logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 29/11/2016 lúc 09:32:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Benjamin Franklin cho rằng “Thời gian đã mất không bao giờ tìm lại được” nhưng những kỷ niệm của quá khứ xảy ra trong cuộc sống đã in sâu vào tâm thức được khơi dậy trong ngòi bút có thể tìm lại được thời gian đã mất. Và, sau tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến, tác giả Trạch Gầm mày mò trong ký ức để trang trải cho nhau qua Nhốt Vòng Nhớ Thương!

Nhà văn Pháp Marcel Proust với tác phẩm Đi Tìm Thời Gian Đã Mất (À La Recherche Du Temps Perdu) với cách tự truyện trong bối cảnh xã hội với 200 nhân vật, sinh hoạt trong vòng nửa thế kỷ mà theo lời nhận xét của nhà báo Thụy Khuê: “Tìm lại thời gian đã mất, theo phong cách Proust, là khai quật lại kho tàng thời gian… Nhờ nguồn chẩy của ký ức, nhà văn phục hồi dĩ vãng…”. Và lời kết: “Như thế khi vĩnh viễn ra đi Proust đã gửi lại ký ức và thời gian, hai bảo vật trân quý nhất của mình về cho sự sống”.

Tác phẩm Nhốt Vòng Nhớ Thương của Trạch Gầm dày 228 trang gồm năm mươi bài thơ và mẩu chuyện xen kẽ với nhau mà theo lời tác giả “Tất cả những mảnh vụn nầy đã xảy ra trong mười năm” được ghi lại rất tự nhiên, chân thật và sống động.

Trong những lần gặp gỡ, trò chuyện với nhau bên tách cà phê, Trạch Gầm đã kể từng mảnh vụn, anh em nghe rất thú vị nên gợi ý với anh cố gắng ghi lại vì tuổi già thường tìm về quá khứ như câu nói của Sacha Guitry “Quá khứ còn sống trong hiện tại” nếu ta biết khơi dậy.

Tương tự như những bài viết về Chuyện Người Tù Cải Tạo, Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo… nhưng ngoài sự nghiệt ngã, khốn khổ, cay nghiệt, Trạch Gầm ghi lại từng mẩu chuyện vui, buồn giữa các bạn tù với nhau. Lối sống, cách sống của kẻ chiến bại và sự ngây ngô, dốt nát của kẻ chiến thắng. Những nhân vật của Trạch Gâm đề cập có thật, bên nầy và bên kia chiến tuyến, một số đã ra người thiên cổ, một số còn hiện diện và lưu lạc nơi xứ người.

UserPostedImage
Bìa sách “Nhốt Vòng Nhớ Thương”.

Tác phẩm Nhốt Vòng Nhớ Thương không chỉ dành riêng cho tuổi già mà thế hệ con em, hậu duệ cảm nhận được “giai đoạn lịch sử” sang trang, nỗi bất hạnh của thế hệ đi trước trong thời kỳ chinh chiến khi buông súng!

Những mẩu chuyện được tác giả kể, không theo thứ tự thời gian mà rải rác qua các trại tù từ Nam ra Bắc.

Khi “Vác thân trình diện đi tù” nơi trường Võ Trường Toản ở Sài Gòn “Phòng số I, lớp đệ nhất ngày nào của tôi. Bàn ghế vẫn còn là bàn ghế xưa, thân quen, trong lòng tôi cảm nhận hình như các vật vô tri nầy, nhìn tôi có chút oán hờn. Từ cửa bước vào, dẫy bàn thứ tư nhìn lên bảng, tôi, ký ức hướng dẫn, đến ngồi ngay vị trí ngày xưa của mình, nhìn quanh đục mờ kỷ niệm…” (Chạy, Thấu Tim Gan).

Sau đó chuyển về căn cứ Long Giao. Lúc ở trại tù nầy, tác giả chứng kiến hình ảnh người bạn “Anh bị đau bụng, tay quân y sĩ khám, kết luận anh bị ruột thừa cấp tính, cần phải phẫu thuật ngay.

Anh được đặt nằm trên một cái bàn dài, tay chân được cột vào chân bàn. Căng một cái mùng phủ lên tránh ruồi bu. Bụng anh được dằn một cục nước đá lớn. Nước đá vừa tan hết, ca phẫu thuật được tiến hành. Anh liệm ngất không rõ vì đau hay vì hãi hùng” (Khai Bệnh). Giới trẻ bây giờ không thể nào hình dung nền y học nầy, có lẽ từ thời kỳ sơ khai và lạc hậu.

