logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/11/2022 lúc 11:29:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) năm nay 2022 là lễ Tạ Ơn thứ 48 (tính luôn lễ Tạ Ơn năm 1975) của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ. Người Mỹ gốc Việt vô cùng cảm động nhớ công ơn nhân dân và chánh quyền Mỹ đã cứu khổn phò nguy người Việt trên đường tìm tự do, tỵ nạn cộng sản và tạo cơ hội cho người Mỹ gốc Việt phát triển thành một cộng đồng vững mạnh, năng động, thăng tiến cần lao đồng tiến trong xã hội đa văn hóa, đa chủng tộc của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
 
Thực vậy, người Mỹ gốc Việt làm sao không cảm động khi đọc lại những dòng chữ đầy tình nghĩa này của nhân dân và chánh quyền dân cử Mỹ. Năm 1975, Mỹ có ban hành đạo luật Indochina Migration and Refugee Act of 1975, có câu: “Tổng thống Hoa Kỳ sẽ làm bất cứ điều gì để mở rộng cánh cửa đón người tỵ nạn đến từ ba quốc gia Đông Dương. Các viên chức trách nhiệm tại Mỹ đưa ra tất cả mọi phương tiện để giúp cho người dân tị nạn định cư. Phải nỗ lực làm giảm những đau khổ kinh hoàng của người tị nạn đến từ Đông Nam Á.” Ít có một sắc dân nào nhập cư Mỹ có một lý lịch pháp lý, một căn cước tỵ nạn chánh trị, tỵ nạn cộng sản rõ ràng như người Việt ở Mỹ.
 
Ba thập niên sau thôi, người Việt ở Mỹ thành một sắc dân thăng tiến rất mau trong xã hội đa sắc tộc, đa văn hóa và đa nguyên của Mỹ, theo kết quả kiểm kê dân số năm 2010 của US Census Bureau.
 
Năm 2010 mà đã như vậy, bây giờ 2022, với tỷ lệ sanh suất, sở hữu nhà cao, đậu đại học cao đó, thì năm năm sau tức 2015, mức thăng tiến của cộng đồng người Việt ở Mỹ tăng lên nhiều hơn nữa.
 
Về tiến trình hình thành, cộng đồng người Mỹ gốc Việt là một cộng đồng chánh yếu tỵ nạn chánh trị, qua một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN, kéo dài nhiều năm, vượt biên bằng nhiều cách, làm rúng động lương tâm nhân loại, được định cư tại nhiều quốc gia tự do, dân chủ.
 
Các cộng đồng người Việt ở nhiều nước cảm thấy thuộc về nhau, cùng chung nguồn gốc, lý tưởng dân tộc, nhân bản và di sản là tự do, dân chủ, nhân quyền, liên lạc, nối kết nhau thành như một Việt Nam Hải Ngoại.
 
 Cộng đồng người Việt ở Mỹ là cộng đồng lớn nhứt ở hải ngoại, chiếm phân nửa dân số người Việt hải ngoại. Cộng đồng người Việt ở Mỹ lớn mạnh là do công lao của cả ba lớp người nhập lại, già, trung, trẻ chụm lại. Thế hệ thứ nhứt và một rưởi gạt nước mắt rời đất nước ra đi, mất tất cả: sự nghiệp, tài sản, quê cha, đất tổ, họ hàng, bè bạn. Và thế hệ thứ hai may mắn hơn, đến Mỹ còn tuổi học trò hay sanh trên đất Mỹ được hưởng nhiều cơ hội tiến thân. Nhưng cả ba lớp người ấy người Mỹ gọi là Vietnamese Americans, người Mỹ gốc Việt, và xếp vào trong khối sắc tộc thiểu số Asian Americans (người Mỹ gốc Á Châu) đã đến Mỹ trước đó rất lâu.
 
Chữ Vietnamese Americans nhắc nhớ nguồn gốc Việt Nam, hồn thiêng sông núi VN, tinh thần sắc tộc VN, căn cước pháp lý tỵ nạn cộng sản của người Mỹ gốc Việt. Mà nước nhà xa nửa vòng Trái Đất, đang còn nằm trong gông cùm cộng sản. Một lý do chánh trị và chánh yếu để tỵ nạn cộng sản.
 
