logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/08/2013 lúc 09:10:46(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Rất đáng phàn nần về bài viết nhan đề “Lật tẩy “chiêu tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải” của nhà báo Vũ Đại Phong đăng trên báo Công an Nhân dân ngày 29 tháng 7 năm 2013.

Tác giả tỏ ra gian trá lấp liếm sự thật nhưng cũng thật ngờ nghệch khi để lộ nhiều tình tiết tự tố cáo sự gian dối của mình trong một bài viết ngắn như sau:

“Những ngày gần đây, một vài thông tin trên mạng có nêu việc Nguyễn Văn Hải đã “tuyệt thực” và “đang trong tình trạng nguy cấp”. Nhân đó, một số người vốn đã quen với việc kích động tụ tập khiếu kiện, bèn tập hợp nhau tới các cơ quan công quyền đưa yêu cầu can thiệp khẩn cấp.

Trong chuyến công tác tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), chúng tôi đã tìm hiểu và thấy chuyện tuyệt thực của Hải chỉ là một màn kịch vụng về, nhằm thu hút dư luận đúng dịp lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đi thăm một số nước, trong đó có Hoa Kỳ.

Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi…

Lẽ thường, một người mà tuyệt thực tới hơn 30 ngày thì chỉ còn da bọc xương, không thể gượng ngồi dậy được và chắc chắn là trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi được xem một số biên bản kiểm tra sức khoẻ gần nhất (ngày 26/7) của Hải, các kết quả đều ghi nhận sức khoẻ bình thường.

Một bác sĩ tại Bệnh xá Trại giam số 6 cho hay: “Qua thăm khám định kì, chúng tôi kết luận phạm nhân Nguyễn Văn Hải đủ sức khỏe để chấp hành án. Đây là kết luận chuyên môn, chúng tôi chịu trách nhiệm về kết luận của mình”. Một phạm nhân cùng buồng giam với Hải kể: “Chú Hải có dùng cơm với tôi. Ngoài ra, chú còn có đồ ăn của gia đình gửi vào và mua theo quy định của Trại”…

Tuy đang “tuyệt thực”, nhưng Hải vẫn nhận đủ đồ ăn thức uống do gia đình gửi vào gồm: cháo gà gói, ruốc bông, mực khô, cà phê hoà tan, sữa hộp… Bởi vậy mà Hải vẫn có đủ sức khoẻ để diễn tiếp màn kịch vụng về “tuyệt thực”. Chúng tôi chợt nhớ lại việc Cù Huy Hà Vũ cũng dùng chiêu “tuyệt thực” hồi đầu tháng 6 vừa qua để gây chú ý dư luận.

Sau khi báo chí đưa tin gặp Vũ trong trại, đăng cả ảnh chụp biên bản nhận quà của gia đình cũng có cháo gà, nước sốt gà hầm và nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác, thì dư luận đã rõ việc “tuyệt thực” là gì. Có lẽ cũng vì thế, sau khi báo chí lên tiếng vài ngày, thì Cù Huy Hà Vũ bẽ bàng gỡ gạc tuyên bố “chấm dứt tuyệt thực”.

Thiết nghĩ, Nguyễn Văn Hải cũng nên lấy chuyện của Cù Huy Hà Vũ làm bài học mà sớm ăn uống công khai trở lại”.
Đúng là nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã ngừng tuyệt thực và ăn uống trở lại vào ngày 27 tháng 7 năm 2013. Ông ăn trở lại vì mục đích đấu tranh tuyệt thực lần này của ông đã đạt được. Viện Kiểm sát Nhân dân Nghệ An đã phải phúc đáp đơn thư của ông.

Vậy hỏi rằng Nguyễn Văn Hải có tuyệt thực không?

Chắc chắn là có.

