logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 15/02/2017 lúc 09:57:10(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage
Ocean Vương / Vương Quốc Vinh, 17 tuổi, tới New York. Thơ xuất hiện trên Best New Poets, Harvard Review, The NewYorker...

đầu-đi-trước

Con chẳng biết sao?
Tình yêu của một người mẹ
bất kể danh dự
như ngọn lửa
mặc kệ tiếng kêu gào
trong cơn đốt phá.

Con trai yêu,
ngay cả ngày mai con sẽ có hôm nay.
Con chẳng biết sao?

Có những người đàn ông sờ vú đàn bà
như cách họ sờ đầu những sọ người.
Những người đàn ông
khiêng giấc mơ băng qua núi đồi,
cõng theo xác chết sau lưng họ.

Nhưng chỉ có người mẹ
có thể bước đi với sức nặng
của nhịp đập trái tim thứ hai.

Con trai ngốc,
con có thể lạc lối trong từng trang sách
nhưng đừng bao giờ quên chính mình
kiểu ông trời đã từng quên
bàn tay của chính ông.

Khi người ta hỏi
con đến từ đâu,
hãy cho họ biết tên con
được xẻ thịt từ cái miệng sún
của người đàn bà phôi thai từ chiến tranh.
Rằng con không được sinh ra
mà bò ra, đầu đi trước
– bò vào trận đói khát của đàn chó.
Con trai, nói cho họ biết
thân thể là lưỡi dao được mài nhọn
qua từng vết cắt./
UserPostedImage

UserPostedImage
Hình bìa 2 tập thơ đầu, Burnings; NO. Nhận giải Ruth Lyly & Dorothy Sargent Rosenberg Poetry Fellowship 2014.

lằn ranh


Trong cơ thể, nơi mọi thứ đều có cái giá riêng
tôi là một gã hành khất. Đầu gối tôi quỳ,
mắt tôi nhìn qua lỗ khóa, không phải
người đàn ông đang tắm, mà là
cơn mưa rơi ngang ông;

những dây đàn ghi-ta vút lên
trên bờ vai bầu. Ông đang hát,
vì thế tôi nhớ phút giây ấy.

Tiếng hát ông
– ăn sâu vào tâm khảm
vào xương tủy.
Tận đáy lòng,
tên tôi quỳ xụp xuống,
cầu xin sự lượng thứ.

Ông hát. Tôi chỉ nhớ có thế.
Bởi trong cơ thể nơi mọi thứ đều có cái giá
của nó, tôi sống dậy, không hề biết
có một nguyên nhân khác hơn.

Sáng hôm ấy, cha tôi bỗng ngừng lại
con lừa đen ngừng lại dưới cơn mưa,
nghe ngóng
hơi thở tôi nín chặt sau cửa.

Tôi đã không biết cái giá phải trả
khi bước vào khúc hát đó – là mãi hoài
mất đi lối về.

Thế là tôi bước vào. Thế là mất.
Mất tất cả
trong khi cặp mắt tôi
đang dương to./
UserPostedImage
Bìa tập thơ Night Sky with Exit Wounds, Vương hai tuổi, được mẹ và bà ngoại mang từ Saigon vào đất Mỹ.

kẻ phá nhà


& đây là cách chúng tôi nhảy múa:
tà váy trắng của mẹ vướng trật chân,

những ngày cuối tháng Tám
tay chúng tôi đổi màu đỏ bầm.

& đây là cách chúng tôi yêu:
một phần năm chai vodka
& buổi trưa trên gác, ngón tay ông
luồn qua tóc tôi – tóc tôi
một nhùi lửa dại.

Chúng tôi bịt tai
& cơn thiên lôi của cha biến thành
nhịp tim thình thịch.

Khi môi chúng tôi chạm nhau
ngày khép vào cỗ quan.

Trong bảo tàng của trái tim
hai kẻ vô tâm đang xây căn nhà cháy.
Luôn có khẩu súng bên trên lò sưởi.
Luôn có một giờ nữa để đốt –
chỉ để rồi lại lâm râm khấn vái ông trời
cho quay lùi thời gian.

Nếu không phải căn gác, thì là chiếc xe.
Nếu không phải chiếc xe, thì giấc mơ.
Nếu không phải đứa con trai,
thì quần áo của nó.
Nếu không còn sống,
khỏi cần lên tiếng.

Bởi năm tháng chỉ là khoảng cách chúng tôi luân chuyển trong những vòng tròn. Nên có thể nói: đây là cách chúng tôi nhảy múa: một mình trong thân thể ngủ mê.

Nên có thể nói: đây là cách chúng tôi yêu,
con dao trên lưỡi
trở thành chính chiếc lưỡi./

UserPostedImage
Và nhà thơ 28 tuổi, giải thi ca Whiting Award 2016, Ocean Vương tốt nghiệp BA tại Brooklyn College và đang hoàn tất MFA / Master of Fine Arts tại NewYork University.

torso of air

Bài thơ “Airchaic Torso of Apollo” của
thi sĩ người Đức Rainer Maria Rilke kết thúc
với câu “Bạn phải thay đổi cuộc sống.”
”Torso of Air” là đoạn thơ ngắn
như lời Ocean Vương trò truyện với bài thơ này
- bằng những suy đáp, qua những hình ảnh
bất ổn bí ẩn về thân thế và biểu tượng,
đặt nghi vấn nếu chúng ta thật sự “thay đổi”.

Giả sử bạn thay đổi cuộc sống
& thân thể là thứ vượt trên cả

một phần của đêm – đóng dấu
bằng những vết tím bầm. Giả sử bạn thức dậy

& tìm thấy bóng mình được thay thế
bằng một con sói đen. Thằng bé, xinh đẹp

đã bỏ đi. Thay vào đó bạn cầm dao hướng về bức tường. Bạn đục khoét và đục khoét
đến khi một lỗ sáng xuất hiện
& bạn dán chặt con mắt vào đó,

cuối cùng, thứ ánh sáng hạnh phúc.
Cặp mắt từ phía bên kia
chằm chằm nhìn lại

– chờ đợi!


Ocean Vương
Hòa Binh Lê trích dịch
co  
#2 Đã gửi : 16/02/2017 lúc 10:43:10(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Nhà Thơ, Bầu Trời Đêm và Những Vết Thương Mở

UserPostedImage
Nhà thơ tại phòng làm việc với khung ảnh Phật Thích Ca trên tường.

Từ Saigon, theo mẹ vào đất Mỹ khi chỉ mới hai tuổi. Hai mươi năm sau, Ocean Vương xuất bản tậïp thơ đầu tay, Burnings (2010), rồi “NO” (2013). Với tập thơ thứ ba, Night Sky With Exit Wounds và giải thưởng thi ca Whiting Award 2016, Ocean Vương, 28 tuổi, là nhà thơ gốc Việt tiêu biểu trong năm tại Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết của Thắng Đào về cuộc trò truyện với nhà thơ tại New York, dành riêng cho báo xuân Việt Báo.


Rất ít khi tôi thấy mình đồng cảm được với giọng văn-tiếng nói của một người Mỹ gốc Việt ở dòng chính. Thường thì những giọng điệu này nghe có vẻ một chiều, như thể con người Mỹ trong vô thức đã “thuộc địa hóa“ con người Việt trong họ, chỉ để lại phần nào vết tích Việt qua cái hình dạng không thể phủ nhận. Vậy mà chàng nhà thơ trẻ với cái tên gọi Ocean Vuong đã gỡ bỏ hủ lệ này bằng tiếng nói hiếm lạ của anh.

Thơ anh như chính con người anh, diễn đạt một cuộc đấu tranh liên tục, sự phức tạp nội tâm, cũng như những tình cảm từ kinh nghiệm của một người Mỹ gốc Việt sống với những ảnh hưởng, hậu quả từ chiến tranh.

