logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/02/2018 lúc 09:52:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhạc sĩ Việt Khang - Võ Minh Trí

Nhạc sĩ Việt Khang, người bị chính quyền Hà Nội cầm tù vì sáng tác các ca khúc chống lại sự bành trướng Trung Quốc, đang trên đường đến Hoa Kỳ tị nạn chính trị.
Nhạc sĩ Việt Khang đã rời Việt Nam sáng ngày 8/2, giờ địa phương và đang trên đường bay đến thành phố Los Angeles, nhờ sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ, theo đài truyền hình SBTN.
Blogger Uyên Vũ ở California hôm 8/2 cho VOA biết rằng dự kiến tác giả của hai bài hát nổi tiếng “Việt Nam tôi đâu”, và “Xin hỏi anh là ai“ sẽ tới phi trường Los Angeles vào lúc 12g40 trưa ngày 8/2, theo giờ miền Tây Hoa Kỳ.
Nhạc sĩ bất đồng chính kiến Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại Tiền Giang. Ông bị bắt vào năm 2011 sau khi tự trình bày và phổ biến lên Youtube hai nhạc phẩm gây chú ý đặc biệt cho công luận trong và ngoài nước.
Việt Khang trở thành một ‘hiện tượng’ khi trường hợp của anh khơi dậy một chiến dịch thỉnh nguyện thư quy mô chưa từng có của người Việt trong và ngoài nước gửi thẳng vào Tòa Bạch Ốc, kêu gọi chính phủ Mỹ tăng áp lực buộc Hà Nội tôn trọng nhân quyền, phóng thích tù nhân lương tâm vào năm 2012.
Trả lời phỏng vấn VOA sau khi mãn hạn tù vào tháng 12/2015, Việt Khang nói: “Tại vì mình nói không đúng quan điểm của người ta thì họ cho là chống đối. Nhưng ở một thời điểm nào khác, họ sẽ cảm thông được. Suy cho cùng, tôi vì quốc gia, dân tộc và vì sự yên bình của đất nước chứ không vì một mục đích nào khác.”
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 08/02/2018 lúc 10:44:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nhạc sĩ Việt Khang, tác giả ‘Anh Là Ai,’ đã rời Đài Loan bay vào Mỹ

UserPostedImage
Nhạc sĩ Việt Khang ngồi trên máy bay China Airlines trên đường đến Mỹ. (Hình: Việt Khang cung cấp)

LOS ANGELES, California (NV) – Nhạc sĩ Việt Khang, cựu tù nhân lương tâm và là tác giả các bài hát nổi tiếng như “Anh Là Ai,” “Việt Nam Tôi Đâu,” “Trả Lại Cho Dân,” đã rời Việt Nam sáng Thứ Năm, 8 Tháng Hai (theo giờ Việt Nam), đã đến Đài Loan, và đang trên đường đến Los Angeles, nhờ sự can thiệp của chính phủ Mỹ, theo bản tin đài truyền hình SBTN.
Vào lúc 1 giờ sáng Thứ Năm (giờ California), đài truyền hình SBTN có phỏng vấn trực tiếp nhạc sĩ Việt Khang, lúc đó đang ở phi trường quốc tế Đài Bắc, Đài Loan, chuẩn bị lên máy bay bay vào Mỹ.

“Có hơi mệt, vì lần đầu tiên đi máy bay một chuyến xa như vậy,” nhạc sĩ Việt Khang nói. “Xin cảm ơn tất cả bà con cô bác đã thăm hỏi, khuyến khích, và giúp đỡ Việt Khang trong thời gian qua. Việt Khang không thể có lời nào tròn trịa hơn để nói. Chỉ biết nói rằng những gì bà con mình dành cho Việt Khang rất tình cảm, rất thân thương.”
“Việc nhạc sĩ Việt Khang được sang định cư tại Hoa Kỳ là kết quả của một quá trình can thiệp lâu dài của chính quyền Mỹ và nhiều tổ chức quốc tế đối với chính quyền CSVN, trong đó, đặc biệt phải nhắc đến Thượng Nghị Sĩ John McCain, người đã trực tiếp can thiệp, nêu trường hợp của nhạc sĩ này với chính phủ Hoa Kỳ khi làm việc với CSVN,” theo bản tin.
Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona), hiện là chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện, là một người có tiếng nói rất uy tín tại Quốc Hội và là người nhiều lần đến thăm Việt Nam cổ vũ bang giao hai nước.
Bản tin cho biết thêm: “Tự do cho Việt Khang cũng là thành quả của công cuộc đấu tranh chung của cộng đồng hải ngoại, do đài truyền hình SBTN khởi xướng vào năm 2012, qua chiến dịch ký thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc.”
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài SBTN, nói: “Khi hay tin, tôi cảm thấy tất cả gánh nặng trên đôi vai mình giảm bớt rất nhiều.”
Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng cho biết tin Việt Khang rời Việt Nam được chính quyền Mỹ xác nhận với đài SBTN.
Theo bản tin của SBTN, nhạc sĩ Việt Khang đi chuyến bay số CI 0782 của China Airlines rời phi trường Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ 5 phút sáng, và theo dự trù, anh sẽ đến Đài Bắc vào lúc 3 giờ 20 phút chiều (giờ Đài Loan) trong cùng ngày Thứ Năm. Sau đó, nhạc sĩ Việt Khang sẽ đi chuyến bay số CI 0006, cũng của China Airlines, đến phi trường Los Angeles lúc 12 giờ 40 phút trưa Thứ Năm (giờ California).
Nhạc sĩ Việt Khang tên thật là Võ Minh Trí, sinh năm 1978 tại Tiền Giang, bị chính quyền CSVN bắt vào cuối năm 2011, và bị kết án 4 năm tù vào ngày 30 Tháng Mười, 2012. Anh được trả tự do vào ngày 14 Tháng Mười Hai, 2015, và bị quản chế hai năm.
Cả ba ca khúc “Anh Là Ai,” “Việt Nam Tôi Đâu,” và “Trả Lại Cho Dân” rất nổi tiếng, thường đường đồng bào hải ngoại hát tại các cuộc tập hợp đấu tranh chính trị.

