logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/03/2018 lúc 09:45:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bìa quyển tạp ghi "Ga Cuối Đường Tàu" của nhà văn Huy Phương. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – “Nếu cuộc đời là một chuyến tàu thì cuối cùng, chúng ta ai cũng có một nhà ga để xuống, có điều sớm hay trễ mà thôi. Và đến một tuổi, một lúc nào đó, chúng ta phải nghĩ là đã đến lúc sắp xuống tàu. Vì vậy, tác phẩm này, hôm nay đến tay bạn đọc, được xem như là một nhà ga cuối, cuộn chỉ thời gian đã kéo gần hết, quỹ thời gian chẳng còn được bao nhiêu!”

Đây không là lần đầu tiên tôi được chọn làm người viết bài giới thiệu cho một tập sách mới xuất bản của nhà văn Huy Phương, nhưng đây lại là lần đầu tiên tôi thấy có điều gì đó mênh mang, rưng rưng khi lật nhẹ từng trang, và chậm rãi đọc từng dòng mà tác giả viết “Thay lời tựa” cho “đứa con Út” mang tên “Ga Cuối Đường Tàu” – “Tuyển Tập 80.”
“Ga Cuối Đường Tàu” có lẽ là tập sách dày nhất trong số các tác phẩm mà nhà văn Huy Phương đã xuất bản. Bởi, có đến 80 bài tạp ghi tiêu biểu cho lối viết tạp ghi của ông được chọn lựa để đưa vào đây nhằm gửi đến độc giả, những thân hữu, tri kỷ lâu năm, nhân ngày tác giả bước vào tuổi 80.
Đánh dấu “cột mốc” này, bài đầu tiên trong “Ga Cuối Đường Tàu” chính là bài tác giả… tự viết cho mình: “Viết cho ngày lên tám… (mươi)”
“Tuổi 80 đã được xếp vào loại ‘thượng thọ’.” Dẫu biết rằng vậy, nhưng bài viết của “ông già đầu bạc” sao chứa đầy những nỗi niềm, những tâm sự chất ngất. Những người cùng một thời với ông, những người không ít lần xuất hiện trong các buổi ra mắt sách trước đây của ông, như ký mục gia Bùi Bảo Trúc, như Trung Tá Hạnh Nhơn, như nhà báo Vũ Ánh, như Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích,… giờ đều đã là “những người muôn năm cũ”. Phải chăng bước vào tuổi này, nhìn lại bạn bè, tri kỷ chung quanh nay dần thưa, đã khiến ông cảm thấy chút gì đó chông chênh, chơi vơi:
“Ngoảnh lại trước, người xưa vắng vẻ
Trông về sau, quạnh quẽ người sau
Ngẫm hay trời đất dài lâu
Mình ta rơi hạt lệ sầu chứa chan.”
(Thơ của Trần Tử Ngang – do Trần Trọng San dịch)
Tâm trạng này xuất hiện bàng bạc trong nhiều tạp ghi mà ông chọn lọc đưa lại vào đây, như “Bữa ăn một mình,” “Buổi tối một mình,” “Một bờ vai,” “Ngày giỗ,” “Ngày tốt nghiệp,” “Nỗi buồn cuối năm, nỗi buồn cuối đời,” “Bữa cơm gia đình,” “Mẹ vẫn chờ con bên cửa,” “Tri âm tri kỷ đời nay,”…
Tâm trạng này, qua những câu chữ mộc mạc, giản dị của người đã trải qua nhiều ghềnh thác cuộc đời nói lên được nhiều lắm tâm sự của bao người cùng cảnh ngộ: “Nhiều khi trên đường lái xe về nhà buổi chiều một mình, khi thấy trời đã bắt đầu tối, phố xá đã lên đèn, tôi bỗng tự hỏi, buồn biết bao nếu đêm nay không có một nơi để về, hay về một nơi hiu quạnh!” (Buổi tối một mình), “Cha mẹ Việt Nam tự an ủi, ru mình bằng bốn tiếng ‘nước mắt chảy xuôi’ là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người, không hề lưu luyến, bịn rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi.” (Nỗi buồn cuối năm, nỗi buồn cuối đời)
