logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/06/2013 lúc 09:09:43(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thiên An Môn, hồi ức bị cấm đoán

UserPostedImage
Mùa Xuân Bắc Kinh 1989 : Cảnh tượng sau vụ đàn áp Thiên An Môn do hãng AP lưu lại (64memo.com)

“Thiên An Môn” hay “Cách mạng văn hóa” cho đến giờ vẫn là những chủ đề thời sự “cấm kỵ” trên báo chí lẫn trên văn đàn tại Trung Quốc. Mặc dù các sự kiện đó đã trôi qua mấy thập niên nay rồi, nhưng vẫn còn rất nhiều nhân sĩ trí thức khao khát được nói lên sự thật về những gì mà họ đã chứng kiến.
Thế nhưng, đối với chính quyền Bắc Kinh, đó lại là những chủ đề rất nhạy cảm, thậm chí là nguy hiểm, vì nó có thể khơi dậy lại những lời kêu gọi dân chủ hóa, như những gì đã xảy ra trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Chính vì thế, có rất nhiều văn sĩ trong nước đã phải cầu viện đến các nhà xuất bản nước ngoài như Hồng Kông hay Pháp để có thể phơi bày những sự thật mà họ muốn nói.

Le Monde chạy tựa “Thiên An Môn, hồi ức bị cấm đoán”. Tờ báo cho biết gần đến ngày 04/6, tất cả những gì có liên quan đến con số “sáu bốn” (do người Trung Quốc để tháng trước ngày), những con số gợi nhắc lại sự kiện Thiên An Môn ngày 04/06/1989 đều bị cấm tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Còn đối với nhà văn Lưu Tâm Vũ (Liu Xinwu), ngày 04/06 “sẽ luôn là một ngày cực kỳ đau buồn vì đó cũng là ngày sinh nhật” của ông. Lưu Tâm Vũ vừa cho xuất bản tác phẩm “Tôi sinh ngày 04/06”, một quyển sách dày đến 1000 trang nhằm đề tặng “các sinh viên, thị dân và những người lính đã ngã xuống trong đêm 04/6/1989. Một cái chết lẽ ra không thuộc về định mệnh của họ”, do nhà xuất bản Pháp Gallimard phát hành vào tháng ba năm nay.

Tâm sự với phóng viên thường trực của Le Monde ngay trong chính căn hộ của mình tại Bắc Kinh, ông rất khao khát hồi phục lại sự thật của một quá khứ đau thương. Ông nói “Tất cả những ai đã nếm trải qua giây phút đó lẽ ra phải được viết lại một cách tự do và công bố những gì mà họ muốn”.

Đối với Lưu Tâm Vũ, bổn phận viết hồi ký là một nhiệm vụ khẩn cấp, nhằm dự báo trước các thảm kịch trong quá khứ quay trở về. Điều trớ trêu là tác phẩm “Tôi sinh ngày 04 tháng 06” lại không được phép xuất bản tại Trung Quốc.

Theo báo Le Monde, các tác phẩm có liên quan đến ngày 04 tháng 06 đều bị chính quyền giám sát chặt chẽ. Như trường hợp nhà thơ Liệu Diệc Vũ, hiện đang sống lưu vong tại Đức. Ông này đã bị cầm tù nhiều năm chỉ vì cho đăng bài thơ “Đại thảm sát”.

Ông Từ Hữu Ngư, triết gia Trung Quốc, một trong những người đi tiên phong trong việc viết ký ức trong một thảm kịch khác, cuộc “Cách mạng văn hóa” nhận định “Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc nào cũng chụp mũ thành công vài kẻ làm vật tế thần cho các thảm kịch mà Trung Quốc đã trải qua. Có rất ít người xem đảng là một tên tội phạm. Thế nhưng, ngày 04/06 vẫn là một lãnh vực mà người dân cho rằng có một món nợ máu”.

Bài viết cho rằng ngày càng có nhiều nhân sĩ trí thức Trung Quốc cầu viện đến việc xuất bản ở ngoài nước nhằm thoát lên được một luồng tư tưởng khác với truyền thống và cho thấy một cái nhìn về lịch sử không mang màu sắc chính trị. Còn theo như cách nói của ông Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình đang bị cầm tù, đây cũng là một cách thức để “lật đổ hệ thống dối trá với sự thật”.