Trong thời gian ở trại tù Long Giao, cuộc đời binh nghiệp trong ngành Thám Báo, quen với sở trường lặn lội trong núi rừng nên cùng bạn bẻ rủ trốn trại. Cuộc vượt thoát bất thành “Tôi bị cùm trong một cái conex. Conex nằm giữa một hàng rào kẽm gai vây chung quanh. Bên trong conex sát đáy của chiều ngang có xếp hai thanh gỗ lớn mà chiều dài của hai thanh gỗ nầy vừa sít với chiều ngang của conex… Để khỏi nhúc nhích, một đầu của hai thanh gổ nầy được siết bằng một cái bù lon, đầu còn lại được giữ bằng một thanh thép xỏ ngược từ dưới lên trên, phần trên của thanh thép, có khoan một lỗ, móc vào ống khóa… Đêm đầu thọc chân vào cùm, với cái thân thể nửa chết nửa sống của tôi chẳng mang đến cho tôi một cảm giác nào”. Vệ binh coi tù còn dùng thanh sắt đập vào conex “Cách thức tra tấn uy hiếp tù thế nầy kể ra cũng là một đòn độc, trắng đêm chập chờn” (Dở Ẹt).

Mùa Đông năm 1976, tù nhân bị chuyển ra Bắc “Lúc mới ra Yên Bái, tôi bị nhốt ở trại 9 thuộc liên trại I của đoàn 77”. Rồi lần lượt trải qua các trại tù nơi núi rừng miền Bắc. Những mẩu chuyện xảy ra như hình ảnh thằng cà dẹo vì có tật ở chân, đi khập khiểng, sinh năm 1952 “Một gã ăn xin ở chợ Bà Chiểu, lượm được cái áo của một thiếu tá nào đó quăng xuống đường, tròng vào. Bị bắt và bị ghép bao nhiêu thứ tội. Nào là ngoan cố không trình diện, nào là không tuân lịnh đầu hàng, vẫn tiếc quân hàm, mưu đồ chống phá… thế là cái gã ăn xin đó được cùng ngồi tàu Sông Hồng ra Bắc với bọn mình”. “Nó đi trình diện ở tù thế cho một thằng bạn theo cách giang hồ của nó, ơn đền oán trả, chuyện ở tù mười ngày đối với nó chẳng là cơm áo gì. Nó không ngờ mà các tay đàn em nó, khuân vác, đứng bến ở Lâm Đồng cũng không ngờ nó ở tù biền biệt… 6 năm” (Học Được Cái Ngu).

Nói đến chốn lao tù là nói đến cái đói, đói triền miên. Đói hành hạ xác thân! “Trong tù có ai cái say rất đáng sợ. Nhất là say khoai mì (H34 loại mì kỹ nghệ, rất độc) trên tuôn dưới tè ra, không cách nào cưỡng được. Nhì là say mật, bụng cứng căng, móc họng cũng không ói, lạ lùng… Một thằng bạn trước khi xuôi tay vĩnh biệt anh em, chỉ mơ được một bữa khoai mì no bụng” (Quà Thăm Nuôi).

Thế mà hoàn cảnh xã hội bên ngoài khốn cùng trong thời điểm đó “Thời còn ở trại tù Tân Lập Vĩnh Phú, tôi đã từng chung đụng, tiếp xúc với đám tù hình sự nam… Những ngày tháng tù đối với chế độ nầy không khác gì một giấc ngủ trưa… còn được sướng cái là ngày ngày khỏi phải chạy kiếm hai bữa ăn. Mấy thằng đảng viên chúng ăn trộm cả nhà lầu, ô tô con thế mà vẫn phè phỡn, em chỉ ăn trộm mỗi một con heo đã mút tầm ngày tháng. Đó là câu nói của thằng Hùng Lợn, tù 7 năm chưa rục rịch, tù 7 năm mà chẳng thiết tha ngày về. Với nó trong tù cực như con chó nhưng so với đám thanh niên ngoài xã hội nó… còn sướng hơn cả trăm lần” ( m Mưu Lật Đổ Chính Quyền). Bữa ăn trong tù với bobo, cơm độn khoai, sắn… thiếu trước hụt sau, chỉ lót dạ cho qua ngày thế mà Hùng Lợn so sánh còn hơn bên ngoài thì người dân sống trong cảnh lầm than không kể xiết!

