logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 16/07/2013 lúc 05:18:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phải công nhận với phương tiện internet quá ư tiến bộ, tin tức ngày nay được loan truyền vô cùng

mau chóng và rộng rãi. Cũng nhờ thế tôi biết được một cựu giáo viên của ngôi trường nơi tôi từng

theo học vừa mới từ trần qua thư thông báo của hội đồng hương tỉnh nhà. Thành thật mà nói, khi đọc

thấy tên cô trên trang cáo phó, tôi không nhớ ra cô tuy trong lòng dấy lên một nỗi xao xuyến mơ hồ:

hình như tôi từng biết cô hay từng có chút liên hệ xa gần nào đó với cô. Ít ngày sau đó, cũng qua

trang mạng, mọi việc bỗng trở nên sáng tỏ hơn nhờ một bài viết được post lên nhằm tưởng niệm cô

và cũng từ bài đó, cả một ký ức xa xưa chợt sống lại trong tôi.
Vì tác giả bài ấy cũng thuộc thế hệ của tôi nên những chi tiết mà chị kể lại thật gần gũi đối với tôi.

Theo lời chị, năm cuối cấp tiểu học, chị và một người chị họ được học chung lớp Nhứt của cô L.H.

(tên cô giáo ấy). Học được chừng hai tuần lễ thì mẹ chị sinh em bé và vì vậy một trong hai chị em

phải xin chuyển lớp, đứa học sáng đứa học chiều để đỡ đần việc nhà và phụ chăm em bé với mẹ. Bởi

thế chị rời lớp của cô L.H. để chuyển sang học một lớp Nhứt khác (buổi chiều).
Học được chừng hai tuần lễ thì chị lại nằng nặc đòi chuyển về học lớp Nhứt cũ của cô L.H. mà lý do

được chị phân tích như sau, “Có thể lúc đó do tôi chưa thích nghi với lớp học mới, nhưng lý do quan

trọng nhất mà tôi muốn trở lại học lớp Nhứt B là do… tin đồn: “Chỉ học lớp Nhứt B của cô L.H. mới

chắc chắn thi đậu vào trường N.Q.” Và vì thế, mặc dù gia đình rất khó khăn, trước sự nài nỉ khóc lóc

dữ dội của chị, “ba má tôi đành… muối mặt dẫn tôi tới trường, xin cô L.H. và cô hiệu trưởng cho con

chuyển lớp trở lại.”
Đọc tới đây, thì, như một căn phòng tối om vừa được ai đó bật đèn lên, tôi bỗng nhớ ra tất cả. À, thì

ra cô L.H. là một cô giáo dạy lớp Nhứt rất kỳ cựu, rất nổi tiếng “dạy đâu đậu đó” của trường tôi dạo ấy.

Chính bản thân tôi, khi mới lên lớp Nhứt, ba má tôi cũng định xin chuyển cho tôi qua học lớp cô giáo

ấy nhưng không được vì sĩ số ở lớp cô đã quá cao.
Có lẽ cũng cần nói sơ qua lý do của những sự chuyển lớp này cho các bạn thuộc thế hệ sau hay ở

những nơi khác được rõ. Không biết ở những tỉnh khác thì sao chứ vào thời chúng tôi còn nhỏ, tỉnh

nhà chỉ có một ngôi trường trung học công lập duy nhất và mỗi năm trường chỉ nhận khoảng 300 học

sinh vào lớp Đệ Thất (tức lớp Sáu) mà thôi. Học trò nếu thi rớt sẽ phải học trường tư. Vô hình trung,

năm cuối của bậc tiểu học là năm mà cả cô giáo lẫn học trò đều phải mang nặng trọng trách lên vai

với sự theo dõi đôn đốc tận tình của các bậc phụ huynh.
Năm đó, từ lớp Nhì lên, tôi học nhằm một lớp mà chưa chi cô giáo đã vắng mặt nhiều buổi vì bận việc

hay đau bệnh gì đó. Bởi vậy ba má tôi đâm lo, bèn nhờ người chuyển tôi qua lớp cô L.H., và như tôi

đã kể, “đại sự bất thành,” ba má tôi bèn gửi tôi đến một cô giáo khác nữa. Đó là cô K.S., con gái của

một người bạn của ba tôi và, theo ba tôi nói, cô có tinh thần trách nhiệm rất cao.
Thế là tôi “đầu quân” sang lớp mới, với cõi lòng… tan nát vì chung quanh chẳng có lấy một đứa bạn

cũ nào; đã vậy, cô giáo mới của tôi không nổi tiếng như cồn, không thiệt… chắc ăn như cô L.H. Thế

nhưng sau một năm học với cô, tôi thấy quả đúng như lời ba tôi đã nói, cô giáo lớp Nhứt của tôi thật

tận tụy với học trò. (Và sau nhiều năm nữa, tôi nghiệm thấy người đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu

đậm nhất, người khai mở trí óc non nớt của tôi nhiều nhất chính là cô giáo ấy.)
Kết quả là cuối năm ấy tôi đậu được vào lớp Đệ Thất trường công lập N.Q. Cất khỏi đôi vai nhỏ bé

gánh nặng ngàn cân, chỉ lúc đó tôi mới an tâm mà mơ tưởng tới cái áo dài đầu tiên trong đời. Bây giờ

nghĩ lại mới thấy lúc ấy sao mình dại thế! Cứ mong mau trở thành người lớn và cứ tưởng mình mặc

vào người chiếc áo dài là sắp sửa được thành người lớn tới nơi rồi.
Ấy là mới 11 tuổi đấy. Nói chi tới năm lên mười sáu, mười bảy, tránh sao khỏi ý nghĩ rằng mình đã

trưởng thành rồi trong khi thực ra, đó chỉ là tuổi của vui buồn bất chợt, của chán nản bâng quơ, của bất

mãn không duyên cớ. (Có lẽ lúc ấy tâm hồn tôi “nổi loạn” không khác chi đám nhóc teenager hay

chống đối bây giờ). Trong những phút “khủng hoảng” đó, tôi nhìn đời bằng cặp mắt kiếng đen thui,

thấy tất cả mọi chuyện chung quanh đều phi lý. Phi lý nhất là cuộc chiến huynh đệ tương tàn càng

ngày càng đẫm máu. Máu đồng bào, máu người thân, máu bạn bè. Chiến cuộc càng leo thang, áp lực

về học hành thi cử càng đè nặng trên đôi vai những người trẻ tuổi trong đó có đám con trai cùng

trường cùng lớp với tôi.
Đi xa hơn, tôi đâm giận cả chuyện thi cử hồi bé của mình. Tôi nhớ lại những ngày lớp Nhứt; học ngày,

học đêm, rồi “học thêm” nữa. Trong cơn chống đối của tuổi nổi loạn trong tâm hồn ấy, tôi bất mãn

chuyện ba má tôi và cả “xã hội chung quanh” nữa, bắt tôi phải “hy sinh” tuổi thơ để dồn tất cả cho

chuyện học hành thi cử hồi còn bé, cũng như “xã hội chung quanh” hiện tại đang bắt mọi người phải

hy sinh tuổi xuân, hy sinh xương máu, hy sinh sinh mạng cho những chính kiến bất đồng.
Có lẽ cũng vì thế mà có một thời tôi muốn quên đi những ngày học lớp Nhứt cùng những buổi học

luyện thi với các đề luận văn khô khan già cỗi, các bài toán đố hóc búa kiểu: động tử cùng chiều cùng

lúc xe nào tới trước, động tử ngược chiều gặp nhau ở đâu, vận tốc thế nào; vòi nước mở bao lâu thì

tràn hồ, bao lâu thì đầy hồ nếu hồ có lỗ rỉ, vân vân. Có một thời tôi cũng không muốn nhớ những thứ

mà tôi cho là nightmare, là ác mộng, là áp lực của gia đình và trường lớp từng đè nặng lên tôi ở lứa

tuổi măng tơ. Và kết quả là ngày nay, tôi không còn nhớ nổi tên một cô giáo từng là thần tượng của

mình.
Trải qua hơn nửa đời người, tin một cô giáo cũ qua đời đã giúp tôi có một cái nhìn mới, đúng đắn hơn

về một thời quá khứ. Cơn “nổi loạn” teenager đã qua, qua lâu lắm rồi. Bây giờ tôi thấy gì? Thấy

thương quý lòng lo lắng của ba má dành cho tương lai của con cái mà có con rồi, có làm cha mẹ rồi

tôi mới hiểu. Thấy thương quý sự tận tâm dạy dỗ, đôn đốc học hành, chu toàn trách nhiệm của các

bậc mô phạm như cô L.H., cô K.S. của tôi. Thấy thương xót thân phận học sinh nhược tiểu, trường ít

trò đông đến nỗi phải lao đao vì thi cử như chúng tôi thuở ấy. Và, sau hết, tôi bùi ngùi thương quá là

thương sự “dại dột” của tôi lúc bé, cứ tưởng được làm người lớn là thần tiên sung sướng lắm!

Hạnh Viên

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.114 giây.