Le Monde liệt kê một lọat các tên tuổi văn học Trung Quốc ở trong nước như, nhà báo kiêm sử gia Dương Kế Thằng phải nhờ đến một nhà xuất bản tại Hồng Kông để phát hành quyển sách “Những tấm bia mộ”. Một tác phẩm điều tra về nạn đói xảy ra vào cuối những năm 1950, làm thiệt mạng khoảng 36 triệu người dân.

Nhà văn Diêm Liên Khoa, với tác phẩm “Bốn quyển sách” cũng được xuất bản tại Hồng Kông. Quyển sách phản ảnh một trường đoạn lịch sử cận đại Trung Hoa đó là những trại lao động dành cho kẻ trí thức “tư sản” có từ năm 1957.

Hay như tác phẩm “Trung Quốc trong mười từ” của nhà văn Dư Hoa, nói về sự kiện Thiên An Môn năm 1989, được nhà xuất bản Actes Sud của Pháp phát hành vào năm 2010.

Trong đó đỉnh điểm của những vòng trấn áp chính là cuộc Cách mạng Văn hóa (giai đoạn 1966-1976). Về thảm kịch này, phải kể đến giải Nobel Văn học năm 2000, nhà văn người Pháp gốc Hoa Cao Hành Kiện, với tác phẩm “Sách về một người đàn ông đơn độc”. Một tác phẩm cho đến giờ vẫn chưa được phép phát hành tại Trung Quốc.

Từ những tổng quan về các tác phẩm văn học bị cấm đoán đó, Le Monde nhận thấy rằng sở dĩ có chiếc mũ chụp lên hồi ức Thiên An Môn là vì: cái bóng của nó đã trở nên quá nặng nề những năm gần đây đến mức mà nhiều lời kêu gọi dân chủ hóa đã tái trỗi dậy.

Nhà văn Lưu Tâm Vũ tự tin khẳng định rằng, phiên bản “ngày 04 tháng 06” ấn bản tại Hồng kông chắc chắn là sẽ làm khuấy động cộng đồng mạng Trung Quốc. Ngay chính trên trang blog của mình, ông đã viết rằng “Hồi ức cần được duy trì. Một trong những nguồn cung cấp cho nó có lẽ chính là sự can đảm”.
Source: RFI

Sửa bởi người viết 03/06/2013 lúc 09:43:44(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 03/06/2013 lúc 09:44:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thiên An Môn vẫn là cơn ác mộng của Bắc Kinh

UserPostedImage
Công an vũ trang tại Quảng trưởng Thiên An Môn, Trung Quốc, ngày 03/06/2013
REUTERS


Công an chìm rình rập các nhà dân chủ, công an mạng khóa từ nhạy cảm trên internet "quảng trường Thiên An Môn", nơi diễn ra một cuộc đàn áp đẩm máu đêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6 năm 1989, tràn ngập cảnh sát. Chính quyền Tập Cận Bình bằng mọi giá phải xóa sạch một trang sử hào hùng của người dân Hoa lục, nhưng cũng là một vết nhơ của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngày này cách nay 24 năm, các đơn vị quân đội Trung Quốc theo lệnh Đặng Tiểu Bình từ Nội Mông kéo về Bắc Kinh bố trí chung quanh quảng trường Thiên An Môn. Năm 1989, vài tháng trước khi bức tường Berlin sụp đổ, tại Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh và nhiều thành phố lớn đã diễn ra những cuộc biểu tình lớn, nhưng ôn hòa của sinh viên và công nhân.

Phong trào tranh đấu đã tạo ra hy vọng Trung Quốc đi vào con đường dân chủ hóa. Từ khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976 và tiếp theo những đợt thanh trừng nội bộ của thời « tứ nhân bang » Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế. Nhưng chỉ 10 năm sau, năm 1987, chế độ độc đảng cứng nhắc cảm thấy bị kinh tế tự do đe dọa . Phe cực đoan trong đảng cách chức nhà cải cách Hồ Diệu Bang. Hai năm sau, ông qua đời vào ngày 15/04/1989. Hơn 10.000 sinh viên đại học kéo ra quảng trường Thiên An Môn biểu tình chống tham nhũng và đòi dân chủ để trong sạch hóa đất nước. Thiên An Môn là địa điểm chiến lược nằm sát các cơ quan đầu não của chính quyền. Trong những ngày kế tiếp, dân chúng thủ đô, giáo sư đại học, sinh viên từ các tỉnh và Hồng Kông kéo về phô trương thanh thế. Các sinh viên ban mỹ thuật dùng giấy và bột dựng lên bức tượng « dân chủ » lấy ý từ tượng Nữ thần Tự do tại Hoa Kỳ. Tháng Năm, đến lượt công nhân tham gia, có khi đám đông lên đến 400.000 người.