Bên cạnh những đau đáu về tình người riêng chung trong giềng mối gia đình, ông bà, cha mẹ, con cái, tạp ghi Huy Phương còn là nơi chứa đựng “những niềm riêng làm sao nói hết” của bao người về những điều tưởng như vụn vặt, nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày, nhưng thực ra, đó chính là nơi người ta thể hiện trách nhiệm với cuộc đời, với xã hội.
Không khó để nhận ra điều đó qua “Người khách trọ vô tình,” “Cái mặt Việt Nam,” “Đất nước ăn xin,” “Phải biết đỏ mặt,” “Thảm trạng di dân,” “Vũ khí của kẻ yếu,” “Không còn nước mắt,” “Hả hê trên nỗi đau người khác,” “Tình đời và cái xương cụt,”…
Thử đọc lại một đoạn trong bài “Cái mặt Việt Nam”:
“Cái mặt Việt Nam CS ở Nhật mà đại diện là phi công, tiếp viên hàng không, người mẫu, du học sinh ăn cắp… không kể hết tên.
Cái mặt Việt Nam CS ở Phi Châu mà đại diện là nhân viên ngoại giao Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của “Đại Sứ Quán Việt Nam” tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác.
Cái mặt Việt Nam CS ở Đài Loan mà đại diện là công nhân “xuất khẩu” ăn trộm chó làm thịt.
Cái mặt Việt Nam CS ở Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức với những nhóm băng đảng, buôn người có các tòa đại sứ Việt Cộng… chống lưng.
…Phần tôi, mỗi khi soi gương, tôi vẫn nhớ, ‘Tôi là người Việt Nam!’ và cảm thấy thương cho tôi và thù ghét những con người CS đã làm cho hình ảnh Việt Nam xấu xa đi như hôm nay.”
Hay đôi dòng trong bài “Không còn nước mắt”:
“Mới mấy tháng trước đây thôi, vào lúc nửa đêm, tại một tiệm bánh pizza Papa John ‘s ở thành phố Helena, Montana, một người đàn ông bịt mặt vào tiệm, tiến đến quầy thu ngân, đưa ra một mảnh giấy đòi nộp tiền. Công nhân của cửa tiệm vội vã mở hộc, hốt hết tiền đưa cho “kẻ cướp,” nhưng không, người đàn ông bịt mặt, ngần ngừ rồi bỗng bật khóc và nói rằng, ông ta chỉ cần ít thức ăn cho các con ông ở nhà đang đói, chứ ông không phải là tên ăn cướp chuyên nghiệp. Người đàn ông, sau đó rời khỏi tiệm với một hộp pizza và một ít cánh gà, cho gia đình của ông, đang không có gì ăn tối nay. Chủ tiệm đã báo cảnh sát ngay sau đó.
Người ta thường lên án nạn cướp bóc, trấn lột, nhưng nghĩ sao trong trường hợp này, liệu nhân viên cửa tiệm có thể rộng lượng cho đi một ít thức ăn, nếu có một người đàn ông đói khát bất ngờ, thay vì bỏ tiền ra mua thức ăn, lại ngửa tay xin một vài cái cánh gà, hay một miếng bánh cho gia đình và chính ông ta không?”
Người đọc, như tôi, như những ai đang đọc đến những con chữ này, cảm thấy điều gì đang trỗi lên trong tâm trí mình? Một điều gì phẫn uất, đau đớn? Một điều gì tê tái, xót xa?
Cuộc sống với bao lo toan thường nhật kéo chúng ta đi “băng băng,” nhưng những điều nhà văn Huy Phương, trong từng bước đi chậm rãi của mình, nhìn nhận, góp nhặt, và trải bày, đã giúp chúng ta có dịp tự nhìn lại những điều mình vô tình, hay cố ý bỏ quên. Để rồi suy ngẫm, để rồi thấy mình cần nên làm gì trước khi bước chân đến “ga cuối đường tàu.”
Giống như một bài được chọn đặt gần cuối quyển sách, “Tôi biết thế nào anh cũng đến,” có lẽ nhà văn Huy Phương cũng sẽ có một nụ cười mãn nguyện để nói rằng “Tôi biết thế nào quý độc giả cũng đến” khi nhìn thấy “đứa con út” của mình – “Ga Cuối Đường Tàu” – được các độc giả tìm đến.
Ngọc Lan/Người Việt