Ngày 18 thàng 7 năm 2013, chị Ngô thị Lộc – vợ anh Nguyễn Kin Nhàn, người cùng đi thăm chồng đang cùng bị giam với Điếu Cày tại trại tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An về – kể rõ với tôi rằng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cuối buổi tiếp thăm đã tranh thủ thông báo nhanh với vợ rằng Điếu Cày đã tuyệt thực đến ngày thứ 25. Lời kể có tình tiết xác thực ở chỗ: Phải đến lúc hết giờ, bị quản giáo dẫn trở lại phòng giam, Nguyễn Xuân Nghĩa mới quay lại nói nhanh với vợ thông báo ấy vì nếu nói trước đó thì buổi thăm nuôi sẽ bị cắt bỏ ngay. Tình đồng đội thắm thiết thôi thúc Nguyễn Xuân Nghĩa đã xả thân cứu bạn dù biết rằng sau khi làm việc ấy mình có thể sẽ bị trại giam trừng phạt. Cho nên thông tin của Nguyễn Xuân Nghĩa là hoàn toàn xác thực. Hoàn toàn xác thực rằng Điếu Cày, chỉ tính đến 17 tháng 7 năm 2013, đã tuyệt thực 25 ngày.

Nhưng tại sao Vũ Đại Phong dám viết như là không có chuyện tuyệt thực mà đây chỉ là một “màn kịch vụng về”?!.

Không cần so sánh với quốc tế, đối chiếu với quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Vũ Đại Phong cũng đã không xứng đáng. Bản “Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” công bố ngày 13 tháng 8 năm 2013 viết:

“Người làm báo Việt nguyện thực hiện những quy định về đạo đức nghề nghiệp sau đây:

1 – Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN
2 – Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân
3 – Hành nghề nghề nghiệp để trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.
4 – Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng vụ lợi và làm trái pháp luật
V v …” .
Không những không “trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”, Vũ Đại Phong còn tỏ ra láo xược. Nguyễn Văn Hải đã ngoại 60, trong khi Vũ Đại Phong kém hơn ít nhất trên dưới chục tuổi. Khi người cựu chiến binh Sư đoàn Ba Sao Vàng Nguyễn Văn Hải đã nằm gai nếm mật, can trường xông lên trước hòn tên mũi đạn thì Vũ Đại Phong còn ê a trong lớp phổ thông hay lang thang tìm ve bắt bướm. Đối với Vũ Đại Phong, Điếu Cày, ít ra, như một người anh lớn. Vậy mà sao Vũ Đại Phong dám xếch mé gọi tên trống không và cao giọng khuyên răn trịch thượng nghe rất chướng tai.

Mười sáu tuổi đã xông pha trận mạc. Nhưng, hết một cuộc chiến lại thấy dần lộ rõ một kẻ thù còn thâm độc, tham lam, ty tiện … hơn tất cả những kẻ thù trước. Ngay giữa lúc đang nắm tay nhau dương cao “16 chữ vàng” họ đã gặm nhắm mất nhiều mảng da đầu trên tấm bản đồ tổ quốc. Với vũ khí mới là chiếc máy ảnh, Nguyễn Văn Hải đã len lỏi tới địa đầu tổ quốc để chụp ảnh Thác Bản Giốc đã bị xẻo đi quả nửa, Mục Nam Quan đã bị chìm sâu vào đất Trung Quốc … để tố cáo trên trang blog của mình. Trước họa xâm lăng ngày một hiển hiện, blogger Điếu Cày đã đứng ra thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do để tập hợp lực lượng cùng tranh đấu. Song, tự xác định rằng chỉ với trang viết là chưa tròn phận sự, nhà báo đã xuống đường.

Bước chân Điếu Cày dẫn đầu những cuộc biểu tình liên tiếp, sôi sục đầu năm 2008, phản đối Trung Quốc đưa Hoàng Sa, Trường Sa của ta vào đơn vị hành chính Tam Sa rầm rập trong lòng người Việt Nam yêu nước.