Đỗ Dzũng/Người Việt
phai  
#3 Đã gửi : 09/02/2018 lúc 10:12:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhạc sĩ Việt Khang đặt chân đến miền đất tự do

LOS ANGELES - Đúng 1 giờ 35 phút trưa thứ Năm, ngày 8 tháng 2, 2018 nhạc sĩ Việt Khang xuất hiện ngay lối cửa ra của phòng nhập cảnh phi trường quốc tế LAX. Anh đi một mình, đẩy theo chiếc xe hành lý gọn nhẹ, không thấy có nhân viên tòa Đại Sứ Mỹ hay Việt Cộng đi theo như trường hợp anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trước đây.

UserPostedImage
Việt Khang dáo dác tìm nhạc sĩ Trúc Hồ. “Anh Trúc Hồ đâu? Anh trúc Hồ đâu?” (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Đón nhạc sĩ Việt Khang tại phi trường LAX có nhạc sĩ Trúc Hồ cùng nhân viên của đài truyền hình SBTN, SET; nhạc sĩ Nam Lộc, vợ chồng nhạc sĩ Xuân Điềm, niên trưởng Phan Kỳ Nhơn và các ông Trần Vệ, Phan Thanh Châu, Nhan Hữu Mai, Lê Quang Dật, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, bà Ngân Nguyễn, cô Ngọc Ân đài Hồn Việt TV và Little Saigon Radio, đài VNA/TV; đài Little Saigon TV; các ca sĩ Nguyên Khang, Mai Thanh Sơn, Quốc Khanh, và phóng viên các nhật báo Việt ngữ cùng một số đồng hương.

Chúng tôi chọn chỗ đứng ngay lối ra nên chụp được tấm hình Việt Khang đang đẩy xe. Chúng tôi hỏi, “Phải anh Việt Khang không?” Việt Khang gật đầu và đẩy xe theo lối ra ngoài.

UserPostedImage
Phóng viên Viễn Đông là người duy nhất chụp được tấm ảnh lúc Việt Khang vừa ra khỏi máy bay tại phi trường LAX. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Đồng hương đứng đón anh khá đông. Khi nghe chúng tôi hô lớn tiếng, “Việt Khang! Việt Khang!” mọi người xúm lại bao quanh anh mừng rỡ. Việt Khang tỏ dấu xúc động khi thấy đông đảo đồng hương ra đón, nhất là hàng chục máy quay phim, chụp hình chĩa vào chúc mừng và hỏi thăm anh.
Việt Khang luôn miệng hỏi, “Anh Trúc Hồ đâu? Anh Trúc Hồ đâu?”

Nhạc sĩ Trúc Hồ đứng bên ngoài lớp phóng viên dày đặc bao quanh Việt Khang, mãi sau mới tới gần Việt Khang. Hai người ôm chặt nhau nức nở. Việt Khang nói, “Em tới rồi. Em tới rồi anh.”

UserPostedImage
Vui mừng đón người vừa thoát tù cộng sản
Nhạc sĩ Việt Khang (thứ nhì từ bên phải) đang lắng nghe một câu hỏi từ các phóng viên đài Việt ngữ tại phi trường Los Angeles vào trưa thứ Năm. Đứng bên cạnh anh và mặc cùng một màu áo thun xanh là nhạc sĩ Trúc Hồ. Từ năm 2012, nhạc sĩ Trúc Hồ cùng cố nhạc sĩ Việt Dzũng và đài SBTN đã vận động cho Việt Khang được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do. Việt Khang được biết mình sẽ đi Mỹ khoảng một tuần trước đây. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Sau đó, nhạc sĩ Nam Lộc cũng bước tới và hai người nhạc sĩ trẻ, già ôm chặt lấy nhau nghẹn ngào. Nhiều câu hỏi được các phóng viên nêu ra, trong đó Viễn Đông hỏi, “Anh được nhà cầm quyền cộng sản báo tin anh sẽ được qua Mỹ vào lúc nào?”

Việt Khang trả lời, “Cũng mới đây thôi, khoảng một tuần lễ.”
Ngọc Ân (Little Saigon Radio) hỏi, “Trên chuyến bay từ Việt Nam qua đây, lúc nào Việt Khang cảm thấy bỡ ngỡ nhất?”

Việt Khang đáp, “Lúc này là lúc thấy bỡ ngỡ và xúc động nhất vì được sự đón rước rất là chân tình của quý đồng hương đã dành cho Việt Khang. Nói chung là rất bỡ ngỡ. Cám ơn, cám ơn nhiều lắm.”
Một phóng viên SBTN hỏi, “Trên đường đi, Việt Khang có nghĩ ra được bài hát nào không khi rời khỏi quê hương?”

