logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/08/2022 lúc 12:00:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (trang phục hồng) đến Đài Bắc, thủ đô Đài Loan, vào tối 2/8/2022.

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan trên một máy bay quân sự của Hoa Kỳ vào tối thứ Ba 2/8, là chuyến thăm đầu tiên ở cấp của bà sau 25 năm và sự kiện này có nguy cơ đẩy quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh xuống mức thấp hơn nữa. Trung Quốc lâu nay vẫn tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc.
Bà Pelosi và phái đoàn bước xuống từ máy bay của Không lực Hoa Kỳ ở sân bay Tùng Sơn nằm trong trung tâm thành phố Đài Bắc. Ra đón đoàn là Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, Joseph Wu, và Sandra Oudkirk, đại diện trưởng của Hoa Kỳ tại Đài Loan.
"Chuyến thăm của đoàn quốc hội chúng tôi tới Đài Loan tôn vinh cam kết kiên định của Mỹ trong việc hỗ trợ nền dân chủ đầy sức sống của Đài Loan", bà Pelosi phát biểu ngay sau khi hạ cánh. "Sự đoàn kết của Hoa Kỳ với 23 triệu dân Đài Loan ngày nay quan trọng hơn bao giờ hết, khi thế giới phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chế độ chuyên quyền và dân chủ", vẫn lời bà.
Bà Pelosi đang công du châu Á bao gồm các chuyến thăm đã được công bố đến Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Chặng dừng chân ở Đài Loan của bà không được công bố trước, nhưng đã được nhiều người dự đoán.
Đưa ra những lời đao to búa lớn mới nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói hôm thứ Ba 2/8 rằng các chính trị gia Hoa Kỳ "đùa với lửa" về vấn đề Đài Loan sẽ "không có kết cục tốt đẹp".
Hôm 1/8, Hoa Kỳ nói họ sẽ không bị đe dọa bởi cái mà họ gọi là "hành động khua gươm múa kiếm" của Trung Quốc.
Một người nắm hành trình của bà Pelosi cho biết hầu hết các cuộc gặp của bà Pelosi, bao gồm cả với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đều được sắp lịch diễn ra vào thứ Tư 3/8. Bốn nguồn tin cho biết bà có lịch gặp một nhóm các nhà hoạt động trực ngôn về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc vào chiều 3/8.
Bà Pelosi, 82 tuổi, là đồng minh thân cận của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, cả hai đều là đảng viên Dân chủ, và bà Pelosi là nhân vật quan trọng trong việc giải quyết chương trình lập pháp của ông Biden trong Quốc hội Hoa Kỳ.



Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 03/08/2022 lúc 11:01:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chính sách của Mỹ với Trung Quốc: Chính phủ mềm dẻo hơn, Quốc Hội cứng rắn hơn

UserPostedImage
Tổng thống Mỹ Joe Biden (T) gặp chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi (P) và phó tổng thống Kamala Harris trong buổi trình bày ‘‘Thông điệp Liên bang 2022’’ trước Quốc Hội lưỡng viện, điện Capitol, Washington DC, ngày 01/03/2022. © Reuters

