logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/08/2015 lúc 08:29:08(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hội nghị ASEAN khai mạc : Biển Đông được nêu lên bất chấp Trung Quốc

UserPostedImage
Áp phích Hội nghị ARF- Kuala Lumpur 2015. Reuters

Ngày 04/08/2015, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 chính thức khai mạc tại thủ đô Malaysia. Trọng tâm của hội nghị là mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Hồ sơ tranh chấp Biển Đông cũng được đề cập đến, bất chấp phản đối của Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Malaysia kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa thuận, trong lúc đồng nhiệm Philippines xác định sẽ nêu bật hồ sơ này trong các cuộc họp.

Giới quan sát đặc biệt ghi nhận sự kiện là trong phát biểu khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman không quên giành một đoạn cho vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Hiệp hội ASEAN : « ASEAN có thể và cần phải đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra một giải pháp hòa thuận » cho vấn đề Biển Đông.

Đối với Ngoại trưởng Anifah Aman : « ASEAN đã có những bước khởi đầu tích cực, tuy nhiên cần nỗ lực nhiều hơn nữa, và trước tiên hết phải cho thấy là mình giải quyết vấn đề một cách hòa bình, trong tinh thần hợp tác ».

Tuyên bố của Ngoại trưởng Malaysia, nước hiện làm chủ tịch ASEAN đã mặc nhiên bác bỏ các tuyên bố liên tiếp của Trung Quốc trong hai ngày nay, theo đó các Hội nghị ASEAN không phải là diễn đàn để đề cập đến hồ sơ Biển Đông.

Sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhengmin) lên tiếng, đến lượt chính Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhập cuộc. Phát biểu ngày 03/08/2015 tại Singapore, ông Vương Nghị đã nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh là không muốn ASEAN đề cập đến hồ sơ Biển Đông.

Theo nhân vật này « Trung Quốc không hề tin rằng một diễn đàn đa phương là địa điểm thích hợp để giải quyết những tranh chấp song phương ». Ngoại trưởng Trung Quốc không ngần ngại cảnh cáo là nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN sẽ « phản tác dụng » và làm tình trạng đối đầu thêm nghiêm trọng.

Theo RFI

Sửa bởi người viết 10/08/2015 lúc 07:50:07(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 04/08/2015 lúc 08:30:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
ASEAN-Biển Đông : Malaysia không phải là Cam Bốt
UserPostedImage
Ngoại trưởng Malaysia, Anifah Aman. Ảnh ngày 04/08/2015. AFP

Mỗi lần ASEAN họp hội nghị, Trung Quốc đều lên tiếng đòi các đối tác không được đề cập đến tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh đã một lần thành công vào năm 2012, khi Cam Bốt làm chủ tịch Hiệp hội Đông Nam Á. Năm nay cũng thế. Trung Quốc lần này sẽ hoài công, vì Malaysia không phải là Cam Bốt.

Phát biểu ngay trong phiên khai mạc ngày 04/08/2015, dù với lời lẽ rất ngoại giao, nhưng Ngoại trưởng Malaysia, nước hiện là chủ tịch đương nhiệm của ASEAN đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc, và khẳng định rằng ASEAN cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, để cho mọi người thấy rõ các cố gắng của mình trong việc tìm ra một giải pháp vấn đề Biển Đông.

Tuyên bố trên đây được cho là một lời đả kích nhắm vào Trung Quốc.

Theo hãng tin Anh Reuters, một bản dự thảo Tuyên bố chung sẽ được công bố sau khi Hội nghị kết thúc mà hãng tin này đọc được đã nêu bật thái độ quan ngại của ASEAN trước các diễn biến mới đây tại Biển Đông, được cho là có tiềm năng « phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông ». Bản tuyên bố chung còn cho rằng cần phải cấp tốc giải quyết vấn đề lòng tin đang suy giảm giữa các bên tranh chấp.

Nước chủ tịch ASEAN được cho là có một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo ra một tuyên bố chung như vậy.

Bên cạnh nước chủ nhà Malaysia, người ta cũng chờ đợi một số quốc gia khác như Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, hay là Singapore, Indonesia…, gợi lên vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp. Hiện đã có ít nhất là ba nước công khai cho biết là sẽ đề cập đến hồ sơ này. Đó là Philippines, Mỹ và Úc.