Thơ anh, mặc dù viết bằng tiếng Anh, thể hiện một tâm hồn Việt mãnh liệt và nỗi ám ảnh khôn cùng về quê hương. Giống như nhiều người trong chúng ta, Vương thừa hưởng sự căng thẳng của cả hai thế giới phức tạp khác biệt — vật lộn với cuộc chiến nội tâm của mất mát, thảm họa, và phân tán – đồng thời cố gắng ráp nối lại cái bản sắc đã bị xâu xé, phân mảnh.

Là tác giả của tập thơ đoạt nhiều giải thi ca giá trị “Night Sky With Exit Wounds”, tạm dịch là “Bầu Trời Đêm với Những Vết Thương Mở”, tiếng nói của Ocean Vương như lời tự tình trĩu nặng những tâm tư dọc ngang. Tác giả đã trực diện với sự sống bất ổn trong tác phẩm của mình, qua đó anh tìm đường “về nhà” bằng sự thông cảm và tha thứ cho... thế giới, nhưng quan trọng nhất, là tha thứ cho ...chính mình.

Sinh năm 1988 với tên gọi là Vương Quốc Vinh tại một thành phố biển cách Sài Gòn 58 km về hướng đông, Vương và gia đình đến định cư tại Hoa Kỳ năm 1990. Họ sống trong một căn apartment một phòng ngủ ở Hartford, Connecticut. Mẹ anh quyết định đặt lại tên anh là Ocean để nhắc nhở sự nối liền giữa quê hương của bà và miền đất mới. Gia đình lúc đó gồm bảy người: ba mẹ, bà ngoại, hai người cô, một ông cậu trẻ đã quá vãng. Mất mát và tang thương không là thứ dễ dàng vượt qua. Nhưng từ trong một căn hộ nhỏ hẹp chật chội đó, họ đã cùng nhau tạo dựng lại giấc mơ.

Hôm nay Ocean Vương là một nhà thơ trẻ có 3 tác phẩm đã xuất bản. Thơ anh xuất hiện trên các tờ báo văn học hàng đầu, đoạt nhiều giải thi ca giá trị trong dòng chính. Gần đây nhất, tuyển tập “Bầu Ttrời Đêm với Những Vết Thương Mở” của anh đoạt giải Whiting Award 2016.

Chúng tôi có dịp trò chuyện với anh trong dịp cuối năm, nhân cơ hội này tìm hiểu thêm về đời sống và nguồn gốc những dấu đạn tạo vết thương giăng kín bầu trời đêm của anh.

UserPostedImage
Thắng Đào


TD: Tôi gọi anh là Ocean hay Vinh?

Ocean Vương: Sao cũng được… và nếu muốn, chúng ta có thể nói chuyện bằng tiếng Việt, nhưng xin báo trước, tiếng Việt của mình rất là “hai lúa”...

TD: Haha…Tôi cũng vậy…có lẽ còn tệ hơn anh nữa. Nghe anh nói chuyện, có vẻ anh lớn lên gần một cộng đồng người Việt?

Ocean Vương: Không. Tôi lớn lên giữa một cộng đồng toàn là đàn bà, trong một căn apt một phòng ngủ ở Hartford. Đó là nước Việt Nam nhỏ bé của tôi. Tôi học về ngôn ngữ và lịch sử Việt qua những bài hát và những bài ca dao mẹ và bà ngoại hát cho tôi nghe.

TD: Còn cộng động nào khác ngoài căn hộ này?

Ocean Vương: Thật ra tôi dễ dàng hòa nhập và chấp nhận vào cộng đồng người Mỹ Đen hơn là Mỹ Trắng vì cộng đồng họ đã quá mệt mỏi với người Mỹ Trắng. Và vì tôi không phải là Mỹ Trắng, tôi không gây khó chịu cho họ. Gia đình tôi nghèo và đó là khu vực chúng tôi đến định cư sinh sống. Cộng đồng người Mỹ Đen nuôi dưỡng tôi; nhìn nhận chúng tôi như một thành phần cộng đồng của họ. Đó là nước Mỹ mà tôi lớn lên không cha. Tôi học theo văn hóa và giá trị sống của họ.

TD: Khi đọc thơ anh, tôi thấy hình ảnh không có cha được nhắc đến nhiều lần trong nhiều bài thơ khác nhau, như bài Telemachus, Cha Tôi Viết từ Nhà Tù, và Kẻ Phá Nhà. Xin hỏi Bố Mẹ anh ly dị vào khi nào?

Ocean Vương: Một vài tháng sau khi chúng tôi đến Hartford. À, điều này xảy ra vì ông ta là một kẻ vũ phu, bạo lực… ở Việt Nam thì cảnh sát đến rồi đi khi ông ta dúi cho người ta tiền, nhưng ở Mỹ, cảnh sát đến vì hàng xóm gọi điện thoại và thế là mọi thứ nằm ngoài tầm chủ động.

TD: Anh vẫn còn giữ quan hệ với cha anh chứ, vì tôi thấy trong cuốn thơ ở phần đề tặng cha mẹ, anh để chữ cha trong ngoặc?

Ocean Vương: Phải rồi…trong ngoặc… chỉ để xác định sự khác biệt trong dòng sống của họ, và sự tôn trọng dành cho họ về sự khác biệt này. Nhưng tôi chẳng có quan hệ gì nhiều với Ông... Ông ta còn sống và khỏe mạnh. Ông ta có một gia đình riêng. Thỉnh thoảng chúng tôi viết thăm hỏi nhau, nhưng cũng hiếm khi.

TD: Anh mất cha vì bạo lực gia đình, và người đàn ông còn lại trong gia đình của anh là ông cậu tự tử chết. Anh làm sao để có thể vượt qua?

Ocean Vương: Là sản phẩm của chiến tranh, tất cả chúng ta đều thừa hưởng bi kịch từ những vết thương của cuộc chiến. Cha tôi kế thừa vết thương. Cậu tôi kế thừa vết thương, sống lạc lõng, dằn vặt với những nỗi đau đớn và mất mát. Đây là con đường đã được định sẵn cho cuộc sống người Việt mình. Tôi tin là cậu tôi bị bệnh loạn trí (bi-polar.) Chúng tôi đã không biết cách nào để đối phó với căn bệnh này. Người Việt chúng ta lẽ ra có thể sẽ dễ dàng đối phó hơn nếu chúng ta học hỏi và tìm hiểu về căn bệnh tâm thần. Chúng ta có thói quen đối phó với thảm họa bằng cách đặt những cái tên kinh tởm cho con cái, hy vọng là ma quỷ sẽ bỏ qua thay vì nhận diện căn bệnh và cách đối phó đúng đắn. Đây cũng là một vấn đề chúng ta cần nêu lên trong cộng đồng mình.

TD: Không có hình ảnh cố định của một người đàn ông trong gia đình, anh gặp khó khăn gì trong việc lớn lên là một người đồng tính trong một gia đình toàn là phụ nữ?

Ocean Vương: Hình ảnh một gia đình không có đàn ông cũng như là hình ảnh của một khúc xương... gãy. Nhưng nếu anh hỏi là chúng tôi sống có đủ tình yêu không thì hẳn là đầy đủ vì tôi chưa bao giờ cảm thấy thiếu nhớ cha. Tôi sống và lớn lên với tình yêu thương đầy tràn và sự mạnh mẽ dị thường của những người phụ nữ trong gia đình tôi.

TD: Anh còn có thi ca, còn có “chiếc thang thoát hiểm”. Thật là một biểu tượng ẩn dụ tuyệt đẹp về lối thoát!

Ocean Vương: Phải. Thi ca là bức tường thành trấn thủ hiệu lực nhất của tôi, một nơi tôi có thể sống thật với chính bản thân mình, là một cứu cánh. Tôi vẫn thường tự hỏi liệu thi ca có thể giúp được cậu tôi không, có thể nó sẽ cứu được mạng cậu ta.