Cái giá của tự do mà người Việt di tản ra đi để tìm tự do và phải trả - rất cao, cao lắm, mắc hơn cái giá mà dân Pilgrims đã phải trả khi xuống tàu Mayfolowers vượt Đại Tây Dương đi tìm tự do tín ngưỡng. Vì trước khi ra đi người Pilgrims chỉ bị mất quyền tự do tín ngưỡng, vẫn còn có quyền sống, đi không cần trốn. Còn người Việt mất tất cả: quyền tự do tín ngưỡng, quyền sống như một Con Người, mất quê hương, mất quyền công dân ngay trên quê cha đất tổ, xứ sở, đất nước ông bà của mình để lại. Mất nước là mất tất cả!
 
Mỹ là nước nhận và giúp cho người Việt tỵ nạn cộng sản định cư nhiều nhứt. Do vậy đối với người Mỹ gốc Việt, ơn nghĩa của nước Mỹ dang tay ra cứu khổn phò nguy lớn lắm. Ơn của nhân dân, chánh quyền Mỹ đối với người Mỹ gốc Việt lớn lắm. Và người Việt, do bản tánh trọng nghĩa nặng tình, cảm thấy bổn phận ơn đền nghĩa trả rất lớn.
 
Người Mỹ gốc Việt “Tạ Ơn Mỹ” đã cứu khổn phò nguy người Việt khi sa cơ thất thế, mất nước là mất tất cả. Trên thế giới này ít có nước nào sau 47 năm chiến tranh mà còn đưa những người con em của những quân dân cán chính VN Cộng Hoà đồng minh đến để giúp đỡ và tiếp tục đều đều cho những người định cư ở Mỹ bảo lãnh con cái qua để đoàn tụ gia đình. Và ngay bây giờ Mỹ vẫn giúp những người bất đồng chánh kiến, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN được định cư Mỹ, nếu bị cộng sản Hà Nội trù dập.
 
Người Mỹ gốc Việt “Tạ Ơn Mỹ” đã giúp đỡ cho người Việt hòa nhập nhanh chóng vào cuộc sống của xã hội Mỹ nhưng không gò ép, đồng hoá người Việt thành “Mỹ Da Vàng.”
 
Người Mỹ gốc Việt “Tạ Ơn Mỹ” đã giúp người Việt ăn nên làm ra, an cư lạc nghiệp, tự do theo đuổi hạnh phúc của mình theo ý mình.
 
Người Việt gốc Mỹ “Tạ Ơn Mỹ” đã giúp giương cao ngọn cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ phất phới tung bay khắp cả chục tiểu bang, hàng trăm thành phố, quân hạt Mỹ và đang trên đà lan rộng ra ở nước Mỹ. Một sự thừa nhận về pháp lý cũng như thực tại như biểu tượng, chánh nghĩa, khát vọng tự do, dân chủ của người Mỹ gốc Việt.
 
Người Mỹ gốc Việt “Tạ Ơn Mỹ” đã đưa vấn đề nhân quyền VN vào chánh quyền liên bang. Biến nhân quyền VN thành trở ngại trung tâm trong bang giao giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn. Mỹ luôn luôn đối thoại nhân quyền và lên tiếng bảo vệ nhân quyền VN, làm cộng sản Hà Nội rất bối rối.
 
Đại Ơn ấy chỉ có thể trả xong khi người Mỹ lẫn người Việt cùng đấu tranh thành công cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Những giá trị đó cũng là lý tưởng lập quốc và chuẩn mực sinh hoạt dân chủ của Mỹ. Ngày tạ đại ơn đó là ngày chế độ cộng sản Hà Nội độc tài, đảng trị không còn nữa, và chánh quyền VN mới sau một cuộc bầu cử trong sạch, dân chủ, tự do - sẽ đại diện cho nhân dân và chánh quyền VN đích thân đến Quốc Hội Mỹ cám ơn nhân dân và chánh quyền Mỹ đã giúp cho VN có dân chủ tự do và nhân quyền.
 
Ngày đáp đại nghĩa đó là ngày lãnh đạo quốc gia Mỹ, đại diện nhân dân và chánh quyền Mỹ đích thân đến Quốc Hội VN mới tự do, dân chủ cám ơn nhân dân và chánh quyền vì dân, do dân, của quốc gia dân tộc dân VN đã giúp cho Mỹ xóa đi vĩnh viễn ám ảnh, hội chứng chiến tranh VN và hoàn thành sứ mạng tự do, dân chủ có tính lịch sử lập quốc và truyền thống xã hội của Mỹ. Đó cũng là ngày Tết lớn nhứt của người Việt trong ngoài nước đoàn tụ nhau sau bao nhiêu năm xa cách dưới mái nhà của Tổ QuốcVN, trong vòng tay trìu mến của Mẹ VN.
Vi Anh
phai  
#2 Đã gửi : 24/11/2022 lúc 11:33:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ơn ai theo suốt cuộc đời - Thanksgiving 2022


Thời chúng tôi còn là học sinh, không có Thầy Cô mất nết như các “nhà giáo nhân dân” bây giờ: không có học trò, nhất là nữ sinh, đánh bạn mình man rợ như hai ba con cọp vờn một con nai, rồi quay phim đưa lên Internet, “phô trương” cho cả thế giới thấy tình hình giáo dục rất buồn ở quê nhà hiện nay.

