến tận Nhà xuất bản Tri Thức yêu

cầu không được ấn hành tác phẩm.

Trong khi đó, tình hình ở Trung Quốc lại khác hẳn. Chỉ 2 năm sau khi ấn bản thứ nhất của Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công

ra đời, Nhà xuất bản Thương mại ở Bắc Kinh đã công bố bản tiếng Trung của tác phẩm. Và trong lời tựa cho ấn bản thứ hai, xuất bản năm

2012, các tác giả đã viết: “Chúng tôi đặc biệt hài lòng với phản ứng – cũng như với số lượng sách bán ra – của ấn bản tiếng Trung cùng ảnh

hưởng tuyệt vời của nó đến tư duy của giới kinh tế học chuyên nghiệp đang ngày càng lớn mạnh ở đất nước này.”

Sau khi bản tiếng Việt của tác phẩm bị ngăn cấm ở Việt Nam, dịch giả đã công bố bản dịch dưới dạng file PDF trên mạng vào tháng 9/2011, và

nó đã được độc giả đón nhận tích cực. (Một cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hồi âm cho dịch giả về tác phẩm như sau: “Là người làm nghiên cứu về chính sách nông nghiệp, nông

thôn ở Việt Nam, cuốn sách dịch của anh thực sự vô cùng quý báu với tôi. Nó làm tôi không thể yên lòng khi không đặt bút viết những dòng cảm

tạ này tới anh.”)

Kinh tế học thể chế có phạm vi ứng dụng rất rộng, chứ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, như các tác giả đã viết trong Lời tựa cho ấn bản thứ

nhất (1998): “Vì kinh tế học thể chế sẵn sàng tiếp nhận ảnh hưởng tri thức từ một loạt chuyên ngành khoa học xã hội nên cuốn sách này không

chỉ được khuyến nghị cho các nhà kinh tế học quan tâm đến tăng trưởng, đổi mới, phát triển, các hệ thống kinh tế so sánh và kinh tế chính trị,

mà còn cho cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành này.”

Bản thân dịch giả cũng đã viết trong bản dịch tiếng Việt của ấn bản thứ nhất: “Đất nước chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền

kinh tế của một thế giới đang ngày càng ‘phẳng’ hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Ngày nay, cạnh tranh kinh tế không chỉ bó hẹp trong phạm vi

giữa các chủ thể kinh tế như cá nhân hay doanh nghiệp với nhau, mà nó còn diễn ra giữa các chính phủ hay chính xác hơn là giữa các hệ thống

thể chế với nhau. Trong bối cảnh đó, cải cách thể chế hay cải tổ hệ thống ở Việt Nam hiện đang là đòi hỏi bức thiết hơn bao giờ hết. Hy vọng

cuốn sách sẽ góp phần nhỏ bé để tạo nền tảng lý thuyết cho công cuộc cải cách thể chế ở Việt Nam, mở đường cho sự phát triển bền vững

của nước nhà.”

Hy vọng là mong muốn đầy tâm huyết nói trên sẽ sớm trở thành hiện thực với ấn bản thứ hai của tác phẩm vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.


Theo Blog của nhà báo Lê Anh Hùng (RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.