TD: Là người Việt, việc nói cho gia đình biết anh là người đồng tính có khó khăn không?

Ocean Vương: Tôi nói với mẹ là tôi cần phải nói chuyện với Bà. Mẹ tưởng tôi sắp có con. Với bản chất con người và nguồn gốc của bà tôi tưởng bà sẽ dễ dàng chấp nhận điều này. (Vậy mà) Bà khóc suốt một ngày và bà tự hỏi liệu khi nào tôi sẽ bắt đầu mặc váy. Rồi mẹ kể cho bà ngoại. Tôi vừa tròn 18 tuổi lúc đó. Tôi luôn để ý thấy mình cuốn hút và yêu thích người cùng giới tính. Lôi cuốn về tình cảm, không phải là tình dục. Tôi cảm thấy như mình tìm ra cội rễ tôi thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn tuổi. Tôi thấy mình khác lạ không giống ai. Tôi tìm giải thích điều này bằng thuyết tái sinh của Phật giáo.

TD: Khi nào thì anh nhận ra cảm xúc dành cho người cùng giới tính?

UserPostedImage
"Có lẽ bánh pizza đã làm tôi trở thành người đồng tính!"

Ocean Vương: Tôi luôn luôn nhận biết về sự khác biệt của mình. Tôi nhớ khi tôi mới 4 hay 5 tuổi tôi để ý đến cậu bé kia. Anh biết mà... tôi đi học ở một học khu nghèo và đồ ăn miễn phí của nhà trường thật là tởm lắm. Có cậu bé kia tên là Jason và ngày nọ nó đem bánh pizza đi ăn trưa. Nó cho tôi một miếng và tôi cho rằng đây là một món quà ghê gớm nhất trên thế giới. Sau giờ nghỉ tôi đi theo nó. Có lẽ bánh pizza đã làm tôi trở thành người đồng tính!

TD: Tôi có thể nghe anh nói chuyện cả ngày. Tôi yêu cái lối nhìn của anh vào thế giới. Tôi yêu cái hình ảnh mà tựa đề tập thơ của anh vẽ ra. Bầu Trời Đêm với Những Vết Thương Mở nghe như một chút lóe sáng hy vọng trong cái màn ảm đạm của bi kịch của con người và cuộc sống; cũng như những gì mà chúng ta, cộng đồng người Việt lưu vong mang theo, những gì anh và tôi kế thừa từ lịch sử và nguồn gốc của chúng ta. Anh có thể nói chút ít về tựa đề này?

Ocean Vương: Tôi đi dự một buổi tiệc của người bạn ở trên tầng thượng của một tòa nhà ở Brooklyn. Chúng tôi tụ tập vui vầy với nhau... đa số trong bọn là người da trắng. Tất cả chúng tôi đều nhìn lên cùng một bầu trời, đối với họ thì những ngôi sao là những chòm sao Bắc Đẩu, Thái Dương và những cái tên đẹp đẽ nhất trong giải ngân hà... nhưng với tôi thì chúng nhìn như những lỗ đạn... Anh biết mà, chúng ta không đến từ một nơi có những tên gọi hoa mỹ cho những thứ này. Chúng ta không thường nhìn lên bầu trời nghĩ về tên của những vì sao... mà khi nhìn lên màn trời đêm, tôi chỉ nhìn thấy chi chít những vết thương từ những lỗ đạn. Mỗi vết thương vết đạn đều được ghim vào cơ thể chúng ta qua một lối vào... nhưng không hẳn vết thương nào cũng mở được lối ra. Thông thường tốt nhất là khi vết thương của chúng ta mở được lối thoát ra... chúng ta có cơ hội sống còn cao hơn với một “Vết Thương Mở”. Cũng vậy... trong một khoảnh khắc của bạo lực, chúng ta có một lóe hy vọng. Là những người kế thừa hậu quả chiến tranh chúng ta đều cần hy vọng để chữa trị.

TD: Có cái gì đó tan tác nhưng sâu sắc trong lối nhìn của anh vào hy vọng và lịch sử đen tối của chúng ta. Tôi hoàn toàn bị cuốn hút vào lối nhìn của anh vào cuộc sống và cách anh kể chuyện qua thi ca. Đây vẫn là một bản chất tự nhiên của anh từ lâu nay?

Ocean Vương: Tôi lớn lên trong một gia đình của thi ca và truyện kể. Bà ngoại của tôi là một người kể truyện thần kỳ và lôi cuốn nhất. Bà kể truyện cho tôi nghe và bù lại tôi sẽ nhổ tóc bạc cho Bà. Anh có bao giờ làm như thế chưa?

TD: Có, chúng ta đều thường làm như thế. Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường cho tôi 5 xu cho mỗi một sợi tóc bạc tôi nhổ được. Tôi nghĩ đây là một thói quen của kỷ niệm và sự ấm cúng.

Ocean Vương: Vui là ở chỗ tôi sẽ nhổ tóc bạc cho Bà và Bà sẽ thưởng cho tôi bằng những câu chuyện. Bà có những chuyện ma và những câu chuyện thật là kỳ quái. Tôi thường tưởng tượng mình là một nhân vật trong những câu chuyện của Bà, đôi khi là một nhân chứng trong những câu chuyện này. Đó là những câu chuyện tương tự như Harry Potter và Ghostbusters. Gia đình chúng tôi đến đây từ một ngôi làng nhỏ nơi có tất cả những thứ mê tín dị đoan nhất. Chuyện Bà kể thường có rất nhiều bùa ngải. Có lần Bà và một người bạn của Bà chạy băng qua một cánh đồng lúa. Cả hai bỗng dưng cảm thấy rợn tóc gáy với một cơn gió lạ tạt ngang giữa đêm hè. Họ nhìn lên và thấy một người đàn ông cao to cỡ 7-8 feet chạy tới chạy lui giữa cánh đồng. Bà nói rằng đó là một người lính Cộng hòa hay một người lính Việt Cộng tử trận đang canh giữ cánh đồng.

TD: Rất nhiều bài thơ của anh được đan dệt với những truyền thuyết, lời bài hát, và ca dao. Tôi tò mò muốn biết bà ngoại của anh thường hát hay đọc những bài ca dao nào cho anh nghe, vì hình như những tác phẩm trong những năm đầu của anh mang ảnh hưởng những âm hưởng này rất nhiều.
Ocean Vương: Phải rồi. Thật ra có cả một cuốn sách về những câu cao dao này và tôi không hề biết là những bài cao dao này còn có tựa đề. Ông Bà của chúng ta khi đọc thường chỉ đọc những câu ca dao. Thật ra tôi không biết là chúng có tựa đề cho đến khi tôi tìm thấy một cuốn sách dịch xuất bản từ cùng một nhà xuất bản sách của tôi. Tôi nhớ anh ta tên là John Balaban, anh ta dịch nguyên một cuốn Ca Dao… anh ta thu thập những bài Ca Dao trong cuộc chiến. Anh ta có những cuốn băng ghi âm. Mình có thể nghe một số người trong làng đọc những bài ca dao này với âm thanh tiếng động trong làng. Tôi mở cuốn sách này ra và tìm thấy những câu hò mà Bà Ngoại thường hát. Giọng hát của bà vẫn còn trong đầu tôi rõ nhất.

(Vương hát...)
Ví dầu cầu ván đóng đinh,
cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dẫn con đi
con đi trường học, mẹ đi trường đời...

Ocean Vương: Anh có biết hát bài này không?

TD: Không, nhưng anh hát hay lắm.