 Thời của chúng tôi, quý Thầy Cô từ lớp mẫu giáo đến lớp 12 đều là những mô phạm, là chuẩn mực cho “học trò trông lên”. Thầy ra thầy, và trò ra trò, không bát nháo như nhà trường những năm đầu thế kỷ 21.

 Bao nhiêu năm trôi qua, không những quý Thầy Cô mà nhiều cựu học sinh Ngô Quyền đã về với hạc nội mây ngàn. Quý Thầy Cô đã bước vào giai đoạn cuối hành trình của đời người, trí óc của nhiều Thầy Cô đã lãng đãng khói sương. Hơn một nửa chs Ngô Quyền cũng đã làm xong bổn phận với xã hội, với gia đình, đã đem lại được nụ cười trên môi cha mẹ, thầy cô ....Nền giáo dục nhân bản đã để lại trong lòng chúng tôi lòng biết ơn sâu sắc với Thầy Cô dù các phương trình sin, cos, tang... của môn lượng giác, các kiến thức nhặt nhạnh được từ 12 năm đầu đời đã bỏ đi biền biệt từ lúc nào.

 

Có hai câu thơ (không còn nhớ tên tác giả) diễn tả chính xác vị trí của quý Thầy Cô ngày xưa, và được các bậc cha mẹ dùng để khuyến khích con mình chuyên cần đèn sách:

 

“...Mai sau con lớn làm cô giáo
Thiên hạ trông lên ngước mắt chào...”

 

Nền giáo dục nhân bản non trẻ, yểu mệnh của miền Nam đã kịp đào tạo rất nhiều anh chị chs Ngô Quyền đã may mắn được “thiên hạ trông lên ngước mắt chào” trước tháng 4 năm 1975. Đầu thập niên 70, một số chs Ngô Quyền những khóa đầu tiên đã về dạy lại đàn em ở ngay chính nơi ngày xưa mình ngồi ở ghế học trò như quý Thầy Cô: Nguyễn Thành Dũng(K1), Lý Khánh Hồng(K2), Bùi Đức Lương(K3), Đào Đức Thiện(K4), Hà Thị Nhung(K5), Liêng Tuấn Tài(K5), Huỳnh Quan Phận(K5), Phạm Thị Hạnh(K6), Diệp Cẩm Thu(K7)....

 

Mãi đến tận bây giờ, sau bao nhiêu năm tháng, kiến thức học được từ quý Thầy Cô đã rơi rớt theo “dọc đường gió bụi”, một trong những điều còn lại với các chs Ngô Quyền, và sẽ theo chúng tôi đến suốt cuộc đời là lòng biết ơn Thầy Cô. Không phải tất cả chs Ngô Quyền đều đã và đang có “đường công danh thênh thang rộng mở”, không phải tất cả chs Ngô Quyền đều đạt được ước mơ thời còn ngồi ghế Trung học. Nhưng một điều chắc chắn, nền giáo dục nhân bản của miền Nam, và quý Thầy Cô đã giúp chúng tôi thành những người tử tế, đàng hoàng, và luôn biết “nhờ ai ta có ngày này” .

 

Nhân dịp Lễ Tạ Ơn 2022 ở Mỹ, xin một lần nữa viết ra bằng chữ nghĩa lòng biết ơn quý Thầy Cô , quý cựu giáo sư Ngô Quyền đã ít nhiều góp phần giúp chúng ta thực hành được câu ngạn ngữ được treo trong các phòng học ở trường Tiểu học ngày xưa “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.