Từ hai tuần nay, khả năng lãnh đạo Hạ Viện Mỹ đi Đài Loan treo lơ lửng, Bắc Kinh liên tục đưa ra các đe dọa nhằm gây áp lực buộc bà Pelosi hủy bỏ chuyến đi. Rút cục, chủ tịch Hạ Viện Mỹ đã đến Đài Bắc tối qua 02/08. ‘‘Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi phớt lờ các cảnh báo của Trung Quốc’’ là một hồ sơ trang nhất của Le Figaro. Les Echos chạy tựa ‘‘Đài Loan : Không khí căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington’’. ‘‘Đài Loan: Nancy Pelosi, một chuyến đi trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao cao độ’’, tựa của Liberation. La Croix nhấn mạnh : ‘‘Nancy Pelosy, cơn ác mộng với Trung Quốc’’.
‘‘Vì sao tôi dẫn đầu đoàn dân biểu đến Đài Loan ?’’
Le Figaro đặc biệt chú ý đến tuyên bố cứng rắn của chủ tịch Hạ Viện Mỹ, khẳng định chuyến đi này có mục tiêu ‘‘cam kết không gì lay chuyển nổi của Hoa Kỳ bảo vệ nền dân chủ đầy sức sống của Đài Loan’’. Ngay sau khi bà Pelosi hạ cánh tại Đài Bắc, trang mạng Washington Post đăng tải một bài viết, do chủ tịch Hạ Viện Mỹ ký tên, nhan đề ‘‘Vì sao tôi dẫn đầu đoàn dân biểu đến Đài Loan’’.
Le Figaro coi đây là ‘‘một thách thức bổ sung nhắm vào chính quyền Trung Quốc’’, từ phía Hoa Kỳ. Bà Pelosi nhấn mạnh : ‘‘Nền dân chủ năng động và vững vàng, và thật đáng tự hào, do một phụ nữ, tổng thống Thái Anh Văn lãnh đạo, đang bị đe dọa. (…) Chúng ta không thể thờ ơ, trong lúc đảng Cộng Sản Trung Quốc tiếp tục đe dọa Đài Loan và nền dân chủ Đài Loan’’.
Pelosi, ‘‘một đối thủ dai dẳng của Bắc Kinh’’
Nhân vật trung tâm trong chuyến đi Đài Loan khiến Bắc Kinh giận dữ là ai ? Nhật báo Công giáo La Croix có bài phác họa ‘‘chân dung’’ chủ tịch Hạ Viện Mỹ, ‘‘một đối thủ dai dẳng của Bắc Kinh’’. La Croix nhắc lại, đây không phải là lần đầu tiên bà Pelosi thách thức chế độ cộng sản Trung Quốc. Năm 1991, dân biểu Pelosi (bang California) từng đến quảng trường Thiên An Môn giương khẩu hiệu tưởng niệm những người tranh đấu vì dân chủ bị chính quyền Trung Quốc thảm sát tại đây hai năm trước. Tranh đấu cho nhân quyền tại Trung Quốc là nỗ lực không ngừng nghỉ của chính trị gia Pelosi. Nhờ nỗ lực của bà, tổng thống Barack Obama đã có cuộc hội kiến với Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ chính trị và tinh thần của người Tây Tạng, mà Bắc Kinh coi như một đối thủ đáng gờm, tại thủ đô Washington năm 2016.
Theo nhà chính trị học, nhà báo Marie-Christine Bonzom, chuyên gia về Hoa Kỳ, chủ tịch Hạ Viện Pelosi là người kiên định chủ trương nâng nhân quyền thành một vấn đề chính trong quan hệ Mỹ - Trung. Chuyến đi Đài Loan, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, và những chỉ trích từ phía Lầu Năm Góc, là vì mục tiêu này.
‘‘Duy trì nguyên trạng’’: Thỏa hiệp Mỹ - Trung ngày một mong manh
