logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/10/2013 lúc 09:08:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Biểu tình gần sứ quán Trung Quốc ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 14/02/2012, đòi Bắc Kinh không trả người tị nạn về Bắc Triều Tiên
REUTERS/Kim Hong-Ji

Trước nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, ngày 23/10/2013, nhiều nhân chứng Bắc Triều Tiên kể lại thảm cảnh họ đã trải qua khi tìm cách vượt biên. Hai người trong số đó hiện sinh sống tại Luân Đôn, Anh Quốc. Ủy ban Liên Hiệp Quốc điều tra về các hành vi vi phạm nhân quyền của chế độ Bình Nhưỡng tiến hành các cuộc điều tra tương tự tại Seoul và Tokyo.
Nhân chứng thứ nhất được AFP trích dẫn là Jihyunan Park, một phụ nữ khoảng 30 tuổi. Năm 1998 bà đã vượt biên qua ngả Trung Quốc với tư cách là « vợ » của một doanh nhân người Hoa. Bà kể lại, lời đầu tiên doanh nhân này nói với bà, là ông ta và gia đình có toàn quyền xử lý trường hợp của bà, do bà Park đã ở trong tay ông ta. Bà Jihyunan Park khi đó đang mang thai. Bà đã đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, sau khi người em trai bà phục vụ trong quân đội đã bị lôi thôi với chính quyền.

Ít lâu sau, bà Jihyunan Park hay tin ông chồng người Trung Quốc trên giấy tờ của bà đang thương lượng để bán đứa con trai nhỏ bà mới sinh. Rồi sau đó, công dân Bắc Triều Tiên này đã bị trục xuất về nước và bị đưa vào một trại tập trung. Con trai bà bị giữ lại Trung Quốc. Một khi trở về Bắc Triều Tiên, bà Park lại tìm đường thoát thân. Bà đã trở lại Trung Quốc và tìm lại được đứa con trai, rồi sau đó đã trốn sang Anh Quốc và đang làm đơn xin vào quốc tịch Anh.

Nhân chứng thứ nhì là ông Song Ju Kim. Sau bốn lần tìm cách vượt biên, ông mới đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên. Ông trình bày với nhân viên Liên Hiệp Quốc, ông đơn giản phải ra đi vì « không còn gì để ăn ». Trong những năm 1990, cả trăm ngàn người dân Bắc Triều Tiên chết đói và cho tới nay, vẫn còn có cả triệu người cần được trợ cấp lương thực.

Ông Song Ju Kim kể lại lần đầu tiên ông đã bơi qua con sông Tumen để đến Trung Quốc, nhưng đã bị lính Trung Quốc phát hiện và trao trả lại cho chính quyền Bắc Triều Tiên. Bị nhốt vào trại lao cải, ông đã bị « đánh đập dã man » và bị bắt phải tìm trong phân các tù nhân khác xem họ có nuốt tiền bạc, của cải gì không trước khi tìm được cách vượt biên ra nước ngoài.

Trong mắt các cai ngục của nhà tù Bắc Triều Tiên, thì những tù nhân không hơn không kém là « những con thú ». Trong lần thứ tư vượt biên sang Trung Quốc, ông Song đã gặp may mắn và được các nhà truyền giáo giúp đỗ, để đến được Anh Quốc.

Cũng trong khuôn khổ cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc đang được tiến hành tại Luân Đôn, hai nhân chứng Bắc Triều Tiên khác từng phục vụ trong quân đội kể lại là các sĩ quan đã nhắm mắt làm ngơ trước cảnh lính tịch thu lương thực được viện trợ cho người dân xứ này. Một người lính Bắc Triều Tiên, 41 tuổi, đã đào ngũ.

Bình Nhưỡng luôn từ chối để cho phái đoàn của Liên Hiệp Quốc đến hiện truờng điều tra về tình trạng nhân quyền tại quốc gia này. Ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc trên nguyên tắc sẽ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc báo cáo vào tháng 3/2014.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.029 giây.