 

Nhờ câu nói của Thầy Lê Quý Thể một thủa nào trong phòng học các lớp 12 “Nghề nào cũng quý, nhưng tôi không muốn sau này gặp lại học trò cũ của mình đạp xích lô”, một vài chs NQ khóa 8 đã đóng góp xương máu, và một phần thân thể của mình cho hai mươi năm tự do non trẻ của miền Nam (xin đặc biệt tri ân, và thắp nén hương lòng tưởng nhớ các anh đã khuất bóng), một số các học sinh K8 đã thành công ở quê người cũng như quê nhà, và tất cả chs NQ K8 chưa bao giờ quên ơn các Thầy Cô nói chung, và Thầy Lê Quý Thể nói riêng.

 

Nhờ những “bài kinh nhật tụng”“Gia Huấn Ca” mỗi ngày của cố giáo sư Bạch Thị Bê (1938-2018) ở các lớp 7 khóa 15 một thủa nào xa lắc xa lơ, đến bây giờ hầu như tất cả chs NQ K15 đều nhớ :

 

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời đức hạnh làm câu trau mình”

 

Nam sinh khóa 15 ở bất cứ góc nào của địa cầu đều mang theo lòng “trung hiếu” với mình. Nữ sinh khóa 15 đều giữ được nét đoan chính của phụ nữ VN dù nhiều bạn đã rời quê nhà từ tháng 4 năm 1975 , lúc còn chưa ra khỏi thời thơ dại.

 



Còn nhiều, nhiều nữa, chỉ xin được đơn cử những trường hợp rất cụ thể.

 

Xin trân trọng tri ân quý Thầy Cô, và xin thành kính thắp nén tâm hương hướng về quý Thầy Cô đã khuất bóng. Cựu học sinh Ngô Quyền chưa bao giờ quên công ơn của quý Thầy Cô, và luôn nhớ câu ngạn ngữ “Không thầy đố mầy làm nên”.

 

Xin được phổ biến lại một “tác phẩm của lòng tri ân” từ chs K7 Nguyễn Ngọc Xuân (1951-2017) để cùng nhìn lại Thầy, Cô , bạn bè. Buồn thay, người trong video đã thành “người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?”. NQ K7 Nguyễn Ngọc Xuân cũng là một thành quả tốt đẹp của nền giáo dục nhân bản ở miền Nam, một nhắc nhớ chúng ta nhớ đến công lao của quý cựu giáo sư Ngô Quyền giai đoạn 1956-1975. Xin gởi vào hư không một nén tâm hương chân thành tưởng tiếc NQK7 Nguyễn Ngọc Xuân.

 

https://ngo-quyen.org/a1...um-mot-goc-thay-tro-2011




Mùa lễ Tạ ơn đang về ở Mỹ, xin mượn ánh sáng từ lò sưởi thắp sáng thời đèn sách ở Ngô Quyền, và một lần nữa xin gởi lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy Cô, đến các bậc sinh thành.

 

Xin gởi lời tri ân vào hư không đến quý Thầy Cô đã khuất bóng, các chs Ngô Quyền đã bỏ mình vì hai mươi năm tự do của miền Nam.

 

Lòng biết ơn mỗi năm được viết ra một lần cũng xin gởi đến tất cả quý anh chị đã góp ngà voi, giúp chs NQ lưu vong mỗi năm một lần tụ họp gặp nhau, gởi những đóa hoa tươi thắm nhất đến quý Thầy Cô.

 

Tuổi đời càng tăng cao theo năm tháng, lòng biết ơn càng sâu nặng với Cha Mẹ, Thầy Cô, và cả bạn bè, cùng những ân nhân đã giúp ta trên mỗi chặng đường đời.

Thanksgiving 2022
Nguyễn Trần Diệu Hương

 
phai  
#3 Đã gửi : 24/11/2022 lúc 11:35:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lòng Biết Ơn và Sự Biểu Hiện

Đã bao giờ bạn bắt gặp mình lúng túng không biết phản ứng thế nào khi được cảm ơn quá nồng nhiệt? Ngược lại có bao giờ bạn cảm giác ấp úng không biết nói thế nào để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc? Nếu câu trả lời là có, bạn hẳn cũng như tôi, vẫn còn “máu” Việt , chưa hoàn toàn suy nghĩ và ứng xử kiểu Mỹ, hoặc ít nhất là chưa hoàn toàn “Mỹ hóa” trong lĩnh vực đón nhận cũng như bày tỏ lòng biết ơn.
 