Đúng ngày ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh sắp riễu qua Sài Gòn thì Điếu Cày cùng bè bạn đã mặc đồ đen, trên ngực áo có biểu tượng năm vòng tròn Olympic Bắc Kinh cách điệu thành chiếc còng số 8 cạnh hàng chữ “Pekin 2008”. Hình ảnh Điếu Cày đứng cao trên thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn, mình khóac chiếc áo tang đó, tay giương cao bảng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Của Việt Nam” bằng chữ Việt, chữ Anh, chữ Tàu khắc họa mãi trong tâm trí chúng ta một tượng đài sừng sững quyết liệt chống Đại Hán bành trướng.

Người chiến sỹ đã từng hiến dâng tuổi xanh của mình nơi trận mạc, người anh hùng quả cảm đã phất cao ngọn cờ chống họa xâm lăng Bắc Triều ấy làm sao có thể gian dối, ty tiện như kẻ bồi bút mạt hạng kia. Làm sao dám mở mồm nói một con người như thế mà giả vờ tuyệt thực!

Ngày 1 tháng 8 năm 2013, tại Hà Nội, có “Cuộc gặp mặt tôn vinh hành động vì chủ quyền Biển Đảo” do Trung tâm Minh triết tổ chức, với sự tham dự của nhiều trí thức, học giả từ trong và ngoài nước, trong đó có cả cụ Lưu văn Lợi, trưởng Ban Biên giới đầu tiên của ta (nay đã 100 tuổi) và một trong 9 chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam sống sót trong trận chiến giáng trả Trung Quốc tại Trường Sa năm 1988 (Trong trận chiến này, 64 chiến sỹ của ta bị hy sinh, 9 bị bắt, 9 sống sót)

Trong Báo cáo Tổng quan đọc trước Hội nghị thấy có hai ý đáng ghi nhận:

- Phản ứng của nhân dân, đi tiên phong là nhân sỹ trí thức và một số tổ chức thuộc xã hội dân sự đã chứng tỏ quốc hồn quốc túy của dân tộc vẫn là truyền thống cần trân trọng

- Phản ứng quá chậm của Nhà nước như là hình thức để “rơi tự do”, buông xuôi trong việc xác định chủ quyền của mình về Biển Đông. Ứng xử khó hiểu của Nhà nước (ngăn cản, đàn áp các cuộc biểu tình hòa bình bầy tỏ tinh thần yêu nước) gây sốc lớn tới mức bất bình trong xã hội,đi ngược lại với tính chất dân chủ-tự do-độc lập mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã trọn đời tranh đấu.
Nghe đọc đến câu “Phản ứng của nhân dân, đi tiên phong là nhân sỹ trí thức và một số tổ chức thuộc xã hội dân sự đã chứng tỏ quốc hồn quốc túy của dân tộc vẫn là truyền thống cần trân trọng”, nhiều người nghĩ ngay đến Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải.
Đúng vậy, Điếu Cày chính là quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt Nam.

Hội nghị tôn vinh nhiều tên tuổi như Nguyễn Đình Đầu, Vũ Hữu San, Hồ Cương Quyết, ngư dân Mai Phụng Lưu (chủ tàu cá QNg-66478, 4 lần bị Trung Quốc bắt giữ), Võ Văn Chức (chủ tàu Thành Công 07, đã tiến hành lặn tìm hài cốt liệt sỹ dưới đáy biển Gạc Ma), Phạm Vinh (thợ lặn trên tàu Thành Công 07 đã hy sinh trong quá trình lặn tìm hài cốt liệt sỹ trên tàu HQ 604 dưới đáy biển Gạc Ma) …

Trong phần phát biểu ý kiến, tiến sỹ Nguyễn thị Thanh, Việt kiều Canada, từ diễn đàn Hội nghị đã chính thức kiến nghị phải bổ sung Nguyễn Văn Hải-Điếu Cày vào danh sách tôn vinh.

