logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
Lanba  
#1 Đã gửi : 24/02/2012 lúc 09:56:29(UTC)
Lanba

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 52

Được cảm ơn: 1 lần trong 1 bài viết
Bạn nghĩ thế nào? Tốt hay xấu?
Mong các bạn đóng góp ý kiến vấn đề trên

Sửa bởi quản trị viên 06/04/2012 lúc 11:25:10(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 13/09/2012 lúc 01:38:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chúng ta biết trên thế giới hiện có hai hình thái chính trị: Thứ nhất là thể chế độc đoán, độc đảng theo kiểu phát xít, không dân chủ; và thứ hai là thể chế đa nguyên, đa đảng, tự do, dân chủ. Thế thì điểm yếu của chế độ và của những nhà tuyên truyền trong nước hiện nay là không thể rao bán được chế độ gọi là độc đảng mà lại dân chủ vì trên thế giới này đã là độc đảng thì không thể có dân chủ, tự do. Độc đảng không bao giờ đi đôi với quyền công dân cả.

Do đó, đã là dân chủ thì tất nhiên phải đa nguyên, đa đảng. Trước sự thức tỉnh của quần chúng, nhân dân đòi phải đi theo đa số các nước, thay đổi hẳn hệ thống từ độc đảng sang đa đảng trong trật tự, thì những nhà tuyên truyền trong nước hay “lu loa”, lập luận rằng nếu dân chủ sẽ đại loạn. Nhưng chúng ta thấy đại đa số các nước trên thế giới hiện nay dân chủ có đại loạn đâu, mà chính dân chủ mới thực sự ổn định đất nước.

Lập luận thứ hai của những nhà tuyên truyền ở trong nước là nhân dân VN hiện nay chưa đòi hỏi tự do và dân chủ, mà đòi là phải có cuộc sống vật chất trước đã. Đây là nói ngược, bởi vì muốn có đời sống vật chất thì phải có công bằng, muốn công bằng phải có độc lập, tự do, dân chủ. Nếu không có được tự do, đa nguyên, đa đảng thì không thể nào cải thiện được đời sống, và không bao giờ có thể chống được tham nhũng.

Tham nhũng cao....
Bài “ Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng” trong tờ Quân đội Nhân dân cũng cho rằng “tham nhũng có thể diễn ra ở bất cứ chế độ xã hội nào, dù độc đảng hay đa đảng, dù CS hay tư bản…”. Bài báo trích dẫn Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) rằng tham nhũng nghiêm trọng ở các nước như Afghanistan, Somalia, Cameroon, Uganda…để chứng minh các quốc gia đa nguyên, đa đảng “tham nhũng nghiêm trọng” trong khi các nước như VN, TQ “đứng ở mức giữa”.

Bài báo nhân tiện đề cập tới chỉ số nhận thức tham nhũng của các quốc gia độc đảng CS “cao hơn nhiều so với nhiều nước đa đảng, đa nguyên, từ đó, khẳng định những “luận điệu cũ rích” trên mạng, báo, đài bên ngoài là “hoàn toàn không có cơ sở”. Về vấn đề này, nhà báo Bùi Tín cho đây cũng chỉ là cách nói quanh co, giả dối, không cơ sở:

Tôi có đầy đủ cơ sở để chứng minh rõ rằng các nước phát triển nhất, ổn định nhất, có chỉ số hạnh phúc, tự do nhất chính là những nước đa nguyên, đa đảng. Có thể nói là trong 50 nước có bình quân đời sống người dân cao nhất, tất cả đều là những nước đa nguyên, đa đảng. Chúng ta xem trong chỉ số những nước minh bạch nhất cũng là những nước đa nguyên, đa đảng. Đó là những nước ở Âu Châu như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, hay ở Á Châu như Nhật Bản.v.v…Tại những nước ấy không có tham nhũng, hay tham nhũng rất ít.

Trong khi VN là một trong những nước tham nhũng cao nhất, và TQ cũng thuộc một trong những nước tham nhũng tệ nhất, chỉ có thể hơn được một số nước lạc hậu ở Châu Phi thôi. Do đó tôi nghĩ bài báo này trong tờ Quân Đội Nhân Dân rất khập khiễng, giả dối, không minh bạch rõ ràng. Nếu mà họ có thể đưa ra thống kê của Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, thì thấy rất rõ tất cả những nước ổn định, có đời sống cao, hài hoà, có bình đẳng xã hội, tất cả những nước đó đều là đa nguyên, đa đảng.



Chế độ CS VN đã thuộc về quá khứ; một quá khứ không chịu ra đi. Chủ nghĩa Mác Lênin không còn sức sống. Nó đã rẫy chết hiển nhiên ở Liên Xô, ở Ðông Âu, nơi sản sinh ra nó. 4 nước CS hiện sống bơ vơ, côi cút, rã rời, mỗi nước một phương, tự tìm lấy phao cấp cứu cho riêng mình. Họ phải tự thay đổi bằng những thủ thuật ''đổi mới'' nửa vời, chắp vá thủ công, tùy tiện, trông đợi vào sự may rủi của số phận. Vì ích kỷ, tư lợi, họ không ngay thật và lương thiện công khai từ bỏ chủ nghĩa CS và học thuyết Mác Lênin đã mất hết sức sống.

