logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 26/05/2013 lúc 08:44:28(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Vì sao blogger Trương Duy Nhất bị bắt?
UserPostedImage
Blogger Trương Duy Nhất . DR

Theo tin từ Thanh Niên online chiều 26/05/2013, blogger Trương Duy Nhất vừa bị cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam bắt giữ tại Đà Nẵng. Ông Nhất bị bắt về "hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Luật hình sự.

Công an cũng đã khám xét khẩn cấp nhà ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng. Hiện nay trang blog “Một góc nhìn khác” của ông không còn truy cập được.

Ông Trương Duy Nhất trước đây là nhà báo, nhưng sau đó ông đã nghỉ việc để chuyển sang viết blog. Các bài bình luận của ông trên blog “Một góc nhìn khác” theo sát thời sự, và có những lúc chỉ trích thẳng thừng các nhân vật lãnh đạo Việt Nam.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các nhận định ban đầu về sự kiện trên :

Thật ra tôi không biết rõ về blogger Trương Duy Nhất, và cũng ít đọc bài của Trương Duy Nhất. Tôi nhớ là trước Hội nghị trung ương 7, tôi có đọc một cái tiêu đề là “Tổng bí thư và Thủ tướng nên ra đi”. Và tôi ngạc nhiên là tại sao một blogger lại có thể viết thẳng thắn như thế. Sau đó tôi tìm hiểu và biết blogger đó tên là Trương Duy Nhất, lượng người đọc blogger này tập trung ở bài đó là khá nhiều.

Trong hội nghị trung ương 7 thì lại xuất hiện tiếp một bài của Trương Duy Nhất. Bài này cũng đã lan truyền khá rộng, có tiêu đề là “Hai tân ủy viên Bộ Chính trị”, nói về ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Nhưng mà vấn đề lớn nhất, có lẽ là đáng chú ý nhất của bài viết này, chính là mức độ cập nhật thông tin của bài viết rất cao. Mà tôi để ý là lượng người đọc blogger Trương Duy Nhất ở bài viết này rất lớn. Có thể nói giống như một bài tường thuật bóng đá, gần như từng phút, hoặc từng nửa tiếng đồng hồ một, và thêm những phần bình luận gần như là một người trong cuộc chứ không phải là một người ngoại cuộc.

Gần đây nhất thì Trương Duy Nhất thực hiện một cuộc thăm dò bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, mà theo ông được tiến hành để đối chiếu với kỳ bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên mà Quốc hội sẽ tiến hành sắp tới đây, trong kỳ họp lần này.

Tôi cũng được biết là blogger Trương Duy Nhất trong thời gian họp Quốc hội thì anh đã tổ chức một cuộc gọi là “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” trên blog. Cuộc bỏ phiếu này nhắm tới việc lấy phiếu tín nhiệm “ngoài lề” cho một số nhân vật là đại biểu Quốc hội, và các chức danh cao cấp trong Đảng và Chính phủ, trong đó có Thủ tướng.

Nói tóm lại, nếu lướt qua những bài viết của Trương Duy Nhất trong thời gian gần đây thì blogger này đánh giá, bình luận và chỉ trích những nhân vật cấp cao của Bộ Chính trị, trong đó chủ yếu có hai người. Một là Thủ tướng và hai là Tổng bí thư. Đó là việc thứ nhất tôi có thể bình luận.

Yếu tố thứ hai là lần này cơ quan an ninh điều tra - như báo Thanh Niên và một số báo trong nước có đưa tin - thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với blogger Trương Duy Nhất là theo điều 258, tức là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tôi cũng đang tự hỏi tại sao.

Thường thì trước đây người ta áp dụng điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước), hoặc nặng hơn nữa là điều 79 (âm mưu lật đổ chính quyền). Song lần này lại không phải là điều 88 và 79 mà lại là điều 258. Rõ ràng là điều 258 nhẹ hơn điều 88 và điều 79.