phai  
#2 Đã gửi : 17/09/2018 lúc 06:01:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Huy Phương Ơi, Xin Ông Đừng Vội Xuống Tầu!

(Bài phát biểu trong buổi RMS GA CUỐI ĐƯỜNG TẦU của Huy Phương tại NB. Người Việt Ngày 16 tháng 9-2018)
 
UserPostedImage
Nguyễn Xuân Nghĩa (Hình của Trần Đình Thục)
 
Là người theo đạo Phật, sống tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 21, tôi nghĩ tới đời người… như một chuyến bay.
Tùy hoàn cảnh, cần bay từ đây qua miền Đông Hoa Kỳ hay miền Tây Âu Châu, ta có thể mua vé bay thẳng, hoặc muốn rẻ hơn thì phải qua vài trạm. Máy bay hạ cánh tại Denver, Chicago hoặc Miami rồi bước xuống phi cảng, ta tìm xem mình phải qua cổng số mấy, lấy chuyến bay kế tiếp để đi tới đâu…. Đời người chỉ là một chuyến bay, thí dụ như từ Los Angeles tới Houston, nơi đó ta bay tiếp cho đến mục tiêu cuối cùng mà chẳng là mục tiêu sau cùng của cuộc đời.
Hãy tưởng tượng là có một hành khách từ Los Angeles quá hài lòng với ghế bành thoải mái trong chuyến bay, khi phi cơ đáp xuống Houston lại nhất định ngồi tại chỗ, không chịu xuống. Kiếp này quá đẹp vì sao lại rời?
Một người khác thì biết thân biết phận nên cùng hành khách bước xuống phi cảng, nhưng lại quên là phải qua cổng số mấy để đi tới đâu. Họ lang thang trong dẫy hành lang tấp nập đông người và đi lạc. Có khi hụt chuyến bay. Họ không siêu thoát được và chập chờn trong cõi trung gian hay trung ấm, có khi đói, có khi cần người chỉ dẫn. Có khi cần tiếng cầu kinh….
 
Tôi phải dẫn nhập như vậy, để giới thiệu chuyến đi của Huy Phương.
Ở tuổi bát tuần, ông không dùng ẩn dụ phi cơ mà nghĩ tới chuyến tầu hỏa. Sắp tới nhà ga ở cuối đường tầu, ông biết là mình sẽ phải xuống và kỹ lưỡng chuẩn bị đi xuống. Sau đó đi đâu có lẽ ông không biết - mà nhiều phần thì cũng chẳng cần.
Vì ông bận kiểm lại hành lý của chuyến đi sắp chấm dứt.
 
Hành lý của ông thật ra cũng chẳng có gì vì tất cả nằm trong tâm và trí của Huy Phương. Ông kiểm lại những gì mình đã viết ra – trong cả chục cuốn sách đã xuất bản – và tặng cho chúng ta, những hành khách của một chuyến đồng hành những bài tâm đắc nhất. Với tôi, món quà tinh thần này, trải gần 400 trang sách, là cuốn chỉ nam cho chuyến đi sắp tới của chính chúng ta. Tôi đến đây, tham dự buổi ra mắt sách này, cũng là để bày tỏ lòng tri ân.
 
Có khi còn là lòng tri âm.
Tại sao Huy Phương viết nhiều như vậy? Ông viết hàng ngày vì vằng vặc sống hàng giờ với những kinh nghiệm rất riêng tư mà cũng là nét rất chung của mọi người, nhưng nhiều người có khi lại không thấy, nếu không chịu đọc, và đọc lại.
 