Việt Khang trả lời, “Câu Việt Khang mới sáng tác gần đây nhất là, Đừng buồn nhá con trai, một ngày không xa ba sẽ trở lại (và anh đã hát trọn câu đó).” Việt Khang nói anh hy vọng một thời gian ngắn anh sẽ gặp lại đứa con yêu của mình.

UserPostedImage
Nhạc sĩ Trúc Hồ và Việt Khang xúc động nhìn nhau. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Viễn Đông hỏi, “Khi nhà cầm quyền CSVN báo tin họ cho anh qua Mỹ, họ nói gì với anh?”
Việt Khang nói, “ Họ chúc mừng tôi qua đến Mỹ và có cuộc sống ổn định thế thôi.”
Mọi người đứng bao quanh đề nghị Việt Khang hát lại bản nhạc, “Việt Nam tôi đâu?” và anh đứng trong phi trường cùng mọi người hát vang “Việt Nam ơi thời gian quá nửa đời và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau vàng lửa khói. Mẹ Việt Nam đâu, từng cơn gió...” làm mọi người có mặt trong phi trường ngạc nhiên. Một số người thuộc các sắc dân khác đưa cell phone chụp hình lia lịa.

Nhạc sĩ Việt Khang được các anh em trong đài SBTN mặc cho chiếc áo có logo của đài và dòng chữ Đáp Lời Sông Núi. Sau đó, ông Nhan Hữu Mai đẩy chiếc xe hành lý của Việt Khang ra ngoài để có chỗ trống trải cho các đồng hương thăm hỏi và cho các phóng viên tiếp tục phỏng vấn.

Một Thông Cáo Báo Chí về việc nhạc sĩ Việt Khang được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp sang định cư tại Hoa Kỳ viết: “Sau 4 năm tù giam và 2 năm quản chế, rồi bị giam lỏng trong hoàn cảnh cô lập kinh tế, và không được tự do sáng tác, nhạc sĩ Việt Khang đã được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp để sang Hoa Kỳ vào sáng thứ Năm ngày 8/2/2018. Đây là kết quả áp lực từ các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ; đặc biệt là Thượng Nghị Sĩ John McCain, cũng như từ nỗ lực đấu tranh bền bỉ của người Việt khắp nơi trong nhiều năm qua. Nhạc sĩ Việt Khang là tác giả của những nhạc phẩm làm lay động hàng triệu con tim người Việt khắp nơi như Anh Là Ai? Việt Nam Tôi Đâu? Trả Lại Cho Dân... Các nhạc phẩm của anh luôn được hát vang trong những cuộc đấu tranh đòi công bằng và quyền làm người trong cũng như ngoài nước.

“Vào năm 2012, sau khi Việt Khang bị bắt vì những nhạc phẩm yêu nước của anh, Đài Truyền Hình SBTN đã phát động một chiến dịch ký thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ áp lực, buộc Hà Nội phải thả anh. Chỉ trong vòng vài tuần ngắn ngủi, chiến dịch đã có sự tham gia của hàng trăm ngàn người Việt tại Hoa Kỳ, trở thành một hiện tượng chưa từng có trước đó. Tiếp theo thỉnh nguyện thư, đài truyền hình SBTN đã cùng người Việt khắp nơi tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ qua những buổi xuống đường, những cuộc vận động quốc tế, những chiến dịch hướng về tù nhân lương tâm... để vận động cho sự tự do của người nhạc sĩ yêu nước này. Đài truyền hình SBTN xin tri ân các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ, các đoàn thể, tất cả những đồng bào người Việt trong và ngoài nước, và đặc biệt TNS John McCain, đã đồng hành cùng chúng tôi trong những chiến dịch vận động cho các tù nhân lương tâm, cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam.

“Việc nhạc sĩ Việt Khang rời khỏi Việt Nam để có thể tiếp tục sáng tác dòng nhạc thiết tha với vận mạng đất nước là một thành quả không nhỏ, để cùng góp phần vào nỗ lực tố cáo các vi phạm nhân quyền của CSVN trước dư luận quốc tế, đấu tranh cho các tù nhân lương tâm khác còn đang bị giam cầm, và đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ, tự do.”

Sau khi rời phi trường, nhạc sĩ Trúc Hồ đã chở nhạc sĩ Việt Khang đến thăm mộ nhạc sĩ Việt Dzũng trước khi về nhà nhạc sĩ Trúc Hồ.

Toàn thể ban giám đốc, nhân viên và độc giả Nhật Báo Viễn Đông chúc mừng nhạc sĩ Việt Khang đã đến bến bờ tự do.
THANH PHONG/Nhật Báo Viễn Đông
phai  
#4 Đã gửi : 09/02/2018 lúc 10:13:39(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhạc sĩ Việt Khang đặt chân đến miền đất tự do

LOS ANGELES - Đúng 1 giờ 35 phút trưa thứ Năm, ngày 8 tháng 2, 2018 nhạc sĩ Việt Khang xuất hiện ngay lối cửa ra của phòng nhập cảnh phi trường quốc tế LAX. Anh đi một mình, đẩy theo chiếc xe hành lý gọn nhẹ, không thấy có nhân viên tòa Đại Sứ Mỹ hay Việt Cộng đi theo như trường hợp anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải trước đây.