Và điều 258 này cũng làm tôi nhớ lại một trường hợp khác. Vào tháng 11/2010, blogger Cô Gái Đồ Long, tên thật là Hương Trà, cũng đã bị cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an bắt về điều 258. Thời gian đó thì có một số đồn đoán, cho là Hương Trà đã đưa ra một số thông tin chỉ trích gia đình một Thứ trưởng Bộ Công an, dù có thông tin từ Bộ Công an phủ nhận chuyện đó. Đấy là theo tin đồn ngoài lề.

Trường hợp của Trương Duy Nhất cũng lặp lại như Hương Trà về điều 258. Tôi cho là có thể có một cái ý gì đó, mà tôi chưa biết rõ.

Tuy nhiên có một chi tiết khác liên quan tới việc bắt giữ Trương Duy Nhất. Cũng giống như lần trước bắt giữ Hương Trà, là sau khi Trương Duy Nhất bị bắt, thì ngay lập tức chiều nay báo chí trong nước đã được thông tin. Thậm chí là thông tin một cách khá đầy đủ, lập tức đưa tin ngay. Đó là việc thứ nhất.

Thứ hai, báo chí trong nước cũng đưa tin, là công an Đà Nẵng bắt, nhưng có sự phối hợp với an ninh của Bộ Công an. Sau đó Trương Duy Nhất được di lý ra Hà Nội. Điều đó làm cho dư luận có cảm giác đây là một vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Và việc bắt giữ cũng như di lý Trương Duy Nhất ngay ra Hà Nội cho thấy một quyết tâm nào đó của những người chỉ đạo bắt blogger Trương Duy Nhất.

Đó là một số vấn đề trước mắt, theo những thông tin sơ bộ mà tôi nắm được. Tôi cho là có những vấn đề có lẽ cần phải bàn luận thêm.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 26/05/2013 lúc 09:00:11(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 26/05/2013 lúc 09:01:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Blogger Trương Duy Nhất bị bắt

UserPostedImage
Blogger Trương Duy Nhất. Photo courtesy of nguyenbathanh.net
Blogger Trương Duy Nhất và cũng là một cựu nhà báo tại Việt Nam vừa bị bắt vào chiều hôm qua.

Mạng Thanh Niên loan tin Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an Việt Nam tiến hành bắt giữ ông này với cáo buộc có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Ông Trương Duy nhất năm nay 49 tuổi là một người từng tham gia làm báo Nhà Nước tại Việt Nam nhưng thôi công việc đó và chuyển sang viết blog với trang có tên Một góc nhìn khác.

Trên trang blog của cá nhân này, ông Trương Duy Nhất có những bài viết nói lên quan điểm riêng, cũng như cho đăng lại một số bài viết của những blogger khác.

Gần nhất ông thực hiện một thăm dò bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh lãnh đạo cao cấp của Việt Nam mà theo ông được tiến hành để đối chiếu với kỳ bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên mà quốc hội sẽ tiến hành sắp tới đây, trong kỳ họp lần này.

Source:: RFA
xuong  
#3 Đã gửi : 27/05/2013 lúc 09:07:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam: Người bỏ báo nhà nước viết blog đầu tiên bị bắt
UserPostedImage
Credit: Audience Submitted) .
Theo tổ chức Phóng viên không biên giới công bố gần đây, Việt Nam hiện có 31 công dân mạng bị giam giữ. Ngày 26/5, công an vừa bắt thêm nhà báo tự do Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng.
Trong số những người bị cầm tù vì viết lách nổi tiếng nhất phải kể đến các thành viên của CLB nhà báo tự do. Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), bị xử 12 năm tù giam; Tạ Phong Tần, 10 năm tù giam; và Phan Văn Hải (Anh Ba Sài Gòn) 3 năm tù giam. Ba công dân mạng này bị tuyên án tù trong phiên phúc thẩm trong một phiên tòa vào cuối năm 2012.

Cũng vì viết blog, ông Huỳnh Ngọc Chênh cựu biên tập viên của tờ Thanh Niên bị công an ngăn không cho xuất cảnh sang Mỹ du lịch vào ngày 10/5. Ông Chênh được giải thưởng quốc tế công dân mạng Netizen, của tổ chức Phóng viên Không biên giới và tập đoàn Google trao tặng vào 12/3/2013.