Xen lẫn trong cảnh khốn cùng ở các trại tù, có vài mẩu chuyện vui vui trong giữa anh em, giữa các chiến hữu với nhau đã một thời vào sinh ra tử. Cái đau của Trạch Gầm có lẽ là nỗi đau của nhiều người cùng sát cánh bên nhau trong cơn binh lửa “Chỉ mỗi một cái lệnh buông súng đầu hàng vô điều kiện, còn đau hơn cả trăm viên đạn thù ghim vào người, thế hệ của những lính trẻ, mà có đứa hơn chục năm gối đầu gió sương…” trong bài viết cuối cùng của tác phẩm nầy khi gập sách lại, cảm thấy ngầm ngùi.

Từ lúc “trình diện” nơi ngôi trường cũ, sang Long Giao, lưu lạc các trại tù ở núi rừng Bắc Việt rồi trở vào Z30 D Hàm Tân qua hai mươi lăm mẫu chuyện với “Lò cừ nung nấu sự đời. Bức tranh vân cẩu, vẽ người tang thương” (Nguyễn Gia Thiều).

Trạch Gầm đã ấn hành 3 tập thơ: Vụn Vặt (207), Ráng Chịu (209), Dấu Giày Chinh Chiến (2013). Anh coi thơ như là hơi thở, nguồn sống, là những dòng chia sẻ với đồng đội, bằng hữu và tha nhân. Vì vậy tác phẩm nầy được xem là tuyển tập thơ văn.

“… Anh đã mất đã quên niềm thương nhớ
Đường tương tư em mòn mỏi trăng thâu
Nghe nhớ thương dâng lên tùng góc phố
Cánh chim bằng gãy cánh bỏ trời cao…”

“… Gởi tặng em lại một ngày nghiệt ngã
Của bọn anh trong năm tháng điêu tàn…!”

“… Dăm thằng bạn trắng tay đời đau điếng
Gánh đau thương mòn cả lối ngậm ngùi
Tóc đã bạc, đời tha phương cũng bạc
Gặp lại nhau đong thương nhớ đầy vơi…”

Đọc những dòng thơ trên mới cảm nhận ý nghĩa nội dung của tựa đề Nhốt Vòng Nhớ Thương.

Vương Trùng Dương

Sửa bởi người viết 29/11/2016 lúc 09:37:32(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 06/12/2016 lúc 10:12:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Buổi ra mắt sách Nhốt Vòng Nhớ Thương của người lính Trạch Gầm

Tác giả Trạch Gầm tên thật là Nguyễn Đức Trạch, ông sinh năm 1942 tại Sài Gòn, nhưng quê gốc Quảng Ngãi. Ông từng là người lính VNCH, từng phải chịu đày ải trong các trại tù cải tạo của Cộng Sản. Hiện tại ông đang sống tại Nam Cali. Trạch Gầm đã có nhiều tác phẩm thơ được in như Vụn Vặt (2007), Ráng Chịu (2009), Dấu Giày Chinh Chiến (2013) và xuất bản sách Bên Lề Cuộc Chiến (2015). Cuốn mới nhất là Nhốt Vòng Nhớ Thương đã được tác giả Trạch Gầm vừa cho ra mắt độc giả vào sáng thứ Bảy, ngày 3 tháng 11, 2016 tại Thư Viện Việt Nam năm trên đường Westminster ,thành phố Garden Grove.
UserPostedImage
Tác giả Trạch Gầm vừa ký tặng sách vừa vui vẻ chào hỏi bạn đọc đã tới ủng hộ sách Nhốt Vòng Nhớ Thương của ông trong chiều thứ Bảy, 3 tháng 11, tại Thư Viện Việt Nam. (Thủy Ngân/ Viễn Đông)


Khoảng 11 giờ trưa, cả hội trường cùng đứng dậy làm lễ chào quốc kỳ và một phút mặc niệm. Tiếp sau là phần phát biểu của nhà báo Du Miên, sáng lập viên của Thư Viện Việt Nam, kế đó là phát biểu của tác giả Trạch Gầm. Kế đó là phần văn nghệ do các ca sĩ thân hữu, trong đó có phần ngâm thơ những bài thơ do chính tác giả Trạch Gầm viết. Điều hợp chương trình ra mắt sách là ông Vũ Long Sơn Hải.

