logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/09/2012 lúc 08:29:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,741

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Là người lập kỷ lục về đầu sách của một người nước ngoài viết về Việt Nam, nữ nhà văn Úc Pam Scott không ngại ngần bày tỏ tình cảm của mình với “quê hương thứ hai” qua những chia sẻ dung dị và đầy yêu thương trong buổi giới thiệu hai cuốn sách mới tại Hà Nội tối 19/09.
UserPostedImage
Pam Scott viết về “mối tình dài và sâu đậm” với Việt Nam (Credit: ABC) .
Hai cuốn sách mới nhất của Pam Scott vừa được xuất bản là Vietnam Revisited (Thăm lại Việt Nam) và Trailblazers of Fortune (Những kẻ đi tìm vận may) - viết về câu chuyện có thật của một gia đình người Pháp sống tại Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1858 đến 1954 do Nhà xuất bản Thế giới phát hành. Với việc ra mắt hai quyển sách mới đã đưa số đầu sách bà viết về Việt Nam lên đến 5 cuốn và đều được xuất bản bằng tiếng Anh.

Trước đó, với hơn 15 năm sống và làm việc tại Việt Nam cùng những trải nghiệm thực tế đầy thú vị, nữ văn sĩ đã viết và xuất bản Hanoi Stories (Những câu chuyện Hà Nội), Life in Hanoi (Cuộc sống ở Hà Nội) và In Search of the Pearl of the Far East: Saigon - Hochiminh City (Đi tìm Hòn ngọc Viễn đông: Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh). Trong đó hai cuốn Hanoi Stories và Life in Hanoi đã được xuất bản tại Australia, New Zealand và Anh quốc.

Trong buổi ra mắt hai cuốn sách mới đầy ấm cúng tại không gian sách Bookworm, Pam Scott chia sẻ với những người bạn nước ngoài của mình về “mối tình dài và sâu đậm” với Việt Nam cùng những bước chuyển mình tuyệt vời của đất nước này mà bà đã có dịp chứng kiến. Trước khi đến Hà Nội, Pam Scott chưa hề có ý định viết sách, nhưng những trải nghiệm thú vị về cuộc sống và con người Việt Nam đã thôi thúc nữ văn sĩ phải đi và viết nhiều hơn.

Đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1993, một thời gian sau khi đất nước đã bắt đầu mở cửa nền kinh tế với thế giới và tái hòa nhập với cộng đồng quốc tế, Scott có cơ hội được tiếp cận với nhiều người ở nhiều tầng lớp khác nhau. Kể từ đó, nhiều người trong số họ đã trở thành bạn bè thân thiết của nữ nhà văn tại Việt Nam. Những câu chuyện thú vị bà được nghe kể là nguồn tài liệu phong phú cho những trang viết chân thực, những cuốn sách tràn ngập hơi thở cuộc sống và đậm chất Việt của bà.

Cuốn sách mới của bà cũng đào sâu vào lịch sử, miêu tả những thay đổi đáng kinh ngạc của đất nước qua một thời gian dài, suy ngẫm về sự khác biệt giữa thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế của đất nước là thành phố Hồ Chí Minh.

Bà chia sẻ: “Mặc dù Hà Nội đã ‘bắt cóc’ được trái tim tôi qua nhiều năm nhưng sau khi có dịp sống tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi cũng hoàn toàn bị thu hút bởi thành phố năng động, quyến rũ và trẻ trung bậc nhất Đông Nam Á này”.

Qua cuốn sách, bà muốn cho cả thế giới thấy được sự tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, trong đó, một trong những sự thay đổi lớn nhất là phụ nữ. Bà cung cấp cho độc giả một cái nhìn sâu sắc vào cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam, cả truyền thống lẫn hiện đại để cho thấy phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ, kiên cường cả trong chiến tranh và trong thời bình, tuy nhiên không vì thế mà họ mất đi sự nữ tính trong cuộc sống đời thường.