Đúng vậy, vấn đề đối với Nguyễn Văn Hải –Điếu Cày bây giờ không phải là xác định ông có tuyệt thực hay không, mà đòi phải hủy bỏ bản án phi lý, phi pháp, sớm trả tự do và đền đáp xứng đáng cho ông.

Điếu Cày đã từng được tổng thống Barak Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới (3-5-2012). Hơn thế nữa, chúng ta cần tuyên dương ông như một trong những chiến sỹ tiên phong đáng tôn vinh nhất trong sự nghiệp đấu tranh chống nguy cơ Đại Hán đô hộ, bảo vệ giang sơn, giống nòi.

Hà Nội 4 tháng 8 năm 2013
Nguyễn Thanh Giang

song  
#2 Đã gửi : 06/08/2013 lúc 09:35:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Viết tiếp câu chuyện về blogger Ðiếu Cày
Thông tin được những người bạn của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải tức blogger Ðiếu Cày đăng trên facebook, blog cá nhân theo lời kể của Nguyễn Trí Dũng, con trai Ðiếu Cày, đồng thời một vài báo, đài bên ngoài cũng đã nhanh chóng đưa tin:

Chiều ngày 2 Tháng Tám, Nguyễn Trí Dũng đã được vào trại giam thăm bố vỏn vẹn vài phút.

UserPostedImage
Blogger Ðiếu Cày. (Hình: Người Việt)
Ðiếu Cày cho biết đã ngưng tuyệt thực từ ngày 27 Tháng Bảy sau khi một cán bộ cấp cao của VKSND Nghệ An vào tận trại giam gặp mặt và chấp nhận giải quyết đơn khiếu nại của anh về việc trại giam bắt anh ký giấy nhận tội, khi anh không nhận thì ra lệnh biệt giam 3 tháng.

Cuộc tuyệt thực sinh tử kéo dài hơn 1 tháng đã thành công và Ðiếu Cày gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã chia sẻ, ủng hộ anh và gia đình.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người đã dũng cảm tìm cách báo tin Ðiếu Cày tuyệt thực ra ngoài, đã bị trại giam kỷ luật nhưng hôm nay cũng được cho gặp vợ. Cả tù nhân Nguyễn Kim Nhàn cũng vậy.

Như thế là cả hai tù nhân kiên cường, bất khuất Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa đều còn sống. Ðó là điều mọi người mong mỏi và vui mừng nhất.

Những thông tin ít ỏi ấy càng trở nên quý giá, kịp thời giữa hoàn cảnh những người tù bị cô lập, tình trạng sức khỏe của họ hoàn toàn bị bưng bít trong nhiều ngày qua.

Và sự thật về những hình ảnh, video clip mà báo CAND, đài VTV đưa tin “Ðiếu Cày không tuyệt thực” cũng đã rõ ràng trước ánh sáng.

Trước đó, từ nhà cầm quyền cho đến toàn bộ mạng lưới truyền thông báo, đài lề đảng đều hoàn toàn im lặng trước câu hỏi có hay không việc Ðiếu Cày tuyệt thực, nguyên nhân vì sao và tình trạng của anh thế nào.

Một phần bởi vì sức khỏe của Ðiếu Cày vốn dĩ kém hơn tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ nhiều, sau hơn 5 năm tù đày trong điều kiện vô vùng khắc nghiệt. Và khác với Cù Huy Hà Vũ, cuộc tuyệt thực của anh chỉ được dư luận bên ngoài biết đến khi đã kéo dài sang ngày thứ 25.

Lúc đó anh đã rất yếu, đi phải có người dìu hai bên, ngồi còn không nổi như con trai anh tường thuật lại khi được vào thăm bố ngày 20 Tháng Bảy. Chính vì vậy, báo đài của đảng không thể làm một video clip bôi nhọ anh vẫn “béo khỏe” như đã làm với tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ.