Trong một buổi ra mắt sách trước đây của Huy Phương, tôi có phát biểu, rằng “Huy Phương viết vì sự thôi thúc vô hình của một quan niệm về đạo lý. Ông tiếp tục kê vai vào cây Thánh giá chung của cả dân tộc dù chẳng ai bắt, không ai đòi và dù nhiều người trau chuốt một cây Thánh giá lấp lánh trên ngực….”
 
Bây giờ, nói đến tác phẩm chúng ta chào mừng hôm nay, tôi bắt gặp nỗi ngậm ngùi của nhà văn Võ Phiến trong các bài tùy bút ông viết 40 năm trước, khi tạm ngừng chân tại hải ngoại, bần thần ngơ ngác trong chốn lưu vong. Tạp ghi của Huy Phương làm ta ứa nước mắt như tùy bút của Võ Phiến. Đến độ mình phải đặt cuốn sách xuống bàn, nén tiếng thở dài rồi suy ngẫm thêm.
Chúng ta trưởng thành hơn khi suy ngẫm như vậy nhờ tạp ghi của Huy Phương.
Chúng ta hết còn là một sinh vật sống nhờ cái bao tử hay nhờ cảm quan thụ động như của một đứa trẻ. Nhiều chế độ độc ác sở dĩ tồn tại là nhờ biết đẩy con người vào trạng thái tâm lý đó. Huy Phương đánh thức những suy nghĩ khác trong chúng ta, cho chúng ta. Đấy cũng là lý do vì sao trong 80 bài viết được ông tuyển chọn, đa số đề cập tới những gì đã và đang xảy ra cho Việt Nam.
Huy Phương không viết để chống cộng như nhiều người có thể lầm tưởng. Ông viết để cứu người. Khi chuyến tầu đã tới cuối đường, ông vẫn còn nghĩ đến việc cứu người. Có khi cứu người bằng toa thuốc đắng, với lòng thương cảm của một y sĩ không cần làm văn chương thơ phú. Thí dụ như bài “Bữa Cơm Một Mình”.
Nhưng không chỉ nhìn về đằng sau, trên hai trục không gian và thời gian, qua tấm địa đồ và cuốn lịch, Huy Phương viết về hiện tại trên đất Mỹ, với những phê phán dịu dàng và còn nhắc nhở chúng ta về tương lai, vẫn với tinh thần đạo lý nhưng không khô cằn như một nhà luân lý. Vì vậy, người ta rất dễ đọc Huy Phương. Và cũng rất khó quên.
 
Đấy là về nội dung. Về phong cách và bút pháp, Huy Phương viết rất chỉnh và có lẽ ông cân nhắc từng câu, từng chữ, cho tới dấu phẩy, dấu chấm, với tác phong của một nhà giáo.
Chúng ta bị bão hòa với nạn thông tin tràn ngập, tức thời, nghe xong đọc thấy là quên, có khi còn phiên dịch linh tinh với đầy nhiễu âm. Trong khung cảnh gọi là “văn minh” đó, Huy Phương ngồi im như cụ đồ già năm xưa. Ông viết tiếng Việt có chuẩn mực, câu cú mạch lạc mà không đi lạc vào ngôi vườn văn chương.
Ông khiêm nhường viếp tạp ghi như một thể loại bút ký thôi, nhưng vẫn để lại những hình ảnh thật nghệ thuật. Mỹ quan của Huy Phương hợp nhất với tinh thần phát huy đạo lý con người của ông.
Hai chục năm trước, bên mảnh huyệt của nhà văn Mai Thảo, Võ Phiến phát biểu rằng trong chốn lưu vong ai cũng ưu tiên lo miếng sống, Mai Thảo lại lo cho văn chương. Nhờ vậy, Võ Phiến nhấn mạnh, chúng ta trở thành văn minh hơn.
 