Cớ sao lại không bàn về Biển Đông, một vấn đề đe dọa an ninh tại diễn đàn an ninh ARF ?

Đối với Mark Toner, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chắc chắn sẽ nêu lên vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) vì đó là « một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề an ninh tối quan trọng ».

Theo các nhà quan sát, quan điểm của Mỹ rất hợp lý, vì lẽ tranh chấp Biển Đông là một vấn đề liên quan đến an ninh khu vực. Nếu không đưa ra trước Diễn đàn an ninh của ASEAN, một Diễn đàn an ninh hiếm hoi ở Châu Á, thì thảo luận ở đâu.

Vấn đề đối với Trung Quốc là do việc các yêu sách chủ quyền và hành động thái quá của nước này tại Biển Đông bị phản đối rộng khắp, Bắc Kinh không muốn bị vạch mặt chỉ tên trên các diễn đàn đa phương. Bên cạnh đó, Trung Quốc chỉ muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông song phương với từng nước, một chủ trương bị cáo buộc là để dễ dàng bắt nạt các nước yếu hơn mình.

Tóm lại, căn cứ vào các phản ứng bất đồng tình được đưa ra ngay sau khi giới lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc cho rằng không nên đề cập đến vấn đề Biển Đông tại các Hội nghị ASEAN, có thể nói rằng mưu toan nhận chìm hồ sơ này của Bắc Kinh sẽ thất bại hoàn toàn.

Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, một nhà ngoại giao tham gia trực tiếp các cuộc họp tại Kuala Lumpur đã có một nhận định thẳng thừng rằng Malaysia « không phải là Lào hay Cam Bốt », nhắc lại sự cố xẩy ra nhân Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN vào năm 2012 tại Phnom Penh. Vào khi ấy, Cam Bốt, vốn đã trở thành đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã dùng tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN để từ chối đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận hay đưa vào tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng năm đó.

Câu hỏi đang được giới quan sát đặt ra, là từ năm 2012 đến nay, Cam Bốt ngày càng có thái độ ủng hộ lập trường của Trung Quốc một cách lộ liễu hơn, vì thế chưa biết là nhân Hội nghị lần này, liệu Cam Bốt có lại tìm cách bảo vệ quyền lợi của đàn anh hay không.
Theo RFI
phai  
#3 Đã gửi : 04/08/2015 lúc 08:34:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Philippines kêu gọi Mỹ thảo luận về Biển Đông tại ARF

UserPostedImage
Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48, Kualar Lumpur, 04/08/2015. REUTERS

Ngày 04/08/2015 tại Kuala Lumpur, Ngoại trưởng Philippines tuyên bố sẽ cùng Mỹ nêu vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ra bàn tại Hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Diễn đàn An ninh Khu vực ARF đang diễn ra tại Malaysia. Điều này trái ngược với mong muốn của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Albert Del Rosario tuyên bố, Philippines sẵn sàng góp phần làm giảm căng thẳng trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nếu Trung Quốc và các nước khác cùng có thiện chí. Đồng thời ông Del Rosario cho biết sẽ nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48, khai mạc hôm nay tại Kuala Lumpur.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Philippines đưa ra ngay sau khi Bắc Kinh, vào hôm qua, nhấn mạnh không muốn bàn về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với các nước ASEAN tại hội nghị khu vực lần này.

Lãnh đạo ngoại giao của Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận chính tại diễn đàn ARF trong hai ngày mồng 5 và 06/08/2015.

Thông cáo của Ngoại trưởng Del Rosario nêu rõ : « Philippines hoàn toàn ủng hộ đề nghị '3 ngừng' của Hoa Kỳ : Ngừng đòi hỏi, ngừng xây dựng và ngừng các hoạt động gây hấn làm gia tăng căng thẳng ».

Thông cáo cũng nói thêm là Phillippines sẽ chỉ chấp nhận đề nghị trên nếu như Trung Quốc và các nước có tranh chấp khác cũng làm tương tự.

Mặc dù không được ghi trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc thảo luận, nhưng tranh chấp Biển Đông vẫn có thể được nêu ra tại các hội nghị lần này. Nhất là trong bối cảnh không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc ngừng các hoạt động xây đảo nhân tạo tại vùng biển đang có tranh chấp.