Nhớ lại hồi mới ra trường đi làm ở một công ty quảng cáo chuyên về các thị trường Á Châu, sếp lớn của tôi là một người Á Đông sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Ông ta thường làm việc ở văn phòng New York, thỉnh thoảng mới về văn phòng Los Angeles. Tất cả nhân viên cao thấp đều ngồi làm việc dưới nhà, bàn làm việc của ông trên lầu nhìn xuống thấy toàn bộ nhân viên phía dưới. Khi tôi được nhận vào công ty, toàn bộ bàn làm việc dưới nhà đều đã có người ngồi, người quản trị văn phòng lúc đó sắp xếp “đỡ” cho tôi ngồi trên lầu ở góc xéo với sếp lớn trong khi chờ dọn sang địa điểm mới. Vì vậy ông thường hay nhờ tôi những việc lặt vặt, chẳng hạn xuống nhà đưa khách của ông lên giùm khi ông đang bận điện thoại, hoặc xuống nhà lấy giùm ông những bản vẽ, làm copy, v.v… Cứ mỗi lần nhờ tôi việc gì, cuối ngày ông đều bước sang góc xéo bàn tôi và cảm ơn trịnh trọng. Mỗi lần như thế, tôi đều trả lời “It’s nothing.” (không có gì, thưa ông). Tôi trả lời như thế một phần vì tôi thật tình nghĩ ông không cần cảm ơn mình, một phần là dịch thẳng từ lối nói và cách nghĩ “không có chi” của người Việt.
 
Cho đến một hôm, trước khi lên đường về New York, Ông ghé bàn cảm ơn tôi đã góp một phần trong đề án đem lại khách hàng lớn cho công ty, tôi quen thói, trả lời “It’s nothing” (đâu có gì). Ông bỏ cặp sách ngồi xuống trước bàn, nhìn thẳng mặt tôi và nói: “It’s you are welcome”. Thấy tôi dương mắt nhìn không hiểu ý, ông lập lại, “You are welcome”, đó là câu trả lời hợp lý, không phải và không thể là “không có gì.”  Sau đó ông giải thích việc có khách hàng mới này sẽ giúp công ty đạt được mức chỉ tiêu đồng thời giúp thuê mướn thêm đội ngũ sáng tạo gốc Việt, mở rộng thị trường tiếp thị Việt, dẫn đến kết quả dây chuyền đem ngân sách quảng cáo và sản phẩm đến cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ. Và vì vậy câu trả lời không phải là “It’s nothing.”, vì tôi xứng đáng được cảm ơn. Rồi ông đứng dậy cười chào bắt tay hỏi: Đồng ý?
 
Văn phòng LA mỗi lần có ông về là buổi họp đầu tuần thật hứng khởi. Ông hỏi thăm từng nhóm về tiến trình của từng dự án, mức thu chi và hướng phát triển của mỗi trương mục khách hàng, sau khi nghe mọi người trình bày tóm lược, ông luôn luôn chọn một vài điểm hoặc một vài cá nhân/nhóm để khen và cảm ơn thành tích nhóm đã đạt được. Tôi bắt đầu để ý thấy rõ có hai loại phản ứng khác biệt, một là từ các đồng nghiệp mang nhiều tính “Mỹ” hơn, hai là từ nhóm đồng nghiệp còn mang nhiều tính chất “Á”. Nhóm “Mỹ” luôn vui vẻ nhận lời khen đồng thời “được dịp” lớn miệng “khoe” thêm một số điều tốt họ đã làm hoặc chỉ đang dự định làm, trong khi nhóm “Á” thường chỉ lí nhí nói lời cảm ơn trong miệng, như thể không muốn người khác nghe họ đang nói gì. 
 
Biểu lộ lòng biết ơn hay đơn giản nói lời cảm ơn thường xuyên là một đặc điểm tích cực trong văn hóa cư xử của người Mỹ. Người Mỹ không tiếc nói lời cảm ơn, và cũng không ngần ngại nhận lời cảm ơn. Chữ cảm ơn được sử dụng hàng ngày, người Mỹ trung bình nói chữ cảm ơn 2000 lần mỗi năm. Ngoài ra những lời như: “Mình nợ bạn nhé,” “Cảm ơn, mình nợ bạn lần này”, hay “Làm sao để tôi đền ơn bạn” cũng được sử dụng thường xuyên.
 
Khi được cảm ơn, người Mỹ trả lời “you are welcome” hay dịch nôm na sang tiếng Việt là “bạn cứ tự nhiên”, nghĩa là họ xác nhận tôi đã làm việc này cho bạn, và bạn cứ tự nhiên nhận, chứ không như người Việt, nghĩ rằng việc làm đó là chuyện nhỏ không đáng chi, không cần cảm ơn.
 
