logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/08/2018 lúc 08:20:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Mùa Xuân Praha 1968 : Cảnh dân chúng Praha ra đường cố thuyết phục lính Liên Xô là không có nội chiến hay phản cách mạng gì cả tại đây. Sovfoto/UIG via Getty Images
Cách nay tròn 50 năm, vào ngày 21/08/1968, Liên Xô đã điều chiến xa sang chiếm đóng Tiệp Khắc, đặt dấu chấm hết cho Mùa Xuân Praha, thời kỳ tương đối tự do tại nước Cộng Sản này. Hôm nay, nhiều hoạt động tưởng niệm được tổ chức tại thủ đô Séc.
Từ Praha, thông tín viên RFI Alexis Rosenzweig gửi về bài phóng sự :
« Con phố Vinohradska đã thay đổi trong 50 năm qua, nhưng đài phát thanh Nhà nước vẫn ở tòa nhà đó - một trong những mục tiêu tấn công chính mà quân đội Liên Xô nhắm tới vì muốn kiểm soát cả đất nước và làn sóng phát thanh của quốc gia này.
Chính tại đây, ngày hôm nay diễn ra lễ tưởng niệm nhưng một số người, nhất là giới trẻ, không thực sự biết đến sự kiện này.
Anh Vojtech, 29 tuổi, thú nhận : "Tôi tin rằng có ngày kỷ niệm nhưng thành thật mà nói tôi không biết chuyện gì đã xảy ra vào ngày 21/08. » Cái tên Alexander Dubcek, một gương mặt tiêu biểu của Mùa Xuân Praha, không gợi nhắc điều gì.
Trái lại, năm 1968 vẫn là một chấn thương tinh thần đối với những người đã sống dưới thời Cộng Sản, trong đó có ông Milan, một tài xế taxi sắp về hưu. Ông nói : « Putin từng là nhân viên KGB, giờ đây ông ấy bắt người dân các nước khác, bắt đầu từ Ukraina, phải chịu đựng những điều mà chúng tôi đã chịu đựng vào năm 1968 ».
Thường bị coi là thân Nga, tổng thống Séc Milos Zeman sẽ không tham dự các buổi lễ kỷ niệm chính thức và sẽ không đọc bất cứ bài diễn văn hay phát biểu gì cả, trái với đồng nhiệm Slovakia Andrej Kiska.
Tối hôm nay, một buổi hòa nhạc lớn dự kiến được tổ chức tại quảng trường Venceslas - Praha, ngôi sao Marta Kubisova sẽ trình diễn ca khúc đã trở thành biểu tượng của Mùa Xuân Praha.
Trong lĩnh vực điện ảnh, cũng trong hôm nay bộ phim Jan Palach bắt đầu được trình chiếu. Đây là bộ phim kể về thanh niên Jan Palach, một sinh viên người Séc đã tự thiêu vài tháng sau khi xảy ra cuộc xâm chiếm của Liên Xô. »
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 21/08/2018 lúc 08:21:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
50 năm Cách Mạng Mùa Xuân, Nga không còn là kẻ thù chính của CH Séc

UserPostedImage
Xe tăng Liên Xô bị đốt cháy trên đường phố Praha trong cuộc xâm chiếm Tiệp Khắc ngày 21/08/2018. CC/CIA
Hôm nay, 21/08/2018, cộng hòa Séc kỷ niệm 50 năm cuộc « Cách mạng Mùa xuân Praha ». Báo Le Figaro nhắc lại sự kiện 1968 bi thương này và có những nhận xét sâu sắc trong cách nhìn của người dân Séc ngày nay về « kẻ thù » bên ngoài.
« Ngày 21 tháng Tám năm 1968 : Chiến xa của Liên Xô tại Praha », Le Figaro đề tựa. Trên thực tế, vào ngày 20/08/1968, sau nửa đêm, một đội quân hùng hậu gồm 450.000 binh sĩ – Liên Xô, Ba Lan, Hungary và Đông Đức –, cùng với 6.300 xe tăng, 800 chiến đấu cơ và một số lượng đại bác nhiều vô kể đã tràn vào xâm chiếm Tiệp Khắc 15 triệu dân.
Sáng sớm ngày 21/08 người dân thủ đô Praha ngỡ ngàng phát hiện thủ đô của mình tràn đầy xe tăng Nga đến « giải phóng » người dân Tiệp khỏi quân « phát xít ». Già và trẻ Praha, giận dữ và tuyệt vọng đến giải thích với những đạo quân đó rằng chẳng có một « tên phát xít » nào ở đây cả và yêu cầu họ trở về Matxcơva. Vài vụ va chạm đã diễn ra và súng đã nổ, hàng trăm người thiệt mạng, trong đó có nhiều người bị xe tăng nghiền nát.