Malaysia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN, ngỏ ý chủ đề thảo luận này có thể được đưa ra bàn luận tại hội nghị.

Cũng trong ngày hôm nay, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại bãi cạn Scarborough tại Biển Đông, nơi đang tranh chấp với Philippines, thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó báo chí chính thức của Bắc Kinh tiếp tục lên tiếng chỉ trích Mỹ phối hợp với Nhật Bản làm khuấy động Biển Đông, đe dọa Trung Quốc.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 04/08/2015 lúc 08:35:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#4 Đã gửi : 06/08/2015 lúc 07:46:45(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
ASEAN lại chia rẽ về Biển Đông, Cam Bốt bị nghi bảo vệ Trung Quốc
UserPostedImage
Từ trái sang phải: Các Ngoại trưởng Úc, Brunei, Cam Bốt, Trung Quốc, Indonesia tại hội nghị ASEAN ở Kualar Lumpur ngày 06/08/2015. REUTERS/Olivia Harris

Điều một số nhà quan sát chờ đợi đã lại xẩy ra trong nội bộ khối ASEAN. Mãi đến cuối ngày hôm nay, 06/08/2015, ASEAN mới đúc kết được bản Tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48, đã bế mạc từ ngày 04/08. Ngoại trưởng Singapore đã công khai thừa nhận là bất đồng giữa một số nước về đoạn nói về Biển Đông đã khiến văn kiện này chưa thể đúc kết được.
Theo bản Tuyên bố chung được hãng tin Pháp AFP đọc được, về vấn đề Biển Đông, khối Đông Nam Á đã ghi nhận « những quan ngại sâu sắc của một số Ngoại trưởng về các hoạt động cải tạo đất tại Biển Đông », đã làm xói mòn sự tin tưởng lẫn nhau, làm gia tăng căng thẳng và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong vùng.

Theo giới quan sát, việc ASEAN chậm trễ trong việc ra bản Tuyên bố chung phản ánh sự chia rẽ trong ASEAN về thái độ cần có đối với Trung Quốc.

Trong một cuộc họp báo vào sáng nay, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam đã không ngần ngại cho biết là lẽ ra văn kiện này phải được hoàn chỉnh xong từ hôm qua, 05/08, thế nhưng điều đó « vẫn chưa xong » vì đang có « một số khó khăn ». Ngoại trưởng Singapore cho biết thêm : « Đoạn liên quan đến Biển Đông đang gây ra một số vấn đề », và « chưa có đồng thuận về việc đoạn này phải như thế nào ».

Một số nguồn tin ngoại giao đã tiết lộ với hãng tin Pháp AFP rằng Philippines và Việt Nam đã muốn có lời lẽ mạnh mẽ phản đối các hành động cải tạo đảo đá của Trung Quốc. Tuy nhiên, đề nghị này đã bị đồng minh truyền thống của Trung Quốc trong ASEAN bác bỏ.

Việt Nam, Philippines muốn cứng rắn với Trung Quốc, còn Cam Bốt, Lào, Miến Điện thì không

Một nhà ngoại giao thông thạo vấn đề soạn thảo văn kiện ASEAN đã xác nhận rằng « Những người bạn của Trung Quốc đang tỏ rõ lập trường cứng rắn ». Nhân vật này không nói rõ các nước bênh Trung Quốc là ai, nhưng theo AFP, các quốc gia Đông Nam Á như Cam Bốt, Lào và Miến Điện thường bị coi là đồng minh của Trung Quốc.

Riêng Cam Bốt đã bộc lộ thái độ công khai ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh về Biển Đông khi sẵn sàng phá hoại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vào năm 2012 để cho những lời chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông không bị nêu lên trong văn kiện của ASEAN. Vào năm ấy, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, ASEAN không ra được bản Tuyên bố chung đúc kết hội nghị Ngoại trưởng.