Về phần mình, Les Echos trong hồ sơ chính ‘‘Chuyến đi của Nancy Pelosi đến Đài Loan khiến chế độ Bắc Kinh giận dữ’’, chú ý đến việc chuyến bay của bà Pelosi đến Đài Loan – được coi là một hành động chọc giận Trung Quốc – đã diễn ra mà không gặp trở ngại gì.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở sự an toàn của chuyến đi, mà là quan hệ Mỹ - Trung, hòa bình của khu vực. Les Echos vạch ra ‘’hai điểm thỏa hiệp về ngoại giao’’ cho phép hòa bình tạm thời được duy trì tại khu vực eo biển Đài Loan trong nhiều thập niên. Thứ nhất là việc Hoa Kỳ không công nhận chính thức Đài Loan, nhưng hỗ trợ hòn đảo về quân sự. Đây là điều thường được gọi là chính sách ‘‘mập mờ chiến lược’’. Về phần mình, Trung Quốc đặt mục tiêu ‘‘thống nhất hòa bình’’, khi điều kiện thuận lợi. Thỏa hiệp nói trên ‘‘ngày càng trở nên mong manh’’ trong bối cảnh sức mạnh Trung Quốc gia tăng, và cục diện địa chính trị quốc tế ngày càng căng thẳng.
Mỹ ''yếu đuối’’ hay quá đà ?
Ý nghĩa của chuyến đi của bà Pelosi, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng nói trên, và chính sách ‘‘mập mờ  chiến lược’’ của chính quyền Mỹ về vấn đề Đài Loan, được nhìn nhận rất trái ngược tại Hoa Kỳ, theo Les Echos. Đối với bên chủ trương cần cứng rắn hơn với Trung Quốc, việc tổng thống Joe Biden tuyên bố công khai về việc bà Pelosi không nên đi Đài Loan, theo lời khuyên của bộ Quốc Phòng Mỹ, là ‘‘một dấu hiệu yếu đuối’’.
Bắc Kinh hợp tác mạnh hơn với Nga để ‘‘rửa nhục’’ ?
Ngược lại, những người phản đối thì lên án tính chất ‘‘bất cẩn của chuyến đi, vào lúc cuộc chiến tranh tại Ukraina còn chưa chấm dứt’’. Theo quan điểm này, chuyến đi Đài Loan của bà Pelosi – một hành động vượt qua lằn ranh đỏ với Bắc Kinh – có thể khiến chính quyền Tập Cận Bình thay đổi lập trường (vốn giữ khoảng cách với Matxcơva cho đến nay, để quan hệ làm ăn với phương Tây không bị ảnh hưởng). Bắc Kinh có thể siết chặt hợp tác với nước Nga Putin, để ‘‘rửa nhục’’, sau chuyến đi vỗ mặt của bà Pelosi. Sự hợp tác gia tăng của hai cường quốc hạt nhân, chống lại Mỹ, không báo hiệu điều tốt lành.
Đài Loan: ‘‘Nửa thận trọng, nửa hoan hỉ’’
Nhật báo Liberation có hai bài viết đáng chú ý về chuyến đi của bà Pelosi. Bài thứ nhất nói về phản ứng ‘‘nửa thận trọng, nửa hoan hỉ’’ của phía Đài Loan. Thận trọng là điều rõ ràng. Kể từ khi có thông tin về chuyến đi tháng 8 của chủ tịch Hạ Viện Mỹ, chính quyền Đài Bắc tránh bình luận về vấn đề này, cho đến khi chiếc máy bay của Không lực Hoa Kỳ đưa bà Pelosi hạ cánh xuống sân bay Tùng Sơn (Shongshan), Đài Bắc, 22 giờ 45 phút ngày thứ Ba, 02/08. Theo nhà nghiên cứu Ho Cheng-hui, chính quyền Đài Loan chọn thái độ im lặng trong hồ sơ này, để tránh bị cộng đồng quốc tế hiểu sai là những nhân tố gây bất ổn xuất phát từ Đài Loan.
Tuy nhiên, giới chính trị Đài Loan không giấu được sự hoan hỉ. Một cựu phát ngôn viên của phủ tổng thống Đài Loan, Kolas Yotaka, nhấn mạnh đến việc chuyến công du của bà Pelosi khiến ‘‘Đài Loan ít bị cô lập hơn’’. Cách đây ít hôm, nghị sĩ thuộc phe đa số Wang Ting-yu, lo lắng với câu hỏi : ‘‘Nếu chuyến đi này bị hủy do các đe dọa từ Trung Quốc, thì điều này có ý nghĩa gì với thế giới ?’’.