Ocean Vương: Bà Ngoại ngoài những bài hát ru, bà còn hay hát những bài hát Khánh Ly thường hát. Bài hát thật buồn mà tôi rất thích khi Bà hát là bài “Hát Trên Những Xác Người*”. Bà cũng hay hát bài Thành Phố Buồn theo Chế Linh. Những bài hát này luôn là một phần đời sống của tôi, từ bé.

TD: Tôi cũng rất yêu những bài hát này. Chúng đến với tôi trễ hơn trong đời, nhưng chúng đem lại cho tôi những ấn tượng lâu dài. Tôi luôn cảm thấy ấm áp và hãnh diện khi gặp những nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt sâu sắc và trung thực trong tác phẩm của họ mà không bị mất đi bản sắc. Cảm ơn anh đã chia xẻ với chúng tôi về con người và công việc của anh, cũng như đã cho phép chúng tôi bước vào thế giới tư tưởng tuyệt đẹp của anh.

Ocean Vương: Cảm ơn bạn về cuộc trò truyện thú vị này.


Tôi thường không tin vào phép lạ, nhưng sau khi đọc tuyển tập Night Sky With Exit Wounds của Ocean Vương, tôi rơi sâu vào thế giới chữ nghĩa mầu nhiệm của Anh.

Anh là một nhà ảo thuật ngôn ngữ, cuốn ta vào cơn lốc của những vần thơ say nghiện. Ở một dòng tĩnh lặng, thơ anh dỗ dành, an ủi, ngay sau đó ném ta vào những biến động bầm dập. Thơ anh nguyên thủy và ngọt ngào, lúc thì tát vào mặt, lúc thì xoa dịu; vừa rà lại những vết thương bằng tất cả sự khiêu khích thô thiển, vừa cố gắng tìm ra những câu trả lời không giải đáp, hòng giúp chúng ta phần nào tự chữa lành chính mình dưới bầu trời đen chằng chịt những vết thương mở, nơi mà biết đâu, một ngày nào đó, sẽ lại lấp lánh.

Thắng Đào
Hòa Bình Lê phỏng dịch
____________
* Ca khúc Trịnh Công Sơn, Huế Tết Mậu Thân 1968.
song  
#3 Đã gửi : 17/02/2017 lúc 09:42:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Gánh Nặng Sống: Hy Vọng, Thang Thoát Hiểm & Tuyệt Vọng Hiển Hình

Đến phút cuối mà vẫn còn vững tin vào một điều gì đấy hẳn là đặc ân. --Louis Gluck


Lẽ ra phải có nước mắt. Lẽ ra phải có lý do. 7:43 tối giao thừa. Tôi nằm trong bếp nhà mình ở Astoria, New York, má áp vào lớp gạch lạnh lẽo. Mẹ tôi vừa gọi. Con ơi, bà nói bằng tiếng Việt, giọng như hết hơi, cậu con tự tử rồi. Nghe những lời này thực sự thoát ra từ chính miệng mình, bà lập tức bắt đầu gào khóc trong điện thoại. Tôi mở mắt, chỉ nhìn thấy những viên gạch màu vàng và xanh dương trên sàn bếp. Những đóa hoa xanh dương nhỏ trên những cánh đồng tí hon ngập nắng. Tôi quỵ ngã lúc nào? Giọng của tôi đấy sao? Tôi không biết giọng mình có thể như thế: như một con thú vừa học lời Thượng Đế. Chiếc điện thoại di động nằm mở bên cạnh. Tôi nghe tiếng mẹ tôi –giờ đã hoảng loạn—nức nở qua ống nghe kêu lách cách. Bà đang năn nỉ tôi về nhà. Tôi có thể làm thế. Tôi có thể đi xe bus hoặc xe lửa từ Ga Penn và sẽ có mặt ở Hartford trước nửa đêm—nhưng tôi sẽ không đi. Tôi không thể. Thay vì thế, tôi bảo bà xe lửa không chạy. Rằng sáng mai tôi sẽ tìm cách về nhà. Tôi ích kỷ trong cơn xốc của mình. Tôi cúp điện thoại. Tôi đi dạo. Tôi đi mãi, đi ngang qua những người đội mũ cao bằng nhựa lấp lánh, với con số “2013” ngang mắt, đang đổ đến vô số những quán xá và tiệc tùng để uống rượu và đón mừng năm mới. Tôi đi mãi đến Brooklyn, gần nửa đêm, bên dòng sông East. Những ngón tay và đôi môi ướt nước mũi của tôi tê dại vì lạnh và đau buồn. Pháo hoa nổ trên nền trời New York, tô vẽ những mảnh sáng trên làn nước đen trong khi tôi đứng giữa cái rét cắt da đầu tháng Giêng —và hét lớn.


Tôi thích đi dạo một mình. Không có áp lực phải chuyện trò. Và sự chuyển động có điều gì đấy giúp tôi suy nghĩ. Để công phá một tư tưởng đang ngủ yên. Để mang một cảm giác qua một quãng đường và nhìn nó dần lớn. Khi tôi mới đến New York, tôi dành hầu hết thời giờ đi lang thang. Lúc ấy tôi 17 tuổi và muốn làm thơ. Cặp dưới tay một cuốn thơ mỏng của Lorca và một cuốn sổ đỏ, tôi đi trên những đại lộ sáng đèn trôi chảy, không bao giờ buồn nhìn tên đường hoặc xem mình đang đi đâu. Tôi sẽ khởi bộ từ căn phòng tầng hầm thuê trái phép của bạn tôi (nơi tôi ngủ trên chiếc ghế dài nhặt ở phía sau một cơ sở từ thiện Đạo quân Cứu rỗi địa phương) ở Jamaica, Queens và đi bộ cho đến Park Slope, Red Hook, Richmond Hill, hoặc Gowanus, và có lần thậm chí đến một xưởng xây tàu bỏ hoang gần Far Rockaway.

Trong những lần lang thang vô định ấy, tôi cứ thấy mình nhìn lên—nhất là trên những con đường dân cư, hai bên là bất cứ thứ gì, từ những tòa nhà chung cư một khối đến những căn nhà lát đá nâu đắt giá. Tôi để ý thấy, gắn vào hầu hết các tòa nhà là một khung hình mà theo tôi, cũng tinh tế về mặt kiến trúc như những tòa tháp lấp lánh của thành phố. Thang thoát hiểm. Không phải là một phần tòa nhà, mà là vật phụ trội. Những thanh sắt nối liền một mạch thả xuống—và rời khỏi. Một số sơn xanh dương hoặc vàng hoặc xanh lá cây, nhưng đa số màu đen. Tôi có thể ngồi hàng giờ đối diện một tòa nhà 6 tầng ngắm nghía những đường hình chữ chi bám vào một tòa nhà có rất nhiều cuộc sống ẩn khuất bên trong. Tất cả sự phong phú và kịch tính gói kín trong một thành trì với những bức tường dội lại các cuộc đối thoại đơn điệu hay tinh tế--tuy nhiên chỉ có thang thoát hiểm, một vật bám dựa ngoài cùng, bất động và thường han rỉ—trong sự im lặng khô cứng đày ải của nó, với sự thành thật nhân bản hiển hình nhất, nói: Chúng ta có nguy cơ. Và chúng ta sợ.