Lần này, kịch bản đó đã được một nhà ngoại giao ASEAN nhắc lại với AFP : « Trung Quốc đã biết ASEAN hoạt động ra sao trên vấn đề Biển Đông, họ biết làm gì để chia rẽ chúng tôi. Cứ nhìn vào những gì đã xảy ra ở Cam Bốt thì thấy ».
Theo RFI
xuong  
#5 Đã gửi : 06/08/2015 lúc 07:48:27(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tại ASEAN, Mỹ công khai tố cáo Trung Quốc về Biển Đông
UserPostedImage
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại hội nghị ASEAN lần thứ 22 ở Kuala Lumpur, Malaysia, 06/08/2015.
REUTERS/Brendan Smialowski/Pool

Trong một tuyên bố được đánh giá là cứng rắn nhất của ông từ trước đến nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào hôm nay, 06/08/2015 đã cáo buộc Trung Quốc hạn chế quyền tự do hàng hải và hàng không tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp, bất chấp những lời bảo đảm từng được Bắc Kinh đưa ra là không cản trở lưu thông.
Phát biểu nhân phiên họp Ngoại trưởng các nước thuộc khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á EAS tổ chức tại Kuala Lumpur, và trước mặt đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, hiện diện trong cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cho rằng các hoạt động xây dựng các cơ sở dùng vào « mục đích quân sự » mà Trung Quốc đang tiến hành trên các hòn đảo nhân tạo đã làm tình hình căng thẳng thêm lên và kéo theo nguy cơ « quân sự hóa ».

Theo ông Kerry : « Tự do hàng hải và hàng không là một trong những trụ cột quan trọng của luật biển quốc tế… Mặc dù đã có sự đảm bảo rằng những quyền tự do đó sẽ được tôn trọng, trong những tháng gần đây chúng ta đã thấy việc ban hành những lời cảnh báo, và những mưu toan hạn chế tự do ».

Ngoại trưởng Mỹ kết luận : « Xin cho tôi được nói rõ : Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các hạn chế về tự do hàng hải và hàng không, hoặc hạn chế việc sử dụng biển một cách hợp pháp ».

Tuyên bố của ông Kerry đã gợi lại sự kiện Trung Quốc bị quân đội Philippines tố cáo là đã nhiều lần xua đuổi máy bay quân sự Philippines ra khỏi khu vực các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở vùng quần đảo Trường Sa của Biển Đông.

Bên cạnh đó là việc Hải quân Trung Quốc đã tám lần cảnh cáo phi hành đoàn của chiếc phi cơ tuần thám Mỹ P8-A Poseidon hồi tháng năm vừa qua, khi chiếc máy bay này bay trênkhu vực.

Theo giới phân tích, lời chỉ trích thẳng thừng của ông Kerry là dấu hiệu dự báo là hồ sơ Biển Đông sẽ nổi bật trong chương trình nghị sự Mỹ-Trung nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trả lời hãng Reuters, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, ghi nhận sự kiện Hoa Kỳ đã cứng giọng hơn, nhưng cho rằng lời nói của ông Kerry phải được nối tiếp bằng những hành động cụ thể.
Theo RFI
xuong  
#6 Đã gửi : 06/08/2015 lúc 08:29:32(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận sự ngăn cản tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông

Hoa kỳ sẽ không dung tha cho bất cứ hành động nào cấm cản tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông.

Đó là lời tuyên bố của Bộ trưởng ngoại giao Mỹ ông John Kerry tại kỳ họp về an ninh được các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức tại Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia.

Ông Kerry nói tại hội nghị rằng ông thúc giục các bên có liên quan trong việc tranh chấp lãnh hải ở biển Đông ngưng ngay việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cũng như quan sự hóa các bãi đá mà mình đang chiếm giữ. Việc này sẽ làm cho căng thẳng giảm bớt.

Lời tuyên bố này được xem là nhằm vào Trung quốc, nước đang xây dựng và bồi đắp các đảo nhân tạo trên biển Đông tại vùng quần đảo Trường sa đang tranh chấp.

Việc này đã làm cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng trong thời gian qua.

Ngoài ra các nhà quan sát còn lo ngại là Bắc Kinh sẽ tuyên bố thực hiện một vùng nhận dạng phòng không trên vùng trời biển Đông, như tiền lệ mà họ đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm ngoái.

Ông Kerry có nói là ông hy vọng Trung quốc sẽ ngừng những việc mà họ đang làm.