Dù sao, trong quan điểm của đông đảo người dân Đài Loan, chuyến đi này chỉ có ý nghĩa thứ yếu. Hiện tại tình hình ven eo biển đã khét mùi thuốc súng. Mỗi chuyến thăm của các chính trị gia nước ngoài đến hòn đảo Trung Hoa dân chủ đều đi kèm với các đe dọa can thiệp của Trung Quốc, các cuộc tập trận đằng đằng sát khí. Áp lực cũng gia tăng với Đài Loan, khi Bắc Kinh quyết định cấm nhập khẩu thực phẩm của hàng trăm doanh nghiệp Đài Loan. Nhiều trừng phạt kinh tế và quân sự khác có thể sẽ tiếp tục được đưa ra. Liberation cũng thuật lại một góc nhìn khác của không ít người dân Đài Loan, lo ngại Trung Quốc có thể theo gương Nga (xâm lăng Ukraina) tấn công Đài Loan. Đài Loan ‘‘chỉ là một con tốt trong cuộc đối địch giữa các đại cường’’ là suy nghĩ của một sinh viên.
Chính phủ xoa dịu, Quốc Hội cứng rắn hơn với Trung Quốc
Cũng Liberation, trong một bài viết khác, đã nhấn mạnh đến nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm không để chuyến đi của chủ tịch Hạ Viện châm ngòi cho xung đột Mỹ - Trung bùng phát.
 Ngày 01/08/2022, vào lúc bà Pelosi khởi sự vòng công du châu Á, khả năng đến Đài Loan treo lơ lửng, Libération ghi nhận : đô đốc John Kirby, phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (NSC) Hoa Kỳ, được cử ra để trấn an Bắc Kinh, đã thừa nhận là chuyến đi này làm gia tăng ‘‘nguy cơ sai lầm trong tính toán… có thể dẫn đến các hậu quả không mong muốn’’.
Dù sao đây cũng là dịp mà chính phủ Mỹ (cụ thể là trong cuộc điện đàm Biden – Tập Cận Bình) nhắc nhở với Trung Quốc rằng nền dân chủ Mỹ dựa trên nguyên tắc phân quyền, chính phủ không thể quyết định thay Quốc Hội. Tính chất độc lập của các nhánh quyền lực của nền dân chủ Mỹ có thể sẽ còn tiếp tục khiến quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng, bất chấp thái độ có phần hòa dịu của bên hành pháp. Lưỡng đảng trong Quốc Hội Mỹ đang ngày càng hướng đến một thái độ thống nhất cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Sau khi đã thông qua đạo luật về chíp điện tử tuần trước (‘‘Chips and Science Act’’), dự kiến với 280 tỉ đô la đầu tư, sẽ đưa sản xuất chất bán dẫn về lại nước Mỹ, hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa đang vận động để đưa ra Thượng Viện dự luật mới về Đài Loan (‘‘Taiwan Act Policy’’). Mục tiêu chính là siết chặt quan hệ quân sự, ngoại giao Mỹ - Đài. Luật có thể buộc chính quyền Biden phải áp đặt các trừng phạt chống lại các giới chức Trung Quốc bị quy trách nhiệm làm căng thẳng gia tăng. Căng thẳng do chuyến bay SPAR19 đưa bà Pelosi đến Đài Bắc chắc chắn sẽ không hạ nhiệt, Libération dự đoán.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 03/08/2022 lúc 11:04:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đài Loan: Khi chủ tịch Hạ Viện Mỹ vượt "lằn ranh đỏ" của Trung Quốc