Ngày đầu năm. Tôi đứng trong căn nhà của cậu tôi ở Hartford. Cửa chính mở hé để thoáng hơi căn chung cư nhỏ một phòng ngủ. Tuyết đang rơi. Những bông tuyết sắc bay chập chờn qua khung cửa biến thành mưa trên mặt tôi. Một đoạn băng dán màu vàng của cảnh sát phấp phới trên hộp thư. Tôi đi vào hành lang nơi xác cậu tôi mới được dời đi đêm trước. Không hiểu sao tôi nghĩ cảnh sát, trong cuộc điều tra và thu thập chứng cứ, sẽ làm mọi chuyện “xem được mắt” cho thân nhân. Tôi không hiểu sao tôi chờ đợi chuyện ấy. Có lẽ tôi đã xem quá nhiều chương trình tội phạm trên truyền hình, trong đó một cảnh sát điều tra nhiều kinh nghiệm sẽ nói vài lời chuẩn bị tinh thần cho thân nhân trước khi đưa tang quyến vào nơi xảy ra vụ việc, và những nhân viên xét nghiệm thận trọng bước ngang qua những căn phòng. Nhưng cảnh sát đã đi từ lâu. Và vật đầu tiên tôi nhìn thấy là chiếc ghế--nằm ngay dưới chỗ mở lên tầng mái, chỗ cậu tôi đã đặt một thanh cử tạ chặn ngang qua và cột giây. Kế đến là mấy sợi dây thắt lưng. Ba chiếc, vương vãi quanh ghế, tất cả cài khóa và cuộn tròn trên mặt gỗ cứng như những con rắn mất đầu. Cậu đã nhất quyết lắm. Hai chân tôi lỏng ra, tan chảy. Hàm tôi phập phồng. Tôi chạy vội vào phòng tắm và nôn vào bồn rửa mặt. Trong lúc ly cà phê thứ sáu của tôi cuộn chảy xuống ống cống, tôi bắt đầu cảm thấy một làn sóng u buồn không tưởng nổi tràn ngập xương tủy. Trong căn nhà của cậu, hiện diện của cậu rõ nét hơn. Vòi nước chảy. Những căn phòng lặng lẽ. Hai cánh tay trĩu nặng, tôi quỳ ở bồn rửa mặt, nghe tiếng nước chảy, để nó nhận chìm cơn đau nhức lờ mờ hai bên thái dương. Tôi mở miệng nói, nhưng ở đây không có ai để nghe. Tôi mở miệng cầu nguyện, thành khẩn, nhưng rất nhanh thôi cầu nguyện khi tôi nghe tiếng mẹ gọi tên tôi bên ngoài nhà. Bà đang đi lên lối đậu xe, tay mang một khay thức ăn và một chiếc bàn gấp nhỏ. Tôi chụp vội mấy sợi thắt lưng và quẳng chúng vào cái miệng mở tối đen của tầng mái. Tôi không bao giờ muốn nhìn thấy chúng nữa.

Mẹ tôi vào và bắt đầu bày những đĩa thức ăn chay nóng trên chiếc bàn nhỏ. Hai tay bà run rẩy. Tiếng vật dụng và thủy tinh chạm vào nhau. Thức ăn này là cho cậu tôi. Người Việt chúng tôi tin rằng người chết vẫn có thể được nuôi dưỡng bằng đồ cúng và tình thương của chúng tôi, ngay cả sau khi họ chết đã lâu. Bà thắp một nắm nhang và đặt một tấm hình của cậu lên bàn giữa đĩa cơm bốc khói và đậu hũ xào đậu ve nước tương. Bức hình là hình trong cuốn niêm giám năm cuối trung học của cậu. Chụp từ 10 năm trước, nó vẫn giống cậu lúc mất. Cậu không cười, nhưng môi hơi mở hé, như sắp nói. Mẹ và tôi quỳ trước bàn thờ lập tạm và nâng nén nhang ngang mày. Chúng tôi lạy. Chúng tôi lạy như thể người chết, trong sự vắng mặt đang lớn dần của họ, chợt trở nên phi thường. Mời cậu ăn đi con, bà nói, mắt nhìn xuống sàn nhà. Thưa cậu, tôi nói, không với ai cả, mời cậu ăn… Mẹ và con nhớ cậu. Mời cậu ăn.

o0o

Một lỗ hổng chỉ là những gì sót lại chung quanh nó. —Matt Rasmussen

o0o



buildingsThang thoát hiểm được chế ra vào năm 1784 bởi một người Anh tên Daniel Maseres và được thiết kế cho sử dụng cá nhân. Mẫu thang đầu tiên khá đơn giản: một sợi dây thừng buộc vào cửa sổ và gắn chặt xuống đất với một bệ gỗ nặng để người ta có thể leo xuống và thoát khỏi bệ cửa sổ đang cháy. Tuy thế, đến đầu thế kỷ 20, những thang thoát hiểm bằng sắt truyền thống bắt đầu xuất hiện bên cạnh những tòa nhà dân cư, biến thang thoát hiểm cá nhân thành lỗi thời. Thay vào đó, một phương tiện thoát hiểm mang tính tập thể hơn được chế tạo.

Tôi không biết tại sao tôi nghĩ đến thang thoát hiểm sau cái chết của cậu tôi. Một phần tôi chợt cảm thấy gần gũi với chúng hơn, cảm giác cấp bách và nguy hiểm hiện thân trong cốt lõi của thang thoát hiểm. Có thể đây là lý do thang thoát hiểm tập thể đã trở thành thông dụng đến thế. Có thể tôi thích sự tuyệt vọng hiển hình như thế hiện hữu bên ngoài nhà của tôi, không trông thấy, không bận tâm, nhưng vẫn có đấy. Trong lúc tôi sống cuộc sống thường ngày, trong lúc tôi ngồi với bạn bè trước TV tỏa ánh sáng xanh lên mặt chúng tôi, hoặc lúc tôi đặt chiếc bánh sinh nhật trước khuôn mặt vui thích của em trai tôi, ánh nến lấp lánh trên răng của tất cả những người khách tươi cười, trong lúc tôi làm tình, trong lúc tôi cầu nguyện, thang thoát hiểm chỉ cách đó vài thước, không hoạt động, thuận tiện ẩn mình, nhưng không bao giờ hoàn toàn như thế. Tôi thu thập những ý niệm hãi hùng và đẩy chúng ra ngoài cửa sổ, nơi chúng hóa thành một kiến trúc thiết thực đến mức nó là một sản phẩm phụ của chính sự sợ hãi.

Dù thế, khi tôi đi qua những khu phố của New York, đường nào cũng có ít nhất một hai thang thoát hiểm trang hoàng hoa, đồ cho chim ăn bằng thiếc, vườn rau thơm, lồng đèn hồng, khung dựng xe đạp, thậm chí bàn ghế kiểu quán ăn. Tôi ngưỡng mộ và ganh tỵ hành vi thuần hóa này. Thử tưởng tượng một đôi tay giơ ra giữa những chấn song màu đen lạnh lẽo đặt một chậu hoa uất kim hương tháng tư sáng ngời vào trong ánh nắng. Đời sống chạm vào khả năng tận diệt của mình. Nó gần như khiến tôi quên đi những chấn song đen kia là để làm gì. Và có thể như thế tốt hơn. Có thể chúng ta sống dễ hơn khi trang hoàng nguy hiểm cho đến khi nó trở thành một phần nới rộng của nhà chúng ta.


o0o


Hải, leo lên
Cháu không muốn
Đừng có nhát cáy
Tại sao nó phải là màu hồng chứ?
Vì nó là màu rẻ nhất. Bà ngoại đi chợ xong không còn đủ tiền mua xe đạp màu khác. Có leo lên không nè?
Nhưng cậu lấy mất mấy bánh xe tập rồi.
Biết rồi—để nó chạy lẹ hơn.
Okay.
Leo lên ngồi đây, phía trước nè… vừa không?
Vừa.
Rồi, mình bắt đầu. Nhấc hai chân lên. Sẵn sàng chưa, binh sĩ?
Dạ rồi!
Tốt. Mình đi đây. Tiến vào lãnh thổ địch!
Á! Họ có bắn mình không?
Cậu không biết! Giữ chặt nghe! Đừng buông tay cậu ra! Đừng buông ra nghe chưa? Mẹ cháu sẽ giết cậu.
Đừng lo! Cháu không buông đâu.