Họ phải đợi đến ngày 29 Tháng Bảy khi anh đã ăn lại được vài ngày, tạm đi lại được để mà tung ra những bài báo như “Lật tẩy ‘chiêu tuyệt thực’ của Nguyễn Văn Hải” đăng trên báo CAND. Sau đó đến lượt đài Hà Nội, đài VTV đưa tin, hình ảnh tuyên bố Ðiếu Cày không tuyệt thực. Trong cái video clip đó họ cũng gán ghép rất nhiều điều không đúng với sự thật.

Từ câu chuyện này, rất nhiều điều “thú vị” đã tự bộc lộ ra.

Thứ nhất, điều kiện giam giữ tù nhân, đặc biệt tù nhân chính trị, hết sức tồi tệ trong các nhà tù lớn nhỏ ở Việt Nam là điều mà mọi người có thể đoán biết nhưng vẫn không sao hình dung hết được nếu không thật sự trải qua. Chỉ đôi khi những thông tin ít ỏi mới lọt ra bên ngoài.

Gần đây, từ vụ nổi dậy của tù hình sự tại trại giam Z30 A Xuân Lộc, Ðồng Nai vào Tháng Sáu cho đến những cuộc tuyệt thực của Cù Huy Hà Vũ, Ðiếu Cày, thanh niên Công Giáo Paul Trần Minh Nhật... phản đối cách hành xử tàn ác, nạn vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền trầm trọng của các quản giáo, cán bộ trại đối với tù nhân, thì vấn đề này lại được xới lên.

Thứ hai, cách hành xử, đối phó của nhà nước CSVN với dư luận trong và ngoài nước trước một sự kiện cụ thể, ví dụ như vụ Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ hay blogger Ðiếu Cày tuyệt thực, đã cho thấy khuôn mặt thật về họ nhiều hơn mọi bản cáo trạng, mọi lời tố cáo mà người dân có thể nghĩ ra.

Ðối với người tù chính trị đã hoàn toàn nằm trong tay họ, đang phải chịu đựng những bản án nặng nề, phi lý phi nhân nhất, tưởng như đã quá đủ, nhưng họ vẫn tiếp tục hành hạ, trừng phạt người tù ấy trong trại giam và sách nhiễu thân nhân họ bên ngoài.

Khi người tù không còn cách nào khác buộc phải đem chính sinh mạng của mình ra tuyệt thực đòi công lý, thì họ lại tìm mọi cách bưng bít thông tin, trây lì, né tránh dư luận... Cho đến khi không thể né tránh được nữa và người tù có nguy cơ mấp mé bên bờ vực cái chết, họ mới tạm lùi bước để người tù chấp nhận ăn uống trở lại.

Ðồng thời họ sử dụng mạng lưới truyền thông báo đảng để bôi nhọ, vu khống người tù, hòng gây hoang mang mất lòng tin cho mọi người bên ngoài.

Ðể “bảo vệ” cái chân dung đã quá lem luốc của chế độ trước người dân và trước thế giới, nhà cầm quyền không từ một thủ đoạn, trò bẩn nào.

Thật ra bản chất đảng và nhà nước Cộng Sản từ xưa đến nay vẫn vậy. Nhưng nếu trước đây, người miền Nam có lên tiếng về vô số thủ đoạn, sự dối trá mà đảng Cộng Sản đã tiến hành để lừa bịp thế giới, tạo tính chính danh và giành chiến thắng trong cuộc chiến hai miền bằng mọi giá, thì vẫn có những người thiên tả trên thế giới không tin. Và ít nhất, đa số dân miền Bắc lúc ấy không tin.

Nhưng bây giờ, bản chất của chế độ ngày càng bộc lộ quá rõ. Cũng như khả năng bịa đặt, vu khống, dựng chuyện bất chấp sự thật, đạo lý và pháp luật của hệ thống báo, đài lề đảng qua những câu chuyện như thế này, sẽ giúp cho nhận thức của người dân trưởng thành hơn.

