logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/09/2018 lúc 06:06:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từ nghìn xưa, sách sử Trung Quốc từng ghi nhận về trận đánh của lão tướng thời danh Mã Viện ở Giao Chỉ nước ta, và Hòang Đế Quang Vũ của giặc Tàu (Đại Đông Hán) đã tấn phong cho ông là Phục Ba Đại Tướng Quân. Riêng cuốn sách “Mã Viện Truyện” đã trang trọng ghi chép rằng: “Đại Lão Tướng Phục Ba dẫn hơn hai vạn kỵ binh và hai ngàn chiến thuyền, tiến đến đánh chiếm phương Nam. Sau chiến thắng ông đã cho dựng một cột đồng với lời nguyền ‘Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt’” (Cột đồng này mà gãy đổ, thì toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ bị tiêu diệt!)

Nhưng qua thời gian, đã trải hơn hai ngàn năm câu chuyện đồng trụ và lời nguyền của Mã Viện có giá trị gì chăng? Có công dụng gì chăng? Có lẽ cũng phải có nguyên nhân nào quan trọng lắm để khiến cho vị lão tướng thời danh Trung Quốc thốt lên lời thề độc này? Mặt khác, cũng trong suốt hai ngàn năm trải qua bao nhiêu triều đại, bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu biến cố lịch sử, cũng biết bao nhiêu sử gia Đại Hán xử dụng phương pháp chép sử bất lương với luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, đánh phá Văn Hóa Việt – Bởi vì Văn Hóa Việt chính là “đồng trụ” nâng đỡ cho xã hội “đồng bào” và cho dân chúng Việt Nam; mất văn hóa Việt là mất dân tộc Việt, mất đất nước Việt Nam! Đó là điều mà lão tướng thời danh Trung Quốc đã thức thời mà nhận ra.

Tiếp đến các sự kiện hãng xưởng và các doanh nhân đầu tư Trung Quốc tới Việt Nam, đổ tiền đổ bạc để mua chuộc các quan lại tham nhũng Việt Cộng mà khai thác tài nguyên thiên nhiên, khóang sản, mỏ quặng, mở nhà máy, dựng công ty xí nghiệp, thành lập các đặc khu kinh tế, mở phi trường, hải cảng trong chương trình Một Vành Đai - Một Con Đường như hiện nay cũng là lời cảnh báo “Đồng Trụ chiết, Giao Chỉ diệt!”

I. Văn Hóa Việt Và Chánh Thuyết Tiên Rồng

Từ ngày dựng nước, Dân Tộc Việt được gọi là dòng giống Tiên Rồng, Con Cháu Tiên Rồng, và căn cứ vào nguồn gốc mà cảm thấy mình khác biệt hay trổi vượt hơn các dân tộc khác. Trong suốt dòng lịch sử, Chánh Thuyết Tiên Rồng trở thành nền tảng tâm linh sâu vững nhất trong tư tưởng, trong huyết quản, trong đời sống của mọi người Việt chúng ta, qua danh xưng “Đồng Bào” là anh em ruột thịt từ “Bọc Mẹ Trăm Con” mà ra.

Nhưng đang khi Đại Chúng Việt hãnh diện và phát huy Sinh Thức Hệ Tiên Rồng của Tổ Tiên, thì những lớp người Trí Thức Việt, được gọi là người có ăn có học, nghiên cứu tài liệu sách vở Chữ Nho, sách Thánh Hiền của giặc Tàu lại tỏ ra lúng túng trong việc giải thích về nguồn gốc/ về truyền thuyết của dân tộc mình? Tại sao? Nhiều người còn ngổ nghịch, phủ nhận, và mạt sát truyền thuyết của ta không tiếc lời! Phải chăng đã tới thời điểm “đồng trụ chiết, giao chỉ diệt” nếu như chúng ta không ý thức?

Theo tài liệu sách vở hiện tại, truyện tích Con Cháu Tiên Rồng mà mọi người đang biết tới, đó là do “Truyện Hồng Bàng, trong sách Lĩnh Nam Chích Quái” của nhà văn Trần Thế Pháp viết vào những năm 1370 – 1400. Câu truyện của “nhà văn” này để lộ âm mưu đồng hóa Dân Tộc Việt, của Trung Quốc. Tác giả đã khéo léo gán ghép truyền thuyết “Con Cháu Tiên Rồng” của Tổ Tiên Việt thành ra “tổ tiên Hoa” – Tiên Rồng là hai biểu tượng linh thiêng của tộc Việt, tượng trưng cho Ông Bà Khởi Tổ/ Tộc Tổ – để mang dụng ý viết sai lạc truyền thuyết của dân tộc ta, nhằm thực hiện “đồng hóa Nguồn Gốc Tộc Việt” vào dòng giống và sử học của Tộc Hoa. Câu truyện rõ ràng như thế, mà bao trăm năm có mấy ai nhận diện ra giặc!

II. Truyện Hồng Bàng

“Truyện Hồng Bàng” đề cao người đẹp họ Âu (Âu Cơ), thành ra tên “bà tổ” của tộc Việt. Theo khảo cổ học, vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên (2300 năm), sắc dân Âu Việt tràn vào vùng đất Lạc Việt và thành lập ra nước Âu Lạc. Bởi thế, câu truyện này đã chơi chữ bằng cách gán ghép hai họ của hai sắc dân, Lạc Việt và Âu Việt, thành ra tên của hai vợ chồng Lạc Long Quân và Âu Cơ.

- Câu truyện cũng ghi lại địa giới rộng lớn của Tộc Việt, nhưng tác giả lại cho đó là thuộc quyền cai trị của vua người Hoa, đã có từ mấy ngàn năm trước đấy. Đã gán ghép nguồn gốc người Hoa cho “thành tổ” của tộc Việt, của sắc dân Bách Việt, rồi ông Trần Thế Pháp quái ác này đã “đánh lận” vùng đất ngàn năm của người Việt, thành ra đất của người Hoa.

- Sùng Lãm gốc Hoa, nhưng lại là người gian manh háo sắc vô tâm. Sùng Lãm đã dùng thủ đoạn chiếm đoạt vợ của người anh chú bác ruột, rồi khi có gia đình vợ con, thì hắn lại bỏ bê trách nhiệm. Mặt khác, Âu Cơ cũng thế, tuy là dân Hoa, nhưng lại lăng loàn mất nết và trốn chồng đi theo trai!

- Và toàn thể trăm con Việt, lại đều nhận biết mình thuộc dòng dõi tộc Hoa, muốn theo mẹ Âu Cơ đi về Bắc Quốc. Nhưng về không được, nên mới ở lại Nước Nam. Đang khi vua Nước Nam lại đã nhẫm tâm mà bỏ nước, về thủy phủ, và phó mặc cho mẹ con nàng Âu chia nhau cai trị dân tộc người Nam này!

Như thế, khi chúng ta đọc truyện này, chẳng những Truyện Hồng Bàng ẩn chứa mưu đồ đồng hóa nguồn gốc dân tộc Việt, nhằm thực hiện câu thần chú “Giao Chỉ diệt” của Mã Viện, thì tác giả Trần Thế Pháp đã xuyên tạc: Truyền thuyết Tộc Việt, cướp đất Dân Việt, và còn nặng lời nhục mạ Giống Việt. Đây chính là nhát búa đã bổ vào đầu chúng ta, mỗi khi đọc Truyện Hồng Bàng.