UserPostedImage
Việt Khang dáo dác tìm nhạc sĩ Trúc Hồ. “Anh Trúc Hồ đâu? Anh trúc Hồ đâu?” (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Đón nhạc sĩ Việt Khang tại phi trường LAX có nhạc sĩ Trúc Hồ cùng nhân viên của đài truyền hình SBTN, SET; nhạc sĩ Nam Lộc, vợ chồng nhạc sĩ Xuân Điềm, niên trưởng Phan Kỳ Nhơn và các ông Trần Vệ, Phan Thanh Châu, Nhan Hữu Mai, Lê Quang Dật, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, bà Ngân Nguyễn, cô Ngọc Ân đài Hồn Việt TV và Little Saigon Radio, đài VNA/TV; đài Little Saigon TV; các ca sĩ Nguyên Khang, Mai Thanh Sơn, Quốc Khanh, và phóng viên các nhật báo Việt ngữ cùng một số đồng hương.

Chúng tôi chọn chỗ đứng ngay lối ra nên chụp được tấm hình Việt Khang đang đẩy xe. Chúng tôi hỏi, “Phải anh Việt Khang không?” Việt Khang gật đầu và đẩy xe theo lối ra ngoài.

UserPostedImage
Phóng viên Viễn Đông là người duy nhất chụp được tấm ảnh lúc Việt Khang vừa ra khỏi máy bay tại phi trường LAX. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Đồng hương đứng đón anh khá đông. Khi nghe chúng tôi hô lớn tiếng, “Việt Khang! Việt Khang!” mọi người xúm lại bao quanh anh mừng rỡ. Việt Khang tỏ dấu xúc động khi thấy đông đảo đồng hương ra đón, nhất là hàng chục máy quay phim, chụp hình chĩa vào chúc mừng và hỏi thăm anh.
Việt Khang luôn miệng hỏi, “Anh Trúc Hồ đâu? Anh Trúc Hồ đâu?”

Nhạc sĩ Trúc Hồ đứng bên ngoài lớp phóng viên dày đặc bao quanh Việt Khang, mãi sau mới tới gần Việt Khang. Hai người ôm chặt nhau nức nở. Việt Khang nói, “Em tới rồi. Em tới rồi anh.”

UserPostedImage
Vui mừng đón người vừa thoát tù cộng sản
Nhạc sĩ Việt Khang (thứ nhì từ bên phải) đang lắng nghe một câu hỏi từ các phóng viên đài Việt ngữ tại phi trường Los Angeles vào trưa thứ Năm. Đứng bên cạnh anh và mặc cùng một màu áo thun xanh là nhạc sĩ Trúc Hồ. Từ năm 2012, nhạc sĩ Trúc Hồ cùng cố nhạc sĩ Việt Dzũng và đài SBTN đã vận động cho Việt Khang được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do. Việt Khang được biết mình sẽ đi Mỹ khoảng một tuần trước đây. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Sau đó, nhạc sĩ Nam Lộc cũng bước tới và hai người nhạc sĩ trẻ, già ôm chặt lấy nhau nghẹn ngào. Nhiều câu hỏi được các phóng viên nêu ra, trong đó Viễn Đông hỏi, “Anh được nhà cầm quyền cộng sản báo tin anh sẽ được qua Mỹ vào lúc nào?”

Việt Khang trả lời, “Cũng mới đây thôi, khoảng một tuần lễ.”
Ngọc Ân (Little Saigon Radio) hỏi, “Trên chuyến bay từ Việt Nam qua đây, lúc nào Việt Khang cảm thấy bỡ ngỡ nhất?”

Việt Khang đáp, “Lúc này là lúc thấy bỡ ngỡ và xúc động nhất vì được sự đón rước rất là chân tình của quý đồng hương đã dành cho Việt Khang. Nói chung là rất bỡ ngỡ. Cám ơn, cám ơn nhiều lắm.”
Một phóng viên SBTN hỏi, “Trên đường đi, Việt Khang có nghĩ ra được bài hát nào không khi rời khỏi quê hương?”

Việt Khang trả lời, “Câu Việt Khang mới sáng tác gần đây nhất là, Đừng buồn nhá con trai, một ngày không xa ba sẽ trở lại (và anh đã hát trọn câu đó).” Việt Khang nói anh hy vọng một thời gian ngắn anh sẽ gặp lại đứa con yêu của mình.

UserPostedImage
Nhạc sĩ Trúc Hồ và Việt Khang xúc động nhìn nhau. (Thanh Phong/ Viễn Đông)

Viễn Đông hỏi, “Khi nhà cầm quyền CSVN báo tin họ cho anh qua Mỹ, họ nói gì với anh?”
Việt Khang nói, “ Họ chúc mừng tôi qua đến Mỹ và có cuộc sống ổn định thế thôi.”
Mọi người đứng bao quanh đề nghị Việt Khang hát lại bản nhạc, “Việt Nam tôi đâu?” và anh đứng trong phi trường cùng mọi người hát vang “Việt Nam ơi thời gian quá nửa đời và ta đã tỏ tường rồi, ôi cuộc đời ngày sau vàng lửa khói. Mẹ Việt Nam đâu, từng cơn gió...” làm mọi người có mặt trong phi trường ngạc nhiên. Một số người thuộc các sắc dân khác đưa cell phone chụp hình lia lịa.

Nhạc sĩ Việt Khang được các anh em trong đài SBTN mặc cho chiếc áo có logo của đài và dòng chữ Đáp Lời Sông Núi. Sau đó, ông Nhan Hữu Mai đẩy chiếc xe hành lý của Việt Khang ra ngoài để có chỗ trống trải cho các đồng hương thăm hỏi và cho các phóng viên tiếp tục phỏng vấn.