Trường hợp Phan Thanh Hiếu (blogger Người Buôn Gió) để được sang Đức học về ngôn ngữ theo lời mời của chính phủ nước này cũng phải thỏa hiệp với an ninh Việt Nam một số điều kiện.

Nhiều blogger, công dân mạng còn gắn với các hoạt động kêu gọi dân chủ, nhân quyền trong nước nên họ càng bị chú ý và gây khó khăn.

Bị bắt vì nói thẳng

Ông Trương Duy Nhất, chuyên tâm vào việc viết cho trang báo cá nhân của mình vào đầu năm 2011. Trước đó ông Nhất từng là phóng viên của tờ Công An Đà Nẵng, trưởng đại diện tại miền Trung của tờ Đại Đoàn Kết.

Từ khi còn blog, cho đến khi chuyển sang trang báo cá nhân ông Nhất dùng câu sologan ‘Một góc nhìn khác’. Trên trang truongduynhat.vn của mình ông viết và cho đăng lại những bài sắc bén, đụng đến các vụ việc mà báo chí nhà nước không dám nói. Bài viết của ông Nhất không hề e dè các quan chức chính phủ, Bộ Chính trị.

Vào dịp cuối năm ông đưa ra bình chọn nhân vật của năm được đông đảo bạn đọc chờ đợi, quan tâm. Gần đây ông tiến hành cuộc bỏ phiếu cùng quốc hội sự tín nhiệm với các đại biểu quốc hội, thành viên chính phủ và chức danh cao cấp trong đảng trên trang báo của mình.

Tháng 10/2012, ‘Một góc nhìn khác’ đã nhận được lời cảnh cáo về thái độ tiêu cực, thiếu ý thức xây dựng, thậm chí kích động dư luận xã hội. Và ông Nhất đã từng bị an ninh yêu cầu ‘làm việc’ liên quan đến trang báo của mình.

Ông Nhất là người yêu cầu viết báo, blog, website phải có tính chính danh. Do đó ông không ủng hộ các trang như ‘Dân làm báo’, ‘Quan làm báo’, hay một số blogger dấu nhân thân khác.

Ngày 26/5, ông Nhất bị công an bắt với cáo buộc vi phạm điều 258, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước. Hiện ông Nhất đã được di lý từ Đã Nẵng ra Hà Nội.

Đòn răng đe

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội cho biết: “Trang website của anh Trương Duy Nhất là trang khá lý thú. Anh Nhất viết theo cách nhìn riêng của mình về những vấn đề thế sự. Không ngạc nhiên anh Nhất bị bắt vì trang website của mình.”

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) từ Nha Trang ngạc nhiên về việc chủ nhân trang truongduynhat.vn bị bắt, nhưng không ngạc nhiên về bị bắt về điều 258 bộ luật hình sự. Theo blogger Mẹ Nấm: “Ngạc nhiên ở thời điểm này việc bắt anh Nhất có ý nghĩa gì. Với thời lượng và việc viết bài như của anh nếu đã bắt thì bắt lâu rồi, chứ không phải chờ đến lúc này.”

Tiến sĩ Quang A cho rằng: “Việc bắt anh Nhất chắc chắn là muốn răn đe các nhà báo tự do, blogger khác. Người ta bực anh Trương Duy Nhất nhiều nhất có lẽ vì thăm dò tín nhiệm đại biểu, thành viên chính phủ, quan chức đảng thế này, thế kia”. Và Tiến sĩ Quang A khẳng định, “anh Nhất chẳng vi phạm điều gì cả”.

Người đã từng bị bắt khẩn cấp điều 258, và cũng mới có văn bản xử phạt hành chính vì phát tuyên ngôn nhân quyền, nhận định của mình sau phiên tòa Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, blogger Mẹ Nấm nhận xét: “Điều 258 sắp tới sẽ đòn siết mạnh với các blogger. Điều này sẽ tránh được các điều 79 và 88. Điều 258 là điều mơ hồ với quy đình xâm phạm lợi ích nhà nước, nên ở các tổ chức quốc tế, nước ngoài cũng cũng khó can thiệp hơn.”