Bởi thế, chúng ta bình tâm tìm hiểu tường tận, đích xác và đúng thực về nguồn gốc của dân tộc mình. Những sự kiện liên quan giữa dân Việt với các sắc dân khác, đặc biệt với người Tộc Hoa. Nhằm loại bỏ âm mưu “đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” vốn có từ ngày Mã Viện tới nay. Nhất là chúng ta đang bị ông Trần Thế Pháp dùng bút chép sử mà “nối giáo cho giặc” đã đâm trúng tim của người Việt chúng ta! Vậy có nỗi đau thương nào hơn câu truyện này? Đây cũng là một nhát dao trung tim còn rỉ máu?

1. Xáo Trộn Nguồn Gốc

Vua Đế Minh, cháu ba đời của Viêm Đế, đi thăm dân vùng Ngũ Lĩnh, lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục được Đế Minh cho làm vua vùng đất đông giáp Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến Hồ Động Đình, nam đến nước Hồ Tôn Tinh.

Lộc Tục lấy con vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm thay cha làm vua, lấy hiệu là Lạc Long Quân. Sùng Lãm cướp vợ yêu của Đế Lai tên là Âu Cơ, nhưng nhiều tác gỉa thời sau, nhu Học gỉa Trần Trọng Kim sửa đổi Âu Cơ con Đế Lai, thay vì như sách chép là vợ của Đế Lai.

Âu Cơ sinh cái bọc chứa 100 trứng, nở ra trăm con trai. Sùng Lãm đi vắng, Âu Cơ dẫn bầy con về Bắc quốc, nhưng về không được, đành trở lại. Sùng Lãm liền chia con làm hai, 50 đứa theo Sùng Lãm xuống thủy phủ, 50 đứa theo Âu Cơ ở lại trên đất để cai trị dân… Một trăm đứa con trai đó là những vị tổ đầu tiên của Bách Việt.

2. Những Điểm Chính Yếu

- Sùng Lãm và Âu Cơ sinh 100 con trai, và họ là thủy tổ của Bách Việt, tức là Tộc Tổ của toàn thể Tộc Việt.

- Bà nội của Sùng Lãm tên là Vụ Tiên, ở vùng núi Ngũ Lĩnh.

- Mẹ của Sùng Lãm tên là Long Nữ (Long Nữ theo Hán văn có nghĩa là nàng họ Long), và là con của vua Động Đình, ở thủy phủ.

- Ông nội, ông cố, ông tổ của Sùng Lãm đều là người phàm, dòng vua, và đều là người Hoa.

- Sùng Lãm nối ngôi cha, lấy hiệu là Lạc Long Quân.

- Âu Cơ là người Hoa, vợ của Đế Lai. Nhưng nhiều tác giả thời sau ghi lại Âu Cơ là con của Đế Lai thay vì là vợ – Âu Cơ có nghĩa là người đẹp họ Âu. Bà dẫn con về Bắc quốc, mà không được nên phải ở lại.

- Trong 100 con trai, 50 đứa theo Sùng Lãm về ở thủy phủ, 50 đứa kia theo Âu Cơ ở lại nước Nam và chia nước này mà cai trị.

- Dưới quyền cai trị của dòng họ đó là đám dân đen, nghèo đói đang phục vụ cho họ, và đang bị họ quấy nhiễu ma thanh dan oan!

- Địa phận vùng đất của Tộc Việt là vùng phía nam sông Dương Tử và nam Ngũ Lĩnh.

- Vùng đất này thuộc quyền vua người Hoa, nhưng sau chia lại cho Lộc Tục, nên mới thành đất của Tộc Việt.

3. Những Điểm Xác Định

a. Truyện Hồng Bàng ghi lại nhiều chi tiết của truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng đang lưu truyền phổ quát trong toàn thể dân Việt từ nhiều ngàn năm trước.

- Từ ngàn xưa, dân ta xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng. Truyện Hồng Bàng đã xác nhận điểm này, nhưng lại cho là do bà nội và mẹ của Sùng Lãm. Bà nội của Sùng Lãm cũng có tên với chữ tiên, là Vụ Tiên, và mẹ của Sùng Lãm có họ là Long – Long Nữ. Chữ long là do chữ rồng đọc theo giọng người Hoa mà phát âm ra long.

- Từ ngàn xưa, dân ta biết chắc chắn là mình phát xuất ở vùng Ngũ Lĩnh, Hồ Động Đình. Truyện Hồng Bàng của ông Trần Thế Pháp cũng xác nhận bằng cách cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ.

- Từ ngàn xưa, dân ta tự xưng là họ Lạc, Lạc Việt. Truyện Hồng Bàng của ông Trần Thế Pháp cũng giải thích là phát xuất do tên hiệu của Lạc Long Quân.

- Câu Cha Rồng nói với Mẹ Tiên: “Ta là giống Rồng, nàng thuộc dòng Tiên” đích thực là của truyền thuyết Lạc Việt từ ngàn xưa. Dầu ra ngoài văn mạch, Truyện Hồng Bàng cũng phải lập lại nguyên văn. Nếu theo đúng văn mạch của Truyện Hồng Bàng, thì Sùng Lãm phải nói với Âu Cơ rằng “Ta hiệu là Lạc Long Quân, có bà nội tên tục là Tiên, có bà mẹ họ là Long, còn nàng là người phàm…” Cũng theo Truyện Hồng Bàng thì chồng của Âu Cơ là Đế Lai, “Nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp tiên nữ…” nên Đế Lai cũng đi, và như vậy Âu Cơ đã không thể là tiên.

- Từ ngàn xưa, dân ta quan niệm biểu tượng Rồng là Cha, ở dưới nước, thiên biến vạn hóa, và Tiên là Mẹ, ở trên đất dưỡng nuôi bảo bọc. Truyện Hồng Bàng cũng làm nổi bật những đặc tính này nơi Lạc Long Quân và Âu Cơ.

- Biểu tượng 50 con theo Mẹ, 50 con theo Cha là truyền thuyết Việt. Tuy nhiên, Truyện Hồng Bàng lại cho rằng 50 đứa theo cha về luôn thủy phủ, giao quyền cai trị dân Việt trong tay 50 đứa theo bà mẹ người Hoa. Như vậy thì làm sao vẫn còn đủ 100 để làm tổ cho Bách Việt.

- Câu Cha Rồng dặn: “Khi cần thì gọi, ta về ngay” cũng là xác định nền tảng của truyền thuyết Việt. Truyện Hồng Bàng lặp lại ba lần trong ba trường hợp khác nhau.

- Truyện Hồng Bàng xác định địa vực của Bách Việt là toàn thể vùng Nam Dương Tử và Nam Ngũ Lĩnh. Dầu trái với tham vọng quyền lực của người Hoa, Truyện Hồng Bàng cũng phải ghi lại tỉ mỉ biên cương của Tộc Việt, và như thế, chắc chắn, đây là sự kiện hiển nhiên đương thời mà ông Trần Thế Pháp phải thừa nhận chớ không thể bịa đặt.