Chuẩn bị cho chuyến đi tới cuối đường tầu, Huy Phương kiểm lại hành lý của mình, và để lại cho người sau. Nhờ vậy, chúng ta trở thành người tử tế hơn. Nhưng cũng vì vậy, Huy Phương ơi, xin ông đừng vội xuống tầu.
Tôi xin được kết thúc với một câu “danh ngôn” Huy Phương: “Có những thứ đã chết mà người ta tôn vinh, xây lăng cho nó, nó vẫn chết. Nhưng có những thứ  người ta muốn chôn vùi, hủy hoại, nó vẫn đội mồ sống dậy”.
Vì vậy, hành lý cuối đường tầu do Huy Phương trao lại cho chúng ta chính là “Chuỗi Thương Ca Bất Tận”.
Xin chúc mừng Huy Phương và xin cảm tạ sự chú ý của quý vị.
Nguyễn Xuân Nghĩa
phai  
#3 Đã gửi : 17/09/2018 lúc 06:51:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
‘Ga Cuối Đường Tàu’ – chuỗi thương cảm bất tận của nhà văn Huy Phương

UserPostedImage
Tác giả Huy Phương (trái) và xướng ngôn viên Hoàng Trọng Thụy trong buổi ra mắt sách “Ga Cuối Đường Tàu” tại hội trường nhật báo Người Việt. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
WESTMINSTER, California (NV) – “Nhan đề của cuốn sách được ra mắt hôm nay có thể gây nhiều câu hỏi của quý vị, vì sao là ‘Ga Cuối Đường Tàu’? Nếu cuộc đời là một con tàu thì chúng ta rồi đây ai cũng phải xuống ga,… Biết bao nhiêu người đã xuống ga trước chúng tôi như nhà văn Bùi Bảo Trúc, ký giả Vũ Ánh,… Và có lẽ sẽ còn nhiều người nữa đang ngồi trong con tàu hôm nay.” Nhà văn Huy Phương nói về quyển sách “Ga Cuối Đường Tàu” của mình trong buổi ra mắt vào trưa Chủ Nhật, 16 Tháng Chín tại hội trường nhật báo Người Việt, Westminter.
Trong lời tựa của cuốn sách, ông cũng có viết: “Nếu cuộc đời là một chuyến tàu thì cuối cùng, chúng ta ai cũng có một nhà ga để xuống, có điều sớm hay trễ mà thôi. Và đến một tuổi, một lúc nào đó, chúng ta phải nghĩ là đã đến lúc xuống tàu. Vì vậy, tác phẩm này, hôm nay đến tay bạn đọc, được xem như là một nhà ga cuối, cuộn chỉ thời gian đã kéo gần hết, quỹ thời gian chẳng còn được bao nhiêu!”
Tuy nhiên, xướng ngôn viên Hoàng Trọng Thụy là người điều hợp chương trình ra mắt sách, lại cho rằng: “Tôi nghĩ rằng, cái ga cuối đường tàu này nhằm để lấy trớn, vì quý vị đã biết đến lúc còn tàu dừng lại thì cũng có một con tàu khác lại kéo đi, không phải kéo vào nhà dưỡng lão theo ý của tác giả mà vẫn kéo tiếp tục để đi đến những sân ga khác. Vì trong căn phòng này có cựu Đại Tá Trần Ngọc Thống đã 96 tuổi, mà nhìn kỹ thì đại tá đối với anh Huy Phương cũng không khác bao nhiêu. Cho nên, với tuổi tám mươi của tác giả đối với tôi thì anh Huy Phương sẽ vẫn còn viết được nữa. Và chúng ta sẽ có thêm ‘Ga Cuối Đường Tàu 2.’”
UserPostedImage
Diễn giả Đỗ Tiến Đức trong buổi ra mắt sách “Ga Cuối Đường Tàu” của tác giả Huy Phương. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Một trong những diễn giả của buổi ra mắt sách là ông Đỗ Tiến Đức, cựu giám đốc Nha Điện Ảnh VNCH. Theo ông Tiến, với 80 bài trong “Ga Cuối Đường Tàu,” Huy Phương viết trong đủ mọi đề tài mà ông đã bắt gặp trong cuộc sống của ông. Nhưng ông Đức thích nhất là Huy Phương viết về tuổi già trước nỗi cô đơn và trước cái chết.