Cảm Nhận và Biểu Lộ Lòng Biết Ơn Khác Nhau
 
Ở Ý, ăn hết đĩa thức ăn trong bữa tiệc thể hiện lòng biết ơn đối với chủ nhà qua ngụ ý rằng thức ăn rất ngon. Trong khi ở Hồng Kông, để lại một chút trên dĩa thể hiện cảm xúc biết ơn tương tự với ngụ ý rằng thức ăn chủ nhà đãi rất nhiều, rất thịnh soạn. Sự tương phản văn hóa này trong “cách cảm ơn” rất rõ ràng; do văn hóa và lối giáo dục ảnh hưởng đến việc truyền đạt cảm xúc biết ơn.
 
Jonathan Tudge, giáo sư tại Đại học Bắc Carolina ở Greensboro, một chuyên gia nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa qua cách thức biểu hiện và nhận thức về lòng biết ơn bắt tay vào chủ đề này khoảng mười năm trước. Gần đây, Tudge và các đồng nghiệp của ông đã công bố một loạt nghiên cứu về sự phát triển của lòng biết ơn ở trẻ em tại bảy quốc gia rất khác nhau: Hoa Kỳ, Brazil, Guatemala, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Họ tìm thấy một số điểm tương đồng giữa các nền văn hóa, cũng như một số điểm khác biệt—một cái nhìn chung sơ khởi cho thấy cách hướng tới lòng biết ơn của chúng ta có thể được định hình bởi các ảnh hưởng văn hóa, xã hội.
 
Đầu tiên, họ hỏi một nhóm trẻ em từ 7 đến 14 tuổi, “Ước muốn lớn nhất của em là gì?” và “Em sẽ làm gì cho người đã ban cho em điều ước đó?” Sau đó, họ nhóm các câu trả lời của bọn trẻ thành ba loại:
 
• Biểu lộ lòng biết ơn bằng lời nói: Nói lời cảm ơn theo một cách nào đó.
• Biểu lộ lòng biết ơn một cách cụ thể: Đáp lại bằng thứ mà các em thích, chẳng hạn như cho người đó một ít kẹo hoặc đồ chơi.
• Biểu lộ lòng biết ơn qua sự liên kết: Đáp lại điều gì đó bằng một sự gắn kết, chẳng hạn như tình bạn hoặc sự giúp đỡ qua lại.
 
Nói chung, như chúng ta suy đoán, trẻ em khi còn nhỏ ít có khả năng đáp lại bằng lòng biết ơn một cách cụ thể, nhưng làm điều này khi chúng lớn hơn. Những đứa trẻ nhỏ hơn và lớn hơn bày tỏ lòng biết ơn bằng lời nói với tỷ lệ tương tự nhau mặc dù có những ngoại lệ đối với những xu hướng này. Và khi trẻ lớn hơn, chúng thể hiện lòng biết ơn qua hành động cụ thể nhiều hơn ở Hoa Kỳ, so với Trung Quốc và Brazil.
 
Mặc dù có những điểm tương đồng liên quan đến tuổi tác, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa các quốc gia. Nhìn chung, trẻ em ở Trung Quốc và Hàn Quốc có xu hướng đáp trả lòng biết ơn qua sự liên kết, trong khi trẻ em ở Hoa Kỳ nghiêng về việc biểu lộ lòng biết ơn một cách cụ thể. Trẻ em ở Guatemala—nơi thường nói “Tạ ơn Chúa” trong lời nói hàng ngày—đặc biệt thích thể hiện lòng biết ơn bằng lời nói.
 
Những khác biệt như vậy trong cách trẻ em đáp lại lòng tốt có thể tạo tiền đề cho cách chúng nói chuyện, hành động và cảm nhận khi lớn hơn—và nghiên cứu khác cho thấy rằng người lớn cảm ơn theo cách khác nhau trên toàn thế giới.
 
Trong một nghiên cứu khác, các sinh viên đại học người Mỹ và Iran được hỏi rằng họ sẽ nói gì nếu nhận được các hình thức giúp đỡ khác nhau, chẳng hạn như ai đó giữ cửa chọ họ, mang hành lý cho họ, sửa máy tính hoặc viết cho họ một lá thư giới thiệu họ. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một số khác biệt giữa câu trả lời của sinh viên ở hai quốc gia.