- Truyền thuyết mọi người dân đều có cùng nguồn gốc Tiên Rồng, đều từ Một Bọc Trăm Con, là của dân ta. Dầu trong suốt bài, Truyện Hồng Bàng chỉ quanh quẩn với dòng họ một triều vua, thì câu cuối lại phải liên kết Bọc Mẹ Trăm Con với Bách Việt: “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.”

- Và như thế Truyện Hồng Bàng mặc nhiên xác nhận là đã có hai tộc dân Việt và Hoa khác nhau, với hai nền văn hóa khác nhau, và đã sinh sống trên hai vùng đất khác nhau.

- Đặc biệt về phương diện lãnh thổ, Truyện Hồng Bàng xác nhận truyền thuyết Tộc Việt phát xuất từ vùng Hồ Động Đình, sau đó phát triển trên một vùng rộng lớn, bao gồm từ Nam Dương Tử xuống tới Bắc Trung Phần Việt Nam ngày nay.

- Với việc đồng hóa nguồn gốc Bách Việt thành con cháu của Lạc Long Quân, Truyện Hồng Bàng đã phải xác nhận ảnh hưởng lớn mạnh của Lạc Việt thời ấy.

b. Sách sử nước ngòai

- Trong cuốn “Portraits of China,” Lunda H. Gill nói rằng:

“Trong việc thành hình nền văn hóa Trung Hoa, thiết tưởng ảnh hưởng của những sắc dân thiểu số đã to lớn hơn là nhờ sử gia truyền thống người Hoa công nhận. Sử gia Trung Hoa đã có khuynh hướng lạm nhận rằng dân Hoa đã khởi nguồn từ thung lũng Hoàng Hà, vùng Trung Nguyên, rồi tỏa lan và hấp thụ các dân ‘mọi rợ’ bằng việc ban phát cho họ những hồng ân của nền văn minh Hoa.

[Tuy nhiên,] thay vì ước định có một sắc dân chủ yếu tỏa lan và hấp thụ các sắc dân khác, có lẽ ta nên nhìn thấy những ảnh hưởng văn hóa hỗ tương đưa đến dị biệt trong nền văn minh Trung Hoa. Tại một số nơi, nền văn minh này mang dấu vết địa phương và của những sắc dân đã bị đồng hóa vào dân Trung Hoa,” (Lunda H. Gill, nhà xuất bản University of Hawaii Press, Honolulu 1960, trang 2).

- Trong cuốn “The Chinese Mosaic,” Leo J. Moser nhận định, “Sắc dân, mà ngày nay tự nhận là dân Hoa, đã có nguồn gốc từ thượng lưu Hoàng Hà trong khoảng từ 3000 tới 4000 năm trước, đang khi, tác giả khác lại cho rằng đã có từ 7000 đến 8000 năm trước đây,” (Leo J. Moser, nhà xuất bản Westview Press, London 1985, trang 10).

- Theo tác giả Bodo Weithoff, trong sách “Introduction to Chinese History” của nhà xuất bản Thames and Hudson, London 1975, trang 38 viết, “Vùng lịch sử xưa nhất của Trung Hoa là Trung Nguyên, ở khoảng giữa lưu vực Hoàng Hà, gồm một phần của các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, và Sơn Tây hiện nay. Đó là lãnh vực của các nhà vua Thương, mà sau này, thời Châu xưng là Trung Quốc.”

- Ngoài ra, theo hai tác giả Arthur Cotterell và David Morgan viết trong “China, an Intergrated Study” của nhà xuất bản Harrap, London 1975, trang 62 và trang bản đố:

“Đang khi người Hoa phát triển ở vùng Trung Nguyên, thì ở vùng Hồ Nam đã có Tộc Việt. Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình, ở phía nam trung lưu Sông Dương Tử, rồi phát triển và tạo thành ba nhánh chính, là Thái, Dao, và Việt.
 
Nhánh Thái và Dao của Tộc Việt di chuyển dọc theo các thung lũng, xuống miền nam, đến các vùng Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam, Ai Lao, Miến Điện, và Thái Lan ngày nay.
 
Nhánh Việt thì xuôi theo Sông Dương Tử tiến ra biển, rồi dọc theo bờ biển tiến về phương nam. Cách đây năm sáu ngàn năm, người nhánh Việt đã có mặt khắp vùng này là Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Bắc Việt, và Bắc Trung Việt.
 
Theo thời gian và điều kiện sinh sống địa phương, Tộc Việt lại chia thành nhiều nhánh nhỏ. Mỗi nhánh mang một tên riêng, nhưng đã gọi chung là Bách Việt.”

- Tham khảo những sách sử trên, chúng ta nhận ra rằng, mấy ngàn năm trước khi tiếp xúc với Tộc Hoa, chẳng những dân tộc Việt Nam chúng ta đã phát triển mạnh chẳng những về dân số mà còn mở rộng địa bàn sinh sống, đặc biệt tiến triển về nếp sống xã hội nông nghiệp và ngư nghiệp. Chớ nào cần Truyện Hồng Bàng dẫn giải nguồn gốc, hay Truyện Sĩ Nhiếp quan lại Trung Quốc sang đô hộ và dạy dỗ dân ta làm nông nghiệp?

Sự trổi vượt về Nếp Sống Việt và Văn Hóa Việt còn được ghi nhận và lưu truyền qua kỹ thuật tinh xảo về đồ đồng. Cả đến thời nay, đỉnh đồng và trống đồng từ thời xa xưa, tới nay vẫn là những tuyệt tác vô song! Huống chi truyền thuyết Tiên Rồng, một hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động hiện thực, là sinh thức hệ dân tộc hay là một tiến trình dài, dài như giòng lịch sử của cả một dân tộc đang sống, và đã trải qua bao ngàn năm tiếp diễn cao siêu hiện thực… đang là một đặc điểm của dân tộc Việt Nam chúng ta hôm nay.

4. Xuyên Tạc Truyền Thuyết

Truyện Hồng Bàng đã có nhiều điểm khác biệt nhằm xuyên tạc truyền thuyết và lịch sử của dân tộc Việt Nam:

- Theo truyền khẩu phổ quát trong toàn dân, thì Tộc Việt do Bọc Mẹ Trăm Con, có Mẹ là Tiên có Cha là Rồng.

Thì trong Truyện Hồng Bàng, tác gỉa Trần Thế Pháp lại chép rằng: cha là Sùng Lãm mẹ là Âu Cơ. Bên dòng họ nội của nhân vật Sùng Lãm chỉ là phàm tục. Phía Âu Cơ cũng hoàn toàn là người phàm.

Và 100 đứa con trai, chỉ có bà nội mang họ Long – Long Nữ – đang khi bà bà cố nội có tên Tiên (Vụ Tiên). Như vậy thì không đúng với truyền thuyết Mẹ Tiên Cha Rồng.

Bởi vì biết dân Việt chú trọng phía họ mẹ (mẫu hệ), thì Truyện Hồng Bàng thêu dệt rằng, bà nội và bà cố nội có tên Tiên họ Rồng, rồi để tạo ra điều trớ trêu, chính mẹ Âu Cơ lại là người Hoa, là hoàn toàn phàm tục.