o0o


Bà ngoại tôi sanh ra cậu, Lê Duy Phương, vào năm 1984 khi bà gần 43 tuổi. Người cha không biết là ai, đã biến mất vào đêm tối sau khi để lại một hộp trà lài và một vài tờ giấy bạc nhàu nát trên bàn ngủ của bà tôi, với khuôn mặt nước đôi của Ho Chi Minh nhìn lên từ tờ giấy bạc gấp nếp. Ba năm sau khi cậu sinh ra, tôi chào đời ở đỉnh cao thời tái dựng hậu chiến. Thực phẩm hiếm. Mạt cưa được pha vào các khẩu phần gạo phân phối cho nhiều gia đình. Nhưng chúng tôi sống sót, cậu và tôi, lớn lên cùng nhau, chơi đùa cùng nhau và rồi nhập cư vào Mỹ cùng nhau. Những ngày thơ ấu, tôi là chiếc bóng của cậu, thường theo cậu vào ngay cả nhà tắm, tiếp tục trò chuyện và chơi đùa cùng cậu trong lúc cậu ngồi trên bàn cầu. Vì lẽ ngay cả cánh cửa, mỏng là thế, đối với tôi vẫn là một ranh giới không chịu nổi. Một tuần trước khi cậu mất, chúng tôi trò chuyện lần cuối cùng nhau.

Tôi về Hartford vào dịp lễ, và chúng tôi quyết định đi uống cà phê nói chuyện, như chúng tôi vẫn làm khi tôi về nhà. Chúng tôi lái xe đến một tiệm Barnes & Noble gần bên và ngồi trong quán cà phê. Dưới ánh sáng chói chang tôi có thể thấy vẻ mặt cậu trông bất an, phờ phạc, mắt quầng thâm. Cậu nói dạo này cậu chỉ ăn nổi trái táo và uống chút nước. Cậu giải thích, dù không rõ ràng, rằng cậu “chán thế gian này”. Cậu khổ sở về những mối tình thất bại, hóa đơn, công việc ở tiệm làm móng tay. Dù cậu thông thạo Anh ngữ và tốt nghiệp trung học, khách hàng thường cho rằng cậu là dân mới nhập cư, có lẽ vì dáng vẻ trầm lặng của cậu, và họ thường nói với nhau về cậu như thể cậu không thể hiểu hay không có mặt ở đó. Tại sao anh ta phí thì giờ học đại học? Làm móng tay tốt hơn. Anh ta là người châu Á mà tay mạnh ghê. Tôi cố an ủi cậu, lúng túng với một câu trích của James Baldwin nhưng bỏ dở nửa chừng khi tôi nhìn thấy ánh mắt xa vắng, trống rỗng của cậu, như thể cậu đang nhìn một cánh đồng rực cháy sau lưng tôi. Tôi giơ tay chạm vào khuỷu tay cậu. Cậu nè, sao vậy? Cậu vẫn chăm chăm nhìn cánh đồng.

o0o

Ý nghĩ về người nơi người là một khoảng trống chưa điền. -Mary Jo Bang

o0o


Khi một người qua đời, sự im lặng của họ tựa như một nốt nhạc ngân dài, một phím đàn dương cầm nhấn lâu đến mức nó trở thành cơn nhức nhối trong tai, một quãng âm mới để chúng ta bắt đầu đo lường cuộc sống mới đứt quãng. Một âm thanh ngang. Có lẽ đây là lý do cái chết có nhiều âm nhạc đến thế: đám ma, hát hò, những bài phúc âm, điếu văn. Những âm thanh ấy chen chúc trong không gian cùng với những điều người chết không thể nói.

Bây giờ thì có âm gõ đều đặn: một chiếc dùi gỗ gõ vào mõ gỗ, một cái cồng nhỏ nhọn sắc đập cùng một nhịp với trái tim. Một sư bà mặc áo cà sa vàng, theo sau là hai phụ tá tóc bạc, mở một trang kinh và bắt đầu tụng theo những vật gõ âm rời rạc trong căn chung cư nhỏ xíu của cậu tôi. Tất cả mọi người có mặt. Mẹ tôi, mấy dì tôi, anh chị em họ, bạn bè và đồng nghiệp của cậu tôi. Khoảng 20 người chen chúc trong căn phòng khách. Ghế dài và đồ đạc trong nhà dồn vào sát tường, hoặc chồng chất lên nhau. Tất cả chúng tôi quỳ trước bàn thờ tạm. Đã bảy ngày rồi. Một vun tro mềm mịn từ hàng trăm cây nhang đã tụ trước ảnh của cậu. Thêm thức ăn. Những đĩa cơm và rau. Thêm nhang. Thêm tụng kinh. Chúng tôi lạy khi sư bà bảo lạy. Chúng tôi đồng loạt lạy. Những vật dụng trong đời sống của cậu vẫn còn vương vãi chung quanh chúng tôi: vớ, giày lẻ chiếc, gói kẹo cao su Wrigley màu xanh lá cây, thuốc lá, đĩa DVD rớt ra ngoài vỏ đựng, hóa đơn, thỏi kẹo chocolat, quần jean Levi, áo sơ mi, đồ lót—phần nhiều bị chúng tôi, tang quyến, làm rối tung lên trong lúc cố dọn chỗ cho mình trong căn nhà trống. Ngón tay cuộn quanh sợi dây điện trên bảng chơi Xbox của cậu, tôi cúi đầu và lắng nghe Liên Hoa Kinh, cuốn kinh ưa thích nhất của tôi. Tiếng đều đều trầm trầm của nó nổi lên từ nỗi tuyệt vọng chung của chúng tôi. Tôi để nó đi vào người mình: một rung động ấm áp đều đặn xua đi nốt câm trên đàn dương cầm của người chết. Tôi nhắm mắt lại.

Trong đạo Phật, người ta tin rằng nếu một người chết bất đắc kỳ tử, hoặc một cái chết thảm, nhiều cảm xúc, linh hồn có thể chưa nhận ra mình đã chết—và như thế rất cần thiết phải nhắc người ấy về trạng thái không còn thể chất hiện tại của mình. Người ta cũng tin rằng khi thân thể chết đi, nhĩ quan của người ấy sắc bén hơn, vì lúc ấy linh hồn giống không khí hơn và có thể nghe với toàn bộ hiện hữu của mình. Sư bà khuyến khích chúng tôi nói chuyện với cậu. Mẹ tôi, trước vẫn quỳ bên cạnh tôi, giờ đây đứng. Hai bàn tay của bà trông như rễ cây đầy mấu. Em ơi, giọng bà rất nhanh vỡ thành một tiếng kêu than, nghe chị đi. Chị biết em sợ nhưng em phải can đảm rời khỏi đây. Không còn gì ở đây hết. Qua nước mắt và giọng gắng gượng của bà, ngôn ngữ Việt, một ngôn ngữ lệ thuộc rất nhiều vào giọng nhấn luyến cao thấp, giờ nghe như tiếng cõi khác, móp méo trong cổ họng bà từ những tiếng rên nhỏ trong cổ họng đến giọng than van ngắt quãng. Em đừng ở lại nhà này. Người ta sắp dọn vào, em sẽ không nhận ra họ. Chị sẽ đến chùa thăm em mỗi tuần. Chị thương em. Em đi đi, tìm lối luân hồi. Kiếp sau mình gặp lại. Bà nhìn quanh phòng, như thể tìm xem cậu ở đâu. Hai bàn tay tôi tê dại. Tôi kéo mũ trùm của chiếc áo lạnh lên phủ đầu, che khuất khuôn mặt.