UserPostedImage
Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Bắc, Đài Loan, tối thứ Ba 02/08/2022, bất chấp những lời cảnh báo, đe dọa từ Bắc Kinh. © The Australian

Trước và ngay sau chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi, Trung Quốc đã liên tục có những lời đe dọa trả đũa mạnh mẽ nhất. Không khó để hiểu cơn thịnh nộ của Trung Quốc, bởi Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ nước này. Điều gì sẽ xảy ra sau khi bà Nancy Pelosi, 82 tuổi, quan chức cao cấp thứ 3 của chính quyền Mỹ, vượt lằn ranh đỏ mà Trung Quốc tự đặt ra ?
Sau nhiều ngày để dư luận đoán già đoán non về điểm đến Đài Loan trong chuyến công du châu Á, cuối cùng, tối 02/08/2022, bà Nancy Pelosi, chủ tịch Hạ Viện Mỹ, đã tới hòn đảo mà Bắc Kinh coi là một tỉnh phản nghịch và hứa sẽ bằng mọi cách để « thống nhất » với đại lục, bằng cả vũ lực nếu cần thiết.
Ngay từ khi chuyến đi của bà Pelosi mới được truyền thông đồn đoán, chưa có xác nhận chính thức nào, chính quyền Trung Quốc đã liên tiếp có những lời đe dọa Mỹ về những « hậu quả » trong quan hệ hai nước. Khi bà Pelosi đang ở thăm Singapore hôm 01/08, Trung Quốc đã tổ chức tập bắn đạn thật ngay lối vào eo biển Đài Loan. Cùng  lúc, hệ thống tuyên truyền của Bắc Kinh thi nhau tung thông tin Trung Quốc sẽ ngăn chặn, thậm chí là bắn hạ, nếu chuyên cơ chở đoàn của bà chủ tịch Hạ Viện Mỹ bay vào Đài Loan.
Theo nhiều nhà phân tích được AFP phỏng vấn, đằng sau các diễn văn đe dọa hung hăng, ẩn chứa nỗi lo bất an nào đó của Bắc Kinh. Trung Quốc cảm thấy các sáng kiến của Hoa Kỳ và đồng minh phương Tây để xích lại gần với Đài Loan gần đây sẽ tạo thêm động lực để hòn đảo tự do này tuyên bố độc lập.
Cũng cần phải nhắc lại là từ trước tới nay,Trung Quốc luôn tìm mọi cách chống lại bất kể sáng kiến nào mang lại tính chính đáng cho Đài Loan trên trường quốc tế. Bắc Kinh thường xuyên cản phá hay phản ứng dữ dội trước mọi cuộc tiếp xúc chính thức giữa Đài Loan và các nước khác. Bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan đều bị Bắc Kinh coi là vượt qua "lằn ranh đỏ" do họ đặt ra, coi đó là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.
Hồi tháng 11/2021, quan hệ Trung Quốc với Litva đã đổ vỡ, chỉ vì quốc gia vùng Baltic này cho mở văn phòng đại diện Đài Loan, trên thực tế là đại sứ quán, tại thủ đô Vilnius.
Trước tiên, chuyến đi của bà chủ tịch Hạ Viện Mỹ là cuộc đọ sức giữa Bắc Kinh và Washington, vốn đã căng thẳng từ lâu nay. Nhưng theo chuyên gia Robert Dujarric, giám đốc Viện Nghiên cứu Châu Á đương đại, Đại học Tokyo, « Trung Quốc coi chuyến đi này là một sự khiêu khích, nhưng Đài Loan có thể sẽ là nạn nhân » bị Bắc Kinh trả đũa.
Bà Nancy Pelosi vừa đặt chân đến sân bay Tùng Sơn, Đài Bắc thì bộ Quốc Phòng Trung Quốc lập tức thông báo tiến hành các « hành động quân sự có mục tiêu », với hàng loạt cuộc tập trận hải quân và không quân chưa từng có xung quanh hòn đảo. Những hành động quân sự của Trung Quốc đang gây lo ngại cho Đài Loan, cũng như nhiều nước khác trong khu vực về nguy cơ xảy ra sự cố dẫn đến xung đột.
Theo giới quan sát, không khí căng thẳng này sẽ còn tăng cao và phức tạp trong thời gian tới. Chuyên gia Antoine Bondaz, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược của Pháp (FRS) nhận định trên nhật báo La Croix : « Sẽ không có chiến tranh, nhưng sẽ liên tục có các khiêu khích quân sự… Hơn nữa, Trung Quốc sẽ gia tăng gấp bội nỗ lực cô lập ngoại giao Đài Loan và đặc biệt sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa kinh tế. »
Đài Loan cho biết, ngay từ hôm qua (02/08), Bắc Kinh đã ngừng nhập khẩu nhiều loại nông sản và hải sản của Đài Loan.
Còn nhớ hồi 2021, Trung Quốc đã cấm nhập dứa của Đài Loan, mà tất cả đều hiểu đó là vì lý do chính trị. Nhưng chỉ trong vài ngày, Đài Loan đã huy động được tình đoàn kết của nhiều nước, những nước này mua hàng chục nghìn tấn dứa ứ đọng vì lệnh cấm nhập của Trung Quốc.
Lần này, có lẽ Đài Loan cũng sẽ cần đến các đồng minh trên thế giới để tiêu thụ số sản phẩm nông nghiệp bị Trung Quốc cấm. Nếu điều đó xảy ra thì vô hình chung Bắc Kinh đã để quan hệ và tình đoàn kết quốc tế với Đài Loan được mở rộng.
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 03/08/2022 lúc 11:18:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nancy Pelosi, "Đến Đài Loan là trân trọng cam kết với dân chủ"