Truyện Hồng Bàng lại chú trọng phía họ cha (phụ hệ), gom cả Tiên lẫn Rồng vào một dòng máu, vào một biệt hiệu Lạc Long Quân của người cha; đang khi, mẹ Âu Cơ lại không dính dáng gì với truyền thuyết Tiên Rồng.

- Theo truyền thuyết của dân tộc ta, thì toàn thể mọi người trong nước là đồng bào, là anh em ruột thịt với nhau – đồng là cùng, bào là bọc – cùng do Một Bọc Trăm Con, Cha Rồng Mẹ Tiên sinh ra.

Thì Truyện Hồng Bàng, một trăm đứa con của Sùng Lãm lại thuộc về dòng dõi mấy đời cha ông nối nhau mà làm vua, và chính họ cũng “chia nước mà cai trị.” Đây chính là biểu trưng của nhóm đặc quyền trong đảng phái chính trị, chớ đâu phải là “tinh thần đồng bào” như ghi trong Truyền Thuyết Việt?

- Truyện Hồng Bàng dù kết thúc bằng câu “Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt,” thì cũng chính là câu truyện này ghi rằng, quanh Sùng Lãm đã có dân chúng Tộc Việt đông đúc và đã sống thành một nước rộng lớn.

Như thế, thì làm sao 100 đứa con của Sùng Lãm, lại có thể là thủy tổ của những người đang sống trước họ, hoặc đang sống dưới quyền cai trị của họ. Cũng theo chính tác giả Trần Thế Pháp, thì đã có 50 con theo Sùng Lãm về ở dưới thủy phủ, và chỉ còn 50 đứa ở lại trên mặt đất. Vậy làm sao còn đủ 100 con để gọi là tổ cho Bách Việt hay Trăm Việt?

- Từ khởi thủy cho tới thời điểm hai ngàn năm cách nay, xã hội Việt thiên về mẫu hệ, con cháu dòng họ đều lấy bên họ mẹ làm chính. Không ai có thể chối cãi sự kiện dân Việt Thời Hùng sống trong chế độ mẫu hệ, cũng như cuộc sống xã hội nằm trong ảnh hưởng của mẫu quyền.

Trong sách “Hậu Hán Thư” của Trung Quốc cũng ghi lại nhiều đặc điểm mẫu hệ sâu đậm trong xã hội Việt vào thời đầu dương lịch. Gần 250 năm sau Thời Hùng, năm 39 sau Công Nguyên, trong số các vị anh hùng lật đổ ách đô hộ, có nhiều Nữ Tướng và đội nữ binh; điển hình Hai Bà Trưng... rồi tới năm 544, sau gần 300 năm của thời Triệu Nữ Vương, mới được ghi nhận dân Việt có nam nhân làm thủ lãnh, Lý Nam Đế.

Trái lại, Truyện Hồng Bàng kể dòng họ của cha là chính. Tất cả dòng bên nội được ghi chép tỉ mỉ, với cả tên riêng, tên hiệu từng người. Đang khi đó, Truyện Hồng Bàng không hề đề cập đến ông bà ngoại, dòng họ bên ngoại, cũng không có tên riêng của mẹ. Tác giả Trần Thế Pháp nghĩ sao?

Theo mẫu hệ thì gái là chính, nhưng Truyện Hồng Bàng chú trọng phía con trai, từ Đế Minh tới Lộc Tục, rồi Sùng Lãm, và 100 con trai. Vậy Truyện Hồng Bàng thuộc ảnh hưởng của văn hóa “phụ hệ” của người Hoa, và đi ngược với truyền thống ‘mẫu hệ” đương thời của dân Việt.

- Về phần tên của tộc dân, dân ta tự xưng là Lạc Việt. Ví du: vua, quan, dân, ruộng… ghi là Lạc vương, Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc dân, Lạc điền… Vì vậy, theo quan niệm mẫu hệ, tên Lạc phải là biểu hiệu của Bà Tổ. Họ Lạc nhắc nhớ hình ảnh của Tiên, của chim Lạc trên Trống Đồng Ngọc Lũ. Bởi thế, đúng đắn nhất chúng ta có thể gọi Hai Vị Khởi Tổ với danh xưng Lạc Cơ và Long Quân, cơ là văn quân là võ, hay đơn giản hơn là Mẹ Tiên Cha Rồng.

Nhưng trong Truyện Hồng Bàng lại ghi họ Lạc thành một phần trong biệt hiệu của người cha Sùng Lãm là Lạc Long Quân. Sau khi đã lấy chữ Lạc gắn thành hiệu của cha, tác giả lại cho dân Lạc Việt một họ mẹ mới, họ Âu, nhằm thuộc về họ người Hoa thuần chủng, Âu Cơ!

5. Xuyên Tạc Đất Tổ

Chẳng những đã xuyên tạc nguồn gốc, tác giả Trần Thế Pháp của Truyện Hồng Bàng lại còn manh nha xuyên tạc về vùng Đất Tổ, dân Lạc Việt xác quyết mình là tộc dân của miền Hồ Động Đình và Ngũ Lĩnh, thì tác giả cho đó là quê hương của Vụ Tiên và Long Nữ.

Nhưng trong Truyện Hồng Bàng, ngoài bà cố nội Vụ Tiên, và bà nội Long Nữ có tên và quê hương liên hệ tới truyền thuyết Việt, thì tất cả dòng họ nội và ngoại của 100 đứa con trai đều là người Hoa.

Vậy mà theo chủ trương phụ hệ của người Hoa, thì thân thế và xuất xứ của người nữ đã chẳng những không còn quan trọng, mà cũng chẳng còn có giá trị xác định nào. Bởi vì, Truyện Hồng Bàng đã chỉ chú trọng tới nguồn gốc Hoa, và chủ trương phụ hệ của người Hoa.

Sự hoán chuyển của tác giả Trần Thế Pháp rất là thâm độc. Vì không chấp nhận mẹ mang họ Âu, dân Lạc Việt cũng sẽ lần lượt bớt chú tâm tới “yếu tố mẹ” mà xa nguồn mất gốc!

Thứ đến, vì chữ Lạc đã mang âm hưởng thiêng liêng ngàn năm, cho nên, dầu nay thành hiệu của cha, thì dân Việt cũng thấy còn quen thuộc, và từ đó, dần dà là chấp nhận phụ hệ. Tác giả đã thực hành lời thề “Giao Chỉ diệt” một cách êm ái lạ thường!
song  
#2 Đã gửi : 28/09/2018 lúc 06:13:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
a. Vùng Đất Tộc Việt

Đất Tổ của Tộc Việt là vùng phát xuất ra dân Việt, và cũng là vùng dân Việt sinh sống trong suốt mấy ngàn năm. Do đó, chính Vùng Đất Tổ là một cái nôi góp phần quan trọng trong việc xuất hiện và phát triển nền Văn Hóa Việt, một trụ đồng dân tộc.

Theo khảo cổ học, Tộc Việt phát khởi từ vùng Hồ Động Đình ở trung lưu sông Dương Tử. Ngày nay vùng đất này thuộc tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc.

Địa bàn khởi thủy của Tộc Hoa là vùng Hoàng Hà. Khi người Tộc Hoa lan dần xuống miền Nam, gặp Tộc Việt, thì Tộc Việt đã phát triển mạnh và đã có một nền văn hóa cao.