Tôi không muốn là thày bói hay nhà tiên tri. Chỉ biết mọi sự vật đều có quá trình, có bắt đầu và có kết thúc. Cuba CS, Bắc Hàn CS, Trung hoa CS và Việt nam CS đều đang đi đến chỗ kết thúc. Trước năm 1989, không ai đoán được là bức tường Berlin sắp đổ sập tan tành. Trước 1991, không ai đoán được là Liên Xô rộng lớn sắp tan nát tanh bành !


Ở Việt nam, sự sụp đổ của chế độ CS độc đảng diễn ra theo kiểu đổ vỡ liên tục, theo từng viên gạch, từng mảng từơng, từng nền móng - uy tín của đảng xuống dốc nhanh, người dân từ chỗ gọi đảng CS là ''đảng ta'' chuyển sang gọi là ''chúng nó'', hay ''đảng cộng đớp'', ''đảng cộng mút''; tham nhũng bất trị do chính đảng viên có chức quyền nuôi dưỡng đang tàn phá xã hội, nạn mua bán quyền thế, hối lộ, cường hào mới đang tàn phá thuần phong mỹ tục, cuộc đấu tranh ở giữa cung đình do một nhóm tội phạm chính trị nắm công cụ tình báo quân sự đang mang tính chất bùng nổ, giữa lúc bộ chính trị bị tê liệt vì chia rẽ và nhu nhược.


Con đường duy nhất để ÐCS thoát nạn là tiến lên phía trước, dứt khoát từ bỏ lỗi lầm giáo điều, độc đoán của quá khứ, tự chuyển sang đảng dân chủ - xã hội, thực hiện đa nguyên, đa đảng theo luật pháp, từ bỏ học thuyết đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, thực hiện đoàn kết dân tộc và hợp tác giai cấp, xây dựng nền dân chủ đa nguyên, đa đảng, như mô hình tiên tiến ở Na uy, Thụy Ðiển, Ðan Mạch ...
Theo Bùi Tín
phai  
#3 Đã gửi : 23/01/2013 lúc 09:08:34(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hàng trăm trí thức kiến nghị đa đảng

Gần 800 nhà trí thức tại Việt Nam hôm qua đã ký thỉnh nguyện thư trên mạng kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và tổ chức bầu cử tự do.

UserPostedImage
AFP PHOTO / HOANG DINH Nam. Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tại Hà Nội ngày 12 tháng 1 năm 2011.

Thỉnh nguyện thư này, phát họa một bản hiến pháp khác, được phổ biến trên nhiều trang blog nổi tiếng hôm thứ Ba để đáp ứng việc đảng CSVN yêu cầu dân chúng góp ý về những khoản tu chính hiến pháp.

Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, thuộc trong số cựu viên chức cao cấp ký tên trong thỉnh nguyện thư, cho biết Hiến pháp năm 1992 được đề ra vào những năm đầu của chính sách đổi mới, do đó không con phù hợp với hiện tình đất nước. Cho nên bản hiến pháp như đề nghị trong thỉnh nguyện thư là tốt hơn văn kiện hiện giờ; và điều tốt nhất là Việt Nam phải có hệ thống đa đảng trong lúc này.

Theo bà Nguyễn Thu Nga, nhân viên tại một văn phòng ở Hà Nội, thì diễn tiến vừa nói rất trọng hệ cho hệ thống chính trị Việt Nam; người CS phải chấp nhận thỉnh nguyện thư này thay vì chống lại trí thức.

Bản Hiến pháp đề nghị trong thỉnh nguyện thư cũng kêu gọi đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay vì Cộng hòa XHCNVN, đồng thời thực hiện tam quyền phân lập giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Mặc dù nhà cầm quyền cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của công chúng về đề nghị tu chính hiến pháp, nhưng những vấn đề như bầu cử đa đảng, quyền tư hữu đất đai của người dân bị loại khỏi tiến trình tham khảo ý kiến.
Source: RFA
song  
#4 Đã gửi : 27/05/2013 lúc 10:41:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tiếng nói của cựu chiến binh ra khỏi ĐCSVN năm 1992 và ủng hộ đa đảng


Dẫn nhập: đây là cuộc trao đổi ngắn hết sức tình cờ, dân dã không hề được trau chuốt hay sắp xếp giữa tôi và một người cùng quê hương nhân dịp đi ăn đám giỗ một trăm ngày của ông bác ruột. Tôi hi vọng sau khi xem xong đoạn đối thoại ngắn dưới đây thì các cựu quân nhân, trí thức, công chức đã đang đóng góp trí tuệ/xương máu và thành danh dưới chế độ Cộng Sản cũng nên mạnh dạn thêm chút để góp phần cải tạo xã hội đang ngày càng nát bét. Quí ông, quí bà hãy tự lựa chọn lựa cho mình thế đứng, giữa “Trí Thức Cận Thần” với “Hiền Tài Quốc Gia”, giữa “Công Dân Tự Do” với “Nô Lệ Cộng Sản”, giữa Sự Thật với Giả Dối.