Một người có suy nghĩ đều có thể tự đặt câu hỏi ai bịa đặt, ai bị lật tẩy qua những vụ việc này.

Nếu Ðiếu Cày không tuyệt thực, tại sao bao nhiêu ngày trước đó trại giam cứ lẩn tránh câu hỏi của gia đình, tại sao không công khai cho gia đình, báo đài quốc tế vào tận trại giam xem xét, đưa tin. Ðó là cách hành xử của bất cứ một nhà nước văn minh, chính danh nào khác.

Khi bài báo về vụ Ðiếu Cày không tuyệt thực được đưa lên, gia đình bạn bè đến chất vấn thì cả tổng biên tập, cả tay nhà báo viết bài đều lẩn như chạch. Nếu quả thật có bằng chứng Ðiếu Cày không tuyệt thực, nếu viết đúng với lương tâm, với sự thật, việc gì họ phải lẩn tránh?

Một điều rõ ràng là nhà cầm quyền Việt Nam vẫn biết sợ dư luận trong và ngoài nước. Bởi vì vị thế của Việt Nam trên thế giới quá yếu, cả về kinh tế, quân sự, quốc phòng, lại không có đồng minh thực sự hỗ trợ khi cần.

Việt Nam không phải như Trung Cộng để có thể bất chấp dư luận, dùng sức mạnh kinh tế để mua chuộc nước nào có thể mua chuộc, dùng sức mạnh quân sự để hăm dọa, lấn lướt nước nào có thể lấn lướt. Mà ngay cả Trung Quốc cũng đang bị Mỹ và đồng minh bao vây, nói gì đến Việt Nam.

Ðối với người dân trong nước, Việt Nam cũng không được như Trung Quốc, đảng Cộng Sản Trung Quốc còn viện dẫn thành tựu về kinh tế trong mấy chục năm qua để mỵ dân. Trong khi đó, người dân Việt Nam ngày càng phẫn nộ đủ thứ chuyện, xã hội như một cánh đồng cỏ khô dưới ánh nắng mặt trời chỉ một mồi lửa nhỏ là bùng cháy. Họ biết như vậy và không dại gì đẩy tới mức đó cả.

Trong cả hai cuộc đấu tranh tuyệt thực, Ðiếu Cày đều đã chiến thắng. Nhưng có lẽ gia đình, bạn bè, tất cả những ai quan tâm đến anh cũng đều không mong muốn anh lại phải một lần nữa đem chính sinh mạng của mình ra để đấu tranh.

Nếu các quản giáo, cán bộ trại và nhà cầm quyền nói chung không vi phạm pháp luật, không chà đạp nhân quyền những người tù một cách trầm trọng thì tù nhân đâu phải dùng đến biện pháp cuối cùng này. Và đã chắc gì trong những năm tháng tù đày còn lại, họ sẽ thôi nhũng nhiễu anh và các tù nhân lương tâm khác?

Ðối với những người bên ngoài cũng qua vụ này học thêm được nhiều điều để khôn ngoan, chủ động hơn trong những cuộc đấu tranh đấu trí tiếp theo với nhà cầm quyền, và cho phong trào dân chủ nói chung.

Sự kiên nhẫn của nhân dân đã đến giới hạn. Sự kiên nhẫn của thế giới dành cho nhà nước độc tài toàn trị Việt Nam cũng đã đến giới hạn. Ðiều này có lẽ trong chuyến công du đến Hoa Kỳ gặp Tổng Thống Obama mới đây, bản thân ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang thấm thía hơn ai hết.

Nếu chưa thể cải cách nhanh chóng như Myanmar, chí ít cũng nên dừng tay lại, bớt đi những hành xử tàn ác, đê tiện với chính người dân của mình, như cách hành xử qua những vụ Cù Huy Hà Vũ, Ðiếu Cày vừa rồi chẳng hạn.
Song Chi

Theo báo Người Việt

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.