Sở dĩ ngày nay có nhiều lầm lẫn về liên hệ giữa Việt và Hoa, vì chẳng những có sự pha trộn giữa hai tộc dân, mà còn vì phần lớn vùng đất trước kia thuộc Tộc Việt, nay là lãnh thổ của quốc gia Trung Hoa. Lưu vực sông Dương Tử là đất khai nguyên của Tộc Việt, và sau đó dân Lạc Việt phát triển rộng ra tại Lĩnh Nam. Dân Việt đã sinh sống tại đây suốt mấy ngàn năm trước khi người Hoa được biết tới.

Vậy mà tác giả của Truyện Hồng Bàng lại cho rằng, đó là lãnh thổ của Tộc Hoa; rồi vì Đế Minh trao tặng nên mới trở thành nơi cư ngụ của Bách Việt.

b. Quan Niệm Người Hoa

Từ ngàn xưa, đối với người Hoa, dân Việt đã là một tộc dân hoàn toàn khác biệt, và hai nền văn hóa cũng hoàn toàn khác biệt nhau. Và phản kháng sự xâm lấn của người Hoa, thì dân Việt tất nhiên đã biết cách tổ chức vững vàng về mọi mặt. Vì ở dọc bờ biển đông nam, nên dân Việt chủ tể về ngành hàng hải và ngư nghiệp. Sự trổi vượt của dân Việt trên vùng nước ven biển, kết hợp với núi non hiểm trở bao quanh, đã tăng phần bảo vệ cho các tiểu quốc Việt thoát khỏi sự thống trị của người Hoa.

Ngay tự ngàn xưa, đối với người Hoa, luôn luôn gọi dân Việt là “Nam man,” trong nhóm người man, ri, mọi, rợ… Tiếng “Nam man” là chỉ sắc dân không thuộc Tộc Hoa ở phía nam, đặc biệt từ nam sông Dương Tử, vùng được gọi là Giang Nam và Lĩnh Nam.

Sử Trung Quốc cũng luôn coi đó là sự kiện hiển nhiên. Các thái thú và thứ sử người Hoa thống trị, bao giờ cũng coi dân “Nam man” là ngoại tộc, không phải người Hoa. Trong suốt mấy ngàn năm qua, đối với người Hoa, đất Giang Nam và Lĩnh Nam đều là đất của Việt. Và ngay cả thời nay, vùng Nam Trung Quốc vẫn còn được gọi là vùng Bách Việt. Hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây cũng vẫn còn được gọi là Việt Đông và Việt Tây, gọi chung là Lưỡng Việt.

Các sắc dân ở vùng phía nam sông Dương Tử, vẫn còn có tên chỉ nguồn gốc là nhánh Tộc Việt. Người dân tỉnh Giang Tây hiện nay là dân Đông Việt. Người tỉnh Chiết Giang là dân U Việt. Người tỉnh Phúc Kiến là dân Mân Việt. Người vùng Lưỡng Việt được gọi là dân Nam Việt… Ngay cả thời nay, người dân trong vùng Bách Việt vẫn tự xưng là Việt Nhân, chớ không phải Hoa nhân.

c. Nguồn Gốc Bách Việt

Bách Việt dùng chỉ tập hợp các sắc dân Việt, Trăm Việt, phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử, mà người Hoa gặp gỡ trên đường bành trướng từ Hoa Bắc xuống Hoa Nam. Lãnh thổ của Bách Việt, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Đông. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, sử sách ghi nhận các nước Hồ Việt ở Hồ Nam, U Việt ở Chiết Giang, Mân Việt ở Phúc Kiến, Đông Việt ở Giang Tây, Nam Việt ở Quảng Đông, Âu Việt ở Quý Châu và Quảng Tây, Điền Việt ở Vân Nam, Chiêm Việt ở đảo Hải Nam, và Lạc Việt ở bắc Việt Nam… Các nước này nằm kế tiếp nhau từ miền nam sông Dương Tử, qua lưu vực sông Hồng rồi xuống tận bình nguyên sông Mã. Đó là chưa kể những nhóm người Việt sống rải rác miền tây nam Trung Quốc, và chưa tổ chức thành quốc gia mà người Hoa gọi là dân Bách Bộc.

Khi nhà Tần thống nhất miền bắc Trung Hoa và những lãnh thổ của miền nam sông Dương Tử, các tiểu quốc Việt lần lần bị xâm chiếm, chỉ có Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt bao gồm Nam Việt, Âu Việt, và Lạc Việt còn là những quốc gia tự trị.

Tới thế kỷ thứ nhất Công Nguyên, các nước Việt này cũng bị nhà Hán thôn tính, mặc dầu các nhóm Bách Việt vẫn còn sống rải rác ở khắp miền nam Trung Quốc. Và trải qua hai ngàn năm lịch sử, phần lớn vùng Đất Tổ của Bách Việt đã bị sát nhập vào bản đồ Trung Quốc, văn hóa văn minh Bách Việt cũng bị đồng hóa thành ra của người Hoa.

Theo công trình nghiên cứu khảo cổ và nhân chủng học gần đây cho thấy người Bách Việt đã vượt sông Dương Tử rất lâu, trước khi có nền văn minh Trung Hoa khởi sự và thành hình. Cận kề hơn nữa là thời Xuân Thu Chiến Quốc, người Bách Việt đã sống rải rác trong các vùng Hoa Bắc là nước Sở tức Hồ Bắc ngày nay, nước Tề ở Sơn Đông, nước Tấn ở Sơn Tây, Hà Bắc…

Theo sử sách Quốc, vào thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên, vùng Chiết Giang là Giang Tô có nước Việt, có Việt Vương Câu Tiễn, có người đẹp Tây Thi cười khuynh nước nghiêng thành… Tới năm 917 sau Công Nguyên, quốc gia ở vùng Phúc Kiến, tự xưng là Đại Việt sau mới đổi tên Nam Hán.

d. Nguồn Gốc Tộc Việt

Hai Vị Khởi Tổ của Tộc Việt, chính là hai người mà con cháu của các Ngài, theo thời gian và phát triển thành giống dân Việt ngày nay. Các Ngài đã sống vào thời khuyết sử, không ai có thể xác định Hai Ngài mang tên họ gì, hoặc sinh hoạt đời sống ra sao.

Tuy nhiên, với thời gian theo dòng đời Văn Hóa Việt được thành hình, rồi với sự trổi vượt các nền văn hóa khác qua những nhận định xác đáng, đúng thực về Con Người và diễn đạt qua biểu tượng Tiên Rồng song hiệp, như đã ghi trong Kinh Việt.

Với đà phát triển, với tình kính quý, với lòng biết ơn sâu xa về Hai Vị Khởi Tổ… từ mấy ngàn năm trước, Tổ Tiên chúng ta đã tôn Hai Ngài thành biểu tượng linh thiêng, Tiên và Rồng. Dân Việt từ đó, đã âu yếm gọi Hai Ngài là Mẹ Tiên Cha Rồng, và hãnh diện tự xưng mình là con cháu Việt hoặc là Con Cháu Tiên Rồng.