“Dường như Huy Phương thấy những người già Việt Nam ở Mỹ ngày nay, mỗi sợi râu là một xâu buồn tủi. Thế nên, ông đã viết: Trẻ con chỉ biết khóc khi đói, khi lạnh, khi đau. Còn cảnh già thì biết buồn, biết tủi thân, biết hồi tưởng và biết khóc lặng lẽ mà không có nước mắt. Phần lớn đã không còn biết, còn nhớ gì nữa nên khi bị ai ngược đãi, tắm lạnh hay cơ thể thiếu nước, thì cũng không còn có khả năng để phản kháng hay kêu nài,” ông Đức nói.
Ông nói thêm: “Theo Huy Phương thì tâm lý của người đời ai cũng muốn sống lâu, nhưng lại sợ già, sợ bệnh tật. Chuyện đời, có người bớt công việc, chịu thu nhập thấp để ở nhà trông con vì sợ con hư hỏng, chứ chưa nghe nói nghỉ việc để trông coi cha mẹ già đói lạnh. Cho nên ở với cha mẹ về già thì mới khó, chu cấp cho cha mẹ già là điều dễ. Bởi vậy, nhiều bậc cha mẹ già bị đùn đẩy từ đứa con này sang đứa con khác. Và chặng cuối cùng là cái nhà dưỡng lão, cũng có chén cơm, viên thuốc, nhưng không có tình thương của quyến thuộc.”
“Huy Phương bình thản viết: Người mẹ nuôi năm người con là chuyện thường. Nhưng, năm người con không nuôi nổi một người mẹ, thì cũng là chuyên bình thường thôi. Và cũng bình thường như cha mẹ nuôi con trở thành bác sĩ, còn con nuôi cha mẹ thì trở thành bác tài để đưa cháu đi học,” ông Đức chia sẻ thêm.
Một diễn giả khác có mặt trong buổi ra mắt sách là kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa. Theo ông Nghĩa, “Huy Phương đã dùng chuyến tàu hỏa sắp đến nhà ga cuối đường, thì ông biết mình là sẽ phải xuống, và ông đã chuẩn bị kỹ lưỡng để đi xuống. Sau đó, đi đâu thì có lẽ ông không biết. Thật ra, nhiều khi ông cũng chẳng cần biết vì ông bận kiểm lại cái hành lý cho chuyến đi sắp chấm dứt của mình. Hành lý của ông thật ra chẳng có gì nhiều, tại vì những thứ đó đã nằm trong tâm trí của Huy Phương.”
UserPostedImage
Diễn giả Nguyễn Xuân Nghĩa trong buổi ra mắt sách “Ga Cuối Đường Tàu” của tác giả Huy Phương. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Về bút pháp của quyển sách, diễn giả Nguyễn Xuân Nghĩa nói: “Huy Phương viết rất chỉnh và có lẽ ông đã cân nhắc từng câu, từng chữ cho đến dấu phẩy, dấu chấm và với tác phong của một nhà giáo sống trong một thế giới gọi là văn minh này, chúng ta bão hòa với cái nạn thông tin tràn ngập, thông tin tức thời, nghe xong, đọc thấy là quên, và có khi còn phiên dịch linh tinh với những nhiều âm om sòm không có nghĩa gì cả.”
“Thì trong khung cảnh gọi là văn minh đó, Huy Phương lại ngồi yên như một cụ già của năm xưa. Ông viết tiếng Việt có trật tự, có mạch lạc mà không đi lạc vào khu vườn văn minh đó. Ông khiêm nhường viết tạp ghi như là một thể loại bút ký, nhưng mà vẫn để lại những hình ảnh rất là nghệ quang và mỹ quang. Cái cảm quan về thẩm mỹ của Huy Phương nó họp nhất về tinh thần phát nguyên đạo lý. Đó là tinh thần làm việc của Huy Phương,” ông nói thêm.