Một Thông Cáo Báo Chí về việc nhạc sĩ Việt Khang được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp sang định cư tại Hoa Kỳ viết: “Sau 4 năm tù giam và 2 năm quản chế, rồi bị giam lỏng trong hoàn cảnh cô lập kinh tế, và không được tự do sáng tác, nhạc sĩ Việt Khang đã được chính phủ Hoa Kỳ can thiệp để sang Hoa Kỳ vào sáng thứ Năm ngày 8/2/2018. Đây là kết quả áp lực từ các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính phủ Hoa Kỳ; đặc biệt là Thượng Nghị Sĩ John McCain, cũng như từ nỗ lực đấu tranh bền bỉ của người Việt khắp nơi trong nhiều năm qua. Nhạc sĩ Việt Khang là tác giả của những nhạc phẩm làm lay động hàng triệu con tim người Việt khắp nơi như Anh Là Ai? Việt Nam Tôi Đâu? Trả Lại Cho Dân... Các nhạc phẩm của anh luôn được hát vang trong những cuộc đấu tranh đòi công bằng và quyền làm người trong cũng như ngoài nước.

“Vào năm 2012, sau khi Việt Khang bị bắt vì những nhạc phẩm yêu nước của anh, Đài Truyền Hình SBTN đã phát động một chiến dịch ký thỉnh nguyện thư gởi Tòa Bạch Ốc kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ áp lực, buộc Hà Nội phải thả anh. Chỉ trong vòng vài tuần ngắn ngủi, chiến dịch đã có sự tham gia của hàng trăm ngàn người Việt tại Hoa Kỳ, trở thành một hiện tượng chưa từng có trước đó. Tiếp theo thỉnh nguyện thư, đài truyền hình SBTN đã cùng người Việt khắp nơi tiếp tục đấu tranh không ngừng nghỉ qua những buổi xuống đường, những cuộc vận động quốc tế, những chiến dịch hướng về tù nhân lương tâm... để vận động cho sự tự do của người nhạc sĩ yêu nước này. Đài truyền hình SBTN xin tri ân các tổ chức nhân quyền quốc tế, các chính phủ, các đoàn thể, tất cả những đồng bào người Việt trong và ngoài nước, và đặc biệt TNS John McCain, đã đồng hành cùng chúng tôi trong những chiến dịch vận động cho các tù nhân lương tâm, cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam.

“Việc nhạc sĩ Việt Khang rời khỏi Việt Nam để có thể tiếp tục sáng tác dòng nhạc thiết tha với vận mạng đất nước là một thành quả không nhỏ, để cùng góp phần vào nỗ lực tố cáo các vi phạm nhân quyền của CSVN trước dư luận quốc tế, đấu tranh cho các tù nhân lương tâm khác còn đang bị giam cầm, và đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ, tự do.”

Sau khi rời phi trường, nhạc sĩ Trúc Hồ đã chở nhạc sĩ Việt Khang đến thăm mộ nhạc sĩ Việt Dzũng trước khi về nhà nhạc sĩ Trúc Hồ.

Toàn thể ban giám đốc, nhân viên và độc giả Nhật Báo Viễn Đông chúc mừng nhạc sĩ Việt Khang đã đến bến bờ tự do.
THANH PHONG/Nhật Báo Viễn Đông
song  
#5 Đã gửi : 11/02/2018 lúc 10:48:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phỏng vấn Nhạc sĩ Việt Khang: Những ngày đầu tiên ở Mỹ