Tối thứ Ba ngày 2 tháng 8 theo giờ địa phương, phi cơ của Chủ Tịch Hạ Viện và một số dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đã đáp xuống phi trường Đài Bắc trong chuyến công du không báo trước của phái đoàn. Bản tuyên bố của Chủ Tịch Pelosi về chuyến thăm Đài Loan đã được đăng tải trên tờ Washington Post theo sau đó vài giờ đồng hồ và trên trang mạng của văn phòng Chủ Tịch Hạ Viện. Theo sau là toàn văn bản tuyên bố, do người dịch đặt tựa.

*

Ước chừng 43 năm trước, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Quan Hệ Đài Loan một cách áp đảo và được Tổng thống Jimmy Carter ký thành sắc luật. Đó là một trong những nền tảng quan trọng bậc nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Đạo Luật Quan hệ Đài Loan đưa ra cam kết của Hoa Kỳ với một Đài Loan dân chủ, đề ra nghị trình cho mối quan hệ kinh tế và ngoại giao được nhanh chóng phát triển thành mối quan hệ đối tác chủ chốt. Nó nuôi dưỡng một tình thân hữu sâu đậm xuất phát từ những lợi ích và giá trị chung: đó là quyền tự quyết và tự chủ, dân chủ và tự do, nhân phẩm và nhân quyền.

Và nó đã đưa ra lời tuyên hứa chính thức của Hoa Kỳ sẽ trợ giúp cho sự phòng vệ của Đài Loan là, “cân nhắc đến bất cứ nỗ lực muốn xác định tương lai của Đài Loan khác hơn các biện pháp hòa bình…  (và) xem xét mối đe dọa đến hòa bình và an ninh của khu vực Tây Thái Bình Dương và tạo mối quan tâm nghiêm trọng với Hoa Kỳ..."

Hôm nay, nước Mỹ phải ghi nhớ lời tuyên hứa đó. Chúng ta phải sát cánh với Đài Loan, một đảo quốc cang cường. Đài Loan là quốc gia hàng đầu trong điều hành chính phủ khi nói đến đại dịch Covid-19, vấn đề môi trường và khí hậu hiện nay. Đây là quốc gia đi đầu về hòa bình, an ninh và sự năng động kinh tế mà tinh thần kinh doanh, thành tựu đổi mới và năng lực về kỹ thuật được thế giới mong muốn. 

Tuy nhiên, rất đáng lo ngại khi nền dân chủ năng động và mạnh mẽ này, vốn được Freedom House mệnh danh là một trong những nền dân chủ thoáng đạt nhất thế giới và được lãnh đạo bởi một phụ nữ một cách đáng tự hào là Tổng thống Thái Anh Văn, lại đang bị đe dọa.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã leo thang tình trạng căng thẳng với Đài Loan một cách đáng kể. Nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa đã tăng cường những cuộc tuần tra bằng phi cơ ném bom, chiến đấu cơ và phi cơ dọ thám ở  sát và thậm chí ngay trên không phận Đài Loan, điều
đã đưa Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đến kết luận là quân đội Trung Quốc “có vẻ đang sắp đặt cho một tình huống bất ngờ nhằm thống nhất Đài Loan với CHND Trung Hoa bằng vũ lực".

Trung Quốc cũng đã tạo ra cuộc chiến trên không gian mạng, khởi xướng nhiều cuộc tấn công vào các cơ quan chính phủ của Đài Loan mỗi ngày. Đồng thời Bắc Kinh cũng đang bóp nghẹt Đài Loan về mặt kinh tế, tạo áp lực với các tập đoàn thế giới để buộc họ cắt đi mối quan hệ với đảo quốc này, đe dọa các quốc gia hợp tác với Đài Loan và siết chặt các hoạt động du lịch từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) đang gia tăng sự hung hãn, chuyến công du của phái đoàn Quốc Hội chúng tôi nên được xem như một tuyên bố rõ ràng là, Hoa Kỳ đang sát cánh cùng Đài Loan, một đối tác dân chủ của chúng ta trong việc tự vệ và bảo vệ nền tự do của mình.