Góp phần trong việc giới thiệu hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế, Pam Scott muốn nhấn mạnh tới người đọc: “Hãy gạt bỏ mọi định kiến mỗi khi nói về Việt Nam là chỉ có chiến tranh, nghèo đói. Cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam là đất nước tuyệt vời. Tôi thực sự ấn tượng và khâm phục trước sự chăm chỉ, cần cù và chịu khó của người Việt Nam. Tôi càng khâm phục hơn khi Việt Nam đã gác lại quá khứ, sẵn sàng đón tiếp những người mà trước đây - trong thời kỳ chiến tranh - từng là kẻ thù của Việt Nam”.

Nhiều hình ảnh trong cuốn sách được chính nữ nhà văn chụp lại cho thấy sự quan tâm đặc biệt của bà trong việc làm nổi bật “khuôn mặt” chân thực và hiện đại của đất nước Việt Nam. Hiện tại, mong muốn của bà là “khuyến khích và giúp các nhà văn Việt Nam hiểu làm thế nào để viết được các cuốn sách phi hư cấu mà phương Tây muốn đọc bởi Việt Nam có hàng triệu câu chuyện để nói với thế giới”.

“Hai cuốn sách mới này dành riêng cho tất cả những người bạn Việt Nam của tôi, tôi không thể cảm ơn đủ cho sự rộng lượng và lòng hiếu khách mà họ. Chính Việt Nam đã chọn tôi, và tôi yêu đất nước này,” bà Scott thố lộ.
Source: ABC Australia
phai  
#2 Đã gửi : 21/09/2012 lúc 08:48:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tôi yêu cuộc sống nơi này” - phỏng vấn Pam Scott về Việt Nam

Một cuộc trò chuyện với nhà văn Pam Scott về tình yêu của bà với Việt Nam được thể hiện qua nhiều cuốn sách nói về đất nước này.

Pam Scott sinh ra tại Sydney, Úc. Thoạt tiên, bà theo học ngành dược sĩ tại Đại học Sydney rồi nhận bằng Tiến sĩ về khoa học và kỹ thuật vào năm 1986. Sau một thời gian làm việc tại Đại học Wollongong, năm 1993, bà sang Việt Nam, làm việc, giảng dạy tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, làm cho một tổ chức nhân đạo rồi quản lý dự án và mở một tiệm sách ở Hà Nội. Năm 2003, sau 18 tháng quay về Úc, bà lại sang Việt Nam làm việc cho một đại sứ quán ở Hà Nội cho đến năm 2005. Năm 2009, bà đã trở thành đại diện của tổ chức Asialink Literature Resident ở Việt Nam.
UserPostedImage
Pam Scott: tình yêu dành cho Việt Nam qua những câu chuyện về những gì nhỏ bé và những con người thật bình thường. (Credit: ABC) .
Nhân dịp buổi giới thiệu hai cuốn sách mới (Vietnam Revisited và Trailblazers of Fortune) tại Hà Nội tối 19/09 (mời quý vị xem bài đính kèm), chúng tôi đã phỏng vấn tác giả Pam Scott.

Radio Australia: Tại sao bà lại rời bỏ công việc tại Đại học Wollongong để đến Việt Nam?

Pam Scott: Chẳng là sau một thời gian giảng dạy, tôi đã nhận được một số lời mời sang làm việc ở nước ngoài. Ý nghĩ sang Việt Nam đến với tôi đầu tiên chỉ như một thử thách; để rồi sau đó, Việt Nam mới dần đần trở thành một sự lôi cuốn.

RA: Bà đã về Úc, rồi quay lại Việt Nam sống nhiều lần. Điều gì ở Việt Nam đã níu bà quay lại như vậy?

PS: Trước tiên, đó là công việc. Nó mang đến cho tôi thật nhiều cơ hội để hiểu về cuộc sống và con người nơi đây. Lúc đó, tôi muốn khám phá vì sao những con người mà tôi gặp hàng ngày ở đây khuôn mặt trông thật rạng rỡ. Tôi cũng muốn đóng góp nhiều hơn cho công việc mà tôi đang làm ở Việt Nam. Và sau nữa, tôi rất hạnh phúc khi ở đây. Cuộc sống ở Hà Nội thật thú vị, mọi người ở đây cũng rất tốt với tôi.