 
Người Mỹ có nhiều khả năng đơn giản nói lời cảm ơn, khen ngợi người đó (Thí dụ: “Cảm Ơn.  Bạn thật là lịch sự quá!”) hoặc hứa đáp trả (“Nếu bạn cần bất cứ điều gì, hãy cho tôi biết”) hơn người Iran. Thật vậy, nghiên cứu khác cho thấy rằng người Mỹ là những người thường nói lời cảm ơn sâu sắc, bày tỏ lòng biết ơn trong nhiều tình huống hàng ngày khi những người từ các nền văn hóa khác đơn giản là không làm như vậy.
 
Trong khi đó, các sinh viên Iran đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau, tùy thuộc vào đặc ân là gì và liệu người trợ giúp của họ có địa vị cao hơn họ hay không (điều mà người Malaysia cũng tính đến). Cụ thể, việc họ có nhiều khả năng thừa nhận ân huệ (“Bạn đã làm cho tôi một ân huệ lớn”), họ xin lỗi (vì đã làm phiền đến người đó), hoặc cầu xin Chúa ban thưởng cho người đó là tùy vào địa vị của người đó.
 
Rõ ràng, lòng biết ơn được cảm nhận và thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau—và dường như gốc rễ của những sự khác biệt này bắt nguồn từ thời thơ ấu. Người Việt từ nhỏ đã không được nuôi dưỡng trong những gia đình cha mẹ thường xuyên nói lời cảm ơn với nhau trước mặt con cái. Trong môi trường giáo dục hay ngoài xã hội cũng không đặt nặng lời cám ơn hay nhận thức về điều người khác làm cho mình, mà cho rằng đó là bổn phận “đương nhiên”, con cái tự động phải có hiếu với cha mẹ, anh chị em hẳn nhiên phải biết lo cho nhau; người vợ hẳn nhiên phải lo lắng cho chồng con. Một khi nhận thức được việc làm tốt người khác dành cho mình họ thường cũng không biết phải biểu lộ thế nào để không bị cho là khách sáo, thậm chí có thể gây xúc phạm.
 
Tương tự, bạn có thể xúc phạm những người bạn Ấn Độ của mình khi dùng chữ làm ơn và cảm ơn. Họ sẽ cho rằng "sử dụng những thuật ngữ như vậy với bạn bè là hành động hạ họ xuống địa vị của một người xa lạ đơn thuần. Vì đã là bạn bè hay người thân thì làm mọi thứ cho nhau; đó là điều đương nhiên và không có lý do gì để phải nói lời cầu xin hay cảm ơn.
 
Nhận Thức và Cách Thức Biểu Lộ Lòng Biết Ơn
 
Chúng ta đang ở trong tuần Lễ Tạ Ơn ở Hoa Kỳ, đây là thời điểm tốt để suy ngẫm về việc sử dụng từ “cảm ơn” trong các nền văn hóa khác nhau. Từ lâu nay, tôi luôn mang ơn ông xếp cũ đã chỉ cho tôi cách tiếp nhận và thể hiện lòng biết ơn theo kiểu người Mỹ, sử dụng với phép lịch sự để thể hiện sự đánh giá cao của mình đối với điều gì đó đã được thực hiện cho mình, cũng như vui vẻ tiếp nhận lời cảm ơn của người khác hiểu rằng họ biết ơn hành động của mình dù nhỏ dù lớn.
 
Nhận thức và thể hiện lòng biết ơn ngoài những tác động tích cực còn là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tâm lý và có liên quan đến việc nâng cao cảm xúc tích cực, khả năng phục hồi quan hệ, kỹ năng đối phó tốt hơn và gia tăng hạnh phúc, theo các kết quả nghiên cứu (Sansone & Sansone, 2010 và Wood, Joseph, & Maltby, 2009).  Những người nuôi dưỡng và tham gia một cách có ý thức việc thể hiện lòng biết ơn là những người kiên nhẫn hơn, đưa ra quyết định tốt hơn, phát triển các mối quan hệ tốt hơn và nhìn chung cảm thấy tích cực và lạc quan hơn về cuộc sống của họ so với những người không làm như vậy (Emmons & Stern, 2013).
 
Để nhận thức lòng biết ơn, đầu tiên là phải chú ý đến những gì mìnhđang có trong cuộc sống hoặc đã đến với cuộc sống của mình, dù nhỏ đến đâu. Hãy suy nghĩ về lý do tại sao mình nhận được điều này, ai đã đóng vai trò trong việc giúp mình đạt được những điều này và tại sao họ lại làm như vậy. Cảm nhận những cảm xúc tích cực khi nhận được điều gì từ người khác và kết nối chúng với món quà thực sự — lòng tốt, sự hào phóng hoặc tình cảm mà người khác đã dành cho mình.  Sau cùng, làm một cái gì đó để bày tỏ sự đánh giá cao của mình về điều này/người này.
 