Cuộc tiến công này được tiến hành theo lệnh của Leonid Brejnev (một người cộng sản gốc Ukraina lúc ấy là chủ nhân điện Kremlin) nhằm dập tắt làn gió tự do Mùa xuân Praha. Nhân dịp đó, ông Brejnev đã cho phát triển học thuyết của mình về « chủ quyền có giới hạn » tại các nước Đông Âu, các đồng minh chủ yếu của Liên Xô nằm trong khối Hiệp ước Vacxava.
Với nhà báo Renaud Girard, trong tiềm thức của người dân Tiệp Khắc suốt nửa cuối thế kỷ XX, kẻ thù chính của họ chính là Matxcơva. Đối với họ, năm 1948 và 1968 là hai năm đầy chấn động bi thương. Bởi vì trước đó 20 năm, vào tháng 2/1948, Staline đã ra lệnh cho đảng Cộng sản tàn phá chính phủ liên minh dân tộc hậu chiến và chiếm lấy quyền lực bằng sức mạnh, buộc ngoại trưởng Tiệp Khắc thời bấy giờ là ông Jan Masaryk, thân phương Tây nhảy cửa sổ tự sát.
Thế nhưng, theo nhà báo Renaud Girard, có một sự khác biệt lớn giữa hai sự kiện. Năm 1948, một bộ phận không nhỏ trí thức Tiệp đã thấm nhuần tư tưởng cộng sản Matxcơva. Ngược lại, năm 1968, hầu hết giới trí thức Tiệp Khắc đều ủng hộ phong trào Mùa Xuân Praha. Và họ đã phải trả giá đắt cho sự nhiệt tình đó ngay sau đợt xâm chiếm.
Giống như năm 1948, những ai chọn không chạy tị nạn, đều bị tước mất việc giảng dậy, nghiên cứu, biên tập, điện ảnh hay phóng viên và buộc phải làm những công việc lao động hạ cấp. Đó cũng là những gì diễn ra cho ông Milos Zeman, tổng thống cộng hòa Séc ngày nay.
Kinh tế gia trẻ tuổi thời ấy, mang tư tưởng cải cách đã bị mất việc và khai trừ đảng năm 1970 do chống đối hành động xâm chiếm đất nước của các nước anh em. Rồi cuộc Cách Mạng Nhung 1989 nổ ra. Thời thế thay đổi. Ông lãnh đạo đảng Xã hội – Dân chủ, để rồi từng bước nắm giữ các vị trí trong chính phủ : Thủ tướng (1998-2001) và tổng thống kể từ năm 2013.
Nhưng điều thu hút sự chú ý của nhà báo Girard chính là quan điểm về « kẻ thù » của người dân Séc. Năm mươi năm sau, « đối với cộng hòa Séc, Nga không còn là kẻ thù chính nữa ». Bất chấp cuộc khủng hoảng Ukraina với sự can dự của Nga, tổng thống Zeman từ chối chống Nga một cách có hệ thống.
Trước những lời chỉ trích bất kể là từ Mỹ, ông khẳng khái nhắc lại vai trò quyết định của Nga trong cuộc chiến chống phát xít Đức cũng như quyền tự quyết của dân tộc. Năm 2017, tổng thống Séc thực hiện chuyến viếng thăm nhà nước đến Matxcơva. Trước chủ nhân điện Kremlin, ông Milos Zeman tuyên bố « tương lai của Liên Hiệp Châu Âu ngự trị trong mối quan hệ hữu hảo với Nga ».
Bất chấp những lời chỉ trích về thái độ thân Nga, Milos Zeman vẫn tái đắc cử tổng thống vào tháng Giêng năm 2018. Làm thế nào giải thích một sự quay ngoắc chiến lược như thế trong lòng người dân Séc, vốn dĩ rất bám chặt vào Liên Hiệp Châu Âu ?
Nhà báo Renaud Girard khẳng định đó là vì người dân Séc không còn xem nước Nga như là kẻ thù chính của họ nữa. Năm 2011, ông Milos Zeman đã từng phát biểu : « Kẻ thù, chính là sự chống lại nền văn minh, đang lan rộng từ Bắc Phi đến Indonesia. Ở đó, có hai tỷ người dân sinh sống và hành động chống lại nền văn minh đó được tài trợ một phần nhờ vào bán dầu hỏa, và một phần từ buôn thuốc phiện ».
Cũng như những nước láng giền thân cận nằm trong nhóm Visegrad, người dân Séc hoảng sợ trước những vấn đề mà châu Âu phương Tây đã gây ra cùng với di dân Hồi giáo. Chưa bao giờ họ nghĩ rằng một vụ thảm sát như vụ Bataclan lại có thể xảy ra ở Paris.
Do vậy họ từ chối tiếp nhận những người di dân mà Pháp và Đức đang đề nghị. Tương tự cho những người tị nạn từ Cận Đông, họ chỉ chấp nhận những người Kito giáo. Trong vòng 50 năm, từ 1968 – 2018, cảm nhận về mối đe dọa đến từ bên ngoài đã hoàn toàn thay đổi ngay trong lòng người dân Séc.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.