Lời tuyên bố của ông Kerry được đưa ra một ngày sau khi ngoại trưởng Vương Nghị của Trung quốc nói là những quốc gia bên ngoài biển Đông như Hoa kỳ đừng có xem vào chuyện của khu vực, còn chuyện tranh chấp chủ quyền thì phải để Trung quốc và các quốc gia Đông Nam Á dàn xếp với nhau.

Trong cuộc họp báo ở Kuala Lumpur vào ngày hôm nay ngoại trưởng Mỹ nói là Hoa Kỳ có quyền lợi ở biển Đông và sẽ tiếp tục ủng hộ hòa bình và ổn định trong khu vực. Và ông nhắc tới chuyện các nhà lãnh đạo khu vực và cả ông nữa sẽ gặp nhau ở hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong tháng 11 tới đây để bàn chuyện tiến tới thực hiện một bộ qui tắc ứng xử đúng nghĩa trong các tranh chấp khu vực.

Trong khi đó thì các quốc gia ASEAN đang bàn luận nhau là sẽ nói về biển Đông như thế nào để không làm phật lòng ai và nêu được sự nghiêm trọng của vấn đề.

Theo hãng tin Reuters thì ASEAN quan ngại sâu sắc tình hình tranh chấp trên biển Đông.

Còn theo các nguồn tin ngoại giao của hãng tin Pháp AFP thì trước đó Việt nam và Philippines là hai quốc gia muốn rằng phải dùng ngôn từ mạnh mẽ để chỉ trích việc Trung quốc xây dựng bồi đắp đất đai trong biển Đông.

Cũng theo nguồn tin này thì việc đó đã không được thực hiện vì trong nội bộ 10 quốc gia ASEAN có nhiều đồng minh của Trung quốc. Nhà ngoại giao này không chỉ đích danh quốc gia nào, nhưng người ta cho rằng đó là các nước Lào, Cam Pu Chia, và Miến Điện, vốn có nhiều quan hệ thân thiết với Bắc Kinh.

Nói với nhà báo ở thủ đô Malaysia, Bộ trưởng ngoại giao Singapore Shanmugam nói là đáng lẽ tuyên bố chung đã được đưa ra hôm qua, nhưng không thực hiện được.

Theo AFP thì bản dự thảo của tuyên bố chung không nói đến việc yêu cầu Trung quốc chấm dứt việc xây cất.
Theo RFA
xuong  
#7 Đã gửi : 08/08/2015 lúc 08:08:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tại ARF, Trung Quốc tố cáo Mỹ, Nhật và Phi thổi phồng vấn đề Biển Đông
UserPostedImage
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại diễn đàn ASEAN lần thứ 16, Kuala Lumpur, Malaysia, 06/08/2015.
REUTERS/Olivia Harris

Bị Mỹ, Nhật và Philippines công khai lên án tại diễn đàn khối Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur vào hôm qua, 06/08/2015, Trung Quốc đã phản pháo lại trước Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN, ARF, vài tiếng đồng hồ sau đó. Phát biểu tại cuộc họp của ARF, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tố cáo các hành động « cường điệu » thực tế, và lại viện dẫn chủ quyền lịch sử để biện minh cho các hành động quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Theo hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc của Philippines, Nhật Bản và Hoa Kỳ theo đó Bắc Kinh đã làm căng thẳng tình hình, và khẳng định rằng nhìn chung Biển Đông vẫn ổn định, và không hề có nguy cơ xung đột nghiêm trọng nào.

Đối với ông Vương Nghị : « Trung Quốc phản đối mọi lời lẽ và hành động không mang tính xây dựng, cường điệu các bất đồng, mâu thuẫn, và tạo ra căng thẳng, vì đó là những điều hoàn toàn không xác thực ».

Ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh cũng có cùng một mối quan tâm như các quốc gia khác về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, vì hầu hết hàng hóa của Trung Quốc được vận chuyển bằng đường biển.

Sau khi nói rằng quyền tự do hàng hải cũng rất quan trọng đối với Bắc Kinh, ông Vương Nghị xác định : « Trung Quốc luôn luôn quan niệm rằng mọi bên đều có quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông dựa theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các bên khác trong việc duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không » trong khu vực.