Giờ đây Hồn Thiêng của Hai Ngài vẫn linh hiển, và với sứ mạng Trời cho, đã sinh ra cả một giống dân đông đúc siêu việt, là Tổ trên hết các Tổ của Tộc Việt, là Nguồn sinh mọi Thần Thánh Anh Linh Việt… địa vị Hai Ngài thật là cao trọng và uy thế khôn tả, đáng để mọi người chúng ta tôn vinh và khẩn cầu.

Cùng với Hai Vị Khởi Tổ, nguồn gốc Tộc Việt, cũng được truyền thống Văn Hóa Việt thăng hoa, kết tinh thành truyền thuyết Con Cháu Tiên Rồng, được truyền miệng phổ quát trong toàn thể dân chúng Việt:

“Giống dân Việt, khởi đầu từ khi một bà Tiên và một ông Rồng phối hiệp nhau, và bà Tiên sinh ra cái bọc, chứa một trăm người con. Sau đó, ông Rồng nói với bà Tiên rằng: Ta là giống Rồng, nàng thuộc dòng Tiên. Nên, nàng đem năm mươi con lên núi, ta đem năm mươi con xuống biển. Khi cần thì gọi, ta về ngay. Từ đó dòng giống Việt ngày một phát triển.”

Là người dòng giống Lạc Long
Đồng Bào ta nhớ thuộc lòng chín kinh
Tiên Rồng thứ nhất xác minh
Hiệp Song Hoàn Chỉnh trọn tình ai ơi
Thứ hai Trầu Cau diễn lời
Thân Thương nguyên lý làm đời sống chung
Thứ ba hướng tới trùng phùng
Chữ Đồng: Bình Đẳng Tột Cùng là đây
Tiết Liêu thứ bốn dựng xây
An Dân Thịnh Nước xum vầy ấm no
An Tiêm kinh tiếp chăm lo
Việc Làng Dân Chủ - đạo phò con dân
Vọng Phu thứ sáu góp phần
Chồng nào Vợ nấy chuyên cần tăng gia
Trương Chi thứ bảy ấy là
Căn nguyên hạnh phúc – tình ta sáng ngời
Mỵ Châu thứ tám truyền lời
Là Kinh Giữ Nước góp đời sĩ phu
Kết Kinh Phù Đổng diệt thù
Dấn thân Cứu Nước cho dù gian nan
Chín kinh tóm tắt chứa chan
Tiên Rồng văn hóa bao ngàn năm qua

(Huấn ca Kinh Việt, 1982, Phạm Văn Bản)


III. Di Sản Tổ Tiên

Từ lời nguyền của Mã Viện, đã được Trần Thế Pháp dùng ngòi bút chép sử để thêu dệt và làm lung lạc tinh thần của bao thế hệ thanh niên Việt Nam, nhằm thực hiện âm mưu “đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt” mà chúng tôi đã cố gắng phân tích ra, sao cho rõ ràng như trên. Thế nhưng, lực bất tòng tâm và khả năng của chúng tôi thì qúa nhỏ bé, giới hạn… vậy kính mong các bậc thức giả, trí giả xin hãy đóng góp vào công việc triển khai này, nhằm mục đích cứu nguy dân tộc.

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong tinh thần của những người con cháu Việt hiếu thảo, biết ơn và khâm phục Tổ Tiên, mà chúng ta còn đặt trọn niềm tự tin tự hào về quá khứ, hăng say xây dựng trong hiện tại, và hiên ngang bước vào một tương lai huy hoàng của Dân Nước Việt Nam sáng ngời. Chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng và kiến thiết một đất nước tuyệt đẹp, tuyệt vời và hạnh phúc nhất. Và ngày nay mà không cứu được nước, chúng ta thề không xứng làm người!

Tóm lại, Truyện Hồng Bàng với Lạc Long Quân và Âu Cơ, và còn nhiều dấu vết của thời An Dương Vương mang tên nước ta là Xích Quỷ. Thời xưa, mặt đất được khoa thiên văn Đông Á chia vùng theo tên của 28 ngôi sao trên trời; vùng Sao Quỷ chính là vùng Hồ Động Đình, cái nôi của dân tộc Việt Nam chúng ta. Và với tham vọng đồng hóa của người Hoa, đặc biệt trong giới học thức, tác giả Truyện Hồng Bàng đã mang đến một sự lạm nhận, mọi giống dân quanh vùng đều được khai hóa bởi nền văn minh Trung Quốc, và mang ảnh hưởng Trung Quốc về mọi phương diện.

Sai lầm này đã phổ biến trong quá khứ. Nhưng hiện tại vẫn còn được nhiều người trong giới học thức cố tình yểm trợ lời thề “đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt,” dầu có trái ngược với chứng cớ nguồn gốc và lịch sự của Việt học, thì họ vẫn cứ làm. Ví du: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Cộng sản Việt Nam, tuy biết rằng dành quyền cho Trung Quốc vào khai thác quặng mỏ ở miền Cao Nguyên Trung Phần, sẽ xảy ra nhiều tai họa cho dân tộc như gây ra hủy diệt môi sinh, nguy cơ quốc phòng… nhưng vì lợi ích của cá nhân và phe nhóm thì vẫn nhắm mắt thực hiện lời nguyền Mã Viện. Trách gì trong thời gian qua, với sự lạm nhận và xuyên tạc trùm khắp trên mọi lãnh vực, khiến cho nhiều nhân vật cũng bị ảnh hưởng, hoặc bị họa lây!

1. Địa Bàn Cuộc Chiến của Mã Viện

Sử Trung Hoa chỉ ghi các trận đánh của Mã Viện ở Giao Chỉ, mà cố ý bỏ quên các trận kinh hồn ở Hồ Động Đình, ở Khúc Giang… cũng như cố tình bỏ qua các trận đại bại ở nhiều nơi khác, nhất là những vùng đã bị sát nhập như Hồ Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam. Đang khi đó, cho tới hôm nay khắp cõi Lĩnh Nam vẫn còn di tích hoạt động và những chiến thắng lẫy lừng của binh lực Đức Trưng Nữ Vương (Hai Bà Trưng).

2. Đức Trưng Nữ Vương

Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) đã khởi nghĩa chống giặc Trung Quốc vào năm 39 dương lịch, sau 150 năm dân nước ta bị nạn xâm lăng (từ năm 111 trước Công Nguyên).

Lễ kính Hai Bà thường được tổ chức trọng thể vào ngày 6 tháng 2 hằng năm. Theo sử sách thì Hai Bà là người vùng đất Mê Linh. Bên ngoại của Hai Bà thuộc dòng Vua Hùng, và bên nội dòng dõi Lạc Tướng. Bà Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, cũng dòng Lạc Tướng quê ở miền Châu Diên. Theo sách Việt Điện U Linh, tác gỉa Lý Tế Xuyên viết vào năm 1329 dl, thì Hai Bà họ Lạc, rồi “tự lập làm Việt Vương, đóng đô ở Châu Diên, và đổi họ là Trưng.”

Vì Thái thú Tô Định giết Thi Sách chồng Bà, nên Bà vùng lên đánh đuổi xâm lăng, rồi xưng vương – Trưng Nữ Vương, đóng đô tại đất Mê Linh năm 40 dl. Theo sách Dư Địa Chí của Đức Nguyễn Trãi viết vào năm 1438 dl, thì Trưng Nữ Vương đặt tên nước là Hùng Lạc.

a. Danh Xưng

Xưa nay Hai Bà thường dùng để chỉ hai chị em. Nhưng việc gọi chung Hai Bà, lại hàm ý là hai chị em cùng nhau nổi lên chống giặc và cùng làm vua.