“Tôi xin được kết thúc bằng một câu danh ngôn của Huy Phương trong cuốn sách này: Có những thứ đã chết mà người ta tôn vinh, xây lăng cho nó, nó vẫn chết. Nhưng, có những thứ người ta muốn chôn vùi, hủy bỏ, nó vẫn đội mồ sống dậy. Vì vậy, hành lý cuối đường tàu do Huy Phương trao lại cho chúng ta chính là chuỗi thương cảm bất tận,” kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa kết luận.
Một trong những nhà văn nổi tiếng có mặt là Giáo Sư Doãn Quốc Sỹ đã nói: “Tôi trân trọng và quý mến các bạn trẻ đã dấn thân vào con đường văn nghệ mà tôi đã đi trong bao nhiêu năm qua. Tuy họ là những nhà văn trẻ, nhưng tôi vẫn xem họ như là những người tri kỷ của mình. Hôm nay, tôi được đến đây để dự kiến buổi ra mắt sách ‘Ga Cuối Đường Tàu’, và theo tôi, Huy Phương đã gởi gắm những đều mà mọi người đang lúc hay rồi cũng sẽ đến với ít nhất là một trong nhiều hoàn cảnh của quyển sách này.”
UserPostedImage
Từ trái: Nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Giáo sư Dương Ngọc Sum và nhà văn Huy Phương trong buổi ra mắt sách “Ga Cuối Đường Tàu”. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Giáo Sư Dương Ngọc Sum nhận xét: “Ngay từ lúc chúng tôi còn đi học thì anh Huy Phương đã tỏ ra có năng khiếu về văn chương, thì chuyện sau này Huy Phương nổi danh là việc hiển nhiên. Gần đây, anh đã có hướng đi rất đặc biệt đó là cho ra đời những tác phẩm tạp ghi, và theo tôi, Huy Phương là người viết tạp ghi số một.”
Ông Đỗ Anh Tài, cựu giáo chức Việt Nam, bạn học cùng với nhà văn Huy Phương tại Trường Quốc Học Huế, nêu cảm nghĩ: “Với những bài viết của anh Huy Phương, tuy ngắn, nhưng tích lũy rất nhiều điều quan trọng trong đời sống của chúng ta. Thế nên, anh đã giúp ích được rất nhiều về sự truyền đạt không những về tài liệu mà còn những tâm tình đối với quê hương, dân tộc,… Nhất là hoàn cảnh của người Việt đang sống tại hải ngoại trong lúc này”.
Giáo Sư Song Thuận, cựu hội trưởng sáng lập CLB Hùng Sử Việt cũng có nói vài nét về nhà văn Huy Phương: “Nhà văn Huy Phương là một cây viết nổi tiếng ở hải ngoại, vì ông đã được nhiều độc giả thích đọc những tác phẩm của ông. Sở dĩ ông được nhiều độc giả mến mộ là vì tư tưởng của ông rất chín chắn và rõ ràng khi nói về cuộc sống, những suy tư, những ràng buộc thực tế của những người Việt tại hải ngoại.”
Buổi ra mắt sách có phụ diễn phần văn nghệ do đoàn Văn Nghệ Lạc Hồng trình diễn với sự hướng dẫn của giáo sư Nguyễn Châu.
Độc giả có thể liên lạc mua sách qua điện thoại (949) 241 0488. Email: xbnamviet@gmail.com
Chi phiếu xin đề: Namviet Publisher. Gởi về: P.O. Box 6246, Anaheim, CA 92816
Tác phẩm “Ga Cuối Đường Tàu” – Tuyển tập 80, 372 trang $25. (Cước phí 1 cuốn $3 – 1 đến 3 cuốn $5)
Lâm Hoài Thạch/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.