Nhìn chung, Ngoại trưởng Trung Quốc chỉ tìm cách khẳng định thiện chí của Bắc Kinh, và lẽ dĩ nhiên ông không một lời nói đến những hành vi cản trở lưu thông, xua đuổi tàu thuyền máy bay hay đánh đuổi, tấn công ngư dân của nước khác mà phía Trung Quốc đã tiến hành trong thời gian qua để áp đặt yêu sách chủ quyền rộng khắp của mình.

Vào hôm qua, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng lại lên tiếng biện minh cho các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại khu vực quần đảo Trường Sa, mà Bắc Kinh gọi là Nam Sa, xem đấy là một vấn đề « xa xưa », vì toàn bộ các hòn đảo ở Biển Đông đều thuộc chủ quyền Trung Quốc trong tư cách là nước đầu tiên đã khám phá ra và đặt tên cho các đảo này.

Ông Vương Nghị tố ngược « một số nước khác » là đã xâm chiếm đảo của Trung Quốc tại Biển Đông. Philippines đã bị Ngoại trưởng Trung Quốc tố cáo là nói dối khi nêu lên vấn đề Biển Đông.

Và Ngoại trưởng Trung Quốc đe dọa : « Theo luật pháp quốc tế, Trung Quốc có quyền bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của mình, sao cho các hành động phi pháp vi phạm quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc không tái diễn ».
Theo RFI
phai  
#8 Đã gửi : 10/08/2015 lúc 07:51:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Phản ứng trái ngược về thông cáo chung của ASEAN
UserPostedImage
Ngoại trưởng các nước ASEAN chụp ảnh lưu niệm ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 6/8/2015.

BANGKOK— Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhận được những phản ứng trái ngược về thông cáo chung liên quan tới vấn đề biển Đông mà khối này công bố tuần trước. Thông tín viên Steve Herman tường thuật từ Văn phòng Đông Nam Á của Đài VOA ở Bangkok.

Sau những cuộc thương thảo vào phút chót, 10 quốc gia Đông Nam Á đã ra một tuyên bố mang tính thỏa hiệp về việc thúc đẩy một quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc, CoC, của các bên tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp. Đây là điều ASEAN đã thương thảo hơn chục năm qua.

Ông Benjamin Ho, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược ở Singapore, cho biết như sau.

“Người ta đã thảo luận tương đối nhiều về Bộ Quy tắc ứng xử này, và các nước châu Á khá là sốt ruột và muốn Bộ quy tắc này được thực thi. Vì thế, tôi nghĩ đây là một bước tiến. Nhưng đồng thời, tôi cũng nghĩ rằng CoC không nên được coi là giải pháp cuối cùng có thể giải quyết hoàn toàn vấn đề biển Đông.”

Nhiều người trong khu vực cho rằng việc ra thông cáo chung này là điều tốt, thay vì không đạt được gì như khi Campuchia là chủ tịch ASEAN năm 2012. Ông Oh Ei Sun, cựu Bí thư Chính trị của Thủ tướng Malaysia, cho biết như sau:

“ASEAN đã thận trọng nhằm cân bằng các yêu cầu trái ngược nhau của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Và kết quả là những từ ngữ trong bản thông cáo chung cuối cùng.”

Trong chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á là Singapore, Malaysia và Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo rằng Washington sẽ không tán đồng bất kỳ hạn chế nào đối với tự do hàng hải ở vùng biển tranh chấp.

Bắc Kinh lâu nay đã nhấn mạnh rằng các tranh chấp lãnh hải nên được giải quyết giữa các nước liên quan, nhưng lập trường của Trung Quốc gần đây dường như đã mềm dịu hơn trong các cuộc đối thoại với khối ASEAN. 4 nước ASEAN hiện tranh chấp chủ quyền ở biển Đông với Trung Quốc là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Ngoài ra, đường 9 đoạn của Trung Quốc còn chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của hai nước ASEAN khác là Indonesia và Singapore.

Các nhà quan sát cho rằng vấn đề ASEAN có một sự thay đổi đáng kể hay không sẽ trở nên rõ ràng hơn khi lãnh đạo của khối này nhóm họp trở lại vào tháng 12 sắp tới.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.