Quả thực, hai chị em đứng lên Cứu Dân Cứu Nước tạo ra bao kỳ công sáng chói, rất đáng cho chúng ta khâm phục. Tuy nhiên theo sử ghi thì chỉ có Bà Trưng Trắc nhận quyền lãnh đạo cho toàn cuộc khởi nghĩa, và xưng vương, chớ không phải hai chị em làm vua.

Đang khi Bà Trưng Nhị, dù cho Ngài cũng là một bậc kỳ tài và tiếng tăm lẫy lừng, đã đóng góp công lao xuất chúng… nhưng Bà em này chỉ nhận tước là Bình Khôi Công Chúa. Và cùng với Bà Trưng Nhị, còn có nhiều vị Nữ Tướng khác cũng có những tước vị “Công Chúa,” như An Bình Công Chúa, Thánh Thiên Công Chúa, Gia Hưng Công Chúa, Vĩnh Huy Công Chúa…

Bởi thế, khi Bà chị được dân ta phong lên hàng lãnh đạo trong tổ chức cứu nước, thì chỉ có Bà chị là người chính thức đại diện cho toàn dân, là Trưng Nữ Vương.

b. Lý Do Quật Khởi

Cho tới nay hầu hết các sử sách chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh thù chồng của Đức Trưng Nữ Vương, mà lãng quên hay coi nhẹ tinh thần Vì Dân Vì Nước của Ngài cùng với toàn dân thời ấy.

Phía Trung Quốc cũng có mưu đồ làm hạ “lý do chiến đấu” của Phái Nữ Việt.

- Với lý do khởi nghĩa của Thánh Thiên Công Chúa thì Trung Quốc ghi là để trả thù cho cậu.

Cuộc khởi nghĩa của Cao Thị Liên thì ghi là rửa thù cho cha… bị xét đoán với lý do trả thù chồng… là nhằm coi nhẹ lý tưởng phục vụ đồng bào của các Ngài.

Đang khi các sách của Trung Quốc như Hậu Hán Thư, Việt Kiều Thư, hay An Nam Chí Nguyên… dù vốn có thói xuyên tạc cố hữu... nhưng cũng phải thừa nhận “Vì Thái thú Giao Chỉ là Tô Định, lấy pháp luật mà ràng buộc, nên Trưng Trắc oán giận mà làm phản.”

Ngay tại điểm “làm phản” này, chúng ta nhận ngay ra mưu đồ ý giặc, theo thói thống trị tham tàn của người Hoa, đã xâm lăng, đã tự ý đặt luật để hà hiếp bóc lột dân Việt chúng ta… rồi lại gọi dân tộc ta là làm phản.

- Sự kiện người nữ kiệt đất Mê Linh kết duyên với vị tướng tài vùng Châu Diên, và rồi Thi Sách bị Tô Định sát hại… đã cho chúng ta thấy sự kiện liên kết và tinh thần cách mạng dân tộc của lực lượng kháng chiến quân thời bấy giờ.

Trung Quốc đã thống trị đàn áp dân tộc Việt chúng ta trong suốt thời gian gần 150 năm. Cho dù là cùng dòng giõi Lạc Tướng với nhau, thì Trưng Nữ Vương cũng không thể “vì thù chồng” mà đột nhiên lại điều động được toàn dân vùng lên đánh đuổi lực lượng thiện chiến hùng hậu của quan thái thú Tô Định.

Chắc chắn Trưng Nữ Vương đã phải bí mật tổ chức Cứu Nước trong một thời gian dài trước đó. Nếu không, thì dưới sự kiềm chế khắp nơi của giặc, thêm vào phương tiện giao thông liên lạc tinh vi của giặc, thì làm sao mà Trưng Nữ Vương có thể huấn luyện, có thể điều động đầy đủ sức mạnh binh mã, để chỉ trong vài tháng mà đánh chiếm lại 65 thành từ tay giặc?

Sự kiện khởi nghĩa của các vị Anh Hùng Nghĩa Sĩ khắp nơi, thiết tưởng rằng trước đó các Ngài đã thi hành kế hoạch phân tán lực lượng, rồi các Ngài tổ chức một cách chu đáo, và có thể che mắt giặc?

Tiểu sử và hành tung của các vị Anh Hùng Nghĩa Sĩ cộng sự với Đức Trưng Nữ Vương bộc lộ cái tài tổ chức, bao gồm 4 yếu tố: chủ thuyết – cán bộ – tổ chức – thời sách, là điều kiện bất khả khuyết của một tổ chức cứu nước, cần có và phải có nếu muốn thành công?

Ngoài ra, các Ngài đã chứng tỏ tinh thần kháng chiến dành độc lập và tự do của dân tộc, cũng như đức tính kiên cường vì dân vì nước của Trưng Nữ Vương mà Người được tổ chức cử làm lãnh đạo.

Trong Hậu Hán Thư cũng ghi nhiều chi tiết nhấn mạnh tính tham tàn bạo ngược của Tô Định, nhưng người Hoa cũng lấy đó làm cái cớ mà đánh lạc hướng lý do khởi nghĩa của dân tộc ta. Sách chép rằng: “Trưng Trắc là con gái Lạc tướng ở Mê Linh, vợ người huyện Châu Diên tên là Thi Sách, rất hùng dũng.”

Như vậy, sử sách giặc cũng phải công nhận đức Trưng Nữ Vương “rất hùng dũng.” Tinh thần kiên cường bất khuất của Ngài còn bộc lộ trong việc xuất quân xông trận, Ngài luôn luôn mặc chiến bào chỉnh tề, cỡi voi chiến trông rất xinh đẹp và uy linh, chớ không mặc đồ tang trắng khóc chồng theo kiểu nhi nữ thường tình.

Đối với sử sách Trung Quốc, lý do tham tàn quá đáng là họ nhằm làm cái cớ trong việc thất bại cai trị dân ta. Họ trút tội trên đầu những kẻ thất bại, để chạy tội cho toàn bộ mưu đồ dã tâm xâm lược của người Hoa. Họ làm tỉnh bơ, tỏ vẻ như thể là các dân địa phương luôn luôn vui sướng với ách thống trị của họ, và họ xem dân ta chỉ chống đối với bọn quan chức tham nhũng mà thôi.

- Nhân Sự Quật Khởi

Cho dù họ cố tình che dấu, nhưng sử sách Trung Quốc cũng phải ghi nhận dân Việt có nhiều Anh Hùng Nghĩa Sĩ đã biết rành rẽ về phương thức tổ chức phục quốc.

Căn cứ trên thần phả và di tích, hiện nay chúng ta có tên tuổi và tiểu sử của 162 vị danh tướng thời Đức Trưng Nữ Vương. Đã có nhiều vị tự mình tổ chức dân quân trước khi về hợp tác với lực lượng kháng chiến của Đức Trưng Nữ Vương.

Khi Trưng Nữ Vương khởi nghĩa, đã có Bà Lê Chân chẳng những đến từ Hải Dương, mà còn đem theo cả một đội chiến thuyền. Thánh Thiên Công Chúa, trước khi về với Trưng Nữ Vương, cũng đã có binh tướng riêng, và đã có lần đánh bại quân Tô Định.