RA: Bà từng viết nhiều cuốn sách về Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đâu là điểm khác biệt chính giữa hai thành phố này, thưa bà?

PS: Hà Nội đẹp hơn Thành phố Hồ Chí Minh. Nó tĩnh lặng, tiềm ẩn nhiều vẻ đẹp, và có nhiều hoạt động văn hóa. Còn Thành phố Hồ Chí Minh tuy hiện đại hơn nhưng cũng giống như một số thành phố châu Á khác, nó quá náo nhiệt với tôi nên tôi thấy khó để khám phá ra nhiều điểu thú vị. Và nữa, Hà Nội thật nên thơ. Ở đây, tôi đã gặp nhiều người làm những công việc liên quan đến nghệ thuật và văn chương; còn Thành phố Hồ Chí Minh, đó là chốn cho kinh doanh và thương trường.

RA: Bà từng làm phim về những người phụ nữ Việt Nam tị nạn; cũng từng gặp gỡ và làm bạn với nhiều phụ nữ ở Việt Nam. Vậy theo bà, đâu là điểm chung giữa những phụ nữ trong và ngoài Việt Nam?

PS: Tôi đã làm phim về bốn phụ nữ, trong đó có hai người là thuyền nhân tỵ nạn. Thật khó để diễn tả cho hết nghị lực của họ. Cuộc sống vốn là khó khăn, đâu chỉ ở Việt Nam, mà ngay tại Úc cũng thế. Họ làm tôi ngưỡng mộ về ý chí tiếp tục tiến bước trên đường đời gian nan.

RA: Quay lại với buổi giới thiệu sách tối 19/09, thái độ của bạn đọc trong buổi ra mắt như thế nào, thưa bà?

PS: Có lẽ do nhiều người chưa có điều kiện đọc hai cuốn sách mới của tôi nên phần đông họ chỉ đề cập đến những cuốn sách trước đó của tôi như ‘Hanoi Stories’ (Những câu chuyện Hà Nội) và ‘Life in Hanoi’ (Sống ở Hà Nội). Họ muốn tôi chia sẻ kinh nghiệm để tận hưởng những thú vị của cuộc sống nơi đây, nhất là từ khi tôi sáng lập ra ‘Bookworm’ (một hiệu sách ngoại văn nổi tiếng ở Hà Nội). Trước đó, khi quay lại Hà Nội, tôi đã gửi email đến Đại sứ quán Úc và tân đại sứ, ông Hugh Borrowman, người đã tham gia buổi ra mắt sách tối 19/09 vừa rồi, cũng từng đọc cuốn ‘Hanoi Stories’ của tôi. Đó là một trong những cuốn sách đầu tiên ông ấy đọc khi đến Hà Nội từ khi ông ấy trở thành tân Đại sứ một tháng trước.

RA: Những lần trước, bà in sách ở Úc, Anh hay New Zealand, nhưng sao lần này bà lại in sách về Hà Nội ở một nhà xuất bản Việt Nam?

PS: Tôi muốn giúp những người nước ngoài tìm hiểu về Việt Nam, chia sẻ về cuộc sống của tôi ở Việt Nam. Như bạn biết đấy, nói đến Việt Nam, người nước ngoài thường liên tưởng đến chiến tranh. Tôi muốn thay đổi suy nghĩ đó. Và tất nhiên, tôi thấy vui khi nhìn thấy tên tôi xuất hiện trên những cuốn sách.

RA: Vậy bà có muốn trở thành một chuyên gia về Việt Nam?

PS: Hoàn toàn không. Thực sự là tôi chỉ muốn làm điều tôi thích. Tôi quá yêu cuộc sống nơi này và để diễn tả tình yêu đó, tôi chọn cách miêu tả về những thứ trông nhỏ bé và những con người thật bình thường.
Source: ABC Australia
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.