Cuốn sách là sự kết hợp giữa thơ và văn xuôi viết về những ngày gian khổ năm xưa khi ông cùng các bạn hữu bị đày đọa trong những trại tù cải tạo Cộng Sản, cũng như tâm trạng nhớ thương quê nhà người thân đã bị ly tán. Lật từng trang sách, người đọc mới thấm mới cảm được phần nào nỗi đau khổ, khao khát của con người khi lâm vào nghịch cảnh. Nhiều khi chỉ là ao ước một bữa ăn no bụng sau bao nhiêu tháng ngày đói rét cùng cực trong tù, như ông đã viết trong cuốn sách ở trang 151, “Trong cái bộ não con người tôi không biết, có bao nhiêu ngăn dành cho sự ước mơ. Nghèo khổ quá ước mơ được khấm khá, nhưng tôi đoan chắc với các bạn, cái hộc chứa đựng ước mơ này nó chẳng nhằm nhò gì, vì nó bé tí xíu, so với hộc ước mơ được một bữa no trong cái thân tù đói rạc của chúng tôi trong khoảng thời gian 1977, 1978.”
UserPostedImage a
Tác giả Trạch Gầm (bìa phải) chụp với những người bạn đã đến tham dự và ủng hộ buổi ra mắt sách của ông. (Thủy Ngân/ Viễn Đông)

Tác giả Trạch Gầm nói với Viễn Đông, “Cảnh sống nó có thể thay đổi con người, nhưng mà cái ước muốn của Trạch Gầm là chỉ nhắc nhở anh em đừng có quên quá khứ của mình. Bởi vì với quê hương, mình dầu sao cũng có một phần lỗi rất lớn với quê hương của mình.[…] Tại vì bọn Cộng Sản nó nói là thế hệ của tụi Trạch mà mất đi coi như là xong. Thành ra cái mong muốn nhất là bây giờ đã có sự hiện diện của các em các cháu tiếp tục con đường của đám Trạch, dầu nó chưa có nhiều. Nhưng mà hi vọng mong rằng thế hệ đó sẽ tiếp nối được và với một cách mạnh mẽ để thay đổi được chế độ Việt Nam.”

Cô Lệ Ngọc, một thân hữu đã chia sẻ, “Cô thấy nghĩa cử rất hay, thứ nhất là ra sách nói về trận chiến đấu để mà nêu cao tinh thần anh dũng của người Việt Nam, ba cô cũng trong quân đội mà chồng cô cũng người lính nữa. Bản thân cô cũng ở nhà nuôi con thăm chồng, chồng cô ở tù hơn tám năm, thành ra khi đến chỗ này để mà mình làm sáng rõ cái gương anh hùng của người lính Việt Nam trước năm 1975. Cô có hát một bài trong buổi này, nếu mà không hát cô cũng đến dự.”
UserPostedImage
Tác giả Trạch Gầm phát biểu trong buổi ra mắt sách. (Thủy Ngân/ Viễn Đông)


Ông Nguyễn Văn Lợi, một người bạn tù năm xưa của tác giả, đã đến tham dự buổi mắt sách và nói, “Anh em gặp nhau hoài, tù Việt Cộng gọi là tù cải tạo ở ngoài Bắc. Chú với Trạch Gầm ở từ Lào Cai đi xuống Vĩnh Phú, rồi về Nam trại Hàm Tân, ba chỗ ở chung nhau hết. Chú đến ủng hộ, có rủ bạn bè theo nữa. Mình luôn luôn ủng hộ bạn, một người có tinh thần đối với dân tộc đối với đất nước ngày xưa.”

Ông Nguyễn Hồng Thái, một người bạn tù của tác giả thuộc hội K4 Tân Lập Vĩnh Phú, là hội cùng đứng ra tổ chức cho tác giả Trạch Gầm ra mắt sách. Ông Thái cho biết, “Sang bên này chúng tôi vẫn sinh hoạt, gặp nhau chia sẻ đời thường, đau khổ đời tù. Bữa hôm nay rất là cảm động, bởi vì là cái ngày ra mắt tuyển tập để ghi lại tất cả những đoạn đường đau khổ của anh em trại tù chúng tôi. Nhất là trong tác phẩm Nhốt Vòng Nhớ Thương, thì trong này có nhắc tới tôi luôn, tất cả những kỷ niệm. Đây là cáo trạng lên án những sự dã man, độc ác đối với những quân cán chính VNCH của chúng tôi.”

Khách tham dự vừa thưởng thức chương trình văn nghệ và dùng bữa trưa. Trong lúc đó, tác giả ký tặng sách cho độc giả. Ai muốn ủng hộ tác giả thì đóng góp vào thùng, tùy tâm mỗi người. Bên cạnh cuốn Nhốt Vòng Thương Nhớ, là cuốn sách mới nhất ông xuất bản năm nay, còn một số ấn bản cuốn Bên Lề Cuộc Chiến, là cuốn được xuất bản năm ngoái, để cho ai cần cũng có thể đọc. Buổi ra mắt sách kéo dài đến gần 2 giờ chiều thì kết thúc
Thủy Ngân/ Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.