Cuối cùng chúng tôi xếp hàng một rời khỏi nhà, dẫn đầu là sư bà, vẫn đang tụng kinh, hai phụ tá của bà vẫn đang gõ dụng cụ của mình. Họ sẽ vào chiếc xe tải và lái 35 phút đến ngôi chùa nơi hũ tro của cậu tôi sẽ được để lại. Nó sẽ nằm trong một cái tủ với những hũ tro khác cho đến khi chúng được rải xuống sông Connecticut vào một ngày tốt lành trong lịch Phật giáo. Tôi đứng sau dòng người và là người cuối cùng rời khỏi. Tôi thổi tắt nến, dụi những mẩu nhang còn lại, và vội bước ra, không nhìn lại. Tôi xé mảnh băng dán của cảnh sát phấp phới trên hộp thư và đóng cửa.

o0o


Hải, leo lên
Cháu không muốn
Đừng có nhát cáy
Tại sao nó phải màu hồng chứ?
Vì nó là màu rẻ nhất. Bà ngoại đi chợ xong
không còn đủ tiền mua xe đạp màu kiểu con trai.
Có leo lên không nè?
Nhưng cậu lấy mất mấy bánh xe tập rồi
Biết rồi—để nó chạy lẹ hơn
Okay
Leo lên ngồi đây, phía trước nè…vừa không?
Vừa… Sao mình không đi?
Chưa được. Mình chưa đi được.
Sao hả cậu?

Cậu?
Sao cháu không cứu cậu. Lẽ ra cháu phải cứu cậu.
Nhưng làm sao—
Mặt cậu đâu? Ai lấy mặt của cậu rồi? Chỉ còn một cái lỗ đen.
Cậu ơi, cháu xin cậu.
Như dấu ấn của Thượng Đế. Ngay trên mặt cậu. Nè—đặt tay cháu vào đây… giống như cát vậy.


o0o


Hai cánh tay tôi vung loạn xạ trong bóng tối. Như thể bóng tối là thứ gạt ra được. Căn phòng đột nhiên như cái lồng. Mọi thứ nhỏ hơn, mọi thứ áp vào làn da của tôi. Hai tay và chân tôi lẫn lộn trong đống chăn và khăn trải giường, đập vào cột giường, bàn ngủ, ghế, tách nước, đồng hồ, dây điện thoại. Tôi nằm trên mặt gỗ cứng. Ngực trần. Ướt. Lạnh. Run. Tôi lấy tay che mặt, sợ cậu vẫn còn đó, nhìn xuống tôi từ chiếc xe đạp màu hồng của cậu—một hình bầu dục tối đen trên mặt cậu hút hết ánh sáng vào đó. Tôi nhìn qua kẽ tay. Tôi thấy cửa sổ màu tím, một vài vì sao mờ đục trên nền trời Queens, New York. Tôi đứng dậy, đến bên cửa sổ, áp trán vào khung kính. Tôi nhìn ra thành phố yên tĩnh trong ánh sáng xanh dương, khuôn mặt tôi dần biến mất trong hình phản chiếu khi lớp kính mờ đi dưới hơi thở của tôi, dịu bớt ánh sáng màu cam mới bật lên trong căn chung cư đối diện bên kia khoảng sân. Bầu trời bắt đầu lùi vào màu xám lợn cợn của buổi sáng. Lẽ ra phải có nước mắt.

Mùa đông ở New York. Ngày 8 tháng 1, 2014. Đã một năm rồi. Gần đây nhiệt độ đang hạ thấp và hôm nay đã lao xuống mức 4 đo,ä không thể làm gì được. Lạnh quá không đi bộ được. Tôi đứng bên cửa sổ và nhìn qua khoảng sân. Trời sương mù cả buổi sáng, màu trắng sữa xuống thấp đến mức một tòa nhà bên kia đường đã biến mất hoàn toàn, chỉ còn lại thang thoát hiểm của nó—lơ lửng trong không trung. Như những cái xương màu đen của một sinh vật huyền thoại nào đó đã hóa thạch trên đường vươn chạm đến trời.

Tôi tự hỏi sẽ ra sao nếu tôi mang thang thoát hiểm vào lại trong nhà. Thực ra, thang thoát hiểm sẽ trông ra sao nếu tôi mang nó trên thân người mình, trên tính cách của mình, ở chốn công cộng? Thang thoát hiểm sẽ có giọng thế nào nếu nó được cài vào trong ngôn ngữ thường ngày của tôi, và nếu tôi không phải cáo lỗi vì nó? Phải chăng đây là một lý do chúng ta cấu tạo nghệ thuật, một lý do chúng ta làm thơ? Để nói những điều không thể nói? Tôi không biết, nhưng tôi muốn nghĩ thế. Rốt lại thì bài thơ không hề cần hắng giọng hoặc nói về thời tiết hoặc giải thích tại sao nó ở đây, nó đang tìm cái gì. Thậm chí nó không cần người tạo ra nó lên tiếng. Tầm quan trọng của nó bắt nguồn từ lòng tự nguyện muốn hiện hữu bên ngoài ngôn ngữ thực tế. Nó không có tài sản nhưng vẫn đòi có giá trị. Tôi đến với bài thơ và nó cho tôi giao tiếp tức thì với cái tôi bí mật của một người, một cái tôi được gìn giữ không bị hư hại bởi đại chúng và khao khát trật tự của họ qua sự tiệt trùng cảm xúc. Carl Phillips nói “Là nhà thơ, [phải chăng chúng ta nên] tháo cởi, và như thế làm lộ ra, sự khó khăn, thay vì thỏa mãn đa số bằng cách che đậy nó? Vì thơ không chỉ là điều nhắc chúng ta rằng chúng ta là con người, nhưng giúp chúng ta không thể quên ý nghĩa của điều ấy.” Như thế, hơn tờ giấy và chữ, hơn những điều tầm phào khó hiểu của giới trí thức, bài thơ là một lời mời đến đối thoại cần thiết, riêng tư hơn. Tôi tiếp cận nó như thể tôi đang leo lên những bậc thang thoát hiểm của ai đó, tôi lên hay xuống là chuyện giữa tôi, độc giả, và nhà thơ. Có thể chẳng có gì đang cháy. Có thể chúng tôi chỉ lên đây ngắm cảnh. Nhưng ở trên đây là nơi tôi tự hỏi, với nguy cơ đòi hỏi quá nhiều, nếu thang thoát hiểm có thể làm thành cầu nối thì sao?

54
o0o

Hải, lớn lên cháu muốn làm gì?
Cháu muốn là chiếc xe hơi.
Hả? Không làm xe hơi được, cháu phải là người.
Được rồi. Cháu muốn là cậu. Cậu đi nhanh. Như xe hơi.

o0o

Boston. 22 tháng 7, 1975. Một đám cháy chung cư phát ra trên Đường Marlborough. Đứng trên thang thoát hiểm ở tầng năm của tòa nhà, đợi thang cứu hộ của xe cứu hỏa, là Diana Bryan, 19 tuổi, và con gái 2 tuổi của cô, Tiare Jones. Trước khi thang cứu hộ có thể với tới họ, thang thoát hiểm sụp đổ. Lúc ấy, Stanley Forman, một phóng viên hình ảnh chuyên về hỏa hoạn ở Boston, nâng chiếc máy hình từ chỗ đứng trên đường và chụp được cảnh hai mẹ con đang rơi. Sau đó Bryan chết vì thương tích, trong khi Jones, ngã xuống trên người của mẹ mình, sống sót. Tấm hình của Forman sau đó thắng giải Pulitzer mục Nhiếp Ảnh Tin Tức và giải Tấm hình Trong Năm của World Press.