Ai đó đã nói “Cảm thấy biết ơn mà không bày tỏ cũng giống như gói một món quà mà không mang đi tặng.”  Có thể không phải lúc nào chúng ta cũng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn dễ dàng, nhưng có một số cử chỉ đơn giản, cách thức căn bản và hiệu quả để biểu lộ mà không cần phải lúng túng.
 
Nói lời cám ơn
 
Lời nói có sức mạnh và là cách đơn giản nhất, trực tiếp nhất để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người mà chúng ta lâu nay thường nhận từ họ và coi đó là điều hiển nhiên. Ở gần bên nhau, việc trực tiếp thể hiện sự đánh giá cao của mình về người đó bằng lời nói sẽ có hiệu quả, nếu không thể trực tiếp nói, hãy gọi điện thoại, gửi một tin nhắn, một e-mail. Thực hiện điều này sẽ làm một ngày của ai đó vui hơn.
 
Viết thư cảm ơn hoặc ghi chú
 
Dành thời gian suy nghĩ về những gì bạn đánh giá cao nhất về bạn bè, cha mẹ, người thân và viết tấm thiệp hay thư tay để bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn của mình về người đó. Mặc dù việc nhận ra lòng biết ơn là một bước rất quan trọng – chỉ cần viết nó ra thôi cũng đủ khiến mình cảm thấy ấm áp trong lòng – và việc đọc bức thư đó còn đáng giá hơn thế rất nhiều.
 
3. Thể hiện lòng biết ơn thông qua cách thức sáng tạo
 
Không phải tất cả chúng ta đều có thể trở thành những nghệ sĩ tài năng, nhưng đó thực sự là suy nghĩ và nỗ lực bỏ ra. Thường thì những món quà tự làm có ý nghĩa nhất, một chút sáng tạo sẽ giúp ích làm người nhận cảm động.
 
4. Tặng quà tri ân
 
Khi chọn một món quà nhằm bày tỏ lòng biết ơn, hãy chọn những món quà có ý nghĩa hơn giá trị tiền tệ. Lòng biết ơn tự nó là một món quà nhưng tặng một món quà chu đáo, có ý nghĩa và liên hệ cá nhân để món quà đó được lưu giữ, trưng bày và trân trọng là điều thực sự đặc biệt.
 
5. Thăm viếng tri ân
 
Mặc dù bày tỏ lòng biết ơn bằng chuyến viếng thăm trực tiếp có thể là một bước lớn đối với một số người, nhưng cử chỉ cố gắng nói với ai đó rằng mình đánh giá cao về họ như thế nào và muốn dành thời gian cho họ cũng đủ để cả hai bên cảm nhận được lợi ích và ấm áp. Nếu không thể trực tiếp đến thăm, cũng có thể gửi tin nhắn thâu video.
 
6. Hỏi thăm và lắng nghe
 
Một trong những hành động biểu lộ đơn giản là tích cực lắng nghe những người thân yêu của mình một cách hiệu quả để cho họ thấy mình coi trọng họ. Đặt điện thoại xuống, chú ý và để tâm vào cuộc trò chuyện.
 
Tóm lại, lòng biết ơn và sự biểu lộ cảm xúc này cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân ở nhà, nơi làm việc và ngoài xã hội. Mối liên hệ giữa lòng biết ơn và hạnh phúc là đa chiều. Thể hiện lòng biết ơn gây ra những cảm xúc tích cực, chủ yếu là hạnh phúc, với cảm giác vui vẻ và hài lòng, lòng biết ơn cũng tác động đến sức khỏe và phúc lợi tổng thể của chúng ta.
 
Và sau cùng, lòng biết ơn không chỉ dành cho người khác, mà còn đối với bản thân và với mọi sự việc lớn nhỏ trong đời sống. Tùy theo cách suy nghĩ, chúng ta có thể phàn nàn vì bụi hồng có gai, hoặc vui mừng vì bụi gai có hoa hồng.
 
Chúc độc giả một mùa Lễ Tạ Ơn đầy lòng tri ân, và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với quý vị, những độc giả, thân chủ, thân hữu đã đồng hành cùng Việt Báo trong những chặng đường suốt 30 năm qua.
 
Happy Thanksgiving!
 
Nina HB Lê
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.211 giây.