Chúng ta cũng còn có Bà Lê Thị Hoa lập chiến khu tại vùng Nga Sơn ở Thanh Hóa. Bà Trần Vĩnh Huy khởi binh ở Cổ Châu, gần Hà Nội ngày nay.

Tiếp đến là Nam Thành Vương Trần Công Minh, Long Biên Công Đặng Dương Hoán, Liệt nữ Trần Thiếu Lan, và nhiều vị anh hùng hào kiệt đã từng làm cho giặc phương Bắc ăn ngủ không yên từ lâu trước khi Đức Trưng Nữ Vương ra quân.

Các làng xã thôn ấp và châu động cũng sẵn sàng chuẩn bị dưới nhiều hình thức, nhiều tổ chức phục quốc cũng ẩn danh trong những môn phái võ thuật…

- Địa Bàn Hoạt Động

Cũng theo sách sử Trung Quốc mà sau này các nhà chép sử Việt Nam chép lại, thì chỉ ghi phạm vi ảnh hưởng của Đức Trưng Nữ Vương trong khu vực quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố. Đây chỉ là vùng đất gồm từ Thừa Thiên ra hết Bắc Phần Việt Nam, và một phần tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc hiện nay.

Nhưng còn nhiều dấu tích chứng tỏ nghĩa quân của Đức Trưng Nữ Vương đã tung hoành khắp vùng Lĩnh Nam. Sau 150 năm Bắc thuộc, các đội nghĩa quân của Đức Trưng Nữ Vương đã đánh chiếm lại toàn thể vùng Lĩnh Nam khắp sáu quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tượng Quận, Quế Lâm và Nam Hải.

Cuộc khởi nghĩa trên một địa bàn rộng lớn và thần tốc này chứng tỏ dân Lạc Việt đã có truyền thống đoàn kết, đã có ý thức độc lập tự chủ, đã có lực lượng và phương tiện chiến đấu hữu hiệu hùng mạnh, đã có đời sống cao về vật chất lẫn tinh thần.

Các chiến tích của nghĩa quân Việt tại Hoa Nam chẳng những được các thần phả ghi chép, mà sách ngoại sử của Trung Hoa cũng nhắc đến, mà hôm nay, gần qua 2000 năm mà vẫn còn nhiều di tích chiến trận, nhiều đền thờ Đức Trưng Nữ Vương cùng các danh tướng đương thời, tại Hồ Động Đình cũng như tại nhiều nơi trong các tỉnh Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, và đảo Hải Nam.

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, viết năm 1479 dl, thì ở Phiên Ngung, thủ đô của Triệu Đà cũng có đền thờ Đức Trưng Nữ Vương. Và gần đây, thời triều Tây Sơn năm 1793 dl, khi đặc sứ Ngô Thời Nhiệm cùng phái đoàn đi ngang phía nam Hồ Động Đình, đã đến viếng thăm đền thờ Đức Trưng Nữ Vương, và ghi nhận: quân Đức Trưng Nữ Vương đã đánh với quân Mã Viện ở Hồ Nam.

- Một Số Chiến Tích

Tại Khúc Giang (Quảng Đông) hiện nay còn đền thờ Nữ tướng của Đức Trưng Nữ Vương, là Đàm Ngọc Nga, tước Nguyệt Điện Công Chúa. Tại đây còn nhiều di tích trong trận chiến long trời lở đất của Bà với quân Mã Viện.

Cũng tại Khúc Giang, còn có đền thờ Nữ tướng Trần Thị Phương Châu, tước Nam Hải Công Chúa. Bà tuẫn quốc tại đây vào đầu cuộc khởi nghĩa năm 39 dl. Sử Việt có ghi vào năm 1288 dl, Vua Trần Nhân Tôn đã sai Đại thần Đoàn Nhữ Hải qua Khúc Giang trùng tu đền thờ Ngài.

Tại Quảng Đông và Quảng Tây có nhiều đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thánh Thiên, tước Nam Hải Công Chúa. Và hy sinh tại vùng này vào năm 42 dl.

Tại dọc bờ biển Quảng Đông, Phúc Kiến, và đảo Hải Nam có nhiều đền thờ Nữ tướng Trần Quốc, tước Gia Hưng Công Chúa. Dân trong vùng này đã tôn Bà là Giao Long Tiên Nữ giáng trần vì Bà rất hiển linh.

Tại vùng Hồ Động Đình và thủ phủ Trường Sa của tỉnh Hồ Nam, cho đến ngày nay người dân địa phương vẫn còn nhắc nhở trận đánh lẫy lừng của Nữ tướng Phật Nguyệt và đền thờ Ngài. Tại cửa Thẩm Giang chảy vào Hồ Động Đình, còn miếu thờ Nữ tướng Trần Thiếu Lan, và cả ngàn năm qua, cứ mỗi lần sứ thần nước ta đi ngang qua là đều vào tế lễ Ngài. Hiện nay cũng còn có ngôi mộ tên Ngài.

Chúng ta cũng còn có nhiều di tích của các trận đánh lớn, như trận chiếm giữ thủ phủ Trường Sa của Hồ Nam; trận đánh kinh hồn của Nữ tướng Phật Nguyệt đã chiến thắng Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí ở Hồ Động Đình; trận thủy chiến lẫy lừng của Nữ tướng Trần Quốc ở Uất Lâm; trận đánh thần kỳ của Vĩnh Hoa Công Chúa, dẹp tan Đại tướng giặc Ngô Hán ở Độ Khẩu, Vân Nam, Khúc Giang, Hải Nam…

Tất cả đều chứng tỏ binh lực của Đức Trưng Nữ Vương đã tung hoành khắp vùng Lĩnh Nam, và đã có lúc Đức Trưng Nữ Vương xưng danh Hoàng Đế toàn thể Lĩnh Nam.

IV. Kết Luận

Suốt dòng lịch sử ngàn năm chống Hán hóa, thiết tưởng đã có bao ngàn cuộc khởi nghĩa chống Trung Quốc, đã có bao trăm ngàn Anh Hùng Nghĩa Sĩ bị giặc Tàu, hoặc tay sai giặc Tàu tàn sát và dấu nhẹm.

Mặc dù không được ghi trong sử sách, nhưng dòng máu kiêu hùng của Tổ Tiên vẫn đang luân lưu trong mỗi người chúng ta. Là con cháu, chúng ta có bổn phận làm sáng tỏ công đức ngàn đời của Tổ Tiên.

Vì vậy, Đức Trưng Nữ Vương chẳng những đại diện cho thời của Ngài, mà còn biểu trưng cho toàn thể Anh Hùng Nghĩa Sĩ Việt Nam vùng lên chống giặc cứu nước. Đó cũng là bổn phận và là trách nhiệm của những người Thanh Niên Việt Nam thời đại ngày nay phải ắt có và đủ để kiện toàn tổ chức: chủ thuyết - cán bộ - tổ chức - thời sách… thì mới mong có thành công trong đại cuộc Giúp Dân Cứu Nước, mới mong thóat cảnh “đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt.”

Phạm Văn Bản
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.492 giây.