Theo Tiến sĩ Quang A giải thích: “Cùng với điều 79, 88, điều 258 là công cụ để an ninh bịt miệng, răng đe những người dám cất lên tiếng nói. Tuy nhiên, đây là biện pháp làm không hiệu quả và thiếu khôn ngoan. Nó cũng không làm nhụt chí được các blogger, nhà báo tự do khác. Việt Nam chưa bao giờ thực sự có tự do ngôn luận cả. Nhưng mức độ cởi mở của 7 – 8 năm về trước có vẻ khá hơn. Dù vậy, bây giờ có kiểu cởi mở khác khi có rất nhiều trang như của anh Trương Duy Nhất, đủ loại sắc thái mà trước đây không thể có. Những trang này vô cùng quan trọng và ngày càng quan trọng hơn trong tiến trình tự do ngôn luận, tự do báo chí và dân chủ ở Việt Nam. Đến một lúc nào đó người ta phải thay đổi và chính những trang mạng này có thể sẽ trở thành các tờ báo tư nhân đầu tiên ở Việt Nam.”

“Việc anh Trương Duy Nhất bị bắt, thì các blogger, người viết tự do cũng có thể bị bắt được. Do vậy cần lên tiếng, phản đối về trường hợp của anh Nhất, Mẹ Nấm nói.

Source: ABC Australia

xuong  
#4 Đã gửi : 27/05/2013 lúc 09:12:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cập nhật tin blogger Trương Duy Nhất bị bắt
Cổng thông tin điện tử Bộ Công an Việt Nam chiều hôm qua phát đi thông cáo về việc bắt giữ blogger Trương Duy Nhất theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam vào ngày 26 tháng 5.

Bản thông cáo của Bộ Công an cho rằng việc bắt giữ hoàn toàn phù hợp luật pháp Việt Nam và thái độ của ông Trương Duy Nhất là đã chấp hành lệnh bắt đó.

Xin được nhắc lại, blogger Trương Duy Nhất nguyên là phóng viên báo Công an Quảng Nam - Đà Nẵng, rồi báo Đại Đoàn Kết thường trú ở Đà Nẵng.

Ông được nhiều người biết đến qua blog Một góc Nhìn khác.

Source: RFA
song  
#5 Đã gửi : 27/05/2013 lúc 09:39:21(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bắt ông Nhất để dọa người 'yếu bóng vía'

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 27/5, ông Lê Hiếu Đằng nói ông không ngạc nhiên trước vụ bắt chủ nhân của trang blog 'Một góc nhìn khác' vì đây là cách mà Đảng Cộng sản Việt Nam hay dùng để trấn áp những người đấu tranh.

Ông Đằng nói: "Đây là biện pháp để họ răn đe những người yếu bóng vía tham gia vào cuộc đấu tranh chính đáng hiện nay vì một nước Việt Nam dân chủ giàu mạnh và chống bọn bành trướng Bắc Kinh."

Nhưng ông Đằng nói hành động của Bộ Công an sẽ không thể đảo ngược xu thế đấu tranh vì dân chủ và dân quyền ở cả trong và ngoài nước
Source: BBC
xuong  
#6 Đã gửi : 30/05/2013 lúc 04:32:05(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trang blog của Trương Duy Nhất đe dọa chế độ?
UserPostedImage
Một người dân uống cà phê và đọc báo trên mạng, hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam những năm gần đây. AFP photo
Sau khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt, ông Lê Hiếu Đằng có trả lời hãng truyền thông BBC Việt ngữ là việc bắt bớ này là một hành động nhằm trấn áp những người yếu bóng vía của nhà cầm quyền Việt Nam. Trong một bài tường trình của Mặc Lâm, RFA, về vụ việc này các ông Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến có uy tín và Phạm Chí Dũng một nhà báo tự do từng bị bắt vào năm ngóai, lại bán tín bán nghi về việc tranh chấp phe phái đã dẫn đến việc ông Nhất bị bắt, và cái nguyên nhân trực tiếp là việc ông Nhất tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm các vị lãnh đạo chính trị Việt Nam trên trang blog của mình. Trên không gian mạng thì luồng ý kiến đa số là ông Nhất bị rơi vào vòng xóay của cuộc tranh chấp phe phái.