UserPostedImage
Nhạc sĩ Việt Khang ngày đầu tiên ở Mỹ.
RFA

RFA: Chào Việt Khang. Trước tiên chúng tôi xin gửi lời chúc mừng anh đã đến nơi mà người ta hay gọi đó là bến bờ tự do. Xin được hỏi vào những giây phút anh bước ra khỏi chiếc phi cơ và đặt chân vào nước Mỹ, người đầu tiên và điều đầu tiên anh nghĩ đến là gì?
Việt Khang: Người đầu tiên mà Việt Khang muốn gặp nhất là anh Trúc Hồ. Anh Trúc Hồ đã mất rất nhiều thời gian và công sức để vận động cho Việt Khang suốt thời gian qua, từ khi Việt Khang còn trong tù lận. Cái sự cảm nhận của Việt Khang đối với anh Trúc Hồ là tình nghệ sĩ với nhau. Anh Trúc Hồ cảm nhận được Việt Khang, và Việt Khang cũng cảm nhận được anh Trúc Hồ. Tất cả những chuyện anh Trúc Hồ làm vì Việt Khang, Việt Khang cảm nhận được tấm chân tình. Cho đến khi Việt Khang qua đến được Hoa Kỳ thì người đầu tiên Việt Khang muốn gặp, muốn ôm để thoả cái tình cảm biết ơn của mình, là anh Trúc Hồ.
Bên cạnh đó là những anh em nghệ sĩ của Asia trước đây, cũng là những anh em đã hát những bài hát của Việt Khang trong những lần trình diễn để cho đồng bào luôn nhớ đến Việt Khang.  Bên cạnh đó là cô Thục Minh, là luật sư làm việc cho ông Thượng Nghị sĩ John Mc Cain, đã bỏ nhiều công sức giúp cho Việt Khang qua được bên đây.
Cái điều mà Việt Khang nghĩ đầu tiên là mình được tự do, bình an ở 1 xứ sở chưa bao giờ mình nghĩ đến nó là gì, hình dung được nó là gì, không thể nào tưởng tượng được cái đất nước Hoa Kỳ nó rộng lớn, rất là đẹp như thế này.
Nhưng đó là những cảm xúc bên ngoài.
Còn trong nội tâm của Việt Khang khi bước chân xuống Hoa Kỳ là vừa vui vừa buồn.
Buồn, lo lắng khi nghĩ đến anh em khi còn trong trại tù cũng như những anh em mới vừa ra toà. Mình thì được như vầy, còn những anh em đó thì chịu những bản án quá nặng. Cảm xúc nó như vậy đó.
RFA: Một câu hỏi có thể là cũ với một số người, nhưng sẽ luôn mới với 1 số người trong những hoàn cảnh khác nhau. Xin được hỏi anh nghĩ thế nào khi có người cho rằng “ra đi cũng có nghĩa là ngừng đấu tranh”?
Việt Khang: Đối với Việt Khang đơn giản lắm. Thượng đế ban cho, đấng tạo hoá ban cho mỗi người 1 tài năng, 1 khả năng, 1 cái lập trường hay 1 cái sở trường khác nhau hoàn toàn. Có nghĩa là ở môi trường nào thích hợp cho người đó thì người đó mới có thể phát huy được. Thì đối với Việt Khang đơn giản mỗi người có khả năng khác nhau, thì tuỳ họ biết được vai trò của mình, trách nhiệm của mình. Ở đâu cũng được cả, miễn sao mình phát huy được khả năng của mình, để mình làm 1 điều gì đó cho cái nguyện vọng của mình. Còn cao lớn hơn nữa, to tát hơn nữa Việt Khang không dám nói. Chỉ biết là mình làm được cái gì thì mình nên làm, chứ không có những cái tuyên bố hoặc những cái hứa hẹn trong lúc mà mình chưa ổn định được.
Cuộc sống chưa ổn định được, mọi thứ nó sẽ diễn ra trong tương lai. Việt Khang luôn luôn là 1 người nghệ sĩ. Những hoài bão còn đó. Những dự tính còn đó. Những ước mơ còn đó, ước nguyện còn đó thì Việt Khang sẽ thực hiện nó tốt nhất có thể.
RFA: Như anh vừa nói, mỗi người được thượng đế, tạo hoá ban cho 1 sở trường khác nhau. Điều này đã chứng minh qua những ca khúc của anh đã đi vào trái tim của triệu triệu người Việt Nam. Quan điểm của riêng anh về vai trò của âm nhạc trong con đường đấu tranh như thế nào?
Việt Khang: Âm nhạc là tiếng nói thổn thức của lương tâm. Ví dụ những câu chuyện bình thường người ta nghe qua, đọc qua, thoáng qua thôi, nhưng âm nhạc thì nó đọng lại, đọng lại trong tâm tư của mỗi con người. Nó đọng lại và dần dần người ta cảm nhận nó 1 cách toàn diện hơn. Nó thấm từ từ để người ta hiểu được nó toàn diện hơn. Có những bài hát mấy mươi năm rồi, nhạc miền Nam Việt Nam, đến giờ này người ta hát mà tuổi Việt Khang nghe cũng hiểu được phần nào không gian thời gian thời điểm đó.
Là 1 người nghệ sĩ, ca hát, sáng tác, Việt Khang hiểu được là âm nhạc có linh hồn. Nó có 1 cái gì đó làm cho người ta thổn thức.
RFA: Hai năm trước, khi anh vừa mãn án 2 năm tù giam, chúng tôi đã có dịp phỏng vấn anh về hoàn cảnh ra đời của 3 ca khúc Việt Nam tôi đâu; Anh là ai và Trả lại cho dân. Tất cả những sáng tác đó đều là những sáng tác có thể gọi là  “đối diện trực tiếp” với hiện tình của đất nước. Bây giờ rời quê hương, anh có nghĩ rằng những ca từ trong sáng tác của mình vẫn sẽ đủ sức mạnh chuyển tải thông điệp như thế?
Việt Khang: Theo Việt Khang, mỗi 1 bài hát được ra đời nó có cái duyên của nó, bắt buộc nó phải có mặt. Nói về cảm nhận của 1 người sáng tác, không phải là tự nhiên nó ra đâu, mà nó có 1 điều gì rất thiêng liêng, nó thổn thức được người tác giả và bắt buộc nó phải ra đời bằng tình cảm rất đặc biệt.
Sau này cũng vậy. Việt Khang không còn ở Việt Nam, nếu ơn trên soi sáng thì Việt Khang nghĩ Việt Khang cũng sẽ làm được.
Mình làm gì cũng vậy, nếu có ơn trên soi sáng, dìu dắt là mình làm được tất cả.  Nếu không hội tụ được những điều đó thì không thể làm được. Với đức tin của Việt Khang là như vậy. Chứ Việt Khang cũng bao nhiêu người khác thôi, tại sao là có những ca khúc làm cho đồng bào thương mình đến như vậy. Việt Khang rất bất ngờ vì điều đó.
RFA: Việt Khang có thể chia sẻ câu chuyện về ca khúc Việt Nam tôi đâu của anh được 1 nhạc sĩ Nauy thực hiện trong album Unsongs gồm 12 ca khúc bị cấm hát ở 12 quốc gia?
Việt Khang: Có 1 anh nhạc sĩ tên là Pal Moddi Knutsen người Na Uy, ảnh thực hiện 1 CD gồm 12 ca khúc của 12 quốc gia khác nhau, toàn là những ca khúc bị cấm, chủ đề là Unsongs.
Ảnh được 1 đồng hương người Việt Nam ở Na Uy giới thiệu ảnh nghe bài Việt Nam tôi đâu. Ảnh vừa nghe xong thì muốn thực hiện ca khúc này trong album đó. Anh có sang Việt Nam, gặp Việt Khang tại nhà của Việt Khang để trò chuyện và làm 1 cái video. Hiện có trên Youtube cuộc phỏng vấn của ảnh với Việt Khang.
Ảnh có nhã ý lấy ca khúc đó, dịch ra tiếng Anh và hoà âm lại theo phong cách Châu Âu, đánh với lại 1 dàn nhạc rất lớn của NaUy.  Ảnh lấy những ca khúc đó đi diễn 1 vòng Châu Âu và được sự đón nhận của nhiều khán thính giả khắp nơi.
Đây là 1 thông tin mà Việt Khang cũng xin chia sẻ với khán thính giả. Vừa rồi, lúc mà Việt Khang chuẩn bị đi sang Hoa Kỳ là bên đó có 1 người, thay mặt cho anh nhạc sĩ này gọi cho Việt Khang, mời Việt Khang đi lưu diễn ở Nauy vào mùa hè năm nay, cùng hát với anh nhạc sĩ này và dàn nhạc ở NaUy vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 2018 này. Việt Khang cảm thấy mình vinh dự và hạnh phúc lắm. Ai cũng vậy, đặt trường hợp ai trong hoàn cảnh của Việt Khang lúc này cũng thấy vinh dự, rất hạnh phúc. Điều đó càng cho Việt Khang cảm thấy mình cảm ơn ơn trên đã cho mình 1 đặc ân rất lớn.
RFA: Xin cảm ơn Việt Khang. Một lần nữa chúng tôi xin chúc mừng anh và chúc cho mọi chuyện luôn tốt đẹp ở phía trước.
Theo RFA
song  
#6 Đã gửi : 11/02/2018 lúc 10:50:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,697