Lực lượng an ninh tại Bắc Kinh không đàn áp, nhưng thay vì thương lượng với thế hệ trẻ, phe cực đoan trong đảng chọn biện pháp mạnh :Cách chức tổng bị thư Triệu Tử Dương, huy động binh sĩ từ xa không nắm rõ tình hình về thủ đô « cứu nguy chính quyền cách mạng đang bị phản động đe dọa ».

Đêm 03/06/1989, các phóng viên nước ngoài có mặt tại hiện trường chứng kiến những cảnh tượng kinh khiếp : Chiến xa tràn vào quảng trường nổ súng không thương tiếc. Phía sinh viên chỉ có bom chai xăng chống lại. Sau cuộc thảm sát, bản tin của đài phát thanh Nhà nước tường thuật có vài ngàn người chết. Theo giới ly khai như tổ chức « Các bà mẹ Thiên An Môn » những người có con bị giết, và các nguồn tin từ bệnh viện thì số tử vong không dưới 2000, không kể những người bị truy nã và bị « mất tích » sau đó.

Từ đó đến nay, chính quyền Trung Quốc tìm cách xóa sạch giai đoạn lịch sử này : Không nói, không nhắc trên truyền thông đại chúng , không giảng dạy ở học đường .

Hàng năm, đến gần ngày tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn thì chính quyền luôn luôn ra tay trấn áp trước. Từ nhiều ngày qua, Trung Quốc đã tung chiến dịch cô lập các nhà tranh đấu trên toàn quốc và kiểm soát không gian mạng thông tin điện tử. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Trung Quốc có cơ sở tại Hồng Kông cho biết, hàng chục nhân vật có tiếng tâm đã « được » công an canh trước cửa nhà hoặc bị cấm xuất ngoại.

Tuần trước, nhóm các « Bà mẹ Thiên An Môn » công bố thư ngỏ, nhận định ông Tập Cận Bình không phải là một nhà cải cách mà thật ra là một kẻ « phản tiến bộ ». Cụm từ này gián tiếp nhắc nhở công luận là chính quyền Trung Quốc vẫn xem phong trào dân chủ Thiên An Môn là « phản động ».

Trên mạng internet, kỹ thuật kiểm duyệt mỗi năm mỗi tinh vi hơn, ngoài bức tường lửa. Năm ngoái 2012, những con số như là 1989 hay 35/05 tức 4 tháng 6 đều bị chận đứng. Theo các chuyên gia của GreatFire.org, năm nay, chính quyền tạo ảo tưởng là sẵn sàng thảo luận với những người muốn tìm hiểu, nhưng thực chất là tránh né vấn đề. Nếu gõ chữ 4 tháng 6 thì người truy cập được hướng dẫn đến một vài con số, nhưng tuyệt đối không nói gì đến cuộc đàn áp. Hôm qua, Bắc Kinh yêu cầu Washington « đừng can thiệp vào nội tình Trung Quốc » sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi trả tự do và ngưng quản thúc các nhà tranh đấu trong phong trào Thiên An Môn.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Bắc Kinh tránh né chủ đề Thiên An Môn nếu thật sự đảng hành động đúng ? Giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên cảnh báo hai nguy cơ gây bất ổn định chính trị : Một là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dưới 8% và hai là tệ nạn tham nhũng không diệt trừ được. Cả hai yếu tố này đều không xa lạ với Trung Quốc. Trong một chế độ mà trung bình mỗi 6 phút có một cuộc biểu tình phản kháng thì phong trào sinh viên và công nhân 1989 vẫn là cơn ác mộng của chính quyền.
Source: RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.113 giây.