Trong tấm hình, Bryan rơi chúc đầu xuống. Phía sau cô là con gái của cô rơi thẳng. Chân tay họ vung vãi, nhòa đi vì trọng lực. Có những chậu cây rơi cùng với họ. Những miểng sắt của thang thoát hiểm treo lởm chởm trên tòa nhà. Đấy là một tấm hình với sự bức thiết và khiếp sợ não lòng, tấm hình chụp một người đàn bà trước cái chết của cô. Tôi tự hỏi sự mê hoặc của tấm hình phải chăng chỉ là vì cái chết, hay có thể cũng vì sự thất bại của một thiết bị dùng để ngăn ngừa cái chết. Rằng người ta thực có thể thoát hỏa hoạn mà vẫn chết vì phương tiện thoát nạn. Rằng ý niệm cuối cùng của chúng ta về an toàn, kế hoạch B, phòng-khi-lỡ-ra, đã thực sự đổ vỡ khi chúng ta cần đến nó nhất. Trong một khía cạnh nào đó, tấm hình cho thấy rõ ràng điều chúng ta không phải lúc nào cũng có thể nói với nhau mà không sợ “làm mất hứng”: Tôi bị nguy hiểm ngay cả lúc tôi lẽ ra phải an toàn.

Tôi nghĩ đến những chậu cây. Tôi nghĩ đến Diana đặt những cuộc sống xanh vào lòng đất mới và để chúng trên thang thoát hiểm của mình. Cô chắc vui lắm khi làm không gian của mình đẹp hơn chút nữa. Cũng như tôi gắng sức làm mọi điều đẹp hơn (dễ chịu đựng hơn?) chút nữa.Tôi nghĩ đến nỗi khó khăn khi trực tiếp đối diện, nói đến sự sụp đổ với người khác. Tôi nghĩ đến cậu tôi trong quán cà phê. Hẳn cậu phải cảm thấy mờ mị đến thế nào—rơi thẳng xuống như thế và không nói ra được. Làm sao chúng ta lại ở trong một văn hóa cấm kỵ nói chuyện không vui? Chúng ta nói, Nói chuyện khác đi, chuyện gì vui hơn. Chúng ta nói Chuyện này nói sau. Thôi đi mà, đừng nói lúc này, đừng nói trong bữa ăn.

Wittgenstein nói giới hạn ngôn ngữ của tôi tức là giới hạn thế giới của tôi. Nếu chúng ta tiếp tục kiểm duyệt những đối thoại trọng yếu nhất của chúng ta, thế giới của chúng ta chỉ có thể thu nhỏ lại. Bài thơ không cần được mời vào bữa ăn của ai cả. Nó nói với ai muốn nghe, ai cần nghe. Nhưng đa phần chúng tránh né những câu trả lời dễ dàng, những kết thúc giản tiện, giới hạn và còi cọc. Có thể điều bài thơ làm được chỉ là nhắc chúng ta rằng chúng ta không cô độc—trong cảm xúc của chúng ta. Có thể đấy chẳng là gì cả. Và có thể đấy là quá đủ. Dù thế, không có cách nào biết được gặp gỡ với thơ có thể cứu mạng của cậu tôi không. Có lẽ có. Và có lẽ không. Nhưng tôi ước gì tôi đã tìm ra cách chia sẻ với cậu thường xuyên hơn, có can đảm đối thoại trong tầng số không hạn chế và bức thiết ấy. Rằng chúng ta có thể tin cậy kể cho nhau nghe những yếu đuối của mình vì chúng ta biết, làm người tức là chúng ta đã phần nào đổ bểõ. Tôi chưa bao giờ có thể giải thích cho cậu việc làm thực sự của mình—với thơ và chữ nghĩa. Gia đình tôi gọi tôi là học giả vì học giả được kính nể ở Việt Nam. Đã mất mát quá nhiều, họ tha thiết muốn một điều gì để hãnh diện. Làm sao tôi có thể nói cho họ biết tôi mất nhiều giờ, nhiều tháng viết những bài thơ sẽ rất ít người đọc—và việc ấy chẳng được bao nhiêu tiền bạc? Tôi do dự không nói rõ về chuyện viết lách của tôi, e rằng làm thế sẽ vấy bẩn hình ảnh trọng vọng họ có về tôi. Mấy nhà khác hy sinh tất cả cho mấy luật sư! Cậu tôi sẽ nói thế trong những cuộc họp mặt gia đình, tay cầm chai Heineken và mặt cậu đỏ hồng vui thích. Nhưng chúng ta, chúng ta hy sinh cho một học giả. Chúng ta có thể nghèo, nhưng chúng ta sẽ sống mãi trong sách vở!


o0o

Có một thế giới khác. Nhưng nó nằm trong thế giới này. -Paul Eluard

o0o

Tôi nói đến thơ chỉ vì đó là môi trường thân mật nhất của tôi. Nhưng điều tôi muốn nói là mọi thể loại nghệ thuật, nếu muốn, có thể tạo không gian cho sự truyền đạt cần thiết nhất của chúng ta. Nhân vật trong truyện, nét cọ trên tranh, sự bức thiết được biểu tả, bức tượng Madonna làm bằng hạt thức ăn của chim, bị rỉa mất một phần và thu hẹp thành một dải vàng úa trong mưa. Tôi muốn tin có những điều chúng ta có thể nói mà không cần ngôn ngữ. Tôi nghĩ đó là không gian của thang thoát hiểm, một không gian không bị rào chắn bởi thể loại hoặc giới hạn vật chất hoặc dụng cụ của nghệ sĩ. Một khoảng không gian hoàn toàn của tiềm năng, khả năng, nơi những ước muốn của chúng ta, những mê đắm lạ lùng và vô số của chúng ta có thể, dù ngắn ngủi thế nào mặc lòng, vẫn chưa định hình và đối kháng sự ruỗng mục gây ra bởi thế giới lý lẽ.

Tuy nhiên, vào lúc đại chúng dường như không ngớt chất vấn quyền năng và hiệu lực của nghệ thuật, nhất là của thơ, nhu cầu của nó, mục đích của nó, trong một thế hệ cuồng say với những thứ bề ngoài, với những hàng chữ cập nhật trạng thái và những tấm hình tươi cười tự chụp (được chỉnh sửa?) trong ánh sáng rạng rỡ của những ống kính chỉnh lọc, trong môi trường càng lúc càng khó để chúng ta nói nên lời với nhau: Tôi đau đớn. Tôi sợ hãi. Chuyện gì sẽ xảy ra? Bài thơ, như thang thoát hiểm, yếu ớt và mỏng manh như thế, đã trở thành kiến trúc phòng vệ cô đọng nhất của tôi. Nơi tôi có thể chân thành như tôi cần chân thành—vì lửa đã bắt đầu cháy trong nhà của tôi, đang nuốt dần những sở hữu giá trị nhất của tôi—ngay cả những người thân của tôi. Cậu tôi đã mất. Tôi sẽ không bao giờ biết lý do thực sự. Nhưng tôi vẫn còn thân thể tôi và với thân thể ấy tôi còn những chữ này, gõ nện thành một cấu trúc vừa đủ rộng để chứa sức nặng của đời sống tôi. Tôi muốn dùng nó để nói về những đam mê và sợ hãi, những niềm vui lạ lùng và lạ đời của mình. Tôi muốn rời cuộc vui bằng cửa sổ và tìm thấy cậu tôi đứng trên một miếng sắt với hình dáng tuyệt vọng hiển hình, hẳn đó cũng là khởi đầu của hy vọng hiển hình (làm sao không được!) . Tôi muốn ở lại đó cho đến khi tòa nhà cháy rụi. Tôi muốn yêu nhiều hơn cái chết có thể gây hại. Và tôi muốn thường xuyên nói với bạn rằng: Cho dù chúng ta là con người và rất hoảng sợ, ở đây, đứng trên cầu thang chưa hoàn thành không dẫn đến đâu và đến mọi nơi, chung quanh là màn đêm mù mịt không trăng sao—chúng ta vẫn có thể sống. Và chúng ta sẽ sống.

Ocean Vương
Nguyễn Phương dịch

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.462 giây.