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
VIỆT KHANG: Người gieo hạt nhân!
 
  
Có hai người đàn ông trẻ đang gieo những hạt nhân xuống thế gian. Một là ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, đang mang những hạt nhân nguyên tử ra để dọa dẫm thế giới, làm điên đầu các nhà lãnh đạo ở Hoa Kỳ. Còn người kia là nhạc sĩ Việt Khang, người chỉ gieo những hạt nhân từ, nhân hậu, nhân nghĩa, nhân bản cũng như nhân quyền. Ấy thế mà cũng làm điên đảo nhà cầm quyền Việt Nam ở trong nước, khiến họ đã phải giam giữ anh suốt 4 năm tù cộng 2 năm “quan chế”! Và cuối cùng đành phải thả anh đi ra nước ngoài dưới áp lực của chính phủ Hoa Kỳ, đặc biệt là sự can thiệp mạnh mẽ của Thượng Nghị Sĩ John McCain.
 
Tôi chỉ được trao đổi với nhạc sĩ Việt Khang (VK) có đôi lần. Một lần anh vừa text, vừa email cho tôi khi mới ra tù để gời lời chúc Tết, và cảm ơn những điều mà tôi đã giới thiệu về anh trên các chương trình video của trung tâm Asia cùng những phát biểu khác. Còn lần thứ hai thì anh em chúng tôi nói chuyện qua điện thoại, anh tâm sự về hoàn cảnh gia đình của mình! Và lúc ấy tôi chỉ nhận xét được, anh là một người nhạc sĩ trẻ, với trái tim nhân hậu và tranh đấu cho nhân quyền qua những ca khúc làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới!
 
Tuy nhiên cho đến khi tiếp xúc và gặp gỡ trực tiếp VK, tôi lại càng ngưỡng mộ và khám phá thêm ở anh những khía cạnh khác của một con người đầy lòng nhân bản. VK tên thật là Võ Minh Trí, là một người miền Nam, ăn nói thật giản dị, thành thật và từ tốn. Nhưng khi quan sát VK trả lời những câu hỏi rất tò mò và phức tạp của các phóng viên báo chí, truyền hình trực tiếp ngay tại phi trường sau hơn 30 giờ không ngủ, vừa bay, vừa đợi chờ ở phi cảng, trong một hoàn cảnh thật tế nhị, đầy xúc động, tôi mới biết anh là một người thật sâu sắc, cẩn thận và kỹ lưỡng. VK không từ chối bất cứ một câu hỏi nào và quan trọng hơn cả là không hề phát biểu một điều gì thừa thãi hay vấp váp hoặc “đụng chạm”! Từ chuyện gia đình, tù tội, chính trị, đến hận thù và nhân nghĩa, không thiếu bất cứ một câu hỏi nào mà người ta không đặt ra cho VK tại phi trường Los Angeles, ngay khi vừa xuống máy với nét mặt còn xanh xao, mệt mỏi.
 