Duy Ninh: Họ tên là Nguyễn Duy Ninh (dạ) vào bộ đội năm 1967, ba tháng là đi B vào đường 9 Khe Sanh. Sau đó là các chiến dịch là Quảng Trị, rồi là bên Bắc Lào, rồi lại quay về đường 9 Nam Lào, rồi là đến 72 Quảng Trị, rồi đến chiến dịch cuối cùng là (chiến dịch thứ 5 là) chiến dịch Hồ Chí Minh vào đến tận cùng là chỗ cầu Bình Triệu của Sài Gòn. Sau đó về ra ngoài này là đến năm 77 là chuyển nghành.


Chí Đức: Anh có thể giới thiệu tên, tuổi, quê quán, năm sinh, ngày vào đảng và ngày ra đảng

Duy Ninh: Quê quán, họ và tên như khi nãy là Nguyễn Duy Ninh. Quê quán thì là làng Khả Phong này, xã Nam Sơn này, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Vào bộ đội là năm 67, vào Đảng năm 72. Tiếp theo là chuyển nghành sang nghành giáo dục, lại chuyển xuống BTC Tỉnh Ủy Nghệ An được 6 năm, về vì hoàn cảnh gia đình lại về cho gần nhà về BTC Huyện Ủy Đô Lương 10 năm, sau đó là làm thế nào để về. Tuổi chưa đủ nhưng mà năm tính ra là được 32 năm, cho nên là do 32 năm đó bù vào chỗ thiếu tuổi thì do chỗ đó cho nên về được. Về năm 92 nghỉ luôn .


Chí Đức: Lúc ấy năm 92 anh bao nhiêu tuổi?

Duy Ninh: 48 hầy (*)


Chí Đức: Đồng lúc anh cũng ra khỏi Đảng luôn hay sao?

Duy Ninh: Ra luôn! Nghỉ luôn! Không lấy!


(Tiếng một người chen vào : Năm mấy? Nghỉ! Tức là không lấy giấy giới thiệu về)


Chí Đức: Thế bây giờ anh có tâm tư nguyện vọng gì đối với quê hương-đất nước và dân tộc không?

Duy Ninh: Bây giờ làm thế nào để cho thực chất là dân chủ cái đã.


Chí Đức: Cụ thể dân chủ là cái gì?

Duy Ninh: Dân chủ là người dân làm chủ chiếu theo cái Hiến Pháp và Pháp Luật. Đúng như thế chứ không phải Hiến Pháp làm thế này mà bên kia cái thực hiện lại làm cách khác. Người ta dùng mọi cái biện pháp này, cái gọi là biện pháp thực chất là thủ đoạn. Ép người ta chỗ này, ép người ta chỗ kia thì buộc người ta phải là theo nhưng thế không thể được.


Chí Đức: Nhưng có một số ý kiến là dân chủ đồng nghĩa phải đa đảng thì anh, theo ý kiến anh thì như thế nào?

Duy Ninh: Đa đảng là đúng. Phải đa đảng. Bởi vì nếu như có một đảng thì anh muốn làm sai bao nhiêu cũng được. Nếu đa đảng, có 2 đảng trở lên người dân có thể là: tôi chọn anh này đúng. Mặc dù nó không đúng vĩnh cửu, nó không đúng lâu dài, nhiệm kỳ này anh đúng tôi chọn anh, nhiệm kỳ sau anh sai tôi chọn đảng khác tôi theo. Đúng là tôi theo, mà hợp với ý dân là tôi theo. Đấy ! “Ý đảng lòng dân” nhưng “Ý Đảng lòng dân” đã gặp nhau được bao nhiêu?


Chí Đức: bây giờ vì thời gian có hạn, xin hỏi anh một câu cuối cùng là bây giờ giả sử có một huặc một vài đảng khác mà đảng yêu nước mà đảng vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam thì anh có ủng hộ không?

Duy Ninh: Về tinh thần là tôi ủng hộ nhưng về sức lực và thể chất (ám chỉ bản thân) có thể là chỉ được giới hạn một mức nào đó thôi.


Chí Đức: Bây giờ mà có một hội những người Huynh Đệ những người mà ra khỏi Đảng thì anh có ủng hộ, anh có tham gia không?

Duy Ninh: Tôi tham gia. Vâng!


Chí Đức: Vâng, xin cám ơn anh!


(*) : Ông Nguyễn Duy Ninh sinh năm 1947, ra khỏi ĐCSVN âm thầm năm 1992


Bonus: dưới đây là đoạn trao đổi khác với ông Nguyễn Hồng Bích từng là một quân nhân Cộng Sản và cũng ra khỏi ĐCSVN một cách âm thầm năm 1992.


Nguyễn Chí Đức
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.