Chuyến công du của chúng tôi là một trong những phái đoàn Quốc Hội đến đảo quốc này, không hề mâu thuẫn với chính sách "Một Trung Quốc" được nêu trong Đạo luật Quan Hệ Đài Loan 1979, cũng như bản Tuyên Bố Chung giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc cùng văn kiện Sáu Cam Kết. Hoa Kỳ tiếp tục phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng này.

Chuyến thăm của chúng tôi là một phần trong chuyến đi đến Thái Bình Dương bao quát hơn, bao gồm các quốc gia Singapore, Malaysia, Nam Hàn và Nhật Bản nhằm tập trung vào mối an ninh hổ tương, quan hệ hợp tác kinh tế và sự điều hành dân chủ. Các thảo luận của chúng tôi với các cộng sự Đài Loan nhằm tập trung việc tái xác định sự ủng hộ của chúng tôi đối với đảo quốc này và thúc đẩy các quyền lợi chung, bao gồm cả việc cổ vũ cho một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Sự đoàn kết của Hoa Kỳ với một Đài Loan hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ với 23 triệu người dân trên đảo mà còn với hàng triệu người khác bị CHND Trung Hoa đàn áp và cưỡng bức.

Ba mươi năm trước, tôi có mặt trong phái đoàn lưỡng đảng Quốc Hội Hoa Kỳ đến Trung Quốc, chúng tôi đã giăng một biểu ngữ đen trắng mang hàng chữ “Gửi những người đã hy sinh cho nền dân chủ Trung Quốc” ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Cảnh sát sắc phục đã bám theo chúng tôi khi chúng tôi rời quảng trường. Kể từ đó, hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh càng tồi tệ và sự xem thường pháp luật vẫn tiếp diễn, nhất là từ khi Chủ Tịch Tập Cận Bình bám giữ quyền lực của mình.

Cuộc đàn áp dã man của Đảng CSTQ đối với các quyền tự do chính trị và nhân quyền của Hồng Kông, thậm chí bắt giữ cả Đức Hồng Y Joseph Zen đã vứt hết những lời hứa về “một quốc gia, hai hệ thống” vào sọt rác. Tại Tây Tạng, Đảng CSTQ từ lâu đã dẫn đầu một chiến dịch nhằm xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và bản sắc của người dân Tây Tạng. Tại Tân Cương, Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ đạo Hồi và các dân tộc thiểu số khác. Và trên khắp đại lục, Đảng CSTQ tiếp tục nhắm đến và bắt giữ các nhà hoạt động, các nhà lãnh đạo tự do tôn giáo và những nhân vật dám thách thức chế độ.

Chúng ta không thể đứng nhìn Đảng CSTQ tiến hành đe dọa Đài Loan và vào chính nền dân chủ.

Quả thật, chúng tôi thực hiện chuyến đi này vào thời điểm thế giới phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chuyên chế và dân chủ. Khi Nga tiến hành cuộc chiến bất hợp pháp đã được mưu tính nhằm chống lại Ukraine, sát hại hàng ngàn người vô tội, thậm chí cả trẻ em, thì điều cần thiết là Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta phải nói thẳng rằng, chúng ta không bao giờ nhượng bộ những kẻ độc tài.

Khi tôi dẫn đầu một phái đoàn quốc hội đến Kyiv hồi tháng Tư, là chuyến thăm cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến quốc gia đang bị vây hãm, tôi đã chuyển lời đến Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng, chúng ta ngưỡng mộ sự bảo vệ nền dân chủ Ukraine và cho nền dân chủ toàn thế giới của ông.

Đến Đài Loan là cách chúng ta tôn trọng cam kết của Hoa Kỳ đối với nền dân chủ, tái khẳng định rằng các quyền tự do của Đài Loan và tất cả các nền dân chủ khác phải được tôn trọng.

Nancy Pelosi
Nhã Duy dịch
Nguồn: https://www.speaker.gov/newsroom/8222-3


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.