Trong một lần trả lời phỏng vấn của chúng tôi, ông Trương Duy Nhất nói về trang blog của ông như sau,

“Trang của tôi là một trang tạo nên hiệu ứng tích cực trong xã hội.”

Ông cũng khẳng định rằng hình thức truyền thông qua mạng Internet hiện đang lấn lướt các lọai báo in. Quả thực Internet đã mang đến nhiều thay đổi về sự lưu chuyển thông tin trong xã hội và nhà cầm quyền không thể che dấu những sai lầm của mình một cách tòan vẹn. Mặt khác các chỉ trích của những ngừơi bất đồng chính kiến cũng nhanh chóng đến được với mọi người, nhất là những người có khả năng tiếp cận Internet.
UserPostedImage
Một nhân viên văn phòng làm việc trong một công ty nhà nước bên cạnh một màn hình hiển thị trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam. AFP photo
Trang blog của ông Nhất đã chỉ trích nhiều vị lãnh đạo Việt Nam, chỉ trích nhiều chính sách hay quyết định sai lầm của chính phủ. Nhưng trang blog này không phải là trang blog duy nhất làm việc đó ở Việt Nam. Chắc hẳn mọi người còn nhớ trước đây có một trang blog của bà Hồ Thu Hồng cũng chỉ trích rất nhiều một số người đương chức đương quyền, và có lần ám chỉ cả đến thần tượng của chế độ là ông HCM. Nhưng chủ nhân trang blog này vẫn an tòan cho đến ngày nay. Nhiều trang blog cá nhân khác cũng nổi tiếng như vậy nhưng cũng không có việc gì xảy ra cho đến hôm nay.

Một số blogger đã bị cầm tù như Điếu Cày, Tạ Phong Tần của Câu lạc bộ nhà báo tự do. Nhưng các người viết blog này đã có những họat động thực tế khác bên ngòai không gian mạng như xuống đường phản đối Trung quốc. Và chính những họat động thực tế đó, tập hợp và xuống đường, là điều người cộng sản sợ nhất. Trong bài khảo luận “Làm gì?”, Lenin, ông tổ của cách mạng cộng sản có nói rằng những nhà cách mạng phải hiểu nhiệm vụ của mình là giúp cho người công nhân trở thành những người kích động, những nhà tổ chức và những người tuyên truyền. Đó chính là sự tập hợp đám đông mà người cộng sản đã từng làm và do vậy họ cũng rất sợ đến phiên những người khác sẽ làm như thế để chống lại họ.

Internet có làm được chuyện tập hợp và tổ chức đó hay không? Câu trả lời là có và nó đã xảy ra trong cuộc cách mạng Ả Rập gần đây. Nhưng dường như nó chưa làm được như vậy ở Việt nam, nơi có đại đa số dân chúng không tiếp cận với Internet và bị kiểm sóat cho đến làng xã, khóm ấp bởi hệ thống của đảng cộng sản.

Góc nhìn của Trương Duy Nhất
Trong một lần trao đổi với chúng tôi, anh Lê Thăng Long người khởi xướng phong trào con đường Việt Nam sau khi ra tù trong một vụ án được nhà cầm quyền gọi là tuyên truyền nhằm lật đổ chính quyền nhân dân cách đây bốn năm, nói với chúng tôi về những tiến bộ trong tự do ngôn luận gần đây như sau,
“Những họat động như đòi sửa điều bốn Hiến Pháp, quân đội chỉ trung thành với nhân dân , sửa đổi luật đất đai, không thể được tha thứ trước đây. Những phản bác lại chỉ dừng ở thông tin đại chúng chứ không có những vụ bắt bớ hàng lọat xảy ra.”

Quả thật là những việc như vậy đã xảy ra và nó diễn ra ở trên mạng. Trong kỳ họp đang diễn ra hiện nay của quốc hội mà đại đa số thành viên là đảng viên đảng cộng sản, những người cầm quyền Việt Nam xem các sự kiện như Kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức, Tập hợp những công dân tự do đòi lập Hiến Pháp mới như nó chưa từng xảy ra. Điều thực sự được đại đa số dân chúng Việt Nam xem và nghe đều được chuyển tải qua hệ thống truyền thông khổng lồ của nhà nước.