UserPostedImage
VK đang trả lời phỏng vấn
 
Bước ra khỏi phi trường và đi cùng với những người nghệ sĩ đồng chí hướng, đã chia sẻ cùng một lý tưởng và phổ biến những ca khúc yêu nước của anh trên khắp thế giới như Trúc Hồ, Quốc Khanh, Nguyên Khang, Mai Thanh Sơn... Nhìn VK tươi cười và huyên thuyên nói chuyện, tôi có cảm tưởng như một cánh chim, đã vừa tìm được tổ ấm mới ở hải ngoại. Vì thật sự khi sinh hoạt chung, tôi biết các anh chị em nghệ sĩ vừa kể, cộng với Diễm Liên, Đoàn Phi, Y Phương, v..v.. vẫn thường âm thầm trao đổi và nói chuyện qua điện thoại với VK, có khi hàng ngày. Qua các buổi trình diễn nhạc VK, những lúc tinh thần khán giả lên cao độ, tôi còn thấy họ lén lút “livestream” cho VK cùng chứng kiến. Họ chia sẻ, giúp đỡ và bảo bọc người nhạc sĩ yêu nước này như chính người thân trong gia đình của mình. Chả thế mà họ đã, đang và sẽ khắng khít với nhau. Họ đã kiên nhẫn, bỏ ngoai tai những lời đồn đãi nhảm nhí để sống với nhau một cách chân thành và tình nghĩa của những con người có tư cách và trái tim yêu nước.
 
UserPostedImage
VK cùng thân hữu và cô phụ tá TNS McCain
 
Lúc đoàn người đông đảo đang ồn ào và sôi nổi vây quanh VK ở phi trường, nào là hội ngộ, thăm hỏi, phỏng vấn trong một cảnh tượng vô cùng náo nhiệt, thì ở một góc xa tôi nhìn thấy có một thiếu nữ đang đứng khóc, và vội chùi nước mắt khi tôi bước đến hỏi thăm, thì ra đó chính là cô luật sư người Mỹ gốc Việt, phụ tá của TNS John McCain và cũng là người chính thức được ông McCain giao phó trọng trách đảm nhiệm hoàn toàn việc thương thảo, sắp đặt và can thiệp cho VK được ra khỏi VN, cô xin được dấu tên. Tìm hiểu sâu hơn nữa tôi còn biết thêm cô chính là một người “đàn em” của NS Trúc Hồ. Vì cảm phục tấm lòng son sắt với quê hương, đất nước của TH và VK cho nên cô đã cam kết với NS Trúc Hồ là sẽ cáng đáng công tác đầy thử thách này và cô đã âm thầm hoạt động một cách thật kín đáo và gian truân trong suốt hơn hai năm trời, trước những đòi hỏi phức tạp của “phía bên kia”. Cô nói, đã nhiều lần tưởng VK được đi nhưng lai bị hủy bỏ, thậm chí VK đã cầm vé để chuẩn bị lên mày bay một tuần trước đó, nhưng rồi cũng bị “làm khó”, khiến cô bé lại vất vả, ngược xuôi! Chả trách cô đang khóc trong hạnh phúc khi nhìn thấy VK đang tươi cười gặp gỡ đồng bào, cùng những người bạn đồng chí hướng với mình trên đất khách. Biết đâu cũng có thể cô khóc vì chợt nghĩ, đến khi nào thì cảnh này sẽ diễn ra ngay trên đất nước VN yêu dấu mà “giặc Tầu đang ngang tàng trên quê hương của chúng ta”?
 
Tôi ngưỡng mộ và mang ơn cô, vì thì theo tôi một nhân tài yêu nước như nhạc sĩ Việt Khang, cần phải đến một nơi để được tự do sáng tác, để tiếp tục nói dùm những người không được nói và hát thay cho những người không được hát. Chỉ với 2 ca khúc “Anh Là Ai” và “Việt Nam Tôi Đâu” đầy tình yêu nước mà anh đã trả giá bằng 6 năm tù tội, chính vì thế mà 2 bản nhạc mà anh lén lút sáng tác sau đó là “Trả Lại Cho Dân” và “Con Đường Việt Nam”, trung tâm Asia đã phải dùng tên khác để tôi giới thiệu tác giả!
 
Tôi gọi anh là “người gieo hạt nhân”, là vì:
Đối với những người bách hại anh, VK dùng những lời lẽ nhân từ để nói về họ: “anh là ai, tại sao lại đánh tôi...”?
Đối với đồng bào ở trong nước, anh can đảm đứng lên để đòi hỏi nhân quyền cho họ, và chỉ xin “quyền được nhìn, được nghe, và được nói...”!
Đối với những bạn tù, anh giữ trọn nhân nghĩa khi viết: “anh Trần Huỳnh Duy Thức vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đầy...”!
Đối với những người nhạc sĩ cùng chí hướng mà anh luôn kính phục như NS Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng hoặc cùng hoạt động như Việt Dzũng, dù đã khuất nhưng với tấm nhân tình, anh xin được đến viếng thăm và cầu nguyện cho họ ngay khi xe vừa rời khỏi phi trường.
 
UserPostedImage
Việt Khang đứng trước mộ Việt Dzũng
 
Và tôi tin chắc rằng một con người nhân văn, với tấm lòng nhân hâu như anh, lại được sống trong môi trường tự do, VK sẽ cùng những người đồng chí hướng tiếp tục sáng tác, tiếp tục tranh đấu cho quê hương VN tránh khỏi “bị ngoại xâm và hiểm họa diệt vong”, và cùng đưa đất nước Việt Nam vào con đường nhân bản!
 
Nam Lộc
(tặng Việt Khang, những ngày cuối năm Dậu)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.205 giây.