Trở lại trường hợp ông Trương Duy Nhất, qua trang blog của Một góc nhìn khác, ông nêu rõ quan điểm của ông là ủng hộ những gì ông Nguyễn Bá Thanh, người đồng hương của ông thực hiện, và đồng thời ủng hộ ông này tiến vào Bộ chính trị, cơ quan quyền lực thực sự cao nhất ở Việt Nam. Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh không vào được Bộ chính trị, ông Nhất đã cảm thán rằng, hịên tượng Nguyễn Bá Thanh là một hiện tượng đẹp.

Một nhà quan sát bên ngòai là Tiến sĩ Vũ Tường ở đại học Oregon, Hoa Kỳ có cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh được phe của ông Nguyễn Phú Trọng đưa vào Bộ chính trị trong kỳ đại hội trung ương 7 vừa rồi nhưng thất bại. Và sự kiểm sóat của phe đảng đã yếu thế hơn phe của chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm.
Điểm lại những sự việc này, như tác giả Mặc Lâm trong bài viết mới đây, có thể nói rằng Internet làm cho mọi nỗ lực nhằm bít lỗ hổng tin tức về các tranh chấp nội bộ không thành công như xưa nữa. Nhưng ở Việt Nam dường như nó chỉ mới dừng lại ở đó. Việc bàn tán xôn xao về tranh chấp nội bộ này không phải mới, và không chỉ một mình ông Trương Duy Nhất bàn đến trên không gian mạng.

Ông Hà Sĩ Phu nhận xét về ông Trương Duy Nhất trong bài tường trình của tác giả Mặc Lâm như sau,

“Chúng tôi biết ông Nhất người có liên quan chặt chẽ với các họat động chính trị trong nước ông hay tháp tùng các đoàn rất cao cấp để đi ra hải ngọai, ông ấy phải là người có liên hệ với các tổ chức chính trị cấp cao mới có vai trò như vậy.

Đặc điểm thứ hai đặt vấn đề có phải ông ấy là người của một nhóm nào đấy hay không? Gần đây thì anh em cũng thấy một điều lạ là vai trò của ông Trương Duy Nhất lúc thì ủng hộ nhóm này nhưng có lúc lại ủng hộ nhóm khác.

Tiếp cận nhiều vị trí cao cấp trong chính trị, khi ủng hộ nhóm này, khi ủng hộ nhóm khác, dường như đây mới là nguyên nhân chính, chứ không phải việc bắt bớ này để đe dọa những người yếu bóng vía.

Source: RFA
xuong  
#7 Đã gửi : 30/05/2013 lúc 04:33:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Pháp lên án chính quyền VN bắt blogger Trương Duy Nhất

Bộ Ngoại giao Pháp hồi ngày 27 tháng 5 vừa qua lên tiếng về việc nhà cầm quyền Việt Nam cho bắt khẩn cấp blogger Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng và di lý ra Hà Nội ngay trong ngày.

Lý do mà phía Bộ Công an Việt nam nêu ra về việc bắt giữ blogger Trương Duy Nhất được cho biết vì ông này lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam đó và cho rằng vụ việc diễn ra hồi ngày 26 tháng 5 tiếp theo một loạt những kết án vi phạm nhân quyền kể từ mùa thu năm ngoái dành cho những người hoạt động bảo vệ quyền con người tại Việt Nam.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Pháp còn bày tỏ quan ngại về việc kết án nặng đối với hai thanh niên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hồi ngày 16 tháng 5 vừa qua.

Pháp đặt biệt chú ý đến những vụ việc vừa nêu và đó cũng là đề tài của cuộc đối thoại giữa Liên Minh Châu Âu với Việt Nam.

Pháp kêu gọi Việt Nam hãy thực hiện cam kết đối với những quyền tự do bày tỏ ý kiến, trong đó có việc đưa ý kiến lên mạng. Đó là qyền được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự- Chính trị mà Việt Nam là một thành viên tham gia ký kết.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.145 giây.